Hỏi về tạng Abhidhamma và các vấn đề liên quan

Có những đoạn kinh luận đọc không hiểu, hiểu mà không thấu đáo, chẳng biết hỏi ai ? Mời đem vào đây để mọi người cùng nhau thảo luận học hỏi...

Điều hành viên: binh

hlich
Bài viết: 1217
Ngày: 09/12/08 14:16
Giới tính: Nam

Re: Hỏi về tạng Luận Nikaya

Bài viết chưa xem gửi bởi hlich »

tangbong
Tại sao tâm bất thiện lại có bất phóng dật ở đó nhỉ;bất phóng dật là thiện cơ mà?
đó là chữ avikkhepa; trong phần xiển minh thì nó được định nghĩa giống như "nhất hành tâm"; nhất hành tâm tâm sở luôn có mặt trong các tâm, thiện hay bất thiện; nếu không có nhất hành tâm thì tâm chưa thể sinh khởi
Sắc cảnh của thân thức là sắc nào vậy;là xúc xứ chăng?
vâng, là sắc xúc xứ; các loại sắc khác là phi cảnh của thân thức
Xin hỏi những sắc nào mà ý thức giới ứng tri nhưng ý giới lại không ứng tri.
trong phần xiển minh thất đề thì sắc xứ, thinh xứ, khí xứ, vị xứ, xúc xứ là sắc ý giới ứng tri, tất cả sắc là sắc ý thức giới ứng tri
:)


whale
Bài viết: 350
Ngày: 23/09/09 02:04
Giới tính: Nam

Re: Hỏi về tạng Luận Nikaya

Bài viết chưa xem gửi bởi whale »

tangbong - Sắc ngoại phần phi thành do thủ ấy là thế nào?

Tức là thinh xứ, thân biểu tri, khẩu biểu tri, sắc khinh, sắc nhu, sắc thích nghiệp, sắc lão mại, sắc vô thường; hoặc có sắc nào khác không do nghiệp tạo tác là sắc xứ, thân xứ, khí xứ, vị xứ, xúc xứ, hư không giới, thủy giới, sắc tích tụ, sắc thừa kế, đoàn thực. Ðây là sắc ngoại phần phi thành do thủ.


Ở mình tưởng thân biểu tri và khẩu biểu tri cũng là thành do thủ chứ nhỉ?Đạo hữu có nghĩ vậy ko? :-/


whale
Bài viết: 350
Ngày: 23/09/09 02:04
Giới tính: Nam

Re: Hỏi về tạng Luận Nikaya

Bài viết chưa xem gửi bởi whale »

tangbong Trong phần xiển minh sắc pháp (bộ Pháp tụ) có câu như sau

[639] -Sắc thành do thủ hữu kiến ấy là thế nào?

Tức xúc xứ do nghiệp tạo tác. Ðây là sắc thành do thủ hữu kiến.


Tôi không hiểu lắm;tại sao xúc xứ do nghiệp tạo tác lại là sắc thành do thủ hữu kiến?Xúc xứ chỉ có hữu đối thôi làm sao lại hữu kiến được?Đạo hữu nghĩ sao :)


whale
Bài viết: 350
Ngày: 23/09/09 02:04
Giới tính: Nam

Re: Hỏi về tạng Luận Nikaya

Bài viết chưa xem gửi bởi whale »

tangbong Phần toát yếu-Bộ Pháp Tụ:

[685] - Thế nào là các pháp có cảnh quá khứ? (3)

Những pháp tâm và sở hữu tâm sanh khởi, biết đến các pháp quá khứ. Ðây là những pháp có cảnh quá khứ.


Xin hỏi những tâm và sở hữu tâm đó (Thọ Tưởng Hành Thức) đều cũng thuộc về các pháp quá khứ;yếu hiệp theo khía cạnh quá khứ phải ko ạ.Tâm hiện tại chỉ biết cảnh hiện tại có phải ko ạ? :) cafene


whale
Bài viết: 350
Ngày: 23/09/09 02:04
Giới tính: Nam

Re: Hỏi về tạng Luận Nikaya

Bài viết chưa xem gửi bởi whale »

Vẫn chương Toát Yếu;Bộ Pháp Tụ;phần tụ lậu có đoạn:

[718] - Thế nào là các pháp bất tương ưng lậu và cảnh lậu?[19]

Những pháp nào không tương ưng với các pháp (lậu) ấy, là những pháp thiện, bất thiện, vô ký thành cảnh lậu thuộc dục giới, sắc giới, vô sắc giới, tức sắc uẩn..(trùng) ..ṭhức uẩn. Ðây là các pháp bất tương ưng lậu và cảnh lậu.


