NHÂN DUYÊN _ NGHIỆP CẢM.

Có những đoạn kinh luận đọc không hiểu, hiểu mà không thấu đáo, chẳng biết hỏi ai ? Mời đem vào đây để mọi người cùng nhau thảo luận học hỏi...

Điều hành viên: binh

tlaai
Bài viết: 120
Ngày: 01/05/12 19:05
Giới tính: Nam
Đến từ: vietnam

Re: NHÂN DUYÊN _ NGHIỆP CẢM.

Bài viết chưa xem gửi bởi tlaai »

sotam26 đã viết:

“Thầy vốn không biết hay sao? Ở trong như lai tạng, tánh của sắc(95) là chân không, tánh của không là chân sắc, xưa nay vốn thanh tịnh, trùm khắp pháp giới, tùy theo căn tánh và lượng hiểu biết của chúng sinh mà khởi hiện các tướng trạng sai khác".
Sắc tùy nghiệp cảm mà phát hiện, nhưng thế gian không biết, lầm cho là nhân duyên, hoặc là tự nhiên; đó đều là những phân biệt, so đo của tâm thức, chỉ là lời nói thường tình, hoàn toàn không có ý nghĩa chân thật. “
…................
tlaai đã viết:
* NHƯ LAI dạy : "Sắc tùy nghiệp cảm mà ...hiện. NGHIỆP đây không phải từ....”Nhân Duyên mà...Sanh-Khởi
…...............
Sắc = Tướng , hình thể..
* Đây NHƯ LAI đang dạy về Sắc Pháp,....Mà không phải nói về Sắc Uẩn hay Sắc Trần.
….................
sotam26 đã viết: Kính chư hiền hữu!
Kính h/h Tlaai!
Hoan hỷ khi được hiền hữu tham trao đổi ! mong h/h tiếp tục .
_ Sắc Pháp : được định nghĩa là:
Sắc pháp:' là pháp có bản thể thật gồm nhiều thành phần vật chất vô tri, hay thể chất vô tri giác hằng tiêu hoại đổi thay, hoặc có đặc tính tính cách thay đổi và hoại diệt. Trong đó, ta phải cảm nhận hoặc có thể thấy, mới nhận hiểu các phần tử vật chất đó rất rất nhỏ, có thể quan sát hoặc cảm nhận được.' .http://www.phatgiaonguyenthuy.com/news- ... -01.html,7.
* Sắc Pháp mà Định nghĩa như thế. Thì bao giờ các Vị mới Thấy được “Thật Tướng của...Pháp“ & bao giờ mới “Tỏ” được Lời dạy này :
“Ai Thấy Pháp, Người Đó Thấy Ta(Phật),
Ai Thấy Ta(Phật), Người Đó Thấy Pháp.”
sotam26 đã viết: _Sắc Uẩn : được định nghĩa:
Sắc uẩn (Rùpa-khandha): Là yếu tố vật chất bao gồm vật lý - sinh lý, có bốn yếu tố vật chất căn bản là Địa (chất rắn), Thủy (chất lỏng), Hỏa (nhiệt độ), Phong (chất khí). Các yếu tố do bốn đại tạo ra thuộc về sinh lý như: mắt, tai, mũi, lưỡi, thân; các đối tượng của giác quan như: hình sắc, âm thanh, mùi vị, vật xúc chạm. Tóm lại như Đức Phật dạy: « Này các Tỳ kheo, phàm sắc gì thuộc quá khứ, vị lai hay hiện tại, nội hay ngoại, thô hay tế, liệt hay thắng, xa hay gần, như vậy là sắc uẩn« (Kinh Đại Kinh Mãn Nguyệt, Trung Bộ kinh III). Như vậy yếu tố vật chất là thân thể hay ngoài thân thể, thuộc vật chất hay năng lượng, thuộc thời gian hay không gian đều bao hàm trong sắc uẩn.
Thân thể là sắc uẩn, vì vậy chúng không phải là một thực thể độc lập mà là một hợp thể vật chất biến động và mâu thuẫn. Thân thể muốn tồn tại phải nương vào các yếu tố sắc không phải là thân thể như mặt trời, dòng sông, ruộng lúa, thời tiết, không khí... Quan điểm của Phật giáo về thân thể vật lý dựa trên cơ sở lý duyên sinh, nghĩa là trình bày rõ về mối tương hệ bất khả phân ly giữa yếu tố con người với yếu tố vũ trụ thiên nhiên gồm môi trường, hoàn cảnh... Đó là cái nhìn về con người một cách toàn diện.
Bản chất của sắc uẩn là vô thường, vô ngã và chuyển biến bất tận theo lý duyên sinh, vậy bản chất của chúng là không. Sự chấp thủ, tham ái thân thể (sắc uẩn), hoặc bất cứ một đối tượng vật lý, sinh lý nào cũng đều tiềm ẩn nguy cơ đau khổ. Như trong kinh Phật đã dạy, ai cho rằng sắc uẩn là ta, là của ta, là tự ngã của ta thì chắc chắn gặt hái đau khổ, thất vọng, sầu muộn, vấp ngã và tai nạn.
Nhờ thấy rõ thân thể qua phân tích sắc uẩn đưa đến trí tuệ sâu sắc làm rơi rụng tâm lý tham ái thân thể, chặt đứt sợi dây trói buộc vào sắc uẩn.( Phật học phổ thông , do TT Thích viên Giác giảng)
https://thuvienhoasen.org/a11651/bai-2-nam-uan-ngu-uan.
Sắc Trần: Là gì !? chưa hiểu ! xin hiền hữu hoan hỷ chỉ rõ!
Kính chúc cả nhà thân tâm thường lạc.
Kính chúc h/h thân tâm thường lạc.
NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT.
* Theo Phật Pháp, Con Người của Chúng Ta gồm 2 phần :Thân thể & Tâm (Danh-Sắc hay Ngũ Uẩn).
* Sắc Uẩn: Là nói về tướng trạng, hình thể của 1 Con Người gồm cả Tim, gan, Óc...v.v..nữa nhé !

