Hỏi về kinh trường bộ-Pali

Có những đoạn kinh luận đọc không hiểu, hiểu mà không thấu đáo, chẳng biết hỏi ai ? Mời đem vào đây để mọi người cùng nhau thảo luận học hỏi...

Điều hành viên: binh

Hình đại diện của người dùng
Cavoi
Bài viết: 138
Ngày: 07/05/09 01:31
Giới tính: Nam
Đến từ: Vietnam

Hỏi về kinh trường bộ-Pali

Bài viết chưa xem gửi bởi Cavoi »

Chào các đạo hữu! Mình đọc một đoạn trong kinh Chuyển luân thánh vương sư tử hống thấy có đoạn vua ẩn sĩ khuyên vua Quán đảnh sát đế lỵ rằng nên "gội đầu trai giới" mình không hiểu "gội đầu trai giới" là gì?Hay là trong ngày trai giới phải tắm rửa gội đầu.Mong quý đạo hữu chỉ bảo.

4. Này các Tỷ kheo, một người khác đi đến vua Quán đảnh Sát đế lỵ, khi đến xong liền tâu vua Quán đảnh Sát đế lỵ:

- Tâu Ðại vương, Ngài đã biết xe báu cõi Trời đa biến mất chưa?

Này các Tỷ kheo, khi vua Quán đảnh Sát đế lỵ nghe tin xe báu cõi Trời đã biến mất, liền không được vui, cảm thấy sầu muộn. Rồi vua ấy đến chỗ vua ẩn sĩ ở, khi đến xong, thưa với vua ẩn sĩ:

- Ðại vương có biết chăng, xe báu cõi Trời đã biến mất?

Này các Tỷ kheo, khi nghe nói vậy, vua ẩn sĩ nói với vua Quán đảnh Sát đế lỵ:

- Này thái tử thân yêu, chớ có không vui vẻ, chớ có sầu muộn. Này thái tử thân yêu, xe báu cõi Trời không phải là gia bảo tổ tiên để lại. Này thái tử thân yêu, hãy hành trì Thánh vương Chánh pháp. Sự tình này sẽ xảy ra, khi con hành trì Thánh vương Chánh pháp vào ngày rằm bố-tát, con gội đầu trai giới, đi lên lầu cao, thì xe báu cõi Trời sẽ hiện ra đầy đủ ngàn tăm, vành xe, trục xe và đầy đủ các bộ phận.


http://thuvienhoasen.org/truong26.htm


"Stop complaining said the farmer,
Who told you a calf to be?
Why can’t you have wings to fly with,
Like the swallow, so proud and free?..."
hlich
Bài viết: 1217
Ngày: 09/12/08 14:16
Giới tính: Nam

Re: Hỏi về kinh trường bộ-Pali

Bài viết chưa xem gửi bởi hlich »

tangbong
trong ngày trai giới phải tắm rửa gội đầu
vâng, là thế đó

:D


Hình đại diện của người dùng
Cavoi
Bài viết: 138
Ngày: 07/05/09 01:31
Giới tính: Nam
Đến từ: Vietnam

Re: Hỏi về kinh trường bộ-Pali

Bài viết chưa xem gửi bởi Cavoi »

Thưa chư đạo hữu;mình muốn hỏi tại sao kinh trường bộ số 13 lại được gọi là kinh tam minh Tevijja;trong khi trong bài này hoàn toàn không nhắc gì đến túc mạng minh;thiên nhãn minh và lậu tận minh.Do nhân gì;do duyên gì bài kinh này được đặt tên như vậy.Đạo hữu nào biết giải thích dùm mình;xin chân thành cảm ơn.


