chẳng xả trí huệ...?

Có những đoạn kinh luận đọc không hiểu, hiểu mà không thấu đáo, chẳng biết hỏi ai ? Mời đem vào đây để mọi người cùng nhau thảo luận học hỏi...

Điều hành viên: binh

Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: chẳng xả trí huệ...?

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

Asoka đã viết:Vừa rồi mình xem quyển '6 cửa vào động thiếu thất', thấy có ghi thế này 'Kinh nói: 'chẳng xả trí huệ gọi là ngu si' không biết lời kinh đó nằm trong bộ kinh nào? Có vị đ/h nào biết thì xin trích dẫn giùm cho 1 đoạn, sẵn tiện giải thích giùm luôn :D ? trí huệ ở đây là trí tuệ phàm phu hay trí huệ Phật? Vì sao phải xả bỏ? kinh dc đức Phật nói ra trong trường hợp nào?

Trí tuệ ở đây là đối với Vô Minh mà có.

Nhưng bản chất của Trí Tuệ giống Vô Minh vì không có Tự Ngã, Tự Tánh. Nếu cho rằng ta có trí tuệ, ta có vô minh thì không hợp với Tinh Thần Bát Nhã vì "không có vô minh, cũng không có cái hết vô minh" thì làm gì có trí tuệ? Ngay nơi đó trí tuệ bát nhã được hiển bài!

Nhưng đó chỉ là cách nói để khi hành giả đạt trí tuệ cao mà vẫn không chấp vào rằng "CÓ" trí tuệ. Nếu nói có thì hãy đem nó ra cho mọi người xem! Giống như hỏi tâm ở đâu vậy, cho tâm ở chổ nào thì cũng là không hợp lý (Kinh Lăng Nghiêm 7 chổ tìm tâm).

Một niệm "có" liền mê. Một niệm "Không" cũng liền mê. Cho có trí tuệ là mê rồi. Cho không có trí tuệ cũng là mê. Cho nên "chẳng xả trí tuệ thì gọi là ngu si, hoặc vô minh". Ngược lại "Xã trí tuệ thì cũng gọi là ngu si" nữa. Bởi vì cho trí tuệ là "có" nên có thể xả và chẳng xa (chấp thủ). Nói sao cũng dính cả :) ngay nơi khi tôi đang viết giải thích đây thì cũng là "chấp" vậy. Cho nên đừng dính vào lời tôi nói nhé!

Thật ra học Kinh Lăng Nghiêm hiểu rỏ sẽ giải đáp được vấn đề nầy. Vậy tôi xin trích một đoạn của Kinh Lăng Nghiêm do HT Thích Thiện Hoa dịch trong quyển Phật Học Phổ Thông phần Đại Cương Kinh Lăng Nghiêm (vì ngài dịch dễ hiểu):
Phật dạy :
-Này Phú Lâu Na , như lời ông hỏi “Chân tâm đã vốn thanh tịnh, tại sao sanh ra sơn hà đại địa, thế giới và chúng sanh.”

Vậy ông có thường nghe ta nói : “Chân tâm nhiệm mầu vắng lặng mà thường sáng suốt chiếu soi “ không? (tánh giác diệu minh bản giác minh diệu).

Phú Lâu Na thưa :
-Bạch Thế Tôn, con có thường nghe Phật dạy như thế.

Phật hỏi :
-Vậy chân tâm này, ông cho nó tự có tánh sáng suốt chiếu soi (phân biệt) hay là không có sáng suốt chiếu soi ?

Phú Lâu Na thưa :
-Nó sẵn có tánh sáng suốt chiếu soi (phân biệt) nên mới gọi là tâm. Nếu không có tánh sáng suốt chiếu soi (phân biệt) thì không gọi là tâm, vì nó không phân biệt được cái gì cả.

