Hỏi về kinh trường bộ-Pali

Có những đoạn kinh luận đọc không hiểu, hiểu mà không thấu đáo, chẳng biết hỏi ai ? Mời đem vào đây để mọi người cùng nhau thảo luận học hỏi...

Điều hành viên: binh

hlich
Bài viết: 1217
Ngày: 09/12/08 14:16
Giới tính: Nam

Re: Hỏi về kinh trường bộ-Pali

Bài viết chưa xem gửi bởi hlich »

tangbong
các danh xưng của một pháp phải hỗ trợ nhau chứ? phạm võng vì là "perfect", thì lợi của lợi võng mình nghĩ là lợi cho sự giải thoát và các kiến của kiến võng là các chánh kiến?
:)


whale
Bài viết: 350
Ngày: 23/09/09 02:04
Giới tính: Nam

Re: Hỏi về kinh trường bộ-Pali

Bài viết chưa xem gửi bởi whale »

tangbong Hiền giả;các kiến này làm sao là chánh kiến được.Chắc ý hiền giả là "liễu tri" sự tập khởi và xuất ly khỏi các kiến này thì có lợi cho giải thoát. :D


hlich
Bài viết: 1217
Ngày: 09/12/08 14:16
Giới tính: Nam

Re: Hỏi về kinh trường bộ-Pali

Bài viết chưa xem gửi bởi hlich »

tangbong
các kiến này làm sao là chánh kiến được
ai biểu đ/h chú tâm đến các tà kiến làm chi, trong kinh này có nhiều chánh kiến lắm chớ! :D

chữ kiến của "kiến võng" là các tà kiến; còn chữ pháp của "pháp võng" có là chánh pháp?
:)


whale
Bài viết: 350
Ngày: 23/09/09 02:04
Giới tính: Nam

Re: Hỏi về kinh trường bộ-Pali

Bài viết chưa xem gửi bởi whale »

tangbong Hiền giả;trong kinh Phạm võng có đề cập:

...Sa-môn Gotama từ bỏ không dùng giường cao và giường lớn...

Cho đến thế nào là giường cao và giường lớn;có một tiêu chuẩn cụ thể nào không? :)


whale
Bài viết: 350
Ngày: 23/09/09 02:04
Giới tính: Nam

Re: Hỏi về kinh trường bộ-Pali

Bài viết chưa xem gửi bởi whale »

Trong kinh Xa-ni-sa;trường bộ 18;có đoạn Phạm thiên Sanamkumàra nói với chư Thiên ở Tam thập tam thiên(đoạn 27) như thế này :

"- Chư Thiện hữu ở Tam thập tam thiên, Quý vị nghĩ thế nào về bảy pháp Ðịnh tư lương (Samàdhi-parikkhàrà) để tu hành chánh định, để kiện toàn thiền định, đã được Thế Tôn, bậc Trí Giả, bậc Kiến Giả, bậc Ứng Cúng, Chánh Ðẳng Giác chứng ngộ? Thế nào là bảy? Như chánh tri kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm. Chư Thiện hữu, nhứt cảnh tánh của tâm do bảy chi này sửa soạn, được gọi là thánh chánh định cùng với các y chỉ và dùng với các tư lương. Chư Thiện hữu, chánh tư duy vừa đủ để chánh tri kiến sanh khởi, chánh ngữ vừa đủ để chánh tư duy sanh khởi, chánh nghiệp vừa đủ để chánh ngữ sanh khởi, chánh mạng vừa đủ để chánh nghiệp sanh khởi, chánh tinh tấn vừa đủ để chánh mạng sanh khởi, chánh niệm vừa đủ để chánh tinh tấn sanh khởi, chánh định vừa đủ để chánh niệm sanh khởi, chánh trí vừa đủ để chánh định sanh khởi, chánh giải thoát vừa đủ để chánh trí sanh khởi."
http://www.buddhanet.net/budsas/uni/u-k ... uong18.htm

Trong khi đó;ở đại kinh bốn mươi;kinh trung bộ số 117;lại nói như sau:

(Ðại pháp môn Bốn mươi)

Ở đây, này các Tỷ-kheo chánh kiến đi hàng đầu. Và thế nào, này các Tỷ-kheo, là chánh kiến đi hàng đầu? Chánh tư duy, này các Tỷ-kheo, do chánh kiến, được khởi lên. Chánh ngữ do chánh tư duy được khởi lên. Chánh nghiệp do chánh ngữ được khởi lên. Chánh mạng do chánh nghiệp được khởi lên. Chánh tinh tấn do chánh mạng được khởi lên. Chánh niệm do chánh tinh tấn được khởi lên. Chánh định do chánh niệm được khởi lên. Chánh trí do chánh định được khởi lên. Chánh giải thoát do chánh trí được khởi lên. Như vậy, này các Tỷ-kheo, đạo lộ của vị hữu học gồm có tám chi phần, và đạo lộ của vị A-la-hán gồm có mười chi phần.
http://www.buddhanet.net/budsas/uni/u-k ... ung117.htm

