Hỏi về tạng Abhidhamma và các vấn đề liên quan

Có những đoạn kinh luận đọc không hiểu, hiểu mà không thấu đáo, chẳng biết hỏi ai ? Mời đem vào đây để mọi người cùng nhau thảo luận học hỏi...

Điều hành viên: binh

whale
Bài viết: 350
Ngày: 23/09/09 02:04
Giới tính: Nam

Re: Hỏi về tạng Luận Nikaya

Bài viết chưa xem gửi bởi whale »

Trong bộ nhân chế định;phần xiển minh hai chi;có kể những hạng người

[58] - Thế nào là hạng người sân giận (kodhano)?

Trong ấy sự sân giận là thế nào? tức là sự hiền giận, cách hiềm hận, thái độ hiềm hận, sự thù hằn, cách thù hằn, thái độ thù hằn, cách sân độc, thái độ sân độc, sự đối lập, sự phản đối, sự hung dữ, sự lỗ mãng sự bất bình của tâm. Ðây gọi là sự sân giận. Ðối với hạng người nào sự sân giận này chưa đoạn trừ thì đấy gọi là hạng người sân giận.

Phải chăng tất cả phàm phu đều là hạng người sân giận;vì sân giận chưa bị đoạn trừ mà?Hay chỉ là hạng người nào "hay" sân giận;thường xuyên sân giận;tâm sân giận chiếm ưu thế trong các tâm mới gọi là hạng người sân giận thôi?

Tương tự
Thế náo là hạng người oán giận (upanāhī)?

Trong ấy sự oán hận là thế nào? Trước là sân giận, sau đến oán hận, chi là sự kết oán, thái độ kết oán, tính cách kết oán, sự lưu lại, giữ lại, duy trì, tích tụ, cột chặt, chấp cứng sân giận như vậy đó. Ðây gọi là sự oán hận. Ðối với hạng người nào sự oán hận này chưa đoạn trừ thì đẩy gọi là hạng người oán hận.

.....Ðối với hạng người nào sự quỷ quyệt này chưa đoạn trừ thì đấy gọi là hạng người quỷ quyệt.
...
......Ðối với hạng người nào sự hiểm độc này chưa đoạn trừ thì đấy gọi là hạng người hiểm độc

:D


whale
Bài viết: 350
Ngày: 23/09/09 02:04
Giới tính: Nam

Re: Hỏi về tạng Luận Nikaya

Bài viết chưa xem gửi bởi whale »

tangbong Trong Thanh Tịnh Đạo;phần tu tập Định;nói về biến xứ nước;có đoạn thế này:

3. Người chưa tu tập đời trước, thì phải làm một kasina, đề phòng bốn lỗi của Kasina (Ch. IV, 24) và đừng năm lấy tướng nước kế như màu sắc. Hành giả nên lấy một cái bát đựng nước cao độ bốn gang tay, đổ đầy ngang miệng các thứ nước không bị dơ vì đất, như nước hứng giữa trời qua một tấm vải lọc, hoặc bất cứ loại nước trong nào. Hành giả nên để nó ở một nơi kín đáo, khuất nẻo trong tu viện, và ngồi cho thoải mái. Không nên quán màu sắc hay để ý đến đặc tính của nước, mà chỉ nắm lấy màu sắc kể như nền tảng vật lý của nó, và chú tâm trên khái niệm danh từ làm tâm pháp trội nhất, và xử dụng bất cứ danh từ nào chỉ "nước" như àpo, ambu (mưa), udaka ( chất lỏng), vàri (sương), salida (chất lỏng) v.v... Vị ấy nên khai triển biến xứ nước bằng cách dùng cái tên rõ rệt nhất (cho mình) như "nước, nước".

Màu sắc kể như nền tảng vật lý của nó là sao?Phải chăng chính là màu trong suốt?


hlich
Bài viết: 1217
Ngày: 09/12/08 14:16
Giới tính: Nam

Re: Hỏi về tạng Luận Nikaya

Bài viết chưa xem gửi bởi hlich »

tangbong
Những pháp nào yếu hiệp với pháp vô kiến hữu đối chiếu bằng cách uẩn yếu hiệp
câu này mình hiểu là "những pháp cũng thuộc sắc uẩn cũng như các sắc pháp vô kiến hữu đối chiếu"; như đ/h biết sắc uẩn có ba loại,
1. hữu kiến, như sắc xứ, sắc giới
2. vô kiến vô đối chiếu, như sắc nữ quyền, ..., sắc đoàn thực, thuộc pháp xứ, pháp giới
3. vô kiến hữu đối chiếu, như nhãn xứ, ..., xúc xứ, gồm chín xứ, chín giới
cho nên những pháp của câu trong quote là 1 và 2 và chúng nó bất yếu hiệp bốn uẩn, mười xứ, mười sáu giới
:)


hlich
Bài viết: 1217
Ngày: 09/12/08 14:16
Giới tính: Nam

Re: Hỏi về tạng Luận Nikaya

Bài viết chưa xem gửi bởi hlich »

tangbong
Ðối với hạng người nào sự sân giận này chưa đoạn trừ thì đấy gọi là hạng người sân giận.

