Hỏi về kinh tương ưng bộ Pali và kinh Tạp A-hàm Hán Tạng

Có những đoạn kinh luận đọc không hiểu, hiểu mà không thấu đáo, chẳng biết hỏi ai ? Mời đem vào đây để mọi người cùng nhau thảo luận học hỏi...

Điều hành viên: binh

whale
Bài viết: 350
Ngày: 23/09/09 02:04
Giới tính: Nam

Re: Hỏi về kinh tương ưng bộ Pali và kinh Tạp A-hàm Hán Tạng

Bài viết chưa xem gửi bởi whale »

tangbong
hlich đã viết:tangbong
kāmadhātu cũng là từ chỉ cõi dục của ba cõi; ngôn ngữ thường là vậy đó, một chữ có nhiều nghĩa và một nghĩa có nhiều chữ
:D

Đạo hữu nói đúng;một chữ nhiều nghĩa và một nghĩa nhiều chữ.Vừa đọc bộ phân tích thì lại té ngửa ra đoạn này:

Ở ÐÂY, THẾ NÀO LÀ DỤC GIỚI[24]?

Sự nghĩ ngợi tương ưng với dục, sự tầm cầu, sự tư duy, sự chăm chú, sự hướng tâm, đem tâm khắn khít, tà tư duy. Ðây gọi là dục giới. Phía dưới tận cùng là địa ngục vô gián, phía trên tột đỉnh là cỏi trời Tha Hóa Tự tại, trong khoảng giữa đó có uẩn xứ giới, sự hiện hành ở đấy, hệ thuộc ở đấy, tức sắc, thọ tưởng, hành, thức. Ðây gọi là dục giới.
[24] Kāmadhātu

Rốt cuộc thì Kāmadhātu lại là ...Kāmāvacara :D Thôi thì tìm nghĩa bỏ ngữ vậy.


whale
Bài viết: 350
Ngày: 23/09/09 02:04
Giới tính: Nam

Re: Hỏi về kinh tương ưng bộ Pali và kinh Tạp A-hàm Hán Tạng

Bài viết chưa xem gửi bởi whale »

tam tạng đã viết: I: Bộc Lưu (S.I,1)

Như vầy tôi nghe.

Một thời Thế Tôn ở Sàvatthi (Xá-vệ), Jetavana (Thắng Lâm), tại vườn ông Anàthapindika (Cấp Cô Ðộc).

Rồi một vị Thiên, khi đêm đã gần tàn, với nhan sắc thù thắng chói sáng toàn vùng Jetavana, đi đến Thế Tôn, sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi đứng một bên. Ðứng một bên, vị Thiên ấy bạch Thế Tôn:

-- Thưa Tôn giả, làm sao Ngài vượt khỏi bộc lưu?

-- Này Hiền giả, không đứng lại, không bước tới, Ta vượt khỏi bộc lưu.

-- Thưa Tôn giả, làm sao không đứng lại, không bước tới, Ngài vượt khỏi bộc lưu?

-- Này Hiền giả, khi Ta đứng lại, thời Ta chìm xuống. Này Hiền giả, khi Ta bước tới, thời Ta trôi giạt; do vậy, này Hiền giả, không đứng lại, không bước tới, Ta vượt khỏi bộc lưu.

(Vị Thiên):

Từ lâu, tôi mới thấy
Bà-la-môn tịch tịnh.
Không đứng, không bước tới,
Vượt chấp trước ở đời.

Vị Thiên ấy nói như vậy và bậc Ðạo Sư chấp nhận. Vị Thiên ấy biết được: "Thế Tôn đã chấp nhận ta". Vị ấy đảnh lễ Thế Tôn, thân phía hữu hướng về Ngài, rồi biến mất tại chỗ.
Xin được hỏi trong bài kệ(gatha) ấy:
Đứng lại có nghĩa là gì?
Không đứng lại có nghĩa là gì?
Bước tới có nghĩa là gì?
Không bước tới có nghĩa là gì?
Chìm xuống nghĩa là thế nào?
Trôi dạt nghĩa là thế nào?

Xin được giải nghi;quý đạo hữu! tangbong


hlich
Bài viết: 1217
Ngày: 09/12/08 14:16
Giới tính: Nam

Re: Hỏi về kinh tương ưng bộ Pali và kinh Tạp A-hàm Hán Tạng

Bài viết chưa xem gửi bởi hlich »

tangbong
"đứng lại", "bước tới", có bản dịch Anh ngữ thì không hẳn như vậy, cho nên tốt nhất là hiểu "chìm xuống", "trôi giạt" là chìm đắm trong phiền não (tức bộc lưu), hay bị phiền não làm xao động trôi giạt không định hướng?
:)


Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Hỏi về kinh tương ưng bộ Pali và kinh Tạp A-hàm Hán Tạng

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Xin lỗi các đạo hữu. Tôi không rành về kinh điển nguyên thủy. Nhưng chỗ này tôi hiểu như vầy:
Bước tới dụ cho hành động,
Đứng lại dụ cho không hành động,
Bước tới dụ cho tìm kiếm, suy nghĩ,
Đứng lại dụ cho trì trệ, hôn ám.

