Hỏi về kinh Tăng Chi Bộ

Có những đoạn kinh luận đọc không hiểu, hiểu mà không thấu đáo, chẳng biết hỏi ai ? Mời đem vào đây để mọi người cùng nhau thảo luận học hỏi...

Điều hành viên: binh

whale
Bài viết: 350
Ngày: 23/09/09 02:04
Giới tính: Nam

Hỏi về kinh Tăng Chi Bộ

Bài viết chưa xem gửi bởi whale »

Hiền giả;tôi đọc trong kinh Tăng Chi Bộ;phần nói về nữ nhân có đoạn như sau:

(IX) (229) Rắn Ðen (1)

1. - Này các Tỷ-kheo, có năm nguy hại này trong con rắn đen. Thế nào là năm?

2. Không thanh thịnh, hôi thúi, sợ hãi rụt rè, đáng sợ hãi, làm hại bạn.

Này các Tỷ-kheo, có năm nguy hại này trong con rắn đen.

3. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, có năm nguy hại này trong nữ nhân. Thế nào là năm?

4. Không thanh thịnh, hôi thúi, sợ hãi rụt rè, đáng sợ hãi, làm hại bạn.

Này các Tỷ-kheo, có năm nguy hại này trong nữ nhân.

http://www.buddhanet.net/budsas/uni/u-k ... 5-1926.htm


Chẳng lẽ phụ nữ xấu xa vậy sao?Xin được giải nghi :D


Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: Hỏi về kinh Tăng Chi Bộ

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

Không phải thế đâu. Xin các người nữ chớ buồn, bởi vì Phật không phải chỉ nói đến người nữ mà ngay cả người nam cũng vậy.

Cái thân thì ai chẳng có? Nam có thân nam, nữ có thân nữ.

Thử hỏi cái thân nào sạch hơn thân nào? Xin thưa thân nào cũng "hôi thúi" như thân nào.

Nói về thân người nữ cho người nam tỉnh mộng.
Nói về thân người nam cho người nữ tỉnh mộng.

Nam Mô A Mi Đà Phật.


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
whale
Bài viết: 350
Ngày: 23/09/09 02:04
Giới tính: Nam

Re: Hỏi về kinh Tăng Chi Bộ

Bài viết chưa xem gửi bởi whale »

tangbong Trong (IX) (29) Không Phải Thời-chương 8 pháp tăng chi bộ và một số kinh khác có đoạn về tà kiến như sau:

"... và người này được sanh vào chánh địa, nhưng lại có tà kiến, có tri kiến đảo ngược: "Không có bố thí, không có lễ hy sinh, không có tế tự, không có quả dị thục các nghiệp thiện ác, không có đời này, không có đời khác, không có mẹ, không có cha, không có loại hóa sanh, ở đời không có những Sa-môn, những Bà-la-môn chánh hướng chánh hạnh, đã tự mình chứng tri giác ngộ và truyền dạy lại đời này, đời khác ..."


Thưa các Hiền giả;tế tự mà Như Lai muốn nói ở đây là gì?Lễ hy sinh muốn nói ở đây là gì?Xin được giải đáp. :)


whale
Bài viết: 350
Ngày: 23/09/09 02:04
Giới tính: Nam

Re: Hỏi về kinh Tăng Chi Bộ

Bài viết chưa xem gửi bởi whale »

tangbong Trong chương 6 pháp;có nói đến "lục hòa":

(I) (11) Cần Phải Nhớ (1)

1. - Này các Tỷ-kheo, có sáu pháp cần phải ghi nhớ này. Thế nào là sáu?

2. Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo an trú thân làm từ đối với các đồng Phạm hạnh, trước mặt lẫn sau lưng. Ðây là pháp cần phải ghi nhớ.

3. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo an trú lời nói từ đối với các đồng Phạm hạnh, trước mặt lẫn sau lưng. Ðây là pháp cần phải ghi nhớ.

4. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo an trú ý nghĩ từ đối với các đồng Phạm hạnh, trước mặt lẫn sau lưng. Ðây là pháp cần phải ghi nhớ.

5. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo đối với các lợi dưỡng đúng pháp, nhận được đúng pháp, cho đến những đồ vật nhận được chỉ trong bình bát, vị ấy không phải là người không san sẻ các đồ vật nhận được như vậy, phải là người san sẻ dùng chung với các đồng Phạm hạnh có giới đức. Ðây là pháp cần phải ghi nhớ.

6. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo đối với các Giới Luật không bị bể vụn, không bị sứt mẻ, không bị vết chấm, không bị uế nhiễm, đưa đến giải thoát, được người trí tán thán, không bị chấp thủ, đi đến Thiền định, Tỷ-kheo sống thành tựu Giới Luật trong các Giới Luật ấy đối với các đồng Phạm hạnh trước mặt lẫn sau lưng.

7. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, đối với các tri kiến thuộc bậc Thánh, có khả năng hướng thượng, khiến người thực hành chơn chánh diệt tận khổ đau, Tỷ-kheo sống thành tựu tri kiến với các tri kiến như vậy đối với các đồng Phạm hạnh cả trước mặt lẫn sau lưng.

Này các Tỷ-kheo, đây là sáu pháp cần phải ghi nhớ.