Sắc Uẩn: có thể dùng “mắt thường” mà Thấy-Biết được sự Biến hoại, cái “Vô-Thường” của Nó.
* Nên không phải đào sâu, “Tư duy nhiều” như Hiền hữu sotam26..Trích dẫn !
Chỉ riêng Tâm chỉ có Danh mà không Tướng Nên để thấy được cái “Không Thật có” ấy hì.hì...Hơi bị mệt!
!
* Chư PHẬT dạy rằng : Ngũ Uẩn Giai Không...Nên những gì mà chúng Nó Duyên cùng nhau, thời cái Sanh ra sau đó chẳng có gì là chân thật cả !
.............
* Sắc trần : Tất cả vật gì mà mắt nhìn-thấy được.
Mắt-Tai-Mũi-Lưỡi-Thân-Ý.
Sắc-Thanh-Hương-Vị-Xúc-Pháp.
* 6 Căn duyên với 6 trần....==> Khởi-Sanh …?!
(Duyên-Khởi,Nhân-Duyên-Sanh).
-Các Vị ở lại Vui-Vẻ baibaibai


sotam26
Bài viết: 631
Ngày: 30/01/09 02:14
Giới tính: Nam
Đến từ: NVM
Được cảm ơn: 3 time

Re: NHÂN DUYÊN _ NGHIỆP CẢM.

Bài viết chưa xem gửi bởi sotam26 »

tlaai đã viết:
sotam26 đã viết:

“Thầy vốn không biết hay sao? Ở trong như lai tạng, tánh của sắc(95) là chân không, tánh của không là chân sắc, xưa nay vốn thanh tịnh, trùm khắp pháp giới, tùy theo căn tánh và lượng hiểu biết của chúng sinh mà khởi hiện các tướng trạng sai khác".
Sắc tùy nghiệp cảm mà phát hiện, nhưng thế gian không biết, lầm cho là nhân duyên, hoặc là tự nhiên; đó đều là những phân biệt, so đo của tâm thức, chỉ là lời nói thường tình, hoàn toàn không có ý nghĩa chân thật. “
…................
tlaai đã viết:
* NHƯ LAI dạy : "Sắc tùy nghiệp cảm mà ...hiện. NGHIỆP đây không phải từ....”Nhân Duyên mà...Sanh-Khởi
…...............
Sắc = Tướng , hình thể..
* Đây NHƯ LAI đang dạy về Sắc Pháp,....Mà không phải nói về Sắc Uẩn hay Sắc Trần.
….................
sotam26 đã viết: Kính chư hiền hữu!
Kính h/h Tlaai!
Hoan hỷ khi được hiền hữu tham trao đổi ! mong h/h tiếp tục .
_ Sắc Pháp : được định nghĩa là:
Sắc pháp:' là pháp có bản thể thật gồm nhiều thành phần vật chất vô tri, hay thể chất vô tri giác hằng tiêu hoại đổi thay, hoặc có đặc tính tính cách thay đổi và hoại diệt. Trong đó, ta phải cảm nhận hoặc có thể thấy, mới nhận hiểu các phần tử vật chất đó rất rất nhỏ, có thể quan sát hoặc cảm nhận được.' .http://www.phatgiaonguyenthuy.com/news- ... -01.html,7.
* Sắc Pháp mà Định nghĩa như thế. Thì bao giờ các Vị mới Thấy được “Thật Tướng của...Pháp“ & bao giờ mới “Tỏ” được Lời dạy này :
“Ai Thấy Pháp, Người Đó Thấy Ta(Phật),
Ai Thấy Ta(Phật), Người Đó Thấy Pháp.”
sotam26 đã viết: _Sắc Uẩn : được định nghĩa:
Sắc uẩn (Rùpa-khandha): Là yếu tố vật chất bao gồm vật lý - sinh lý, có bốn yếu tố vật chất căn bản là Địa (chất rắn), Thủy (chất lỏng), Hỏa (nhiệt độ), Phong (chất khí). Các yếu tố do bốn đại tạo ra thuộc về sinh lý như: mắt, tai, mũi, lưỡi, thân; các đối tượng của giác quan như: hình sắc, âm thanh, mùi vị, vật xúc chạm. Tóm lại như Đức Phật dạy: « Này các Tỳ kheo, phàm sắc gì thuộc quá khứ, vị lai hay hiện tại, nội hay ngoại, thô hay tế, liệt hay thắng, xa hay gần, như vậy là sắc uẩn« (Kinh Đại Kinh Mãn Nguyệt, Trung Bộ kinh III). Như vậy yếu tố vật chất là thân thể hay ngoài thân thể, thuộc vật chất hay năng lượng, thuộc thời gian hay không gian đều bao hàm trong sắc uẩn.
Thân thể là sắc uẩn, vì vậy chúng không phải là một thực thể độc lập mà là một hợp thể vật chất biến động và mâu thuẫn. Thân thể muốn tồn tại phải nương vào các yếu tố sắc không phải là thân thể như mặt trời, dòng sông, ruộng lúa, thời tiết, không khí... Quan điểm của Phật giáo về thân thể vật lý dựa trên cơ sở lý duyên sinh, nghĩa là trình bày rõ về mối tương hệ bất khả phân ly giữa yếu tố con người với yếu tố vũ trụ thiên nhiên gồm môi trường, hoàn cảnh... Đó là cái nhìn về con người một cách toàn diện.
Bản chất của sắc uẩn là vô thường, vô ngã và chuyển biến bất tận theo lý duyên sinh, vậy bản chất của chúng là không. Sự chấp thủ, tham ái thân thể (sắc uẩn), hoặc bất cứ một đối tượng vật lý, sinh lý nào cũng đều tiềm ẩn nguy cơ đau khổ. Như trong kinh Phật đã dạy, ai cho rằng sắc uẩn là ta, là của ta, là tự ngã của ta thì chắc chắn gặt hái đau khổ, thất vọng, sầu muộn, vấp ngã và tai nạn.
Nhờ thấy rõ thân thể qua phân tích sắc uẩn đưa đến trí tuệ sâu sắc làm rơi rụng tâm lý tham ái thân thể, chặt đứt sợi dây trói buộc vào sắc uẩn.( Phật học phổ thông , do TT Thích viên Giác giảng)
https://thuvienhoasen.org/a11651/bai-2-nam-uan-ngu-uan.
Sắc Trần: Là gì !? chưa hiểu ! xin hiền hữu hoan hỷ chỉ rõ!
Kính chúc cả nhà thân tâm thường lạc.
Kính chúc h/h thân tâm thường lạc.
NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT.
* Theo Phật Pháp, Con Người của Chúng Ta gồm 2 phần :Thân thể & Tâm (Danh-Sắc hay Ngũ Uẩn).
* Sắc Uẩn: Là nói về tướng trạng, hình thể của 1 Con Người gồm cả Tim, gan, Óc...v.v..nữa nhé !