Phật dạy :
-Như lời ông nói “nếu nó không sáng suốt chiếu soi (phân biệt thì không phải là tâm, vì nó không phân biệt được cái gì cả”. Vậy ông có hiểu chăng: nếu có chiếu soi phân biệt, thì không phải là chân (vì có năng phân biệt thì phải có bị phân biệt), còn không có chiếu soi phân biệt, thì chẳng phải là tâm. Nếu tâm mà không sáng suốt thì không phải là chân tâm thanh tịnh rồi.

Ông nên hiểu : Chân tâm vẫn sáng suốt, vì ông vọng chấp cái “sáng suốt phân biệt” làm tâm, nên thành ra có năng phân biệt (tâm) và bị phân biệt (cảnh).

Chân tâm của ông không phải cái “bị phân biệt”, nhưng vì ông khởi ra cái “năng phân biệt”, nên nó (chân tâm) trở thành cái “bị phân biệt” (cảnh). Đã vọng thành cái “bị phân biệt”, cố nhiên ở nơi ông phải vọng sanh ra cái “năng phân biệt”.

Thế là ở nơi chân tâm của ông vẫn thanh tịnh không có năng và sở, mà thoạt vậy thành ra có năng và sở (vô đồng dị trung, xí nhiên thành dị).
Ngài Phú Lâu Na hiện thân chấp cái "Sáng suốt phân biệt hoặc Trí Tuệ" làm tâm.

Nhưng Phật dạy chân tâm của mỗi người vốn đều thanh tịnh sáng suốt. Nhưng nếu chấp cho tâm "không có phân biệt" thì nó không phải là tâm. Còn nếu chấp cho "cái sáng suốt phân biệt" làm tâm thì nó không phải là chân tâm. Vì sao vậy?

Bởi khi đã cho cái sáng suốt phân biệt làm tâm thì cái "sáng suốt phân biệt" đã có năng (cái phân biệt) thì tức phải có sở (cái bị phân biệt). Từ có cái phân biệt mà thành có cái bị phân biệt, rồi từ đó lại tiếp tục sanh ra các thứ phân biệt và bị phân biệt khác trùng trùng thành ra có núi sông đại địa (muốn tìm hiểu thêm thì xin đọc tiếp vì không có thì giờ viết hết).

Ở đây chúng ta hiểu "một niệm bất giác liền mê" là như vậy.

Chấp có trí tuệ cũng như thế. Đã có cái phân biệt tức sẽ có cái bị phân biệt.


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: chẳng xả trí huệ...?

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Trả lời hay mà trích dẫn cũng hay nữa. tangbong kinhle


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
donavn
Bài viết: 15
Ngày: 24/08/09 07:20
Giới tính: Nam
Đến từ: viet nam

Re: chẳng xả trí huệ...?

Bài viết chưa xem gửi bởi donavn »

"chẳng xả trí huệ gọi là ngu si".

Tôi tìm trong từ điển Phật học Việt - Anh có từ
Trí tuệ. Jnàna as Trí knowledge and Prajnà as Tuệ discernment, i.e. knowledge of things and realization of truth; in general knowledge and wisdom.

knowledge: kiến thức, sự hiểu biết, sự am hiểu
discernment: sự nhận thức rõ, sự sáng suốt
Theo tôi hiểu nôm na thì "trí huệ" gần nghĩa với "trí tuệ" là "sự hiểu biết sáng suốt" hay "sự hiểu biết như thật".

Theo các đạo hữu nói rất phải, quá trình tu tập qua rất nhiều giai đoạn, mỗi giai đoạn có sự hiểu biết khác nhau. Ví như chúng ta vào lớp mẫu giáo, rồi đến lớp 1, lớp 2, lớp 3, lớp 4, lớp 5, lớp 6, lớp 7, lớp 8, lớp 9, lớp 10, lớp 11, lớp 12, trung cấp, cao đẳng, đại học, cao học,...

