Hỏi về tạng Abhidhamma và các vấn đề liên quan

Có những đoạn kinh luận đọc không hiểu, hiểu mà không thấu đáo, chẳng biết hỏi ai ? Mời đem vào đây để mọi người cùng nhau thảo luận học hỏi...

Điều hành viên: binh

hlich
Bài viết: 1217
Ngày: 09/12/08 14:16
Giới tính: Nam

Re: Hỏi về tạng Luận Nikaya

Bài viết chưa xem gửi bởi hlich »

tangbong
Mình muốn hỏi tại sao thinh xứ là phi do thủ cảnh thủ mà bốn xứ còn lại(sắc;hương;vị;xúc) lại có 3 trường hợp(có thể...có thể....)?Vì sao thinh xứ lại có sự đặc biệt này?
trong Chú giải bộ phân tích có nói đến "tu tập tỉnh giác giữ thinh lặng"; có thể đây là trường hợp thinh xứ trở thành phi do thủ cảnh thủ; bốn xứ kia thì tùy, tức là có thể ở một trong ba trường hợp tùy cảnh giới của người tu tập?
bất yếu hiệp được xứ nào và giới nào vậy?
đó là pháp xứ (cũng là pháp giới); chỉ vì niết bàn cũng được gồm trong pháp xứ
:)


whale
Bài viết: 350
Ngày: 23/09/09 02:04
Giới tính: Nam

Re: Hỏi về tạng Luận Nikaya

Bài viết chưa xem gửi bởi whale »

hlich đã viết:tangbong
Mình muốn hỏi tại sao thinh xứ là phi do thủ cảnh thủ mà bốn xứ còn lại(sắc;hương;vị;xúc) lại có 3 trường hợp(có thể...có thể....)?Vì sao thinh xứ lại có sự đặc biệt này?
trong Chú giải bộ phân tích có nói đến "tu tập tỉnh giác giữ thinh lặng"; có thể đây là trường hợp thinh xứ trở thành phi do thủ cảnh thủ; bốn xứ kia thì tùy, tức là có thể ở một trong ba trường hợp tùy cảnh giới của người tu tập?
Như vậy thì thinh xứ đâu phải lúc nào cũng phi do thủ cảnh thủ.Vậy cũng phải nhiều trường hợp chứ?
hlich đã viết:
bất yếu hiệp được xứ nào và giới nào vậy?
đó là pháp xứ (cũng là pháp giới); chỉ vì niết bàn cũng được gồm trong pháp xứ
:)
Việc niết bàn được gồm trong pháp xứ;đâu có ảnh hưởng đến việc các hữu ấy được yếu hiệp(bao gồm) trong pháp xứ.Vì pháp xứ cũng tính cả pháp hữu vi mà? cafene :)


hlich
Bài viết: 1217
Ngày: 09/12/08 14:16
Giới tính: Nam

Re: Hỏi về tạng Luận Nikaya

Bài viết chưa xem gửi bởi hlich »

tangbong
Như vậy thì thinh xứ đâu phải lúc nào cũng phi do thủ cảnh thủ.Vậy cũng phải nhiều trường hợp chứ?
vâng, nhưng ở đây chỉ nói về ngườ tu tập thành tựu tỉnh giác giữ thinh lặng và thinh xứ đối với người đó là phi do thủ cảnh thủ