Sắc Uẩn: có thể dùng “mắt thường” mà Thấy-Biết được sự Biến hoại, cái “Vô-Thường” của Nó.
* Nên không phải đào sâu, “Tư duy nhiều” như Hiền hữu sotam26..Trích dẫn !
Chỉ riêng Tâm chỉ có Danh mà không Tướng Nên để thấy được cái “Không Thật có” ấy hì.hì...Hơi bị mệt!
!
* Chư PHẬT dạy rằng : Ngũ Uẩn Giai Không...Nên những gì mà chúng Nó Duyên cùng nhau, thời cái Sanh ra sau đó chẳng có gì là chân thật cả !
.............
* Sắc trần : Tất cả vật gì mà mắt nhìn-thấy được.
Mắt-Tai-Mũi-Lưỡi-Thân-Ý.
Sắc-Thanh-Hương-Vị-Xúc-Pháp.
* 6 Căn duyên với 6 trần....==> Khởi-Sanh …?!
(Duyên-Khởi,Nhân-Duyên-Sanh).
-Các Vị ở lại Vui-Vẻ baibaibai
Kính chư hiền hữu!
Kính h/h Tlaai!
_ Tôi không có ý tranh lậun với h/h TLaai! vì mục này tôi mở ra là cầu học !"tất cả ý" đều là "đề hồ" đối với tôi.
_Đúng ra chỗ này, hôm nay là gành cho h/h TPTS trình bày về " SANH" mà h/h đã nhận ra khi đọc đoạn Kinh Lăng Nghiêm này! Nhưng rất h/h có thể bận nên chưa viết tiếp! mong h/h tiếp tục.
Do vậy tôi có vài thiển ý trao đổi cùng h/h Tlaai!.
_* Sắc Pháp : được định nghĩa là:

Sắc pháp:' là pháp có bản thể thật gồm nhiều thành phần vật chất vô tri, hay thể chất vô tri giác hằng tiêu hoại đổi thay, hoặc có đặc tính tính cách thay đổi và hoại diệt. Trong đó, ta phải cảm nhận hoặc có thể thấy, mới nhận hiểu các phần tử vật chất đó rất rất nhỏ, có thể quan sát hoặc cảm nhận được.' . http://www.phatgiaonguyenthuy.com/news- ... -01.html,7 .
hh Tlaai đã viết:
* Sắc Pháp mà Định nghĩa như thế. Thì bao giờ các Vị mới Thấy được “Thật Tướng của...Pháp“ & bao giờ mới “Tỏ” được Lời dạy này :
“Ai Thấy Pháp, Người Đó Thấy Ta(Phật),
Ai Thấy Ta(Phật), Người Đó Thấy Pháp.”
Thưa h/h :
_Tôi chỉ biết câu : Ai đã thấy được ( thông hiểu, thực hành) Giáo Pháp của Như Lai Là đã Thấy Như Lai!
_ Qua lời nói trên : người đọc có thể hiểu rằng : h/h đồng nghĩa Sắc Pháp = Pháp! nếu h/h hiểu như vậy thì tui cũng tôn trọng cái hiểu của h/h.
_H/h đã quá Khinh xuất với lời định nghĩa về " Sắc Pháp " :
đây tui xin theo đường line cop về một đoạn nội hàm của định nghĩa về sắc pháp :
SẮC PHÁP (DHAMMARŪPA)



Sắc pháp được dịch từ phạn ngữ pāli Dhammarūpa là một phần trong bốn phần pháp chân đế: Tâm (citta), sở hữu tâm (cetasika), sắc pháp (dhammarūpa) và níp bàn (nibbāna).