Ở mỗi giai đoạn chúng ta học được những sự hiểu biết khác nhau. Các đạo hữu thấy đó, thật là ngu si nếu chúng ta cứ khư khư giữ mãi cái kiến thức của lớp mẫu giáo, không chịu lên lớp 1. Tôi còn nhớ rất rõ ràng, cái thuở tôi còn ở ngôi trường mẫu giáo, mẹ tôi đưa tôi vào lớp 1 tôi không chịu đi, tôi đòi đến trường mẫu giáo thôi. Vì ở đó tôi thấy có bao nhiêu đồ chơi, bao nhiêu là tranh vẽ, con thú, xích đu,... Bây giờ tôi phải từ bỏ ngôi trường đó, đến một trường không có đồ chơi, không có xích đu,... mà ở đó chỉ có cài bảng đen và bàn ghế thật là không vui cho tôi. Hồi đó tôi suy nghĩ như vậy.

Quí đạo hữu có bao giờ học lớp mẫu giáo như tôi không ? Tôi suy tư nhiều lần và hiểu đại ý như vậy, có chỗ nào không phải xin quí đạo hữu góp ý cho.
Từ điển Phật học tôi tra ở đây: http://www.niemphat.com/tu%20dien%20pha ... nh/t2.html
Sửa lần cuối bởi donavn vào ngày 07/12/09 06:00 với 2 lần sửa.


Asoka
Bài viết: 44
Ngày: 25/08/09 08:13
Giới tính: Nữ

Re: chẳng xả trí huệ...?

Bài viết chưa xem gửi bởi Asoka »

Trong tạng kinh thì ''Thiếu thất lục môn'' được xếp vàp tạng luận, tức là những luận giải của các vị tổ sư. Về câu đang bàn được trích trong phần ''cửa thứ năm: Ngộ Tánh Luận'' Trong văn dùng rất nhiều câu bắt đầu bằng Kinh nói. Xin liệt kê thêm các trường hợp sau:
Phàm là đạo, phải lấy sự tịch diệt làm thể,
còn tu, lấy sự lìa hình tướng làm tông,
nên kinh nói:Tịch diệt là bồ đề
Diệt hết hình tướng đó.
là Phật, nghĩa là Giác vậy.
Người có giác tâm, được đạo bồ đề, nên gọi là Phật.
Kinh nói:Lìa tất cả tướng tức gọi là chư Phật
Đoạn khác:
Ngưới vô trí không tin chính cái tâm sáng tỏ được pháp này làm bậc thánh. Họ chỉ màng cầu xa học ngoài, mến chuộng hình tượng Phật ngoài trới cùng ánh sáng hương sắc đủ thứ, toàn là việc làm đọa tà kiến, mất tâm, cùn trí.
Kinh nói:Nếu thấy các tướng chẳng phải tướng, tức thấy Như Lai[
/b]
Đoạn nữa:
Không gì là chẳng thừa mà cũng không gì được gọi là thừa, suốt ngày thừa mà chưa hề thừa, đó gọi là Phật thừa.
Kinh nói:lấy vô thừa làm Phật thừa vậy


Trong pháp bình đẳng chẳng thấy phàm khác với thánh,
Kinh nói: Pháp bình đẳng ấy, người phàm không thể vào, mà bậc thánh cũng không thể hành được
và còn nhiều nữa... Những trích dẫn sau thì không nhớ rõ chứ có hai đọan rõ là lấy từ kinh Kim Cang, và đúng từng chữ, không hề nói đại ý gì cả. Vì thế nên mình nghĩ là câu: Chẳng xả trí huệ... theo mạch văn trong bài cũng là một câu được trích dẫn chính xác 100% từ trong Kinh, có điều Kinh Phật thì rộng lớn, là lỗi do chúng ta ngu mê không thể biết hết được.
Chỉ là bỗng dưng đọc đoạn văn trên mình thấy câu Chẳng xả trí huệ... đó rất hay :) , nên muốn biết rõ nó nằm trong bản kinh nào. Cám ơn các đạo hữu đã có nhiều ý kiến hay và bổ ích, mình xin lắng nghe và học hỏi ;)


một ngày đã hết
mạng cũng giảm dần
như cá cạn nước
thử hỏi vui gì?
hlich
Bài viết: 1217
Ngày: 09/12/08 14:16
Giới tính: Nam

Re: chẳng xả trí huệ...?

