Trang 4 trên 6

Re: Hỏi về kinh trường bộ-Pali

Đã gửi: 17/09/09 20:59
gửi bởi binh
Trong kinh có câu
- Ưng dĩ tiểu vuơng thân đắc độ giả, tức hiện tiểu vuơng thân nhi vị thuyết pháp
- Ưng dĩ tể quan thân đắc độ giả, tức hiện tể quan thân nhi vị tuyết pháp.

Tức là tùy trường hợp mà dùng phuơng tiện để hóa độ chúng sinh, như hlich đã nói.

hai vị : Cá voi và hlich hiểu biết sâu về kinh nguyên thủy quá hả. Tôi chưa từng được xem kinh nguyên thủy nào. Nhưng nghe các vị đàm đạo thì thấy kinh nguyên thủy và kinh điển đại thừa cũng có cùng một ý nghĩa, không khác. Chỉ là cách diễn tả khác nhau mà thôi.

Re: Hỏi về kinh trường bộ-Pali

Đã gửi: 18/09/09 10:07
gửi bởi hlich
tangbong
cám ơn đ/h binh, nhận xét của đ/h rất hợp ý mình; thật sự thì mình học phật pháp bắt đầu bằng các kinh luận đại thừa và sau đó mới đọc qua các kinh bộ nikaya để hiểu pháp hơn

đ/h hãy đọc đoạn này trong Kinh Tương Ưng, đoạn S, ii, 65


2) -- Này các Tỷ-kheo, cái gì chúng ta tư niệm, chúng ta tư lường, chúng ta có thầm ý, cái ấy trở thành (sở duyên) cho thức an trú. Do sở duyên có mặt nên thức có an trú. Do thức ấy an trú và tăng trưởng nên có sự hạ sanh danh sắc.
3) Do duyên danh sắc nên có sáu xứ. Do duyên sáu xứ nên có xúc. Do duyên xúc nên có thọ... ái... thủ...hữu... sanh, già chết, sầu, bi, khổ, ưu, não sanh khởi. Như vậy là sự tập khởi của toàn bộ khổ uẩn này.
4) Này các Tỷ-kheo, nếu chúng ta không tư niệm, không tư lường nhưng có thầm ý, thời cái ấy trở thành sở duyên cho thức an trú. Do sở duyên có mặt nên thức có an trú. Do thức ấy an trú và tăng trưởng nên có sự hạ sanh danh sắc.
5) Do duyên danh sắc nên có sáu xứ... như vậy là sự tập khởi của toàn bộ khổ uẩn này.
6) Này các Tỷ-kheo, nếu chúng ta không tư niệm, không tư lường, không có thầm ý, thời không có sở duyên cho thức an trú. Do sở duyên không có mặt nên thức không an trú. Do thức ấy không an trú và không tăng trưởng nên danh sắc không hạ sanh. Do danh sắc diệt nên sáu xứ diệt... như vậy là sự đoạn diệt của toàn bộ khổ uẩn này.


đ/h có thấy "thời không có sở duyên cho thức an trú" giống một câu gì nổi tiếng của Kinh Kim Cương không? mình tình cờ đọc đoạn Kinh Tương Ưng này mà liên tưởng đến câu đó của Kinh Kim Cương và rất thích thú khi hiểu khía cạnh thực tế của câu đó
cafene

Re: Hỏi về kinh trường bộ-Pali

Đã gửi: 18/09/09 17:46
gửi bởi binh
Theo tôi nhận xét : Thầm ý trong kinh Tuơng Ưng, là ý niệm trong 12 nhân duyên. Do ý niệm duy trì (hành) mà có thức. có thức nên có danh sắc... v v... cho đến già chết.

Re: Hỏi về kinh trường bộ-Pali

Đã gửi: 18/09/09 17:57
gửi bởi hlich
tangbong
thức không có sở duyên để an trú thì thức vô sở trụ; "ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm" là "không tư niệm, không tư lường, không có thầm ý" vậy?

chúc đ/h cuối tuần an lành
:)

Tôn giả Kassapa?

Đã gửi: 05/10/09 23:14
gửi bởi whale
tangbong Xin hỏi ngài Kassapa trong kinh trường bộ số 8(Kinh Ca-diếp Sư tử hống) http://www.buddhanet.net/budsas/uni/u-k ... uong08.htm có phải là ngài Đại Ca Diếp (Maha Kassapa) đầu đà đệ nhất;người đã chủ trì kết tập I không ạ? :D

Re: Hỏi về kinh trường bộ-Pali

Đã gửi: 06/10/09 11:27
gửi bởi hlich
tangbong
các sự tích về ngài Ma Ha Ca Diếp không đề cập đến đoạn kinh trường bộ số 8 nên mình nghĩ không phải
:D

dassanasamàpatti?

Đã gửi: 06/10/09 22:14
gửi bởi whale
Trong kinh tự hoan hỷ (trường bộ 28);có nhắc đến bốn loại kiến định?Xin được hỏi a)kiến định nghĩa là gì?b)tướng trạng và nhiệm vụ của kiến định;c)phương pháp để kiến định(phải chăng quán thân bất tịnh như kinh đã mô tả?)

