Hỏi về kinh tương ưng bộ Pali và kinh Tạp A-hàm Hán Tạng

Có những đoạn kinh luận đọc không hiểu, hiểu mà không thấu đáo, chẳng biết hỏi ai ? Mời đem vào đây để mọi người cùng nhau thảo luận học hỏi...

Điều hành viên: binh

hlich
Bài viết: 1217
Ngày: 09/12/08 14:16
Giới tính: Nam

Re: Hỏi về kinh tương ưng bộ Pali và kinh Tạp A-hàm Hán Tạng

Bài viết chưa xem gửi bởi hlich »

tangbong
từ magadha cổ đến chữ phạn hay chữ pali là những thay đổi, nhưng chưa tới mức gọi là phiên dịch
:D


Hieule
Điều Hành Viên
Bài viết: 767
Ngày: 21/02/09 20:06
Giới tính: Nam
Đến từ: California

Re: Hỏi về kinh tương ưng bộ Pali và kinh Tạp A-hàm Hán Tạng

Bài viết chưa xem gửi bởi Hieule »

Theo chỗ tôi biết thì ỡ Sri Lanka, Miến, Thái, Lào, và Miên thì ho. tung. hoăc. đoc. kinh bằng tiếng Pali chứ không dich. ra như Viêt. Nam chúng ta và các nước theo Phât. Giáo phát triễn khác.

Pali và Sanskrit đồng môt. hê. (đai. đễ giống British English và American English)


Sabbe sankhara anicca
Sabbe sankhara dukkha
Sabbe dhamma anatta.
whale
Bài viết: 350
Ngày: 23/09/09 02:04
Giới tính: Nam

Re: Hỏi về kinh tương ưng bộ Pali và kinh Tạp A-hàm Hán Tạng

Bài viết chưa xem gửi bởi whale »

tangbong Cá nhân tôi thấy khi đọc bốn bộ A hàm dịch từ Hán Tạng của đại tạng kinh việt nam thì thấy nhiều chỗ giản dị và dễ hiểu hơn bên Pali dịch sang(và ngược lại).Rõ ràng là tạng Pali ngày nay chứa nhiều tư tưởng nguyên thủy và "kim ngôn" của đức Phật tuy nhiên có thể thấy là đây là thể loại văn Pali đã được chau truốt lại khá nhiều qua nhiều thời kỳ;trong khi từ bên Hán Tạng và Sanskrit tạng(đã mất) dịch sang lại thô phác và nhiều đoạn xem ra còn nguyên thủy hơn cả bên Pali tạng(đây là điều mà tôi đã đọc và cảm nhận được-chứ ko phải chỉ là do lời những học giả nói)

Về phần tra cứu kinh bằng tiếng Anh("tạng Anh");hiển nhiên điều này rất bổ ích;kinh Pali ngày nay chúng ta đọc được là do công lao khó nhọc của hội Pali London;và cũng không phải là tiếng Pali thực sự mà là tiếng Pali đã được Latinh hóa.Tầm quan trọng của tiếng Anh với tiếng Pali cũng tương đương như tiếng Hoa và Sanskrit.Đa phần các học giả nghiên cứu Pali tạng cũng sử dụng tiếng Anh và tôi cũng rất thích tra những bản kinh được dịch sang tiếng Anh;tuy nhiên thời gian gần đây khi nghiên cứu a hàm thì tôi thấy rằng ko thể đánh giá thấp tạng này...

Đạo hữu hlich ko đọc kinh A hàm thì hơi đáng tiếng đấy bởi hai bộ này bổ túc cho nhau; kinh A hàm như tôi đã nói;có nhiều đoạn còn nguyên thủy hơn cả nikayas;mặc dầu được chuyển tải qua hai hệ chữ Sanskit và Hán.Còn nếu vì lý do tiết kiệm thời gian mà đạo hữu ko đọc A hàm thì tôi hiểu và ko có ý kiến gì :D


hlich
Bài viết: 1217
Ngày: 09/12/08 14:16
Giới tính: Nam

Re: Hỏi về kinh tương ưng bộ Pali và kinh Tạp A-hàm Hán Tạng

Bài viết chưa xem gửi bởi hlich »

tangbong
có nhiều đoạn còn nguyên thủy hơn cả nikayas
cũng có thể nhờ sự sáng tạo của người dịch mà đ/h cảm thấy như vậy; mình đã nói là coi hai bộ kinh a hàm và nikaya tương đương, tuy nhiên mình chỉ chọn một thôi vì không có ý định nghiên cứu sâu
:D


Hieule
Điều Hành Viên
Bài viết: 767
Ngày: 21/02/09 20:06
Giới tính: Nam
Đến từ: California

Re: Hỏi về kinh tương ưng bộ Pali và kinh Tạp A-hàm Hán Tạng

Bài viết chưa xem gửi bởi Hieule »

Theo tôi thì A hàm (Agamas) hay Nikaya cũa Nguyên Thũy đều giống nhau (90% tương đương). Đoc. bô. nào cũng đươc. không nhất thiết phãi đoc. cã hai, miễn hiễu ý đễ thưc. hành thì đươc. rồi. Quan trong. hơn là chĩ cần đoc. môt. vài bô. tiêu biễu nhưng phãi đoc. đi đoc. lai. nhiều lần.