"Stop complaining said the farmer,
Who told you a calf to be?
Why can’t you have wings to fly with,
Like the swallow, so proud and free?..."
hlich
Bài viết: 1217
Ngày: 09/12/08 14:16
Giới tính: Nam

Re: Hỏi về kinh trường bộ-Pali

Bài viết chưa xem gửi bởi hlich »

tangbong
tam minh ở đây là sự tinh thông ba tập kinh vệ đà của người bà la môn đó thôi!
:D


Hình đại diện của người dùng
Cavoi
Bài viết: 138
Ngày: 07/05/09 01:31
Giới tính: Nam
Đến từ: Vietnam

Re: Hỏi về kinh trường bộ-Pali

Bài viết chưa xem gửi bởi Cavoi »

tangbong Cảm ơn đạo hữu.
Trong kinh Đại duyên số 15 và cũng tại đoạn số 15.Có câu như thế này:

15. Trước đã nói: "Do duyên quyết định, tham dục sanh". Này Ananda, phải hiểu như thế nào câu nói: "Do duyên quyết định tham dục sanh"? Này Ananda, nếu quyết định không có bất cứ loại nào, bất cứ chỗ nào, nếu không có quyết định cho tất cả, nếu quyết định diệt thời tham dục có thể hiện hữu được không?


Câu này chỉ được nêu ra vắn tắt;không được giải thích rõ.Vậy theo hiền giả đoạn này cần phải hiểu như thế nào?Quyết định ở đây nghĩa là như thế nào?Tại sao lại là duyên cho tham dục?


"Stop complaining said the farmer,
Who told you a calf to be?
Why can’t you have wings to fly with,
Like the swallow, so proud and free?..."
hlich
Bài viết: 1217
Ngày: 09/12/08 14:16
Giới tính: Nam

Re: Hỏi về kinh trường bộ-Pali

Bài viết chưa xem gửi bởi hlich »

tangbong
mình thường nghe "ái duyên chấp" thì bây giờ ở đây tiến trình từ ái đến chấp lại được chia ra nhiều đoạn trong đó có quyết định; mình hiểu quyết định cũng như là "mưu lợi" thôi vì ái duyên tìm cầu, tìm câu duyên (thấy cái) lợi, (thấy cái) lợi duyên mưu lợi (tức quyết định); và càng mưu lợi thì sự tham dục càng tăng trưởng?
:)


Hình đại diện của người dùng
Cavoi
Bài viết: 138
Ngày: 07/05/09 01:31
Giới tính: Nam
Đến từ: Vietnam

Re: Hỏi về kinh trường bộ-Pali

Bài viết chưa xem gửi bởi Cavoi »

tangbong Cũng trong kinh này: có nhắc đến bát giải thoát


35. Này Ananda, có tám giải thoát. Thế nào là tám?

Tự mình có sắc, thấy các sắc; đó là sự giải thoát thứ nhất.


Câu in nghiêng có thể hiểu như nào?Lành thay nếu hiền giải thích dùm tôi. :D


"Stop complaining said the farmer,
Who told you a calf to be?
Why can’t you have wings to fly with,
Like the swallow, so proud and free?..."
hlich
Bài viết: 1217
Ngày: 09/12/08 14:16
Giới tính: Nam

Re: Hỏi về kinh trường bộ-Pali

Bài viết chưa xem gửi bởi hlich »

tangbong
một lối giải thích là,

trong lòng có sự ái sắc sinh khởi, quán tưởng sắc đó bất tịnh; nếu thành tựu thì đạt giải thoát thứ nhất
:D


Hình đại diện của người dùng
Cavoi
Bài viết: 138
Ngày: 07/05/09 01:31
Giới tính: Nam
Đến từ: Vietnam

Re: Hỏi về kinh trường bộ-Pali

Bài viết chưa xem gửi bởi Cavoi »

tangbong Lành thay;hiền giả.Còn lối giải thích nào nữa không.

Với câu thứ 2;cần phải hiểu như thế nào?

