PHÁP HOA KINH CƯƠNG YẾU

Có những đoạn kinh luận đọc không hiểu, hiểu mà không thấu đáo, chẳng biết hỏi ai ? Mời đem vào đây để mọi người cùng nhau thảo luận học hỏi...

Điều hành viên: binh

Nguyenthu
Bài viết: 667
Ngày: 19/03/20 05:08
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Hoa Kỳ
Được cảm ơn: 15 time

Re: PHÁP HOA KINH CƯƠNG YẾU

Bài viết chưa xem gửi bởi Nguyenthu »

26. ĐÀ LA NI PHẨM
Dù từ trước đã hiển Diệu hạnh, y diệu hạnh sẽ thành diệu quả. Ngặt vì tạng thức kín sâu, nhiễm huân đã nhiều kiếp, tập khí tiềm phục nhiều đời, nếu không nhờ sức gia trì để gia hộ chỉ quán, chống vững định huệ, thời khó trừ tận tuyệt. Vì thế, nên phẩm này cùng hai phẩm kế để hiện biểu tượng của ba môn gia trì.

Ba môn gia trì là:
  • 1. Thần lực gia trì.
    2. Pháp lực gia trì.
    3. Hiện thân diệu ngôn thuyết gia trì.
Thần lực gia trì chính là phẩm này.

Bởi vì thức tạng là hang vực của hai loại sanh tử rất sâu kín. Tập khí tiềm phục trong đó, sức chỉ cùng quán khó có thể vào đến. Vào còn không đến được thời thế nào dứt trừ được. Dứt trừ không được thời bị nó làm tổn. Do đó nên cần phải nhờ sức tổng trì thần chú để công phạt tập khí, vì tổng trì là tâm ấn bí mật của chư Phật vậy.

Kinh Lăng Nghiêm mói: "Nếu người tu hành tập khí chưa trừ, nên phải chuyên lòng tụng thần chú của Ta". Lại nói: "Nếu không dùng thần lực kiến lập đó thời đọa vào vọng tưởng ác tri kiến ngoại đạo...".

Cho nên từ đệ Thất địa trở lại mà không gia trì thời lạc ngoại đạo, đệ Bát địa không gia trì thời trị Nhị địa, để Cửu địa đến Đẳng giác không gia trì thời không thể nhập Diệu giác. Cho nên, cần phải gia trì vậy.
27. DIỆU TRANG NGHIÊM VƯƠNG BỔN SỰ PHẨM
Phẩm này đại ý hiển bày biểu tượng chuyển thức thành trí để chỉ rõ môn "Pháp lực gia trì".

Diệu Trang Nghiêm Vương là biểu tượng Như Lai tạng tại triền, toàn thể thành đệ Bát thức tâm vương.

Tịnh Tạng cùng Tịnh Nhân là biểu tượng đệ Lục và đệ Thất, hai thức có công lực chuyển nhiễm thành tịnh.

Tịnh Đức phu nhân nhu thuận nội trợ, làm biểu tượng chỉ quán nội quân, trị sạch vô minh nên gọi Tịnh Đức.

Hai người con xin xuất gia trước, đó là đệ Lục cùng đệ Thất, hai thức trong khi tu nhơn đã trước chuyển thức thành trí.

Hai người con chuyển tâm tà của Phụ vương, làm cho Phụ vượng tin hiểu rồi cũng đồng xuất gia, chính là hiển biểu tượng Bổn giác xuất triền vậy.

Sức chỉ cùng quán trong đây là Pháp thân Bồ Tát đặng vô phân biệt tâm, tương ưng với trí dụng của chư Phật, nương pháp lực tự nhiên tu hành, chơn như nôi huận diệt vô minh cho nên gọi là "Pháp lực gia trì".
28. PHỔ HIỀN BỒ TÁT KHUYẾN PHÁT PHẨM
Trong phẩm này đại khái chỉ rõ "hạnh" thành "đức", chính là môn "Hiện thân diện ngôn thuyết gia trì" vậy.

Kinh Pháp Hoa này dùng chánh trí lập thể, cho nên đầu tiên ngài Văn Thù phát thỉ, để chỉ nghĩa "khai thị Phật tri kiến", mà kinh này lại dùng "hạnh" thành "đức", cho nên ngài Phổ Hiền thành chung để rõ nghĩa "nhập Phật tri kiến".