Thiết. ra nhiều khi chấp vào văn tư. quá thì cũng mất thì giờ và không có lơi. gì.

Như miền bắc kêu bằng "hoa nhài" miền nam thì kêu bằng "bông lài".

Giống như ĐH Hlich có nói người dich. nhiều khi phãi làm cho câu văn gẫy gon., bõ bớt những chỗ trùng tung., chĩnh lai. dấu chấm phấy đễ người đoc. dễ tiếp thu với lời day. cũa Như Lai thì đây cũng là môt. điễm hay và làm cho người đoc. không cãm thấy chán.

Theo tôi biết thì kinh Phât. hay ỡ chỗ không nhất thiết phãi đoc. hết môt. đoan. mới hiễu. Nhiều khi chĩ cần đoc. môt. vài câu rồi tư duy thiền đinh. suy gẫm quán xét tai. sao Như Lai lai. nói vây. thì hay hơn là đoc. nhiều.....nhưng không hẵn ai cũng kiên nhẫn đươc. vây.

Còn nếu nói vì tang. Pali vì dễ đoc. hơn nên cần đoc. thêm kinh A Hàm (Agamas) đễ đãm bão rằng dich. giã không dich. sót thì cã đời cũng không đoc. hết đươc. kinh Phât. Vây. thì chừng nào mới có thì giờ đưa cái mình hoc. trong kinh vào sữ dung.

Tôi có đoc. những bô. kinh Nikaya do Rupert Gethin, John J. Holder, và HT Bodhi thì tôi thấy không trỡ ngai. gì hết và cũng không cần đoc. lai. bô. Agamas làm gì.

Hiếu ý đễ thưc. hành thì đươc. Còn nếu dich. y chang chưa chắc đã nói đúng ý Như Lai vì:

Nhiều khi Như Lai nói vây. mà không phãi vây.
Nhiều khi Như Lai không nói vây. mà là vây.
Nhiều khi Như Lai nói vây. là vây.

tangbong


Sabbe sankhara anicca
Sabbe sankhara dukkha
Sabbe dhamma anatta.
whale
Bài viết: 350
Ngày: 23/09/09 02:04
Giới tính: Nam

Re: Hỏi về kinh tương ưng bộ Pali và kinh Tạp A-hàm Hán Tạng

Bài viết chưa xem gửi bởi whale »

Hieule đã viết:Đoc. bô. nào cũng đươc. không nhất thiết phãi đoc. cã hai, miễn hiễu ý đễ thưc. hành thì đươc. rồi. Quan trong. hơn là chĩ cần đoc. môt. vài bô. tiêu biễu nhưng phãi đoc. đi đoc. lai. nhiều lần.
Thiết. ra nhiều khi chấp vào văn tư. quá thì cũng mất thì giờ và không có lơi. gì.Như miền bắc kêu bằng "hoa nhài" miền nam thì kêu bằng "bông lài".
Chính xác. :D
Hieule đã viết:Theo tôi biết thì kinh Phât. hay ỡ chỗ không nhất thiết phãi đoc. hết môt. đoan. mới hiễu. Nhiều khi chĩ cần đoc. môt. vài câu rồi tư duy thiền đinh. suy gẫm quán xét tai. sao Như Lai lai. nói vây. thì hay hơn là đoc. nhiều.....nhưng không hẵn ai cũng kiên nhẫn đươc. vây.
Đúng một phần;vì có rất nhiều chỗ phải đọc cả đoạn;đọc cả bài mới hiểu được;đặt nó vào hoàn cảnh của bài kinh mới hiểu được;nếu không thì dễ suy luận chệch đường ray.Ví dụ như tôi trích một câu nói của đạo hữu ra ngoài ngữ cảnh nó có thể bị xuyên tạc ngay.
Hieule đã viết:Còn nếu nói vì tang. Pali vì dễ đoc. hơn nên cần đoc. thêm kinh A Hàm (Agamas) đễ đãm bão rằng dich. giã không dich. sót thì cã đời cũng không đoc. hết đươc. kinh Phât. Vây. thì chừng nào mới có thì giờ đưa cái mình hoc. trong kinh vào sữ dung.
Không tôi ko nói đọc hết;tôi nói chỉ tham khảo khi cần thôi.Nếu đạo hữu nào không cần vì khả năng sử dụng tiếng Anh và tiếng Pali tốt rồi thì thôi.
Hieule đã viết:Tôi có đoc. những bô. kinh Nikaya do Rupert Gethin, John J. Holder, và HT Bodhi thì tôi thấy không trỡ ngai. gì hết và cũng không cần đoc. lai. bô. Agamas làm gì.
Thế thì tốt quá =D> kinhle
Hieule đã viết: Hiếu ý đễ thưc. hành thì đươc. Còn nếu dich. y chang chưa chắc đã nói đúng ý Như Lai vì:
Nhiều khi Như Lai nói vây. mà không phãi vây.
Nhiều khi Như Lai không nói vây. mà là vây.
Nhiều khi Như Lai nói vây. là vây.