Bài viết chưa xem gửi bởi hlich »

tangbong
như đ/h Asoka đã thấy đó, có hai trường hợp,
1. chỉ nói "kinh nói"
2. trích thêm tên kinh - trích đoạn tỉ mỉ từng chữ, có thể kết luận không nói đại ý

trước khi đặt vấn đề trường hợp 1 trích đại ý hay không, chúng ta nên đặt vấn đề tại sao không trích tên? đ/h có ý kiến gì chăng? nói đến mạch văn, mình cảm thấy mạch văn của trích đoạn của hai trường hợp trích dẫn không giống nhau?
:)


hlich
Bài viết: 1217
Ngày: 09/12/08 14:16
Giới tính: Nam

Re: chẳng xả trí huệ...?

Bài viết chưa xem gửi bởi hlich »

tangbong
Nói Về Các Hệ Kinh Thì Kinh Hệ Bát Nhã Chưa Phải Là Nghĩa Rốt Ráo Bởi Vì Chỉ Mới Phá Chấp Mà Chưa Chỉ Thẳng Tánh.
Tánh Không thì vô tướng, cho nên mình nghĩ hệ bát nhã rốt ráo không chịu chỉ, bỏ hết thì nhập? vì tu hành là những giai đoạn "lột xác", còn xác thì còn phải lột
:)


Hình đại diện của người dùng
Admin I
Bài viết: 210
Ngày: 16/06/07 20:05

Re: chẳng xả trí huệ...?

Bài viết chưa xem gửi bởi Admin I »

nên Kinh nói:Tịch diệt là bồ đề
Đây Là Từ Kinh Duy Ma Cật.
Kinh nói:Lìa tất cả tướng tức gọi là chư Phật
Đây Là Kinh Kim Cang
Kinh nói:Nếu thấy các tướng chẳng phải tướng, tức thấy Như Lai
Đây Là Kinh Kim Cang

Trong Luận Có Tổ Thì Nói Ra Tên Kinh Có Tổ Thì Chỉ Dẫn Lời Kinh Mà Không Nói Ra Tên Kinh.

Chỉ Có Trong Luận Của Các Tổ Ấn Độ Thì Luôn Luôn Dẫn Ra Tên Kinh Chính Xác Có Khi Còn Nói Là Trong Phẩm Nào.


Chư Tỷ-kheo, xưa cũng như nay, ta chỉ giảng nói về khổ và sự diệt khổ. MN. 22

Khônb bệnh lợi tối thắng, Niết-bàn lạc tối thượng, bát chánh là độc đạo. An ổn và bất tử. MN. 75.
hienvuong0853
Bài viết: 19
Ngày: 05/09/10 08:19
Giới tính: Nam
Đến từ: khong tu dau den cung chang di ve dau

Re: chẳng xả trí huệ...?

Bài viết chưa xem gửi bởi hienvuong0853 »

hi. tâm vốn bất nhị, không ngu si cũng chẳng trí huệ. nếu phật thấy có trí huệ tức phật đó ngu si, nếu phàm phu không trụ đó là phật.
chúng sanh thường cho mình học rộng hiểu nhiều, cho đó là trí huệ, là thông minh,đó chỉ là ngã chấp, là có Ngã, Nhân, Chúng sanh, thọ giả. vì muốn diệt trừ ngã chấp đó nên nói:" không xả bỏ trí huệ tức ngu si". lại nói, tam giới vốn không thể có thì lấy gì để hiểu biết. kinh nói: vô nhãn nhĩ tỉ thiệt thân ý. như vậy đi vậy.
nếu có chổ nào sai xin quý đạo hữu nói giúp.