Vậy Dhammarūpa - sắc pháp có nghĩa lý như thế nào? chúng ta cùng tìm hiểu!

* Sắc pháp: là pháp có bản thể thật gồm nhiều thành phần vật chất vô tri, hay thể chất vô tri giác hằng tiêu hoại đổi thay, hoặc có đặc tính tính cách thay đổi và hoại diệt. Trong đó, ta phải cảm nhận hoặc có thể thấy, mới nhận hiểu các phần tử vật chất đó rất rất nhỏ, có thể quan sát hoặc cảm nhận được.



Nói theo tính cách khoa học, là hàm chứa cả về vật lý ẩn bên trong phần tử vật chất đó.

Như: một sắc có ít nhất 8 thành phần sắc cộng lại là sắc đất, sắc nước, sắc lửa, sắc gió (địa, thuỷ, hoả, phong), sắc cảnh sắc, sắc cảnh khí, sắc cảnh vị và sắc vật thực (nội).

* Về sự tiêu hoại đổi thay:

“Tâm qua 17, sắc nhào một khi”. Ở đây là nói đến sự tồn tại của một sắc (pháp) được tính nương theo phần tâm (citta) sanh diệt = 17 sát na thì sắc pháp sanh diệt một lần (17 sát na x 3 (sát na tiểu: sanh, trụ, diệt) = 51 sát na tiểu).

Điều cần biết là dòng tâm thức diệt sanh rồi sanh diệt là vô cùng nhanh hay diễn biến cực kỳ mau lẹ. Theo chú giải một khảy núng tay, tâm sanh diệt 1.666.666.666 cái, ta hình dung dù chậm 17 lần so với tâm, nhưng cũng quá đủ để thấy sắc pháp hoại tiêu đổi thay nhanh như thế nào.

Ngoài ra, sắc pháp biến hoại thay đổi do tác động ảnh hưởng bởi: nghiệp (kamma), tâm (citta), quí tiết (utujarūpakalāpa) và vật thực (āhārajarūpakalāpa).

Cách hằng tiêu hoại biến đổi của thành phần vật chất vô tri giác này (sắc pháp) chịu sự chi phối bên trong thân, bên ngoài thân của bốn nhân tố: sắc nghiệp + sắc tâm + sắc quí tiết + sắc vật thực.

Sắc pháp cùng danh pháp là hai yếu tố kết hợp cấu tạo thành sự luân chuyển cho một kiếp sống chúng sanh trong cõi hữu tâm, hữu sắc, hoặc riêng phần sắc pháp thì hiện hữu cả 27 cõi hữu sắc.

Sắc pháp Dhammarūpa, ta phải thẩm nghiệm phân biệt và cảm nhận biết cho thật kỷ, bởi dễ nhận định lệch đi, hay sai lầm giữa chơn đế và tục đế, giữa siêu lý và chế định, vì sắc pháp vừa thực tế vừa vi tế. Sự nhận xét này, ta xem phần chú giải phân định về sắc pháp như sau:

* Một hạt bụi rất nhỏ mà mắt thường (ý nói mắt của ta) có thể nhìn thấy được qua luồng ánh sáng gọi là Ratharina.

* Một ratharina có thể phân ra làm 16 tajjāris.

* Một tajjāris lại đem phân ra làm 16 Anu.

* Một Anu tiếp tục phân ra làm 16 Paramanu.

Một hạt bụi nhỏ ta nhìn thấy được bao gồm bởi 4096 paramanu.

