Hỏi về kinh Tăng Chi Bộ

Có những đoạn kinh luận đọc không hiểu, hiểu mà không thấu đáo, chẳng biết hỏi ai ? Mời đem vào đây để mọi người cùng nhau thảo luận học hỏi...

Điều hành viên: binh

vấn_đạo
Bài viết: 282
Ngày: 23/02/11 18:51
Giới tính: Nam
Đến từ: Đến từ nhân quả của chính mình

Re: Hỏi về kinh Tăng Chi Bộ

Bài viết chưa xem gửi bởi vấn_đạo »

soclau đã viết:
vấn_đạo đã viết:
Nếu Đắc Thánh Quả Mà Không Có Thần Thông Thì Có Hơn Gì Phàm Phu Ngoại Đạo.
Đắc thánh quả không phải để được hơn phàm phu ngoại đạo bạn à
tangbong tangbong tangbong kinhle kinhle kinhle kinhle Dạ câu đó là thầy kc nói con hok có nói thầy ơi kinhle kinhle kinhle kinhle kinhle kinhle kinhle kinhle kinhle kinhle tangbong tangbong tangbong tangbong tangbong tangbong


tqh009
Bài viết: 343
Ngày: 27/01/10 22:35
Giới tính: Nam
Đến từ: Giac ngo

Re: Hỏi về kinh Tăng Chi Bộ

Bài viết chưa xem gửi bởi tqh009 »

-Không phải để hơn nhưng bắt buộc phải hơn.
-Trong kinh điển chưa thấy ghi lại trường hợp nào ngoại đạo có thần lực hơn Alahan.
-Alahan vượt xa ngoại đạo về tuệ đoạn diệt lậu hoặc.
-Thần thông là nhân tố sát cánh cùng đạo quả, không thể tách biệt.
-Các Alahan đều chứng đắc đầy đủ tam minh lục thông, nhưng thể dụng có sai khác.
-Một Alahan với tâm của mình có thể biết rõ tâm của một Alahan khác, còn nói gì đến tâm phàm phu.

-Có lẽ thời nay người ta đốt cháy giai đoạn, quá độ một phát lên quả vị Phật toàn giác !!!
-Nên nhiều người không mấy quan tâm, thậm chí mù tịt về thế nào là một Alahan.
-Phải chăng thánh quả này thấp quá không đáng quan tâm với các bậc thượng căn ? ? ?


mymamut
Bài viết: 353
Ngày: 29/05/10 23:14
Giới tính: Nam
Đến từ: vietnam

Re: Hỏi về kinh Tăng Chi Bộ

Bài viết chưa xem gửi bởi mymamut »

Chào các bạn. kính chào DH whale.
<<< whale đã viết:Hi;cảm ơn sự chào đón nồng nhiệt và tình cảm của đạo hữu.

Mình chưa chứng quả Tu đà hoàn nên những lời nói của mình không hoàn toàn xác thực. Tuy nhiên nếu bạn muốn dựa vào kinh điển và lắng nghe kinh nghiệm còn thiếu sót của mình và giải thích vấn đề một cách logic thì theo mình nó là như thế này:

Tu-đà-hoàn là một cái danh chế định ra dùng để chỉ một trạng thái tâm hoàn toàn không còn tà kiến;hoài nghi và giới cấm thủ. Vị tỳ kheo hay người biết khi nào các phiền não nổi lên ;khi nào phiền não chìm xuống, và tại thời điểm đắc đạo quả tu đà hoàn thì người đó cư sĩ sống trong chánh niệm tỉnh giác sẽ biết rằng những phiền não này (tà kiến,hoài nghi và giới cấm thủ) đã chấm dứt và không bao giờ khởi lên nữa;vị đó tự biết được điều này bằng chánh niệm tỉnh giác và tuệ duyệt xét (trí tuệ duyệt lại những phiền não đã bị đoạn trừ hoàn toàn). Đạo quả Tu đà hoàn được đắc khi tâm hội tụ đủ 8 yếu tố của đạo đế. Chỉ sự hội tụ đủ 8 yếu tố này trong tâm mới có thể chấm dứt được tà kiến;hoài nghi và giới cấm thủ;ngoài ra những mong ước thuần túy đắc quả chỉ là những tham vọng;phiền não.

