Hỏi về tạng Abhidhamma và các vấn đề liên quan

Có những đoạn kinh luận đọc không hiểu, hiểu mà không thấu đáo, chẳng biết hỏi ai ? Mời đem vào đây để mọi người cùng nhau thảo luận học hỏi...

Điều hành viên: binh

whale
Bài viết: 350
Ngày: 23/09/09 02:04
Giới tính: Nam

Re: Hỏi về tạng Luận Nikaya

Bài viết chưa xem gửi bởi whale »

tangbong Trong bộ Patthana;tam đề Thiện;có ghi như sau:

[64] Pháp thiện liên quan pháp thiện sanh khởi do Tiền sanh duyên tức là ba uẩn liên quan một uẩn thiện, một uẩn liên quan ba uẩn, hai uẩn liên quan hai uẩn sanh do vật (vatthuṃ) Tiền sanh duyên.

(Pali Roman:143.Kusalaṃ dhammaṃ paṭicca kusalo dhammo uppajjati purejātapaccayā— kusalaṃ ekaṃ khandhaṃ paṭicca tayo khandhā, tayo khandhe paṭicca eko khandho, dve khandhe paṭicca dve khandhā. Vatthuṃ purejātapaccayā. (1))

Mình không hiểu tại sao trong bản Pali lại tách ra "Vatthuṃ purejātapaccayā." thành một câu trong khi bản tiếng Việt lại dịch như vậy? Mà mình cũng không hiểu câu này lắm; "vatthu" nó là vật(pháp vô ký) thì liên quan gì đến câu này(mối quan hệ "thiện pháp-thiện pháp).Nhờ chư hiền giải thích dùm :)


hlich
Bài viết: 1217
Ngày: 09/12/08 14:16
Giới tính: Nam

Re: Hỏi về tạng Luận Nikaya

Bài viết chưa xem gửi bởi hlich »

tangbong
1. Người cõi dục có lúc nào "không tầm không tứ" ko ạ?Hay chỉ có người nhập thiền thứ 2 trở lên thì mới "ko tầm ko tứ"?Xin được giải đáp
2. Lúc con người suy nghĩ có những tiếng văng vẳng trong đầu mà ko nói ra thành lời thì lúc đó có tầm hay tứ không ạ?
3. Lúc con người ngủ say(không mộng mị) thì có thể có tầm hay tứ ko ạ?
3. và 1. lúc ta ngủ say thì đó là tâm hữu phần, không tầm không tứ; thiền minh sát có thể đạt thành không tầm không tứ khi minh sát (?); cho nên người cõi dục chắc chắn có những lúc không tầm không tứ

2. khi ta suy nghĩ thì chắc chắn có tầm và tứ

đ/h đọc Song Đối phía trên sẽ thấy định nghĩa của khẩu hành là tầm và tứ; mình thấy các luận sư xưa định nghĩa thế rất hay vì suy nghĩ cũng giống như “nói” với chính mình
Vatthuṃ purejātapaccayā
Vatthuṃ ở đây là các căn của lục căn – nhãn căn … ý căn
tiền sanh duyên có hai nhóm là nhóm căn và nhóm trần; ở đây có lẽ muốn nhấn mạnh đến nhóm căn mới là tiền sanh duyên cho các pháp được liệt kê ra
:)


whale
Bài viết: 350
Ngày: 23/09/09 02:04
Giới tính: Nam

Re: Hỏi về tạng Luận Nikaya

Bài viết chưa xem gửi bởi whale »

tangbong Trong phần trưởng duyên;có đoạn thế này:

Abyākataṃ dhammaṃ paccayā kusalo dhammo uppajjati adhipatipaccayā— vatthuṃ paccayā kusalā khandhā.

Hiền giả;tôi thắc mắc là "vật" có thể làm duyên cho các pháp thiện bằng trưởng duyên như thế nào ạ.Nó làm duyên bằng "tiền sinh duyên" thì tôi hiểu;nhưng làm duyên bằng "trưởng duyên" thì thật tình tôi chưa hiểu lắm?! :)


hlich
Bài viết: 1217
Ngày: 09/12/08 14:16
Giới tính: Nam

Re: Hỏi về tạng Luận Nikaya

Bài viết chưa xem gửi bởi hlich »

tangbong
vatthuṃ paccayā kusalā khandhā
mình nghĩ chữ vatthuṃ trong trường hợp này chỉ "sắc ý vật" chớ không chỉ các "căn"
:)


whale
Bài viết: 350
Ngày: 23/09/09 02:04
Giới tính: Nam

Re: Hỏi về tạng Luận Nikaya

Bài viết chưa xem gửi bởi whale »

tangbong Hiền giả;về "thân hành" theo định nghĩa của Yamaka thì là hơi thở vô thở ra;vậy chỉ có hơi thở vô thở ra là thân hành thôi sao?Các sự vận hành khác của thân (máu chảy theo các mạch;duỗi tay duỗi chân;dạ dày co bóp;các sự co cơ;giãn cơ;phản xạ nháy mắt khi có bụi...) có là thân hành không?