Hình đại diện của người dùng
tinhnghia
Bài viết: 694
Ngày: 18/07/10 22:32
Giới tính: Nam
Đến từ: TP.HCM

Re: chẳng xả trí huệ...?

Bài viết chưa xem gửi bởi tinhnghia »

''Phật Pháp còn phải buông bỏ huống chi là Phi Pháp''
(Kinh Kim Cương)


vũ ngọc anh
Bài viết: 221
Ngày: 20/12/10 17:39
Giới tính: Nữ
Đến từ: Hà Nội

Re: chẳng xả trí huệ...?

Bài viết chưa xem gửi bởi vũ ngọc anh »

NHưng XẢ thế nào là cả vấn đề !...
Kẻo có cái Ý XẢ lại thành NẮM !.

Có cái Ý BUÔNG lại thành CHẤP !...

Thôi vận hành theo tự nhiên đi !...Nắm cho chán chê mê mệt khi nào chán quá..tức khắc XẢ mà chẳng có ý XẢ !...Mới thực XẢ !...

Kinh sách để ấn chứng thôi !...Muốn bắt chước theo chẳng được đâu !...Bắt chước là phá hỏng tính tự nhiên,quy trình của mọi việc !


Hình đại diện của người dùng
VO_HUU_BAT_KHONG606
Bài viết: 2587
Ngày: 08/04/08 22:33
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: ...
Đã cảm ơn: 1 time

Re: chẳng xả trí huệ...?

Bài viết chưa xem gửi bởi VO_HUU_BAT_KHONG606 »

vũ ngọc anh đã viết: Thôi vận hành theo tự nhiên đi !...Nắm cho chán chê mê mệt khi nào chán quá..tức khắc XẢ mà chẳng có ý XẢ !...Mới thực XẢ !...
Nếu như chưa được tự nhiên thì làm sao mà theo tự nhiên được. Không khéo lại rơi vào chấp pháp.

Có bệnh thì phải uống thuốc. Có bệnh thì chưa tự nhiên. Bệnh hết gọi là tự nhiên. Đối với tất cả các pháp chẳng nắm giữ, chẳng có ý niệm buông, vì có ý niệm buông tức là nắm giữ, chẳng dính mắc vào hai bờ nhị kiến đó gọi là theo tự nhiên. Người có trí tuệ theo tự nhiên như vậy chẳng thấy có "trí tuệ" để mà xả bỏ.

Cho rằng "chẳng xả bỏ hay xả bỏ trí tuệ" đều là chấp vào "thức", lầm nhận là "trí tuệ". Đối với tất cả các thức đều biết rõ ràng, chẳng bị thức lôi kéo, làm dính mắc mà chẳng đoạn diệt thức thì gọi là trí tuệ.

Đã nắm giữ pháp, có bệnh chấp thì phải thực hành buông xả, thực hành như vậy chẳng buông lung, bê trễ thì dần dần nguyên nhân căn bệnh sẽ lộ diện, chân tướng hiện tiền thì chẳng còn lầm lẫn nữa, gọi là hết bệnh. Tất cả pháp môn Phật dạy đều là giúp hành giả buông xả chấp pháp, là GIẢI THOÁT.


vũ ngọc anh
Bài viết: 221
Ngày: 20/12/10 17:39
Giới tính: Nữ
Đến từ: Hà Nội

Re: chẳng xả trí huệ...?

Bài viết chưa xem gửi bởi vũ ngọc anh »

Hình như ngôn ngữ của mình hay gây hiểu lầm thì phải ? :D ...Mà cái NET lại vô cùng hạn chế ...

Cái TỰ NHIÊN mà mình nói thì ko phải là "ko làm gì".Áp đặt cái Ý KO LÀM GÌ tức là phản tự nhiên rồi !