Tuy chưa chấm dứt được hoàn toàn tà kiến;hoài nghi và giới cấm thủ;nhưng những vị tỳ kheo và cư sĩ sống trong tinh tấn chánh niệm tỉnh giác đôi lúc đạt được trạng thái hoàn toàn không hoài nghi; không tà kiến và không bị dính mắc vào các quy tắc luân lý do xã hội tôn giáo hay tự mình áp đặt (giới cấm thủ); nhưng chỉ là trong lúc đó thôi. Vào lúc khác phiền não lại nổi lên. Một trạng thái tạm thời không bị chi phối bởi tà kiến;hoài nghi và giới cấm thủ như vậy được một số vị luận sư gọi là “tiểu nhập lưu” hay tiểu tu đà hoàn. Vị tiểu nhập lưu giống như là một người xuống sông tắm tạm thời thôi rồi lại lên bờ;và để rồi lại bị dính bụi trên bờ;nghĩa là tâm lúc thánh lúc phàm. Còn vị thánh nhập lưu thì được coi như là đã hoàn toàn sống trong dòng thánh như loài cá luôn sống trong dòng nước vậy. Vị tiểu nhập lưu chỉ “nhập” vào dòng thánh được trong khoảnh khắc hoặc trong một thời gian rồi lại “xuất” ra. Vị thánh nhập lưu thì hoàn toàn không còn là phàm nữa. Bước chuyển biến cách mạng này là do tâm đã hợp đủ 8 yếu tố của đạo đế và đủ sức tạo ra “bước nhảy quyết định” khỏi dòng phàm.


Về vấn đề ấn chứng: Sở dĩ đức Phật ấn chứng (hay dùng từ khác là nhận ra;xác nhận) một người nào đó đã chứng quả nào đó trước hết là bản thân ngài đã chứng quả;thứ nữa là ngài có đầy đủ thần thông;mười lực;bốn vô ngại giải của một vị Phật….v…v… năng lực tâm linh của ngài “thừa” để xác nhận một người là thánh hay là phàm. Một số vị A la hán không có thần thông tuy đã chứng quả nhưng vì không có năng lực đọc được tâm người khác (tha tâm thông) nên không thể biết chắc được người khác đã chứng quả hay chưa,là thánh hay là phàm. Tuy nhiên cũng có thể ước đoán được thông qua quan sát những cử chỉ bên ngoài của người khác;nhưng không chắc chắn.

Một người chưa chứng thánh quả;thì không thể ấn chứng được người khác là thánh hay phàm;nhưng cũng có thể quan sát bề ngoài người khác từ đó có những kết luận riêng;nhưng sự quan sát này đôi khi cũng sai lầm.

Theo kinh điển ghi lại thì mình nhớ là lúc chứng quả tu đà hoàn;hai loại phiền não là xan tham (bỏn xẻn) và tật đố (ghen tị) cũng chấm dứt; có lẽ vì những loại phiền não này liên hệ mật thiết với nhau.


Về phương pháp để chứng quả thì là kinh tứ niệm xứ đã nói rõ;cuối bài kinh đức Phật có khẳng định điều này.Có chứng quả hay không tùy vào sự thực hành và mức độ sắc sảo của chánh niệm tỉnh giác;mức độ thâm sâu của tuệ giác. Có những người chỉ khai mở được 1 2 tầng tuệ đầu tiên của 16 tuệ. Chừng nào 16 tuệ được khai mở thì là lúc đạo và quả được chứng thực


Đây chỉ là những kiến thức;suy luận dựa trên lý thuyết kinh điển và kinh nghiệm hạn chế của mình. Hy vọng mua vui cũng được một vài trống canh…. >>>

Kính DH whale.
CHÂN THÀNH kinhle . ĐÂY LÀ NHỮNG NGÔN TỪ AN LẠC NHẤT VỚI TÔI TRÊN CON ĐƯỜNG SANH TỬ.


nhớ ơn VỊ GIẢI THOÁT, GIÁC NGỘ CÓ THẬT TRONG LỊCH SỬ NHÂN LOẠI VỚI DANH TỰ SIDDHARTHA GAUTAMA.