"yếu hiệp" là "bao gồm cả"; tuy sanh hữu ... tưởng hữu bao gồm nhiều pháp hữu vi của pháp xứ nhưng không bao gồm cả pháp xứ, nên đối với pháp xứ vẫn là bất yếu hiệp
:)


whale
Bài viết: 350
Ngày: 23/09/09 02:04
Giới tính: Nam

Re: Hỏi về tạng Luận Nikaya

Bài viết chưa xem gửi bởi whale »

hlich đã viết:tangbong
trong Chú giải bộ phân tích có nói đến "tu tập tỉnh giác giữ thinh lặng"
:)
Nó ở phần nào vậy đạo hữu.Mình tìm ko thấy. :)


hlich
Bài viết: 1217
Ngày: 09/12/08 14:16
Giới tính: Nam

Re: Hỏi về tạng Luận Nikaya

Bài viết chưa xem gửi bởi hlich »

tangbong
Chú Giải Bộ Phân Tích, đoạn 1796
:)


whale
Bài viết: 350
Ngày: 23/09/09 02:04
Giới tính: Nam

Re: Hỏi về tạng Luận Nikaya

Bài viết chưa xem gửi bởi whale »

hlich đã viết:tangbong
vâng, nhưng ở đây chỉ nói về người tu tập thành tựu tỉnh giác giữ thinh lặng và thinh xứ đối với người đó là phi do thủ cảnh thủ
:)
Đạo hữu có chắc là đoạn đó chỉ nói về thinh xứ của người tu tập thành tựu tỉnh giác giữ thinh lặng không?Đây là phần vấn đáp(panha) chung cho toàn bộ các xứ mà? :D cafene


hlich
Bài viết: 1217
Ngày: 09/12/08 14:16
Giới tính: Nam

Re: Hỏi về tạng Luận Nikaya

Bài viết chưa xem gửi bởi hlich »

tangbong
Đạo hữu có chắc là đoạn đó chỉ nói về thinh xứ của người tu tập thành tựu tỉnh giác giữ thinh lặng không?
đoạn 1796 chỉ nói về thinh xứ của người tu tập tỉnh giác giữ thinh lặng
Đây là phần vấn đáp(panha) chung cho toàn bộ các xứ mà?
ban đầu đ/h trích đoạn này
Năm xứ là do thủ cảnh thủ; thinh xứ là phi do thủ cảnh thủ, bốn xứ có thể là do thủ cảnh thủ, có thể là phi do thủ cảnh thủ, có thể là phi do thủ phi cảnh thủ; hai xứ có thể là do thủ cảnh thủ, có thể là phi do thủ cảnh thủ, có thể là phi do thủ phi cảnh thủ
đây là chỗ phân tích mười hai xứ theo đầu đề tam "thủ", đã liệt ra hết mười hai xứ như thế

"thinh xứ là phi do thủ cảnh thủ" có nghĩa nó luôn là vậy, tu tập hay không tu tập, thật khó hiểu; mình chỉ nêu một trường hợp nó là vậy

có lẽ nếu thinh xứ là do thủ cảnh thủ thì tại sao ít người "thủ" lời Phật dạy
:D


hlich
Bài viết: 1217
Ngày: 09/12/08 14:16
Giới tính: Nam

Re: Hỏi về tạng Luận Nikaya

Bài viết chưa xem gửi bởi hlich »

tangbong
những thứ người đời theo đuổi thường là "cơm áo", "ăn ngon mặc đẹp", "nhà cao cửa rộng" ... những thứ của bốn xứ sắc, khí, vị, xúc; những thứ của bốn xứ này cũng nhanh tạo cảm thọ lạc/bất lạc hơn thinh xứ nhiều; có lẽ do đó mà thinh xứ được coi là phi do thủ cảnh thủ?
:)


whale
Bài viết: 350
Ngày: 23/09/09 02:04
Giới tính: Nam

Re: Hỏi về tạng Luận Nikaya

Bài viết chưa xem gửi bởi whale »