Tóm tắt:

1 hạt bụi rất nhỏ = 1 ratharinu.

Lấy 1 ratharinu phân ra 16 = 1/16 tajjāris.

Lấy 1/16 tajjāris phân ra 16 = 1/256 Anu.

Lấy 1/256 Anu phân ra 16 = 1/4096 paramanu.

Rút gọn

1 ratharinu phân ra 16 = 1/16 tajjāris; phân 16 = 1/256 Anu; phân 16 = 1/4096 paramanu

Theo các nhà khoa học hiện nay thì nguyên tử là phần tử nhỏ nhất của vật chất bất khả phân chia......., còn vào thời Đức Phật trước dương lịch 574 năm, Paramanu là một đơn vị vi tế nhất của vật chất, mà con người không thể tiếp tục phân tách ra được nữa. Nhưng với nhãn quang siêu phàm, Bậc toàn tri nhãn (Samantacakkhu) tức Nhất thế chủng trí (Sabbaññañāna) Đức Phật, Ngài đã nhìn thấy 1 Paramanu được cấu tạo bởi bốn đại hay bốn nguyên chất.

Bốn đại hay bốn nguyên chất đó là:

- Địa đại (sắc đất - Paṭhavī Phatu).

- Thuỷ đại (sắc nước – Apo Phatu)

- Hoả đại (sắc lửa – Tejo Phatu)

- Phong đại (sắc gió – Vājo Phatu)

Đồng thời nương theo bốn sắc đại trên, sinh ra 24 thứ sắc khác nhau gọi là sắc y đại sinh (sắc nương vào tứ đại sinh ra) loại sắc nương theo sinh ra là:

- Sắc thanh triệt có 5 sắc

- Sắc cảnh giới có 4 sắc

- Sắc tính có 2 sắc

- Sắc ý vật có 1 sắc

- Sắc mạng quyền có 1 sắc

- Sắc vật thực có 1 sắc

- Sắc giao giới có 1 sắc

- Sắc biểu tri có 2 sắc

- Sắc kỳ dị có 3 sắc

- Sắc tứ tướng có 4 sắc

Sắc nương sinh (sắc y đại sinh) = 24 sắc

Trước khi tìm hiểu đặc tính và tính năng của các thứ sắc nêu trên, ta cần biết thêm tám tính chất của sắc pháp như sau (hay cách gọi về sắc pháp có 8 ý nghĩa):

1) Pháp hiệp thế (Lokiya): là một trong năm uẩn (sắc uẩn, thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn và thức uẩn), bởi chúng phụ thuộc (nằm trong) năm uẩn.

2) Pháp dục giới (Kāmāvacara): do lấy hết 28 sắc, vì chúng nằm trong phạm vi của cõi dục lạc (cõi dục giới)

3) Pháp vô nhân hay pháp phi nhân (Ahetuva): vì là thành phần vật chất vô tri giác, nên không có nhân tương ưng (tham, sân, si, vô tham, vô sân, vô si).

4) Pháp hữu duyên (sappaccaya): vẫn có, hay bị tác động duyên trợ tạo, tức do nghiệp (kamma), tâm (citta), quí tiết (utu) và vật thực (āhāra) giúp tạo ra.

5) Pháp hữu vi (Sankhāra): sắc pháp bị chi phối bởi bốn nhân trợ tạo kamma, citta, utu và āhāra.

6) Pháp hữu lậu (Sāsava): là đối tượng hay cảnh của dục vọng (tứ lậu: dục lậu tức sở hữu tham, hữu lậu tức tham bất tương ưng sanh cho người sắc giới – vô sắc và người dục giới đắc thiền, tà kiến lậu tức sở hữu tà kiến và vô minh lậu tức sở hữu si).

7) Pháp vô cảnh (Anārammaṇam): ở đây ý nói không tự nhận biết cảnh, mà chỉ làm chỗ nương cho tâm thức biết cảnh, hoặc là gọi pháp phi sở duyên, chỉ làm chỗ dựa cho ý thức biết cảnh.