Nhớ ơn VỊ GIẢI THOÁT, GIÁC NGỘ CÓ THẬT TRONG LỊCH SỬ NHÂN LOẠI VỚI DANH TỰ SIDDHARTHA GAUTAMA
Hieule
Điều Hành Viên
Bài viết: 767
Ngày: 21/02/09 20:06
Giới tính: Nam
Đến từ: California

Re: Hỏi về kinh Tăng Chi Bộ

Bài viết chưa xem gửi bởi Hieule »

Chào mừng ĐH Whale trở lại với diển đàn. tangbong

Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Nam mô A Di Đà Phật
Namo Tassa Bhavagato Arahato Samma Sammbuddhasa


Sabbe sankhara anicca
Sabbe sankhara dukkha
Sabbe dhamma anatta.
vấn_đạo
Bài viết: 282
Ngày: 23/02/11 18:51
Giới tính: Nam
Đến từ: Đến từ nhân quả của chính mình

Re: Hỏi về kinh Tăng Chi Bộ

Bài viết chưa xem gửi bởi vấn_đạo »

tqh009 đã viết:-Không phải để hơn nhưng bắt buộc phải hơn.
-Trong kinh điển chưa thấy ghi lại trường hợp nào ngoại đạo có thần lực hơn Alahan.
-Alahan vượt xa ngoại đạo về tuệ đoạn diệt lậu hoặc.
-Thần thông là nhân tố sát cánh cùng đạo quả, không thể tách biệt.
-Các Alahan đều chứng đắc đầy đủ tam minh lục thông, nhưng thể dụng có sai khác.
-Một Alahan với tâm của mình có thể biết rõ tâm của một Alahan khác, còn nói gì đến tâm phàm phu.

-Có lẽ thời nay người ta đốt cháy giai đoạn, quá độ một phát lên quả vị Phật toàn giác !!!
-Nên nhiều người không mấy quan tâm, thậm chí mù tịt về thế nào là một Alahan.
-Phải chăng thánh quả này thấp quá không đáng quan tâm với các bậc thượng căn ? ? ?
tangbong tangbong tangbong tangbong tangbong kinhle kinhle kinhle kinhle kinhle kinhle kinhle


sotam26
Bài viết: 631
Ngày: 30/01/09 02:14
Giới tính: Nam
Đến từ: NVM
Được cảm ơn: 3 time

Re: Hỏi về kinh Tăng Chi Bộ

Bài viết chưa xem gửi bởi sotam26 »

whale đã viết:Hi;cảm ơn sự chào đón nồng nhiệt và tình cảm của đạo hữu.

Mình chưa chứng quả Tu đà hoàn nên những lời nói của mình không hoàn toàn xác thực. Tuy nhiên nếu bạn muốn dựa vào kinh điển và lắng nghe kinh nghiệm còn thiếu sót của mình và giải thích vấn đề một cách logic thì theo mình nó là như thế này:

Tu-đà-hoàn là một cái danh chế định ra dùng để chỉ một trạng thái tâm hoàn toàn không còn tà kiến;hoài nghi và giới cấm thủ. Vị tỳ kheo hay người biết khi nào các phiền não nổi lên ;khi nào phiền não chìm xuống, và tại thời điểm đắc đạo quả tu đà hoàn thì người đó cư sĩ sống trong chánh niệm tỉnh giác sẽ biết rằng những phiền não này (tà kiến,hoài nghi và giới cấm thủ) đã chấm dứt và không bao giờ khởi lên nữa;vị đó tự biết được điều này bằng chánh niệm tỉnh giác và tuệ duyệt xét (trí tuệ duyệt lại những phiền não đã bị đoạn trừ hoàn toàn). Đạo quả Tu đà hoàn được đắc khi tâm hội tụ đủ 8 yếu tố của đạo đế. Chỉ sự hội tụ đủ 8 yếu tố này trong tâm mới có thể chấm dứt được tà kiến;hoài nghi và giới cấm thủ;ngoài ra những mong ước thuần túy đắc quả chỉ là những tham vọng;phiền não.

Tuy chưa chấm dứt được hoàn toàn tà kiến;hoài nghi và giới cấm thủ;nhưng những vị tỳ kheo và cư sĩ sống trong tinh tấn chánh niệm tỉnh giác đôi lúc đạt được trạng thái hoàn toàn không hoài nghi; không tà kiến và không bị dính mắc vào các quy tắc luân lý do xã hội tôn giáo hay tự mình áp đặt (giới cấm thủ); nhưng chỉ là trong lúc đó thôi. Vào lúc khác phiền não lại nổi lên. Một trạng thái tạm thời không bị chi phối bởi tà kiến;hoài nghi và giới cấm thủ như vậy được một số vị luận sư gọi là “tiểu nhập lưu” hay tiểu tu đà hoàn. Vị tiểu nhập lưu giống như là một người xuống sông tắm tạm thời thôi rồi lại lên bờ;và để rồi lại bị dính bụi trên bờ;nghĩa là tâm lúc thánh lúc phàm. Còn vị thánh nhập lưu thì được coi như là đã hoàn toàn sống trong dòng thánh như loài cá luôn sống trong dòng nước vậy. Vị tiểu nhập lưu chỉ “nhập” vào dòng thánh được trong khoảnh khắc hoặc trong một thời gian rồi lại “xuất” ra. Vị thánh nhập lưu thì hoàn toàn không còn là phàm nữa. Bước chuyển biến cách mạng này là do tâm đã hợp đủ 8 yếu tố của đạo đế và đủ sức tạo ra “bước nhảy quyết định” khỏi dòng phàm.