Phổ Hiền có hai:
  • 1. Đạo tiền Phổ Hiền thuộc nhơn hạnh.
    2. Đạo hậu Phổ Hiền thuộc quả đức.
Hạnh khắp pháp giới là "Phổ", ngôi kề Đại thánh là "Hiền". Đây là ngôi hạnh của bậc Đẳng giác Bồ Tát thuộc "nhơn".

Xứng chơn pháp giới là "Phổ", cứu vớt muôn loài là "Hiền". Đây là Diệu giác thuộc "quả".

Bởi Phổ Hiền đây là toàn thể pháp giới, là nguyên thân trong mười thân của đức Tỳ Lô Giá Na. Cho nên, Bồ Tát nương toàn thể pháp giới tu hành rồi chứng pháp thân chơn thể, cho nên có câu: "Không có gì chẳng từ Pháp giới lưu ra, không có gì chẳng trở về pháp giới".

Bồ Tát nhơn hạnh đã viên, đến bậc Đẳng giác mà còn phải gia trì. Đó là vì sao? Bởi đến bậc này, tất phải nhờ quả giác tiếp hộ mới đặng nhập Diệu giác.

Cho nên Phổ Hiền Bồ tát là chung kết chứng nhập vậy.

Người tu hành nếu được nguyện lực của ngài Phổ Hiền thủ hộ ắt thọ trì kinh này. Vì thế, ngài hỏi đức Thế Tôn như thế nào mà có thể đặng kinh này. Đức Thế Tôn nói thành tựu bốn pháp thời đặng kinh Pháp Hoa này.

Bốn pháp là:
  • 1. Các đức Phật hộ niệm.
    2. Vun trồng cội công đức.
    3. Vào vị chánh định.
    4. Phát tâm cứu hộ tất cả chúng sanh.
Bốn pháp này cùng ba món "tin thành tựu" trong Luận Khởi Tín rất đồng.

Luận nói:
  • 1. Trực tâm, vì chánh niệm chơn như pháp vậy. Trong kinh đây nói "chư Phật hộ niệm"

    2. Thâm tâm, vì ưa chứa nhóm tất cả công đức lành vậy. Trong kinh này nói "vun trồng cội đức".

    3. Đại từ bi tâm, vì muốn cứu khổ cho tất cả chúng sanh vậy. Trong kinh đây nói "phát tâm cứu độ tất cả chúng sanh".
Trong luận lại nói: "Tín tâm thành tựu đặng pháp tâm như thế. Đó thời vào chánh định tụ vậy".

Trong phẩm "Khuyến Phát" này là hiển nghĩa chứng nhập, mà lại nói tín thành tựu đó, là vì ban sơ do ngài Văn Thù phát tín, nương tín sanh giải, nương giải phát hạnh, hạnh khởi giải tuyệt thành chứng nhập, chính là viên mãn thành tựu tín tâm vậy. Nên có câu: "Phát tâm cùng cứu cánh, hai mà không khác. Hai tâm như thế tâm trước khó". Do những nghĩa trên đây, nên cần phải nhờ Phổ Hiền khuyến phát đặng bốn pháp, thời tất đặng kinh này.

Trong Luận Khởi Tín y nơi tối sơ phát tâm mà nói ba tâm. Còn kinh này ước nghĩa thành tựu mà nói bốn pháp, cho nên luận là ở ban đầu mà kinh là nói ở rốt sau vậy.

Phàm có người đúng pháp thọ trì kinh này, ngài Phổ Hiền Bồ Tát liền tự hiện thân, đó là hiện thân diện ngôn thuyết gia trì. Có gia trì thời chắc chắn chứng quả. Cho nên, phần nay thuộc về phẩm "Nhập Phật tri kiến".

Một đại sự "nhơn duyên" của đức Phật hiện ra nơi đời là muốn là cho chúng sanh "Khai phát, chỉ thị, ngộ trì, chứng nhập Phật tri kiến". Trong sáu phẩm trên đây, ba phẩm trước nhơn nơi hạnh khắc quả, thành tựu ba môn "ý sanh thân", ba phẩm sau cùng dùng ba môn "gia trì" thủ hộ thời quả địa chắc chắn chứng thành. Như thế thời phần "Nhập Phật tri kiến" đã hoàn mãn, "đại sự" ra đời của đức Phật cũng cáo thành, nên vào lưu thông để chung kết "Diệu Pháp Liên Hoa đại hội".

- HẾT -
kinhle NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT kinhle
Vào đời đi theo nghiệp duyên,
Củi hết lửa tắt, về miền Tây Phương.


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.25 khách