Mình ko hiểu là tại sao cái cuối cùng lại là "thành tựu tri kiến với các tri kiến như vậy đối với các đồng Phạm hạnh cả trước mặt lẫn sau lưng".Người thành tựu tri kiến thì có liên quan gì đến việc trước mặt hay sau lưng các vị đồng phạm hạnh?Người thành tựu chánh kiến thì lúc nào chẳng thế;liên quan gì đến việc trước hay sau nhỉ? :)


hlich
Bài viết: 1217
Ngày: 09/12/08 14:16
Giới tính: Nam

Re: Hỏi về kinh Tăng Chi Bộ

Bài viết chưa xem gửi bởi hlich »

tangbong
mình nghĩ ở đây có hai khía cạnh,
1. "trước mặt lẫn sau lưng" là trước sau như một, nếu không thì không có sự thành thực chân chính
2. "đối với các đồng phạm hạnh" là sự thống nhất giới luật (số 5) và (chánh) tri kiến (số 6) với nhau, cần thiết cho sự hòa thuận của tăng chúng
:)


whale
Bài viết: 350
Ngày: 23/09/09 02:04
Giới tính: Nam

Re: Hỏi về kinh Tăng Chi Bộ

Bài viết chưa xem gửi bởi whale »

Không lẽ thành tựu tri kiến ko chân chính là kiểu như trước mặt các đồng Phạm hạnh thì nói "sắc là vô thường" còn ở chỗ khác thì lại nói "sắc là thường"? :D


hlich
Bài viết: 1217
Ngày: 09/12/08 14:16
Giới tính: Nam

Re: Hỏi về kinh Tăng Chi Bộ

Bài viết chưa xem gửi bởi hlich »

tangbong
sống thành tựu tri kiến có nghĩa sống (cố gắng) thành tựu tri kiến; còn đã thật sự thành tựu rồi thì trước sau như một vẫn đúng cơ mà?
:D


whale
Bài viết: 350
Ngày: 23/09/09 02:04
Giới tính: Nam

Re: Hỏi về kinh Tăng Chi Bộ

Bài viết chưa xem gửi bởi whale »

tangbong Trong kinh Tăng Chi Bộ;chương 1 pháp có chép như sau:

3. Nếu chỉ trong khoảnh khắc búng móng tay, này các Tỷ-kheo, vị Tỷ-kheo phát từ tâm; vị ấy, này các Tỷ-kheo, được gọi là vị Tỷ-kheo trú Thiền tịnh không có trống không, làm theo lời dạy bậc Ðạo Sư, là người làm theo giáo giới, ăn đồ ăn khất thực của xứ không có uổng phí. Còn nói gì những người làm cho sung mãn từ tâm ấy.

Không lẽ phát từ tâm trong khoảnh khắc cũng được coi là thiền? (Sát na thiền?) :)


hlich
Bài viết: 1217
Ngày: 09/12/08 14:16
Giới tính: Nam

Re: Hỏi về kinh Tăng Chi Bộ

Bài viết chưa xem gửi bởi hlich »

tangbong
tâm niệm trước thuộc cõi dục, tâm niệm kế thuộc cõi sắc, có lẽ còn nhanh hơn búng móng tay

điều chính yếu là cái "lực" có đủ mạnh để mình phóng qua cõi sắc, ở đây là ly dục "lực"?
:)


whale
Bài viết: 350
Ngày: 23/09/09 02:04
Giới tính: Nam

Re: Hỏi về kinh Tăng Chi Bộ

Bài viết chưa xem gửi bởi whale »

tangbong Chương I pháp:

2. Ta không thấy một pháp nào khác, này các Tỷ-kheo, đưa đến sân chưa sanh được sanh khởi, hay sân đã sanh được tăng trưởng quảng đại, này các Tỷ-kheo, như đối ngại tướng. Ðối ngại tướng, này các Tỷ-kheo, nếu không như lý tác ý, đưa đến sân, chưa sanh được sanh khởi, hay sân đã sanh được tăng trưởng quảng đại.

9. Ta không thấy một pháp nào khác, này các Tỷ-kheo, đưa đến trạo hối chưa sanh không sanh khởi, hay trạo hối đã sanh được đoạn tận, này các Tỷ-kheo, như tâm tịnh chỉ. Người có tâm tịnh chỉ, này các Tỷ-kheo, trạo hối chưa sanh không sanh khởi, hay trạo hối đã sanh được đoạn tận.

Xin hỏi:
Đối ngại tưởng là gì?Có phải là các trần (sắc thanh hương vị....) mà gây trở ngại cho ta không?

Tâm được tịnh chỉ có phải là tâm đạt được cận định hay an chỉ định ko? :)


Hieule
Điều Hành Viên
Bài viết: 767
Ngày: 21/02/09 20:06
Giới tính: Nam
Đến từ: California

Re: Hỏi về kinh Tăng Chi Bộ

Bài viết chưa xem gửi bởi Hieule »

Đây cũng là lý do tôi rất thích kinh văn Nguyên Thũy (hê. Pali) hoăc. thời giáo lý A Hàm (Agamas cũa hê. Hán Tư.). Ngắn nhưng rất súc tích, đi thẵng vào vấn đề, càng tư duy thiền đinh. nhiều về kinh văn lâu thì càng thấm thía cái hay cũa kinh văn.... cafene

Nhiều khi rất khó mà chuyễn tãi đươc. tư tưỡng cũa người nói (Đức Phât.) cho người nghe (các vi. A La Hớn) vì ngôn ngữ thât. sư. có rất nhiều han. chế cafene

Các vi. pháp sư sau này rất ít người biết cách day. đao. và kiên nhẫn như Đức Phât. Thích Ca Mâu Ni. Giõi như Long Tho. Bồ Tát và Thế Thân Bồ Tát thì ít đưa ví du. dễ hiễu, nhiều khi phãi suy nghĩ muốn bễ đầu.... :D còn các vi. pháp sư khác nhiều khi lai. nói lòng vòng đưa đẫy nhiều quá.... :D


Sabbe sankhara anicca
Sabbe sankhara dukkha
Sabbe dhamma anatta.
Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: Hỏi về kinh Tăng Chi Bộ

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

So sánh Phật bậc đại giác với phàm tăng thì làm sao được :)


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Bing [Bot]6 khách