Về vấn đề ấn chứng: Sở dĩ đức Phật ấn chứng (hay dùng từ khác là nhận ra;xác nhận) một người nào đó đã chứng quả nào đó trước hết là bản thân ngài đã chứng quả;thứ nữa là ngài có đầy đủ thần thông;mười lực;bốn vô ngại giải của một vị Phật….v…v… năng lực tâm linh của ngài “thừa” để xác nhận một người là thánh hay là phàm. Một số vị A la hán không có thần thông tuy đã chứng quả nhưng vì không có năng lực đọc được tâm người khác (tha tâm thông) nên không thể biết chắc được người khác đã chứng quả hay chưa,là thánh hay là phàm. Tuy nhiên cũng có thể ước đoán được thông qua quan sát những cử chỉ bên ngoài của người khác;nhưng không chắc chắn.

Một người chưa chứng thánh quả;thì không thể ấn chứng được người khác là thánh hay phàm;nhưng cũng có thể quan sát bề ngoài người khác từ đó có những kết luận riêng;nhưng sự quan sát này đôi khi cũng sai lầm.

Theo kinh điển ghi lại thì mình nhớ là lúc chứng quả tu đà hoàn;hai loại phiền não là xan tham (bỏn xẻn) và tật đố (ghen tị) cũng chấm dứt; có lẽ vì những loại phiền não này liên hệ mật thiết với nhau.


Về phương pháp để chứng quả thì là kinh tứ niệm xứ đã nói rõ;cuối bài kinh đức Phật có khẳng định điều này.Có chứng quả hay không tùy vào sự thực hành và mức độ sắc sảo của chánh niệm tỉnh giác;mức độ thâm sâu của tuệ giác. Có những người chỉ khai mở được 1 2 tầng tuệ đầu tiên của 16 tuệ. Chừng nào 16 tuệ được khai mở thì là lúc đạo và quả được chứng thực


Đây chỉ là những kiến thức;suy luận dựa trên lý thuyết kinh điển và kinh nghiệm hạn chế của mình. Hy vọng mua vui cũng được một vài trống canh….
Chúc đh thân tâm thường an lạc , thường hay ghé lại DĐ làm những việc cần làm .
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.


cục đất
Bài viết: 447
Ngày: 29/08/11 07:53
Giới tính: Nam
Đến từ: cục đất

Re: Hỏi về kinh Tăng Chi Bộ

Bài viết chưa xem gửi bởi cục đất »

tangbong
whale đã viết:Hiền giả;tôi đọc trong kinh Tăng Chi Bộ;phần nói về nữ nhân có đoạn như sau:

(IX) (229) Rắn Ðen (1)

1. - Này các Tỷ-kheo, có năm nguy hại này trong con rắn đen. Thế nào là năm?

2. Không thanh thịnh, hôi thúi, sợ hãi rụt rè, đáng sợ hãi, làm hại bạn.

Này các Tỷ-kheo, có năm nguy hại này trong con rắn đen.

3. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, có năm nguy hại này trong nữ nhân. Thế nào là năm?