tangbong
hlich đã viết:tangbong
những thứ người đời theo đuổi thường là "cơm áo", "ăn ngon mặc đẹp", "nhà cao cửa rộng" ... những thứ của bốn xứ sắc, khí, vị, xúc; những thứ của bốn xứ này cũng nhanh tạo cảm thọ lạc/bất lạc hơn thinh xứ nhiều; có lẽ do đó mà thinh xứ được coi là phi do thủ cảnh thủ?
:)
Ôi;nếu như vậy thì chắc không tồn tại nền công nghiệp âm nhạc đồ sộ ở Mỹ;Châu Âu;thậm chí còn một số người nghiện rock.Người thì ưa nịnh;người thì ghét giọng nói kiểu đàn bà hoặc một giọng nói mang sắc thái nào đấy;cả những người mắc bệnh thích nghe những từ tục tĩu nữa;rất là nhiều phiền toái và sở thích hưởng thụ cũng như ưu não với thanh xứ đạo hữu ạ.Rồi thì có quan niệm "dao kiếm đâm nhau để lại thương tích;lời nói đâm nhau hận nhau cả đời";vậy về mức độ gây cảm thọ thì khó mà so sánh cái nào mạnh hơn.

Cũng có thể là bản tiếng Việt dịch sai.Tôi đã tra lại bản Pali Roman và kết quả vẫn thế:

578.Pañcāyatanā upādinnupādāniyā. Saddāyatanaṃ anupādinnupādāniyaṃ. Cattāro āyatanā siyā upādinnupādāniyā, siyā anupādinnupādāniyā, siyā anupādāniyā. Dvāyatanā siyā upādinnupādāniyā, siyā anupādinnupādāniyā, siyā anupādinnaanupādāniyā. (4)
http://studies.worldtipitaka.org/tipita ... /2.3/2.3.1

Nhưng điều lạ là các cuộc kết tập từ thứ 3 đến thứ 6 đều rà soát rất kỹ lưỡng như vậy nếu nhầm lẫn thì hội đồng phải phát hiện ra chứ.Thôi nếu điều này chúng ta khó hiểu thì thọ trì là khó hiểu và tìm hiểu sau vậy. :D


hlich
Bài viết: 1217
Ngày: 09/12/08 14:16
Giới tính: Nam

Re: Hỏi về tạng Luận Nikaya

Bài viết chưa xem gửi bởi hlich »

tangbong
âm nhạc và lời nói, căn bản của chúng là chuyển tải ý nghĩ và tình cảm của con người, nên coi là thuộc pháp xứ hơn?
:)


whale
Bài viết: 350
Ngày: 23/09/09 02:04
Giới tính: Nam

Re: Hỏi về tạng Luận Nikaya

Bài viết chưa xem gửi bởi whale »

hlich đã viết:tangbong
âm nhạc và lời nói, căn bản của chúng là chuyển tải ý nghĩ và tình cảm của con người, nên coi là thuộc pháp xứ hơn?
:)
[522] - Sắc thinh xứ ấy là thế nào? [1]

Thinh nào nương bốn đại hiển vô kiến hữu đối chiếu như tiếng trống chầu, tiếng trống cơm, tiếng tù và, tiếng chập chỏa, tiếng hát, tiếng nhạc, tiếng chiêng, tiếng vỗ tay, tiếng kêu la của chúng sanh, tiếng va chạm của các chất, tiếng gió, tiếng nước, tiếng người, tiếng phi nhơn, hoặc là có tiếng nào khác nương bốn đại hiển vô kiến hữu đối chiếu tiếng vô kiến hữu đối chiếu nào mà người đã nghe, hoặc đang nghe, hoặc sẽ nghe, hoặc có thể nghe bằng tai vô kiến hữu đối chiếu; là thinh, đó là thinh xứ, đó là thinh giới. Ðây là sắc thinh xứ.


hlich
Bài viết: 1217
Ngày: 09/12/08 14:16
Giới tính: Nam

Re: Hỏi về tạng Luận Nikaya

Bài viết chưa xem gửi bởi hlich »

tangbong
vâng mình có biết định nghĩa đó; tuy nhiên mình vẫn có thể coi tiếng nhạc được liệt kê như trên là cái tiếng (của nhạc), tiếng là thinh xứ, là phần phi do thủ cảnh thủ, nhạc là phần pháp xứ?
:)


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.1 khách