Nếu như chưa được tự nhiên thì làm sao mà theo tự nhiên được. Không khéo lại rơi vào chấp pháp.
---> Mọi thứ vẫn tự nhiên mà !...Nếu có theo thì mất tự nhiên rồi !...Tự nhiên giống như thời tiết đó !...Sáng nắng chiều mưa..trưa sương mù. :D .Đâu ai thay đổi được quy luật.Cho dù thời tiết bất thường cũng phải tuân thủ theo luật tự nhiên thôi !.
Môi trường sống của chúng ta ngày nay tàn tạ vậy là do chúng ta tác động quá nhiều vào tự nhiên !...Chúng ta càng muốn cải thiện đời sống bằng các kỹ thuật khoa học thì càng bị quy luật tự nhiên trừng phạt !.

Hành Pháp theo cách tự nhiên là "Buồn thì để buồn vậy đi".Giận dữ yêu ghét cũng đừng thêm những cái ý loằng ngoằng,chống đôi lại nó thì tình trạng lại càng nguy nan !...Khi chúng ta muốn cải thiện vấn đề tức là đã đi lạc lối !...Mọi vấn đề..tự bản chất nó đã cải thiện !...Chúng ta muốn "cải thiện" cái hoàn chỉnh thì lại thành "khuyết hãm".

Mọi thứ nó sinh rồi diệt !...Nếu để tự nhiên thì buồn đó..thoáng qua tự nó hết !...NHưng khi chúng ta cứ muốn chống đối lại buồn khổ thì buồn khổ lại càng gia tăng !..May ra chúng ta kìm nén được khoảng thời gian nào đó...nhưng nó có thể bùng nổ khi gặp những truờng hợp quá sức chịu đựng !...

Sức nhẫn nhục thì bao giờ cũng có giới hạn .ko thể nhờ NHẪN NHỤC mà nên đạo nghiệp !..Nhưng nếu biết nó là phương tiện thì ko sao cả ?...Nhưng nếu coi nó là SỞ ĐẮC,nhẫn nhuc được lại có cái ý thành tựu,sinh ngã chấp.Ta từ bi, ta thanh tịnh thì sai lầm...nguy hiểm cho việc TU !.

Mọi pháp môn đều dẫn tới giải thoát nhưng đỏi hỏi kỷ luật cực cao !...Sức tập trung cực lớn...Nếu chúng ta hiểu rõ những cái KHỔ của nội tâm...thì tự sẽ hình thành GIỚI mà ko có sự tuân thủ một cách cương ép !...nên những cái kHỔ mà chúng ta gặp ở đời nó giúp chúng ta rất nhiều >Mới có câu "Phiền não sanh tỏ ngộ,tỏ ngộ phá trừ phiền não".

Khi buồn khổ lên cực điểm thì tự nhiên chúng ta thoát được vấn đề !...Biết nguyên nhân do đâu mà buồn khổ !...Và rồi chúng ta sẽ ko lặp lại tập khí xấu đó để mình lại khổ tiếp.Tức chúng ta hình thành hiểu biết _TRÍ TUỆ !...CHúng ta thoát khỏi những khổ ải mà chúng ta tự trói !.

Vậy nên trói ở đâu,cởi ở đó !..Cứ phản kháng khổ...chúng ta bị bênh "KẾT ÁN VẤN ĐỀ" thì khó mà quan sát mọi thứ 1 cách khách quan !...DO đó cứ chạy lên xuống mà chưa thoát khỏi nỗi khổ tâm đó !.Để tự nhiên là vậy đó !...

TRên NET hạn chế lắm !...Nói lấp lửng thì có lỗi,gây mâu thuẫn với người khác.Nói dài chút lại hiểu nhầm thành tranh cãi !,mỏi tay nữa... :D .Đại khái là thế ... :D.

bạn Vô hữu bật không_nếu thấy gì mâu thuẫn,ko ổn_ Cứ phản ánh lại mình nhé ! ! cafene


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Bing [Bot]19 khách