4. Không thanh thịnh, hôi thúi, sợ hãi rụt rè, đáng sợ hãi, làm hại bạn.

Này các Tỷ-kheo, có năm nguy hại này trong nữ nhân.

http://www.buddhanet.net/budsas/uni/u-k ... 5-1926.htm


Chẳng lẽ phụ nữ xấu xa vậy sao?Xin được giải nghi :D
Này Hiền giả ! Có câu : ‘sự thật thường mất lòng khó nghe’. Thuở trước cđ có đc nghe và học tập từ nơi giáo Pháp của Thế Tôn như sau :
“12. Sự kiện này không xảy ra, này các Tỷ-kheo, không có được : Một phụ nữ có thể là bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác, sự kiện này không xảy ra. Sự kiện này có xảy ra, này các Tỷ-kheo : Người đàn ông có thể là bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác, sự kiện này có xảy ra.
13. Sự kiện này không xảy ra, này các Tỷ-kheo, không có được : Một phụ nữ có thể là vị Chuyển Luân Vương, sự kiện này không xảy ra. Và sự kiện này có xảy ra, này các Tỷ-kheo : Môt người đàn ông có thể là vị Chuyển Luân Vương, sự kiện này có xảy ra.
14-16 Sự kiện này không xảy ra, này các Tỷ-kheo, không có được : Một phụ nữ có thể là vị Đế Thích (Sakka)...là Ác Ma...là Phạm Thiên, Sự kiện này không xảy ra. Và sự kiện này có xảy ra, này các Tỷ-kheo, một người đàn ông có thể là Vị Đế Thích... là Ác Ma... là Phạm Thiên, sự kiện này có xảy ra”
- http://www.quangduc.com/kinhdien/tangch ... chi15.html
cđ đã khởi lên suy nghĩ : “thật là bất công, người nữ thật xấu xa vậy sao? người nữ kém phúc phần vậy sao?..”; sau khi như lý tư duy, sau khi đi sâu vào các Pháp, cđ thấy ko phải như vậy thưa Hiền giả !
Thế Tôn ko có ám chỉ người nữ là xấu xa, mà Ngài muốn chỉ rõ các Pháp ko thanh tịnh ở đời (có thể lưu xuất từ nơi người nữ hoặc là từ nơi nội tâm ko thanh tịnh của mình) để các đệ tử tác ý và tu tập
Này hiền giả ! Thế Tôn có nói rằng :
“IV. Mẹ (Tạp, Đại 2,241c) (Biệt Tạp 16.9, Đại 2,487a) (S.ii,189)
1) Trú ở Sàvatthi.
2) Vô thỉ là luân hồi này, này các Tỷ-kheo...
3) Này các Tỷ-kheo, thật không dễ gì tìm được một chúng sanh, trong thời gian dài này, lại không một lần đã làm mẹ...
V. Cha (S.ii,189)
1) Trú ở Sàvatthi.
2) Vô thỉ là luân hồi này, này các Tỷ-kheo...
3) Này các Tỷ-kheo, thật không dễ gì tìm được một chúng sanh, trong thời gian dài này, lại không một lần đã làm cha...
VI. Anh (S.ii,189)
1) Trú tại Sàvatthi.
2) Này các Tỷ-kheo, thật không dễ gì tìm được một chúng sanh, trong thời gian dài này, lại không một lần đã làm anh...
VII. Chị (S.ii,189)
1) Trú ở Sàvatthi.
2) Này các Tỷ-kheo, thật không dễ gì tìm được một chúng sanh, trong thời gian dài này, lại không một lần đã làm chị...
VIII. Con Trai (S.ii,190)
1) Trú ở Sàvatthi.
2) Này các Tỷ-kheo, thật không dễ gì tìm được một chúng sanh, trong thời gian dài này, lại không một lần đã làm con trai...
IX. Con Gái (Tạp, Đại 2,241c) (Biệt Tạp 16,9, Đại 2,487a) (S.ii,190)
1) Trú ở Sàvatthi.
2) Vô thỉ là luân hồi, này các Tỷ-kheo. Khởi điểm không thể nêu rõ, đối với sự lưu chuyển luân hồi của các chúng sanh bị vô minh che đậy, bị tham ái trói buộc.
3) Này các Tỷ-kheo, thật không dễ gì tìm được một chúng sanh, trong thời gian dài này, lại không một lần đã làm con gái.”
- http://www.quangduc.com/kinhdien/tuongu ... 02-15.html
Này Hiền giả ! chúng ta đã từng làm người nam; này Hiền giả! chúng ta cũng từng làm người nữ; tất cả các Pháp ấy là “không thanh thịnh, hôi thúi,…”
Và ngay cả Thế Tôn này hiền giả ! dầu rằng Kim thân của Thế Tôn với đầy đủ 32 tướng tốt cùng 80 vẻ đẹp, Thế Tôn vẫn tuyên bố là “hôi hám, ko thanh tịnh...” :
“10) Này Vakkali, Ông có gì phân vân, hối hận không?
- Bạch Thế Tôn, thật sự con có nhiều phân vân, có nhiều hối hận!
11) Này Vakkali, Ông có gì tự trách mình về giới luật không?
- Bạch Thế Tôn, con không có gì tự trách mình về giới luật.
12) Này Vakkali, nếu Ông không có gì tự trách mình về giới luật, vậy Ông có gì phân vân, có gì hối hận?
- Đã từ lâu, bạch Thế Tôn, con muốn đến để được nhìn thấy Thế Tôn. Nhưng thân con không đủ sức mạnh để được đến thấy Thế Tôn.
13) Thôi vừa rồi, này Vakkali, có gì đáng thấy đối với cái thân hôi hám này. Này Vakkali, ai thấy Pháp, người ấy thấy Ta. Ai thấy Ta, người ấy thấy Pháp. Này Vakkali, đang thấy Pháp, là thấy Ta. Đang thấy Ta, là thấy Pháp.
14) Này Vakkali, Ông nghĩ thế nào, sắc là thường hay vô thường?
........”
- http://www.quangduc.com/kinhdien/tuongu ... 3-22b.html
Vậy thì này hiền giả! hãy chấp nhận là từ bỏ những gì cần phải đc từ bỏ, hãy viễn ly những gì cần phải đc viễn ly, hãy tác ý những gì cần phải đc tác ý; chớ có nghi hoặc đối với lời dạy của Bậc đạo sư.
Như vậy sẽ đem đến lợi ích và an lạc lâu dài cho Hiền giả ! :)