Chỗ gạch chân:Tại sao pháp bất thiện lại có thể bất tương ưng lậu nhỉ.Mình nghĩ pháp bất thiện nào cũng tương ưng lậu chứ nhỉ?Đạo hữu nghĩ sao :)


hlich
Bài viết: 1217
Ngày: 09/12/08 14:16
Giới tính: Nam

Re: Hỏi về tạng Luận Nikaya

Bài viết chưa xem gửi bởi hlich »

tangbong
Ở mình tưởng thân biểu tri và khẩu biểu tri cũng là thành do thủ chứ nhỉ?Đạo hữu có nghĩ vậy ko?
các sắc đều là cảnh thủ, tức là có thể bị chấp vào, nhưng có sắc là thành do thủ, có sắc là phi thành do thủ

thân biểu tri và khẩu biểu tri là những sắc do tâm sinh; nếu nói thành do thủ, tức là do sự chấp thủ của tâm mà thành, thì nói sao về thân biểu tri và khẩu biểu tri của các bậc đã giải thoát?
Xúc xứ chỉ có hữu đối thôi làm sao lại hữu kiến được?Đạo hữu nghĩ sao
vâng, sắc xứ in lộn thành xúc xứ :D
Tâm hiện tại chỉ biết cảnh hiện tại có phải ko ạ?
khi đạo hữu đang nghĩ tưởng về điều gì của quá khứ thì đang có cảnh quá khứ đó!
Tại sao pháp bất thiện lại có thể bất tương ưng lậu nhỉ
bất tương ưng lậu nhưng tương ưng với triền/phược/bộc/phối/cái
:)


whale
Bài viết: 350
Ngày: 23/09/09 02:04
Giới tính: Nam

Re: Hỏi về tạng Luận Nikaya

Bài viết chưa xem gửi bởi whale »

tangbong Trong bộ phân tích;Đế phân tích;phân theo vi diệu pháp có đoạn như thế này:

[196] Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ KHỔ TẬP?

Ái, các phiền não còn lại, các pháp bất thiện còn lại, ba căn thiện cảnh lậu, các pháp thiện cảnh lậu còn lại[42]. Ðây gọi là khổ tập.


Như vậy bộ phân tích đã ngụ ý;các pháp thiện (ba căn thiện cảnh lậu và các pháp thiện cảnh lậu) có thể coi là thuộc về Tập Đế. Nhưng đến phần Vấn Đáp (Pañhāpucchakaṃ) thì lại nói như sau:

PHẦN VẤN ÐÁP (Pañhāpucchakaṃ)

[223] BỐN THÁNH ÐẾ là khổ Thánh đế, khổ tập Thánh đế, khổ diệt Thánh đế, khổ diệt hành lộ Thánh đế. Trong bốn Thánh đế CÓ BAO NHIÊU LÀ THIỆN? CÓ BAO NHIÊU LÀ BẤT THIỆN? CÓ BAO NHIÊU LÀ VÔ KÝ?... (trùng)... CÓ BAO NHIÊU LÀ HỮU TRANH? CÓ BAO NHIÊU LÀ VÔ TRANH?[43]

[224] TẬP ÐẾ là bất thiện; đạo đế là thiện; diệt đế là pháp vô ký; khổ đế có thể là thiện, có thể là bất thiện, có thể là vô ký.


Như vậy có mâu thuẫn với phần trên không?Và nếu xếp ba căn thiện cảnh lậu và các pháp thiện cảnh lậu vào tập đế được thì không nên nói Tập Đế là bất thiện mà phải nói Tập Đế có thể là thiện có thể là bất thiện chứ? :)


whale
Bài viết: 350
Ngày: 23/09/09 02:04
Giới tính: Nam

Re: Hỏi về tạng Luận Nikaya

Bài viết chưa xem gửi bởi whale »

tangbong Chương Toát Yếu;Bộ Pháp Tụ;Nhị Đề Cái Nīvaraṇā :

[759] Thế nào là các pháp cái và tương ưng cái?[69]

Dục dục cái với vô minh cái là cái và tương ưng cái, vô minh cái với dục dục cái là cái và tương ưng cái; sân độc cái với vô minh cái là cái và tương ưng cái, vô minh cái với sân độc cái là cái và tương ưng cái; hôn thụy cái với vô minh cái là cái và tương ưng cái, vô minh cái với hôn thụy cái là cái và tương ưng cái; trạo cử cái với vô minh cái là cái và tương ưng cái, vô minh cái với trạo cử cái là cái và tương ưng cái; hối hận cái với vô minh cái là cái và tương cái, vô minh cái với hối hận cái là cái và tương ưng cái; hoài nghi cái với vô minh cái là cái và tương ưng cái, vô minh cái với hoài nghi cái là cái và tương ưng cái; dục dục cái với trạo cử cái là cái và tương ưng cái; trạo cử cái với dục dục cái là cái và tương ưng cái; sân độc cái với trạo cử cái là cái và tương ưng cái; hôn thụy với trạo cử cái là cái và tương ưng cái, trạo cử cái với hôn thụy cái là cái và tương ưng cái; hối hận cái với trạo cử cái là cái và tương ưng cái, trạo cử cái với hối hận cái là cái và tương ưng cái; hoài nghi cái với trạo cử cái là cái và tương ưng cái; vô minh cái với trạo cử cái là cái và tương ưng cái, trạo cử cái với vô minh cái là cái và tương ưng cái. Ðây là các pháp cái và tương ưng cái.