8) Pháp phi trừ (Appahātabba): khác với danh pháp (cần đoạn trừ phiền não), sắc pháp không thể đoạn diệt các kiết sử như phần danh pháp; tuy nhiên vẫn phải bị luật vô thường chi phối, chỉ khi “Vô dư níp bàn” thì sắc pháp tự diệt mất (không còn sanh diệt).
Kính h/h: Hãy đọc kỹ phần màu xanh:
Để h/h thầy rằng : Trong SẮC PHÁP ĐÃ CÓ SẮC UẪN !
do vậy h/h có nhầm lẫn chăng : hiền hữu nói : " * Đây NHƯ LAI đang dạy về Sắc Pháp,....Mà không phải nói về Sắc Uẩn hay Sắc Trần."
.............
_* h/h đã nói đến Tâm Kinh Bát Nhã :
Đức Bổn Sư đã dạy:( đại ý)
Từ Đoạn đầu, đoạn giữa, và đoạn cuối : Như Lai đều nói " Một chân lý".
do vậy : khi học Tâm Kinh Bát Nhã chúng Ta PHẢI NHẬN RA : Tất cả các PHÁP là VÔ NGÃ !
Vì Vô Ngã nên không có TỰ TÍNH, vì không có Tự Tính ! nên Khi Bồ Tát Quán Tư Tại Hành Thâm Bát nhã đã thấy : NGŨ UẪN GIAI KHÔNG !.
...........
Kính h/h : Nếu h/h có thấy một định nghĩa nào có nội Dung Khác với định nghĩa " Sắc Pháp" ở trên. Xin h/h từ bi chỉ dạy.
Một ý tư kiến trao đổi cùng h/h.
kính chúc cả nhà thân tâm thường lạc.
NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT.


Hình đại diện của người dùng
Tây Phương Tịnh Sỹ
Bài viết: 509
Ngày: 22/12/13 08:53
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tây Đức
Nghề nghiệp: Cư Sĩ tại gia
Được cảm ơn: 2 time

Re: NHÂN DUYÊN _ NGHIỆP CẢM.

Bài viết chưa xem gửi bởi Tây Phương Tịnh Sỹ »

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Sửa lần cuối bởi Tây Phương Tịnh Sỹ vào ngày 28/03/19 13:19 với 1 lần sửa.


sotam26
Bài viết: 631
Ngày: 30/01/09 02:14
Giới tính: Nam
Đến từ: NVM
Được cảm ơn: 3 time

Re: NHÂN DUYÊN _ NGHIỆP CẢM.

Bài viết chưa xem gửi bởi sotam26 »

Kính chư hiền hữu!
h/h TPTS thân mến!
h/h Tlaai thân mến!
Hoan hỷ đón nhận ý của h/h TPTS.
Kính chúc cả nhà thân tâm thường lạc
NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT.


Hình đại diện của người dùng
Tây Phương Tịnh Sỹ
Bài viết: 509
Ngày: 22/12/13 08:53
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tây Đức
Nghề nghiệp: Cư Sĩ tại gia
Được cảm ơn: 2 time

Re: NHÂN DUYÊN _ NGHIỆP CẢM.

Bài viết chưa xem gửi bởi Tây Phương Tịnh Sỹ »

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Sửa lần cuối bởi Tây Phương Tịnh Sỹ vào ngày 28/03/19 13:18 với 3 lần sửa.


sotam26
Bài viết: 631
Ngày: 30/01/09 02:14
Giới tính: Nam
Đến từ: NVM
Được cảm ơn: 3 time

Re: NHÂN DUYÊN _ NGHIỆP CẢM.

Bài viết chưa xem gửi bởi sotam26 »

Kính!
Chân thành cảm thán h/h TPTS, có một bài viết công phu, hữu ích . Đã bổ túc một định nghĩa mở rộng về Sắc Pháp trong Đoạn Kinh giữa Phật Bổn sư và Bồ tát Di lặc: Trong Một Niệm (phàm phu).
Kính chúc cả nhà thân tâm thường lạc.
NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT.


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.11 khách