Chúc Hiền giả thanh tịnh và thành tựu đầy đủ Thánh pháp của Thế Tôn !

:)


Hình đại diện của người dùng
vominh2011
Bài viết: 230
Ngày: 02/12/11 22:54
Giới tính: Nam
Đến từ: Việt Nam

Re: Hỏi về kinh Tăng Chi Bộ

Bài viết chưa xem gửi bởi vominh2011 »

Sự kiện này không xảy ra, này các Tỷ-kheo, không có được : Một phụ nữ có thể là bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác, sự kiện này không xảy ra. Sự kiện này có xảy ra, này các Tỷ-kheo : Người đàn ông có thể là bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác, sự kiện này có xảy ra.
Sao kì quá vậy ta?Dưới thời đức Phật có nhiều vị nữ A-la-hán mà? :(

Phải chăng ý Ngài là không có thể có chuyện một vị Phật là nữ? :-?

Vì Phật vừa là Chánh Đẳng Giác vừa là A La hán.


Om Amidewa Hrih
Om Mani Padme Hum[center][img]http://www.visitnepal.com/nepal_information/prayer-wheel_ss.gif[/img][img]http://64.234.203.170/images/animated-Tibetan-Buddhist-prayer-wheel.gif[/img][/center]
cục đất
Bài viết: 447
Ngày: 29/08/11 07:53
Giới tính: Nam
Đến từ: cục đất

Re: Hỏi về kinh Tăng Chi Bộ

Bài viết chưa xem gửi bởi cục đất »

tangbong
vominh2011 đã viết:
Sự kiện này không xảy ra, này các Tỷ-kheo, không có được : Một phụ nữ có thể là bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác, sự kiện này không xảy ra. Sự kiện này có xảy ra, này các Tỷ-kheo : Người đàn ông có thể là bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác, sự kiện này có xảy ra.
Sao kì quá vậy ta?Dưới thời đức Phật có nhiều vị nữ A-la-hán mà? :(

Phải chăng ý Ngài là không có thể có chuyện một vị Phật là nữ? :-?

Vì Phật vừa là Chánh Đẳng Giác vừa là A La hán.
Lành thay này Hiền giả! khi Hiền giả đã nói lên nghi vấn này tangbong

Nhưng này Hiền giả! Hiền giả học tập theo ai, y chỉ theo vị Đạo sư nào (có tôn Pháp & Luật là bậc Đạo sư của mình hay ko) ? cđ hỏi vì muốn rõ nhân duyên của ĐH để gieo Duyên cho đúng Pháp

trước Hiền giả có rơi vào ngã kiến về các Pháp như 'tại gia', 'xuất gia', 'A-la-hán', 'Bồ-tát', nay lại vướng thêm các Pháp này mà ko tỏ rõ Nhân duyên thì thật là ko lợi ích; nếu ko khéo như lý tác ý sẽ làm cho sinh khởi Nghi triền cái và làm tăng trưởng các bất Thiện pháp :)
whale đã viết:tangbong Trong chương 6 pháp;có nói đến "lục hòa":

(I) (11) Cần Phải Nhớ (1)

1. - Này các Tỷ-kheo, có sáu pháp cần phải ghi nhớ này. Thế nào là sáu?

2. Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo an trú thân làm từ đối với các đồng Phạm hạnh, trước mặt lẫn sau lưng. Ðây là pháp cần phải ghi nhớ.

3. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo an trú lời nói từ đối với các đồng Phạm hạnh, trước mặt lẫn sau lưng. Ðây là pháp cần phải ghi nhớ.

4. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo an trú ý nghĩ từ đối với các đồng Phạm hạnh, trước mặt lẫn sau lưng. Ðây là pháp cần phải ghi nhớ.

5. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo đối với các lợi dưỡng đúng pháp, nhận được đúng pháp, cho đến những đồ vật nhận được chỉ trong bình bát, vị ấy không phải là người không san sẻ các đồ vật nhận được như vậy, phải là người san sẻ dùng chung với các đồng Phạm hạnh có giới đức. Ðây là pháp cần phải ghi nhớ.

6. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo đối với các Giới Luật không bị bể vụn, không bị sứt mẻ, không bị vết chấm, không bị uế nhiễm, đưa đến giải thoát, được người trí tán thán, không bị chấp thủ, đi đến Thiền định, Tỷ-kheo sống thành tựu Giới Luật trong các Giới Luật ấy đối với các đồng Phạm hạnh trước mặt lẫn sau lưng.

7. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, đối với các tri kiến thuộc bậc Thánh, có khả năng hướng thượng, khiến người thực hành chơn chánh diệt tận khổ đau, Tỷ-kheo sống thành tựu tri kiến với các tri kiến như vậy đối với các đồng Phạm hạnh cả trước mặt lẫn sau lưng.

Này các Tỷ-kheo, đây là sáu pháp cần phải ghi nhớ.


Mình ko hiểu là tại sao cái cuối cùng lại là "thành tựu tri kiến với các tri kiến như vậy đối với các đồng Phạm hạnh cả trước mặt lẫn sau lưng".Người thành tựu tri kiến thì có liên quan gì đến việc trước mặt hay sau lưng các vị đồng phạm hạnh?Người thành tựu chánh kiến thì lúc nào chẳng thế;liên quan gì đến việc trước hay sau nhỉ? :)
whale đã viết:Không lẽ thành tựu tri kiến ko chân chính là kiểu như trước mặt các đồng Phạm hạnh thì nói "sắc là vô thường" còn ở chỗ khác thì lại nói "sắc là thường"? :D
tangbong
Này Hiền giả! về 'văn tự' thì lời nói ấy đi thuận với mạch văn của toàn bộ bài Pháp, dễ đi vào tâm khảm của người nghe; thời đức Phật ko dùng chữ viết nên có những lời Thế Tôn lặp đi lặp lại rất nhiều lần, vị đệ tử nghe xong là có thể thuộc luôn;
về 'nghĩa lý' thì lời nói này là Thế Tôn muốn nhấn mạnh sự toàn vẹn, toàn mặt của vấn đề; tức là đối với các Thiện pháp như vậy, vị đệ tử phải tác ý và duy trì luôn luôn, 'dầu là trước mặt hay sau lưng'

có thể lấy lời nói trên của Hiền giả làm ví dụ :
"4) Này các Tỷ-kheo, cái gì người có trí ở đời chấp nhận là "không", Ta cũng nói là "không". Này các Tỷ-kheo, cái gì người có trí ở đời chấp nhận là "có", Ta cũng nói là "có".

5) Và này các Tỷ-kheo, cái gì người có trí ở đời chấp nhận là "không", Ta cũng nói là "không"?

6) Này các Tỷ-kheo, người có trí ở đời không chấp nhận sắc là thường còn, thường hằng, thường trú, không chịu sự biến hoại, thời Ta cũng nói là "không".

7-9) Thọ... tưởng... các hành...

10) Người có trí ở đời không chấp nhận thức là thường còn, thường hằng, thường trú, không chịu sự biến hoại, thời Ta cũng nói là "không".

11) Này các Tỷ-kheo, đây là cái gì ở đời người có trí chấp nhận là "không", Ta cũng nói là "không".

12) Và này các Tỷ-kheo, cái gì người có trí ở đời chấp nhận là "có", Ta cũng nói là "có"?