Phải chăng tất cả phàm phu đều là hạng người sân giận;vì sân giận chưa bị đoạn trừ mà?Hay chỉ là hạng người nào "hay" sân giận;thường xuyên sân giận;tâm sân giận chiếm ưu thế trong các tâm mới gọi là hạng người sân giận thôi?
mình nghĩ vậy vì hình như bậc bất lai trở lên mới đoạn trừ sân; tức là phàm phu, bậc dự lưu, bậc nhất lai vẫn chưa đoạn trừ sân
:)


hlich
Bài viết: 1217
Ngày: 09/12/08 14:16
Giới tính: Nam

Re: Hỏi về tạng Luận Nikaya

Bài viết chưa xem gửi bởi hlich »

tangbong
Màu sắc kể như nền tảng vật lý của nó là sao?Phải chăng chính là màu trong suốt?
mình không rành các đối tượng biến xứ cho thiền định; tuy nhiên đọc phần biến xứ đất ở trên có thể hiểu sơ rằng bốn biến xứ tứ đại không là bốn biến xứ màu sắc cho nên không chú trọng đến màu sắc? nền tảng vật lý của nước là các cực vi tứ đại, không thể "tưởng" được nên "tạm tưởng" qua màu sắc?

cho nên thiền giả chú tâm trên khái niệm danh từ làm tâm pháp trội nhất
:)


whale
Bài viết: 350
Ngày: 23/09/09 02:04
Giới tính: Nam

Re: Hỏi về tạng Luận Nikaya

Bài viết chưa xem gửi bởi whale »

tangbong Đạo hữu à; tốc lực tâm có thể diễn ra đến 7 sát na.Tạm gọi là javana1;javana2...javana7. Vậy các tâm tại các khoảnh khắc 1,2,3...7 này có gì khác nhau? :)


hlich
Bài viết: 1217
Ngày: 09/12/08 14:16
Giới tính: Nam

Re: Hỏi về tạng Luận Nikaya

Bài viết chưa xem gửi bởi hlich »

tangbong
bảy tâm này giống nhau về loại, tâm số một là loại tạo nghiệp thiện hay bất thiện nào thì sáu tâm sau cũng giống như vậy
về cường độ tạo nghiệp thì có hơi khác một chút là tâm số một cường độ yếu nhất, tâm số bảy cường độ yếu nhì, và năm tâm kia cường độ mạnh bằng nhau
:)


whale
Bài viết: 350
Ngày: 23/09/09 02:04
Giới tính: Nam

Re: Hỏi về tạng Luận Nikaya

Bài viết chưa xem gửi bởi whale »

tangbong Đạo hữu này;khi những hạt bụi bay vào mắt ta;gây cảm giác đau mắt;thì đó là thọ khổ do thân xúc sinh chứ chẳng phải do nhãn xúc sinh phải ko(mặc dù là đụng vào "con mắt")?

Tương tự;khi ta véo tai thật mạnh;thì cảm giác đau là khổ thọ do thân xúc;chứ ko phải nhĩ xúc phải ko?

Xin lỗi nếu câu hỏi có hơi ngớ ngẩn :D


hlich
Bài viết: 1217
Ngày: 09/12/08 14:16
Giới tính: Nam

Re: Hỏi về tạng Luận Nikaya

Bài viết chưa xem gửi bởi hlich »

tangbong
vâng đúng vậy, đau hoặc khoái thì là thân xúc, bốn xúc kia thì vô cảm; cho nên cái cảm giác thích thú khi đ/h thấy do nhãn thức chẳng hạn, cái sự thích thú đó không đến từ xúc mà là từ các tốc hành tâm sau khi nhãn thức khởi
:)


whale
Bài viết: 350
Ngày: 23/09/09 02:04
Giới tính: Nam

Re: Hỏi về tạng Luận Nikaya

Bài viết chưa xem gửi bởi whale »

tangbong TÂM BẤT THIỆN THỨ NHẤT (2)

[275] - Thế nào là các pháp bất thiện?

Khi nào có tâm bất thiện sanh khởi câu hành hỷ tương ưng tà kiến, bắt cảnh sắc hay cảnh thinh, cảnh khí, cảnh vị cảnh xúc, cảnh pháp hoặc cảnh chi chi ; trong khi ấy có xúc, có thọ, có tưởng, có tư, có tâm, có tầm, có tứ, có hỷ, có lạc, có nhất hành tâm, có tấn quyền, có định quyền, có ý quyền, có mạng quyền, có tà kiến, có tà tư duy, có tà tinh tấn, có tà định, có tấn lực, có định lực, có vô tàm lực, có vô úy lực, có tham, có si, có tham ác, có tà kiến, có vô tàm, có vô úy, có chỉ tịnh, có chiếu cố, có bất phóng dật, hoặc là trong khi ấy có những pháp phi sắc nào khác liên quan tương sinh. Ðây là các pháp bất thiện.

Tại sao tâm bất thiện lại có bất phóng dật ở đó nhỉ;bất phóng dật là thiện cơ mà? :)


whale
Bài viết: 350
Ngày: 23/09/09 02:04
Giới tính: Nam

Re: Hỏi về tạng Luận Nikaya

Bài viết chưa xem gửi bởi whale »

tangbong Chương Sắc...:
- Có sắc cảnh thân thức, có sắc phi cảnh thân thức.

Sắc cảnh của thân thức là sắc nào vậy;là xúc xứ chăng? :)


whale
Bài viết: 350
Ngày: 23/09/09 02:04
Giới tính: Nam

Re: Hỏi về tạng Luận Nikaya

Bài viết chưa xem gửi bởi whale »

THẤT ÐỀ (Sattakaṃ)

[509] Yếu hiệp sắc bảy loại :

Sắc nhãn ứng tri, sắc nhĩ ứng tri, sắc tỷ ứng tri, sắc thiệt ứng tri, sắc thân ứng tri, sắc ý giới ứng tri, sắc ý thức giới ứng tri. Như vậy là yếu hiệp sắc bảy loại.


Xin hỏi những sắc nào mà ý thức giới ứng tri nhưng ý giới lại không ứng tri. :D


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.13 khách