Hai cái này thuộc về nhị biên. Phải vượt thoát ra cả 2 lãnh vực trên mới là giải thoát. Chân lý chẳng phải ở chỗ có hay không, chẳng ở chỗ tìm kiếm hay không tìm kiếm, chẳng ở chõ đúng - sai, tốt - xấu v v... Nó nằm ngoài các phạm trù đối đãi ấy.

Nếu có gì sai tôi xin các đ/h tha lỗi.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
hlich
Bài viết: 1217
Ngày: 09/12/08 14:16
Giới tính: Nam

Re: Hỏi về kinh tương ưng bộ Pali và kinh Tạp A-hàm Hán Tạng

Bài viết chưa xem gửi bởi hlich »

tangbong
góp ý cho đa dạng mà đ/h, đâu chỉ có nhị biên "đúng" và "sai" :D
đ/h nói nhị biên cũng hay vì chủ trương trung đạo của phật giáo là vậy; mình thêm một nhị biên khác là hai trường phái "khắc khổ" và "khoái lạc"

đọc bản dịch Anh ngữ thì người dịch dùng chữ "take a footing" và "exert"; hai từ này hàm nghĩa gắng sức; có thể câu trả lời của Đức Phật muốn nói vượt phiền não cái quan trọng không ở công sức mà là ở trí tuệ?
:)


whale
Bài viết: 350
Ngày: 23/09/09 02:04
Giới tính: Nam

Re: Hỏi về kinh tương ưng bộ Pali và kinh Tạp A-hàm Hán Tạng

Bài viết chưa xem gửi bởi whale »

hlich đã viết:tangbong
góp ý cho đa dạng mà đ/h, đâu chỉ có nhị biên "đúng" và "sai" :D
đ/h nói nhị biên cũng hay vì chủ trương trung đạo của phật giáo là vậy; mình thêm một nhị biên khác là hai trường phái "khắc khổ" và "khoái lạc"

đọc bản dịch Anh ngữ thì người dịch dùng chữ "take a footing" và "exert"; hai từ này hàm nghĩa gắng sức; có thể câu trả lời của Đức Phật muốn nói vượt phiền não cái quan trọng không ở công sức mà là ở trí tuệ?
:)
Nếu cái vượt qua phiền não mà không cần công sức thì đáng lẽ phải loại bỏ chánh tinh tấn ra khỏi chánh đạo; do vậy theo mình exert hay take a footing("bước tới") ở đây có thể nghĩa là tà tinh tấn;hoặc là say mê hành các pháp khổ hạnh vô ích.

Đồng ý đồng ý về ý kiến trung đạo. :)


hlich
Bài viết: 1217
Ngày: 09/12/08 14:16
Giới tính: Nam

Re: Hỏi về kinh tương ưng bộ Pali và kinh Tạp A-hàm Hán Tạng

Bài viết chưa xem gửi bởi hlich »

tangbong
không cần công sức
đâu có ai nói không cần công sức, chỉ nói trí tuệ quan trọng hơn nữa thôi
:D


whale
Bài viết: 350
Ngày: 23/09/09 02:04
Giới tính: Nam

Re: Hỏi về kinh tương ưng bộ Pali và kinh Tạp A-hàm Hán Tạng

Bài viết chưa xem gửi bởi whale »

Tam Tạng đã viết: V. Bao Nhiêu Phải Cắt Ðoạn. (S.i,5)

... Ðứng một bên, vị Thiên ấy nói lên bài kệ này trước mặt Thế Tôn:

Phải cắt đoạn bao nhiêu,
Phải từ bỏ bao nhiêu,
Tu tập thêm bao nhiêu,
Vượt qua bao trói buộc,
Ðể được có danh xưng,
Tỷ-kheo vượt bộc lưu?

(Thế Tôn):

Phải cắt đoạn đến năm,
Phải từ bỏ đến năm,
Tu tập thêm năm pháp (lực),
Vượt qua năm trói buộc,
Ðể được có danh xưng,
Tỷ-kheo "vượt bộc lưu".
Xin hỏi cắt đoạn đến 5 là cắt đoạn những gì?
Từ bỏ đến 5 là từ bỏ những gì?
Tu tập thêm 5 là tu tập thêm gì?
Vượt qua 5 trói buộc nào?