7. Lại nữa, bạch Thế Tôn, điểm này thật là vô thượng: lúc Thế Tôn thuyết pháp về vấn đề kiến định (dassanasamàpatti). Bạch Thế Tôn, có bốn loại kiến định như thế này: Ở đây bạch Thế Tôn, có vị Sa môn hay Bà-la-môn, nhờ nhiệt tâm, nhờ tinh tấn, nhờ cần mẫn, nhờ không phóng dật, nhờ chánh ức niệm, nên tâm nhập định. Với tâm nhập định như vậy, vị ấy quan sát thân này, dưới từ bàn chân trở lên, trên cho đến đảnh tóc, bao bọc bởi da và chứa đầy những vật bất tịnh sai biệt: Trong thân này, đây là tóc, lông, móng, răng, da, thịt, gân, xương, thận, tủy, tim gan, hoành cách mô, lá lách, phổi, ruột, màng ruột, phân, mật, đàm (niêm dịch), mủ, máu, mồ hôi, mỡ, nước mắt, mỡ da, nước miếng, nước ở khớp xương, nước tiểu. Như vậy là kiến định thứ nhất.
....
Lại nữa, bạch Thế Tôn,... Hơn nữa, vị ấy vượt qua sự quán sát bộ xương của người ấy còn liên kết với nhau, còn dính thịt, máu và da, quán sát giòng tâm thức của người ấy, không gián đoạn, như là không an trú cả đời này và cả đời sau. Như vậy là kiến định thứ tư. Bạch Thế Tôn, thật là vô thượng về vấn đề kiến định.

http://www.buddhanet.net/budsas/uni/u-k ... uong28.htm

Xin cảm ơn tangbong

Re: Hỏi về kinh trường bộ-Pali

Đã gửi: 07/10/09 12:34
gửi bởi hlich
tangbong
mình nghĩ kiến ở đây là sự thấy rõ, định là sự chú tâm; kiến định là sự thấy rõ qua chú tâm; đó là phần định nghĩa và tướng trạng, và nhiệm vụ là để thấy ra sự thật; còn phương pháp thì mình cũng nghĩ như đạo hữu
:)

Tiểu giới;trung giới;đại giới.

Đã gửi: 08/10/09 02:02
gửi bởi whale
tangbong Tại hạ đọc bản kinh Phạm Võng do hòa thượng Thích Minh Châu dịch thì thấy có phân chia 3 cấp độ của giới là tiểu giới trung giới đại giới.Xin hỏi dựa vào tiêu chuẩn gì để phân chia như trên ạ? cafene

Re: Tiểu giới;trung giới;đại giới.

Đã gửi: 08/10/09 04:17
gửi bởi kimcang
tangbong Tại hạ đọc bản kinh Phạm Võng do hòa thượng Thích Minh Châu dịch thì thấy có phân chia 3 cấp độ của giới là tiểu giới trung giới đại giới.Xin hỏi dựa vào tiêu chuẩn gì để phân chia như trên ạ? cafene
Trong Kinh Thế Ký, Kinh Lập Thế A Tỳ Đàm Đức Phật Giảng Về Tiểu, Trung Đại Thiên Thế Giới.

1 Thái Dương Hệ = 1 Thế Giới
1 000 Thái Dương Hệ = 1 Tiểu Thiên Thế Giới
1 000 000 Thái Dương Hệ = 1 Trung Thiên Thế Giới
1 000 000 000 Thái Dương Hệ = 1 Đại Thiên Thế Giới

1 Thế Giới Phật Bao Gồm Rất Nhiều Đại Thiên Thế Giới.

Re: Hỏi về kinh trường bộ-Pali

Đã gửi: 13/10/09 23:01
gửi bởi whale
Giới trong kinh Sa môn quả cơ ạ. :D

Re: Hỏi về kinh trường bộ-Pali

Đã gửi: 13/10/09 23:09
gửi bởi whale
tangbong Đạo hữu thử rà soát hộ xem tôi dùng 24 duyên để áp dụng chi phần xúc duyên thọ đã chính xác chưa:

[2] Nhân duyên (hetupaccayo): đối lập(không phải)
[3] Cảnh duyên (ārammaṇapaccayo): đối lập(như đạo hữu đã nói;nhưng nếu xúc là xúc xứ chứ không phải tâm sở(tức địa giới phong giới hỏa giới) thì là thuận tùng được)
[4] Trưởng duyên (adhipatipaccayo): đối lập
[5] Vô gián duyên (Anantarapaccaya):thuận tùng
[6] Ðẳng vô gián duyên (samanantarapaccaya):thuận tùng
[7] Câu sanh duyên (sahajātapaccaya):thuận tùng
[8] Hỗ tương duyên (aññamaññapaccaya):thuận tùng


Tạm thời 8 duyên đã cafene