Chư đạo hữu;hai lời nói trên dường như ngược nhau;ví như ở đoạn in đậm thứ nhất thì nói chánh ngữ là vừa đủ để chánh tư duy sanh khởi;đoạn in đậm thứ hai lại nói chánh ngữ do chánh tư duy được khởi lên.Tương tự với các chi phần khác cũng ngược nhau như vậy.Vậy điều này cần phải hiểu thế nào cho chính xác?Vị Phạm Thiên nói trái lời đức Phật hay không trái lời đức Phật?Hay cả hai lời nói đều đúng?Mong các hiền giả giải đáp;cho ý kiến? tangbong


hlich
Bài viết: 1217
Ngày: 09/12/08 14:16
Giới tính: Nam

Re: Hỏi về kinh trường bộ-Pali

Bài viết chưa xem gửi bởi hlich »

tangbong
"chánh tư duy vừa đủ để chánh tri kiến sanh khởi" ở bản dịch của Rhys Davids thì là "Right intention suffices to maintain right views"; hiểu theo lời dịch anh ngữ thì là "chánh tư duy vừa đủ để duy trì (sự thống nhất với) chánh kiến"; như vậy thì không có gì trái ngược với kinh trung bộ số 117?
:)


whale
Bài viết: 350
Ngày: 23/09/09 02:04
Giới tính: Nam

Re: Hỏi về kinh trường bộ-Pali

Bài viết chưa xem gửi bởi whale »

tangbong Cảm ơn hiền giả!

Trong kinh đại niệm xứ;phần quán pháp;có đoạn nói là "âi này khi sinh khởi thì sinh khởi ở đấy;khi an trú thì an trú ở đấy" có nghĩa là thế nào vậy.Xin trích đoạn luôn:

19. Này các Tỷ kheo, thế nào là Khổ tập Thánh đế? Sự tham ái đưa đến tái sanh, câu hữu với hỷ và tham, tìm cầu hỷ lạc chỗ này chỗ kia. Như dục ái, hữu ái, vô hữu ái.

Này các Tỷ kheo, sự tham ái này khi sanh khởi thì sanh khởi ở đâu, khi an trú thì an trú ở đâu? Ở đời, sắc gì thân ái, sắc gì khả ái? Ở đời con mắt là sắc thân ái, là sắc khả ái. Sự tham ái này khi sanh khởi thì sanh khởi ở đấy, khi an trú thì an trú ở đấy. Ở đời cái tai... ở đời mũi... ở đời lưỡi... ở đời thân... ở đời ý là sắc thân ái, là sắc khả ái. Sự tham ái này khi sanh khởi thì sanh khởi ở đấy, khi an trú thì an trú ở đấy.

Tại sao ở bài kinh này lại phải mở rộng "sáu-sáu" như vậy? :)


hlich
Bài viết: 1217
Ngày: 09/12/08 14:16
Giới tính: Nam

Re: Hỏi về kinh trường bộ-Pali

Bài viết chưa xem gửi bởi hlich »

tangbong
Tại sao ở bài kinh này lại phải mở rộng "sáu-sáu" như vậy?
kinh đại niệm xứ thì phải chỉ các chỗ niệm chi tiết hơn chớ, mới đáng gọi là đại? :D
"ái này khi sinh khởi thì sinh khởi ở đấy;khi an trú thì an trú ở đấy" có nghĩa là thế nào vậy
khi quán một xứ nào, quán đúng cách thì sẽ thấy như vậy, tức là có thể quan sát thấy tiến trình thức sinh khởi, an trú, và diệt ngay ở xứ đó?
:)


whale
Bài viết: 350
Ngày: 23/09/09 02:04
Giới tính: Nam

Re: Hỏi về kinh trường bộ-Pali

Bài viết chưa xem gửi bởi whale »

tangbong Mình đọc và thực hành kinh đại niệm xứ trong trường bộ kinh thì có thắc mắc như sau:

+Phần đầu đức Phật nói: ngồi kiết già;thẳng lưng và đặt niệm trước mặt;ba yếu tố này mình bỏ yếu tố ngồi kiết già được ko?

+Kinh chia làm 4 phần rõ ràng là quán thân trên thân;quán thọ trên thọ;quán tâm trên tâm và quán pháp trên pháp.Các bản chú giải và hướng dẫn (ví dụ bản chú giải của Ni sư Trí Hải); nói rằng khi quán thân thì chỉ quán thân mà thôi;ko đi kèm các tưởng tượng về thân.Tuy nhiên mình thắc mắc;ví dụ mình ngồi thiền với đề mục niệm hơi thở;nhưng sau đó các cảm thọ xuất hiện;như là tê chân và mỏi lưng;mỏi cổ...v...v thì mình có quay sang quán thọ trên thọ không;hay là vẫn chú tâm vào đề mục hơi thở và để mặc yếu tố thọ.Nói chung hơn;trong vài chục phút mình có thể tập trung "tứ xứ" (thân thọ tâm pháp) nối tiếp nhau không hay chỉ nên tập trung vào 1 đề mục (ví dụ hơi thở)?

Mong được chia sẻ kinh nghiệm :)


hlich
Bài viết: 1217
Ngày: 09/12/08 14:16
Giới tính: Nam

Re: Hỏi về kinh trường bộ-Pali

Bài viết chưa xem gửi bởi hlich »

tangbong
mình chỉ tập định thôi; tuy nhiên có đọc qua những bài dạy thiền thì ngồi bán kiết già cũng được và nên tập trung vào một đề mục trong vài chục phút tọa thiền đó
:)


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.16 khách