tangbong
tangbong :D


whale
Bài viết: 350
Ngày: 23/09/09 02:04
Giới tính: Nam

Re: Hỏi về kinh tương ưng bộ Pali và kinh Tạp A-hàm Hán Tạng

Bài viết chưa xem gửi bởi whale »

Tôi đọc kinh Tương Ưng Bộ;có đoạn này không hiểu lắm;đạo hữu nào giải thích cho tôi về "sân giới" và những "hệ lụy" của nó với. :D

II. Có Nhân (Ðại 2, 115c, Ðan Tạp 2, Ðại 2,497c, Ðại 2, 504) (S.ii,151)
5) Này các Tỷ-kheo, do duyên sân giới, sân tưởng sanh khởi. Do duyên sân tưởng, sân tư duy sanh khởi... sân dục... sân nhiệt tình... sân tầm cầu sanh khởi. Này các Tỷ-kheo, do tầm cầu sân tầm cầu, kẻ vô văn phàm phu thực hành tà hạnh theo ba xứ: thân, ngữ, ý.

http://www.buddhanet.net/budsas/uni/u-k ... tu2-14.htm


hlich
Bài viết: 1217
Ngày: 09/12/08 14:16
Giới tính: Nam

Re: Hỏi về kinh tương ưng bộ Pali và kinh Tạp A-hàm Hán Tạng

Bài viết chưa xem gửi bởi hlich »

tangbong
từ hành sân (sân giới) đến sự tạo nghiệp qua thân, ngữ, ý là một diễn biến tâm lý như sau,

tưởng - tưởng đến
tư duy - quyết
dục - muốn
nhiệt tình - muốn mạnh thêm
tầm cầu - phải thực hiện cái muốn

dục, nhiệt tình, tầm cầu trong thắng pháp là các tâm tốc hành ngay sau khi tư duy
:)


whale
Bài viết: 350
Ngày: 23/09/09 02:04
Giới tính: Nam

Re: Hỏi về kinh tương ưng bộ Pali và kinh Tạp A-hàm Hán Tạng

Bài viết chưa xem gửi bởi whale »

Có nghĩa là "sân giới" ở đây hàm ý là nơi chất chứa những nguyên liệu của sân;và nơi đó chính là hành uẩn? Ví như một người có thói quen hay nổi sân tức là đã chất chứa vào hành uẩn của mình phong phú thêm "sân giới"?Phải chăng giới ở đây cũng có nghĩa là khu vực-dhatu (dosa-dhatu?)

Còn về "dục giới" ở phía trên có phải chính là với "dục giới" (kama-dhatu) mà tính từ địa ngục A tỳ đến cõi trời tha hóa tự tại hay là khác? :D


hlich
Bài viết: 1217
Ngày: 09/12/08 14:16
Giới tính: Nam

Re: Hỏi về kinh tương ưng bộ Pali và kinh Tạp A-hàm Hán Tạng

Bài viết chưa xem gửi bởi hlich »

tangbong
vâng sân giới dục giới ở đây theo thắng pháp là các tâm sở bất thiện; hành uẩn là tập hợp của các tâm sở ngoài thọ và tưởng

cũng là chữ dhatu nhưng tùy đang nói gì mà các "khu vực được phân biệt" được hiểu trong phạm trù nào; ở đây là phạm trù tâm sở
:)


whale
Bài viết: 350
Ngày: 23/09/09 02:04
Giới tính: Nam

Re: Hỏi về kinh tương ưng bộ Pali và kinh Tạp A-hàm Hán Tạng

Bài viết chưa xem gửi bởi whale »

Nhưng nếu vậy thì cũng có tâm sở "hại";tại hạ không thấy "hại tâm sở" được nói đến trong 14 tâm sở bất thiện trong thắng pháp tập yếu luận? :D


hlich
Bài viết: 1217
Ngày: 09/12/08 14:16
Giới tính: Nam

Re: Hỏi về kinh tương ưng bộ Pali và kinh Tạp A-hàm Hán Tạng

Bài viết chưa xem gửi bởi hlich »

tangbong
kinh và luận không nhất thiết giống nhau y hệt; kinh chỉ nói ba giới ở chỗ này trong khi luận lại liệt ra tới mười bốn tâm sở bất thiện; nếu luận có tâm sở hại thì sẽ có câu hỏi là tại sao mười một tâm sở còn lại không được kinh nói đến?
:D


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.25 khách