Xin hỏi tại sao các cặp "cái" ở trên lại phải liệt kê theo kiểu đổi chỗ cho nhau là ý nghĩa gì vậy?Ví dụ dục dục cái với vô minh cái;rồi lại vô minh cái với dục dục cái.Câu in nghiêng chỗ gần cuối thiếu một hoán vị phải không (hoài nghi trạo cử-trạo cử hoài nghi?).Xin được giải nghi :) =D> cafene


whale
Bài viết: 350
Ngày: 23/09/09 02:04
Giới tính: Nam

Re: Hỏi về tạng Luận Nikaya

Bài viết chưa xem gửi bởi whale »

tangbong Chương Toát Yếu;bộ Pháp Tụ;phần nhị đề đại đỉnh (Mahantaraduka)

[772] - Thế nào là các pháp đồng hiện hữu với tâm? [96]

Tức thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn, thân biểu tri, khẩu biểu tri. Ðây là các pháp đồng hiện hữu với tâm.

- Thế nào là các pháp phi đồng hiện hữu với tâm? [97]

Tức tâm, cùng sắc còn lại và vô vi giới. Ðây là các pháp phi đồng hiện hữu với tâm.


Đạo hữu;tôi thắc mắc tại sao ở đây lại nói tâm phi đồng hiện hữu với tâm.Đáng lẽ phải nói là "tâm không nên nói là đồng hiện hữu với tâm hay phi đồng hiện hữu với tâm" chứ nhỉ?Đạo hữu nghĩ thế nào? :)


hlich
Bài viết: 1217
Ngày: 09/12/08 14:16
Giới tính: Nam

Re: Hỏi về tạng Luận Nikaya

Bài viết chưa xem gửi bởi hlich »

tangbong
Như vậy có mâu thuẫn với phần trên không?Và nếu xếp ba căn thiện cảnh lậu và các pháp thiện cảnh lậu vào tập đế được thì không nên nói Tập Đế là bất thiện mà phải nói Tập Đế có thể là thiện có thể là bất thiện chứ?
không có gì mâu thuẫn cả; trong các cụm từ "ba căn thiện cảnh lậu" và "pháp thiện cảnh lậu" thì "cảnh lậu" là cái được nói đến, còn "ba căn thiện" hoặc "pháp thiện" chỉ là các trợ từ
ở đây lại nói tâm phi đồng hiện hữu với tâm.Đáng lẽ phải nói là "tâm không nên nói là đồng hiện hữu với tâm hay phi đồng hiện hữu với tâm" chứ nhỉ?Đạo hữu nghĩ thế nào?
ngay ở trên cũng vậy, tâm là phi tâm sở sanh; hai chỗ xác định "phi" này có lẽ để nhấn mạnh vì hay bị hiểu sai nhất, tức bị hiểu sai là tâm có thể do tâm sinh và hai tâm có thể chung một niệm
các cặp "cái" ở trên lại phải liệt kê theo kiểu đổi chỗ cho nhau là ý nghĩa gì vậy?
đây là lối nói cẩn thận tỉ mỉ của luận, nhấn mạnh đến sự tương ưng lẫn nhau giữa các cái
chỗ gần cuối thiếu một hoán vị phải không
vâng mình cũng nghĩ vậy
:)


whale
Bài viết: 350
Ngày: 23/09/09 02:04
Giới tính: Nam

Re: Hỏi về tạng Luận Nikaya

Bài viết chưa xem gửi bởi whale »

tangbongCảm ơn hiền giả

Tôi có thắc mắc: chức năng của chương Trích Yếu trong bộ Pháp Tụ khác với chương Toát Yếu thế nào nhỉ? Hình như chỉ cần chương Toát Yếu là người ta hiểu được các mẫu đề mà? :D


whale
Bài viết: 350
Ngày: 23/09/09 02:04
Giới tính: Nam

Re: Hỏi về tạng Luận Nikaya

Bài viết chưa xem gửi bởi whale »

Bộ Pháp Tụ;chương Toát Yếu;phần nhị đề theo kinh:

- Ở đây thế nào là thiện về tác ý? [117]

Pháp là trí hiểu, rành mạch về tác ý của các giới ấy, hiểu rõ... (trùng) ... vô si, trạch pháp, chánh kiến. Ðây được gọi là thiện xảo về tác ý.


Xin được giải thích thế nào là tác ý của các giới ấy?Hiểu rành mạch về tác ý của các giới ấy trong câu này nghĩa là sao? :)


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.23 khách