Quán tưởng nội sắc là vô sắc, thấy các ngoại sắc; đó là sự giải thoát thứ hai.
Nội sắc ở đây là gì;tại sao nội sắc lại có thể là vô sắc;tại sao quán tưởng nội sắc lại thấy các ngoại sắc?Khó hiểu thay;bản kinh này!Thâm thúy thay;bản kinh này! :D


"Stop complaining said the farmer,
Who told you a calf to be?
Why can’t you have wings to fly with,
Like the swallow, so proud and free?..."
hlich
Bài viết: 1217
Ngày: 09/12/08 14:16
Giới tính: Nam

Re: Hỏi về kinh trường bộ-Pali

Bài viết chưa xem gửi bởi hlich »

tangbong
câu dịch đó khó hiểu quá; mình có biết câu hán tự là "nội vô sắc quán tưởng ngoại sắc giải thoát", tức là (tiếp tục sự thành tựu của giải thoát thứ nhất cho đến khi) không còn sự ái sắc và vẫn quán tưởng ngoại sắc

đừng hỏi giải thoát thứ ba nhé, mình chưa kiếm được chỗ giải thích rõ ràng cho mình

ba giải thoát đầu là sự thành tựu của các thiền cõi sắc; các thiền này có thể định trên các đối tượng khác nhau nên có các lối giải thích khác nhau; mình không biết giải thích nào khác nữa
:D


Hình đại diện của người dùng
Cavoi
Bài viết: 138
Ngày: 07/05/09 01:31
Giới tính: Nam
Đến từ: Vietnam

phi hữu ái và vô sắc ái?

Bài viết chưa xem gửi bởi Cavoi »

Cảm ơn đạo hữu;như vậy có lẽ là đoạn này đức phật muốn nói đến các thiền hữu sắc và vô sắc;diệt thọ tưởng định;nhưng cách diễn đạt có khác đi một chút thôi.

Xin ý kiến đạo hữu một vấn đề này nữa nhé!

Trong kinh trường bộ số 34;kinh thập thượng(và cả trong kinh chuyển pháp luân);có nói
"iv) Thế nào là ba pháp cần phải đoạn trừ? Ba ái: Dục ái, hữu ái, phi hữu ái. Ðó là ba pháp cần phải đoạn trừ."

Theo hiền giả;phi hữu ái và vô sắc ái là đồng nghĩa hay khác nghĩa.Theo như tôi hiểu vô sắc ái là luyến ái vào các cõi vô sắc;tham ái với các tầng thiền vô sắc.Còn phi hữu ái là sự yêu thích được hoại diệt;sự ao ước được hoại diệt;ham muốn bị hoạt diệt;bị chết.Vậy thì có lẽ là nghĩa của hai từ này khác nhau.Tu nhiên tôi đọc thấy pháp sư maha thongkham giảng kinh tứ diệu đế;ngài đồng nhất hai từ này:

http://www.zencomp.com/greatwisdom/uni/ ... pl-1-1.htm
Tatra tatràbhinandinì seyyathi damkàmatanhà bhavatnhà vibhavatannhà.

Sự thương muốn ấy là:

- ca má tanh ha (kàmatanhà): Ái dục trần thế dục giới.
- phá qua tanh ha (bhavatanhà): Ái dục sanh trong sắc giới (vì thường kiến).
- quí phá quá tanh ha (vibhavatanhà): Ái dục sanh trong vô sắc giới (vì đoạn kiến).

Có 3 sự thương muốn ấy gọi là Khổ Tập Diệu Đế.

------------------------------------------------------------------------

Ý kiến của đạo hữu về vấn đề này như thế nào?Không lẽ arupa-tanha=vibhava-tanha? :)


"Stop complaining said the farmer,
Who told you a calf to be?
Why can’t you have wings to fly with,
Like the swallow, so proud and free?..."
hlich
Bài viết: 1217
Ngày: 09/12/08 14:16
Giới tính: Nam

Re: Hỏi về kinh trường bộ-Pali

Bài viết chưa xem gửi bởi hlich »

tangbong
không phải pháp sư đồng nhất hai từ mà là người dịch đồng nhất hai từ
:D


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.19 khách