Nếu có thì tại sao yamaka chỉ đề cập đến hơi thở ra thở vô? :D


hlich
Bài viết: 1217
Ngày: 09/12/08 14:16
Giới tính: Nam

Re: Hỏi về tạng Luận Nikaya

Bài viết chưa xem gửi bởi hlich »

tangbong
mình nghĩ có hai lý do,
1. hơi thở ra vào là hiện tượng cơ bản nhất của sự sống, để lấy oxigen vào và kế đó sự tuần hoàn của máu là để phân phối oxigen
2. trong khi thiền định, hơi thở là cái chúng ta cảm nhận và điều chế; các hoạt động khác của cơ thể như đ/h đã kể ra cũng thuộc thân hành nhưng không trong phạm vi điều chế của thiền định nên không cần gom vào định nghĩa cho rườm rà

đó là định nghĩa theo thắng pháp thôi; nếu đọc các bộ kinh thì thân hành được hiểu là các hành động của thân
:)


whale
Bài viết: 350
Ngày: 23/09/09 02:04
Giới tính: Nam

Re: Hỏi về tạng Luận Nikaya

Bài viết chưa xem gửi bởi whale »

Chào năm mới đạo hữu Hlich.Rất hân hạnh được quay lại đàm pháp sau kỳ nghỉ tết:

Thắng pháp tập yếu luận có ghi như sau:



PHÂN LOẠI CÁC THIỀN TÂM

I. PÀLI VĂN.

- 31b) Yathà ca rùpàvacaram gayhànuttaram tathà, Pathamàdijjhànabhede àruppam càpi pancame,
Ekàdasacidham tasmà pathamàdikamìritam,
Jhànamekekamante tu tevìsatividham bhave.
Sattatimsavidham punnam dvipannàsavidham tathà.
Pàkamiccàhu cittàni ekavìsasatam budhà.

III. VIỆT VĂN.

- 31b) Cũng như các tâm ở sắc giới, tâm ở siêu thế giới cũng chia chẻ như vậy (nghĩa là chia thành 5 cõi thiền). Về thứ tự các cõi thiền, từ đệ nhứt thiền v.v... Vô sắc giới tâm được xem là thiền thứ năm. Do vậy, từ thiền thứ nhất đến thiền thứ tư, mỗi thiền có 11 tâm. Còn thiền cuối cùng tức là thiền thứ năm, có đến 23 tâm.

Có 37 thiện tâm, 52 dị thục tâm. Như vậy vị sáng suốt nói rằng có 121 tâm.


Câu in nghiêng: vì sao các thiền vô sắc giới lại được coi là "thiền thứ năm". Và có bốn cõi thiền ở vô sắc giới cơ mà. Năm mới mời hiền giả chấp tay khai ...phím :D


whale
Bài viết: 350
Ngày: 23/09/09 02:04
Giới tính: Nam

Re: Hỏi về tạng Luận Nikaya

Bài viết chưa xem gửi bởi whale »

tangbong Một đoạn miêu tả trong "thắng pháp tập yếu luận"....

"Nay nói đến 7 Bất thiện dị thục tâm. Khi chúng ta thọ lãnh một sự kích thích, một cảm giác sẽ khởi ra trong nội tâm. Nếu thuộc về sự thấy, thời giảm giác ấy là nhãn thức (cakkhuvinnàna). Nếu thuộc về sự nghe thì cảm giác ấy gọi là nhĩ thức (Sotavinnàna). Nếu thuộc về ngửi thì gọi là tỷ thức (Ghànavinnàna). Nếu thuộc về nếm thì gọi là thiệt thức (Jivhàvinnàna). Nếu thuộc về cảm xúc thì gọi là thân thức (Kàyavinnàna). Sau khi cảm giác khởi lên, tâm thọ lãnh vật kích thích ở ngoài như là một đối tượng. Tâm ấy gọi là Tiếp thọ tâm (Sampaticchana); sau khi lãnh thọ, tâm ấy bắt đầu tìm hiểu, điều tra đối tượng nên gọi là Suy đạc tâm (Santìrana). Những hành động thiện ác trong đời trước đem đến kết quả lạc khổ trong hiện tại, lạc khổ thuộc vô ký tánh nên biến dị mà thục gọi là dị thục (Vipàka). Lại nhơn và quả cách một đời, ở nơi dị thời mà thục nên gọi là dị thục. Do những nghiệp thiện ác đời trước, tùy theo sức mạnh và tánh chất của các nghiệp nên đời nay sinh ra đã có những tánh tình như thế nào. Bảy tâm kể trên không câu hữu với Somanassa (Hỷ) hay Domanassa (Ưu) vì chúng quá yếu ớt và muội lược, nên chỉ có thể câu hữu với Upekkhà (Xả). Tuy vậy, Kàyavinnàna (Thân thức) lại câu hữu với Dukkha (Khổ) vì thân thức cảm xúc mạnh hơn. Do tạo các ác nghiệp đời trước, nên thọ quả hiện tại là khổ.