Xin được cho ý kiến tangbong cafene


hlich
Bài viết: 1217
Ngày: 09/12/08 14:16
Giới tính: Nam

Re: Hỏi về kinh tương ưng bộ Pali và kinh Tạp A-hàm Hán Tạng

Bài viết chưa xem gửi bởi hlich »

tangbong
đây là một lối giải thích
năm cắt đoạn: tham, sân, thân kiến, giới cấm thủ, nghi - còn gọi là năm hạ phần kiết sử, hạ vì thuộc cõi dục
năm từ bỏ: sắc tham, vô sắc tham, trạo cử, mạn, vô minh - còn gọi là năm thượng phần kiết sử, thượng vì thuộc hai cõi sắc và vô sắc
năm tu tập: tín, tấn, niệm, định, tuệ
năm trói buộc: tham, sân, si, mạn, kiến
:)


whale
Bài viết: 350
Ngày: 23/09/09 02:04
Giới tính: Nam

Re: Hỏi về kinh tương ưng bộ Pali và kinh Tạp A-hàm Hán Tạng

Bài viết chưa xem gửi bởi whale »

hlich đã viết:tangbong
đây là một lối giải thích
năm cắt đoạn: tham, sân, thân kiến, giới cấm thủ, nghi - còn gọi là năm hạ phần kiết sử, hạ vì thuộc cõi dục
năm từ bỏ: sắc tham, vô sắc tham, trạo cử, mạn, vô minh - còn gọi là năm thượng phần kiết sử, thượng vì thuộc hai cõi sắc và vô sắc
năm tu tập: tín, tấn, niệm, định, tuệ
năm trói buộc: tham, sân, si, mạn, kiến
:)
Sadhu;sadhu! Sadhu;avuso! :D tangbong kinhle


whale
Bài viết: 350
Ngày: 23/09/09 02:04
Giới tính: Nam

Re: Hỏi về kinh tương ưng bộ Pali và kinh Tạp A-hàm Hán Tạng

Bài viết chưa xem gửi bởi whale »

Chư hiền;xin hỏi một bài kinh nữa;cũng trong tương ưng Chư Thiên:

VI. Tỉnh Giác (S.i,5)

... Ðứng một bên, vị Thiên ấy nói lên bài kệ này trước mặt Thế Tôn:

Có bao pháp mê ngủ,
Khi pháp khác tỉnh giác?
Có bao pháp tỉnh giác,
Khi pháp khác mê ngủ?
Có bao nhiêu việc làm
Ðưa ta đến trần cấu?
Có bao nhiêu việc làm
Khiến ta được thanh tịnh?

(Thế Tôn):

Có năm pháp mê ngủ,
Khi pháp khác tỉnh giác,
Có năm pháp tỉnh giác,
Khi pháp khác mê ngủ.
Chính có năm việc làm
Ðưa ta đến trần cấu,
Chính có năm việc làm
Khiến ta được thanh tịnh.


Xin được hỏi:
i) Năm pháp mê ngủ đó là những pháp nào?
ii) Năm pháp tỉnh giác đó là những pháp nào?
iii) Năm việc làm đưa đến trần cấu là năm việc nào?
iv) Năm việc làm đưa đến thanh tịnh là năm việc nào?


(Ý kiến của tôi là thế này: 5 pháp mê ngủ: 5 triền cái. Năm pháp tỉnh giác: 5 chi thiền tầm;tứ;hỷ;lạc;nhất tâm.Năm việc làm đưa đến trần cấu: vi phạm ngũ giới. 5 việc làm đưa đến thanh tịnh: phát triển ngũ căn:tín tấn niệm định tuệ.)

Chưa chắc chắn;xin được cho ý kiến từ chư hiền giả. tangbong


hlich
Bài viết: 1217
Ngày: 09/12/08 14:16
Giới tính: Nam

Re: Hỏi về kinh tương ưng bộ Pali và kinh Tạp A-hàm Hán Tạng

Bài viết chưa xem gửi bởi hlich »

tangbong
năm đưa đến trần cấu là năm triền cái - tham dục, ác ý, hôn trầm thụy miên, trạo cử hối hận, nghi
năm đưa đến thanh tịnh là năm lực - tín, tấn, niệm, định, tuệ

bốn câu đầu nói đến tính "bất cộng đái thiên" của hai cặp năm trên, khi năm lực hoạt động thì không có năm triền cái và ngược lại
:)


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.12 khách