5 Bất thiện dị thục thức với 5 Thiện dị thục thức này thường được dùng danh từ Dvipancavinnàna. Hai Sampaticchana và Pancadvàràvajjana được gọi là Manodhàtu (ý giới). Các tâm khác được gọi là Manovinnànadhàtu (y thức giới)."

Với hai chỗ in đậm.Phải chăng Manovinnànadhàtu(ý thức giới) chính là suy đạc tâm (Santìrana). :)


whale
Bài viết: 350
Ngày: 23/09/09 02:04
Giới tính: Nam

Re: Hỏi về tạng Luận Nikaya

Bài viết chưa xem gửi bởi whale »

tangbong Và câu hỏi cuối cùng trong đợt khai pháo đầu xuân:

Tại sao trong tạng kinh thì Đức Phật nói rằng ưu có hai loại;hỷ có hai loại và xả có hai loại: thiện và bất thiện.Nhưng trong 7 bộ thắng pháp và thắng pháp tập yếu.Trong các tâm dục giới;không hề có tâm thiện nào lại câu hành ưu;các tâm thiện sắc giới vô sắc giới siêu thế mà tố lại càng ko.

Xin các bậc cao minh chỉ giáo.Nếu không ngoại đạo và người ta sẽ hoang mang.Tại sao đức Phật lại dạy ưu có hai loại thiện và bất thiện ở chỗ này;nhưng ở chỗ kia thì lại dạy các tâm thiện không hề câu hành ưu.Chẳng phải tiền hậu bất nhất hay sao.Mong được giải nghi :D


hlich
Bài viết: 1217
Ngày: 09/12/08 14:16
Giới tính: Nam

Re: Hỏi về tạng Luận Nikaya

Bài viết chưa xem gửi bởi hlich »

tangbong

cung hỷ phát tuệ đến đ/h whale nhé :D
vì sao các thiền vô sắc giới lại được coi là "thiền thứ năm"
vì các tâm sở câu hữu với thiền thứ năm sắc giới giống các tâm sở câu hữu với bốn thiền vô sắc giới
Do vậy, từ thiền thứ nhất đến thiền thứ tư, mỗi thiền có 11 tâm. Còn thiền cuối cùng tức là thiền thứ năm, có đến 23 tâm.

"thiền thứ năm" có 23 tâm là 11 tâm thiền thứ năm sắc giới và 12 tâm của bốn thiền vô sắc giới

cho nên bốn thiền vô sắc giới không có bị bỏ đi mà được gom vào "thiền thứ năm" để nói cho gọn thôi
:)


hlich
Bài viết: 1217
Ngày: 09/12/08 14:16
Giới tính: Nam

Re: Hỏi về tạng Luận Nikaya

Bài viết chưa xem gửi bởi hlich »

tangbong
Phải chăng Manovinnànadhàtu(ý thức giới) chính là suy đạc tâm (Santìrana).
vâng; có đến 76 tâm thuộc ý thức giới trong đó có suy đạc tâm
:)


hlich
Bài viết: 1217
Ngày: 09/12/08 14:16
Giới tính: Nam

Re: Hỏi về tạng Luận Nikaya

Bài viết chưa xem gửi bởi hlich »

tangbong
Tại sao đức Phật lại dạy ưu có hai loại thiện và bất thiện ở chỗ này;nhưng ở chỗ kia thì lại dạy các tâm thiện không hề câu hành ưu.
do định nghĩa khác nhau thôi vì trong thắng luận thì ưu luôn câu hữu với hận cho nên tâm thiện không hề câu hành ưu (hận); còn ưu trong kinh có thể là ưu tư (?)
:)


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.13 khách