13) Này các Tỷ-kheo, người có trí ở đời chấp nhận sắc là vô thường, không thường hằng, không thường trú, chịu sự biến hoại, thời Ta cũng nói là "có" (vậy).

14-16). .. thọ... tưởng... các hành...

17) Này các Tỷ-kheo, người có trí ở đời chấp nhận thức là vô thường, không thường hằng, không thường trú, chịu sự biến hoại, thời Ta cũng nói là "có" (vậy).

18) Này các Tỷ-kheo, đây là cái gì người có trí ở đời chấp nhận là vô thường, không thường hằng, không thường trú, chịu sự biến hoại, thời Ta cũng nói là "có" (vậy)"
- http://www.quangduc.com/kinhdien/tuongu ... 3-22b.html
này Hiền giả! Hiền giả có tỏ rõ sự lập ngôn của Thế Tôn? cùng một sự kiện, thay vì chỉ nói 1 lần là đủ nghĩa, nhưng Thế Tôn vẫn dùng cách đảo ngữ để nói trọn vẹn đầy đủ cả 2 mặt; như vậy, vừa là để nhấn mạnh sự toàn mặt của sự kiện, vừa giúp cho các đệ tử dễ ghi nhớ :)


cục đất
Bài viết: 447
Ngày: 29/08/11 07:53
Giới tính: Nam
Đến từ: cục đất

Re: Hỏi về kinh Tăng Chi Bộ

Bài viết chưa xem gửi bởi cục đất »

tangbong
whale đã viết:tangbong Trong kinh Tăng Chi Bộ;chương 1 pháp có chép như sau:

3. Nếu chỉ trong khoảnh khắc búng móng tay, này các Tỷ-kheo, vị Tỷ-kheo phát từ tâm; vị ấy, này các Tỷ-kheo, được gọi là vị Tỷ-kheo trú Thiền tịnh không có trống không, làm theo lời dạy bậc Ðạo Sư, là người làm theo giáo giới, ăn đồ ăn khất thực của xứ không có uổng phí. Còn nói gì những người làm cho sung mãn từ tâm ấy.

Không lẽ phát từ tâm trong khoảnh khắc cũng được coi là thiền? (Sát na thiền?) :)
Này Hiền giả ! 'phát từ tâm' (tác ý để tâm câu hữu với từ) trong khoảnh khắc được gọi là Thiền tịnh

thông thường, tâm của chúng ta ko chịu ở yên, lúc thì muốn làm thế này lúc thì muốn làm thế kia; nhưng mỗi suy nghĩ tác ý đều cho Quả dị thục tương ứng, và nguyên tắc của tâm như thế này :

* Thiện sẽ đi đôi với tịnh
* bất Thiện sẽ đi đôi với loạn

cho nên Phật luôn dạy các đệ tử phải hành trì và tác ý các Pháp thiện như: từ, bi, hỷ, xả, thí, niệm.. là để đưa tâm từ trạng hỗn tạp giữa Thiện - bất Thiện về trạng thái thuần Thiện, tức là từ trạng thái động loạn về trạng thái thuần tịnh, điều này giúp cho người hành trì có thể tu tập đi sâu vào Thiền định

do ý nghĩa này nên Thế Tôn nói "trong khoảnh khắc búng móng tay, vị Tỷ-kheo phát từ tâm được gọi là vị Tỷ-kheo trú Thiền tịnh không có trống không"

:)


cục đất
Bài viết: 447
Ngày: 29/08/11 07:53
Giới tính: Nam
Đến từ: cục đất

Re: Hỏi về kinh Tăng Chi Bộ

Bài viết chưa xem gửi bởi cục đất »

tangbong
whale đã viết:tangbong Chương I pháp:

2. Ta không thấy một pháp nào khác, này các Tỷ-kheo, đưa đến sân chưa sanh được sanh khởi, hay sân đã sanh được tăng trưởng quảng đại, này các Tỷ-kheo, như đối ngại tướng. Ðối ngại tướng, này các Tỷ-kheo, nếu không như lý tác ý, đưa đến sân, chưa sanh được sanh khởi, hay sân đã sanh được tăng trưởng quảng đại.

9. Ta không thấy một pháp nào khác, này các Tỷ-kheo, đưa đến trạo hối chưa sanh không sanh khởi, hay trạo hối đã sanh được đoạn tận, này các Tỷ-kheo, như tâm tịnh chỉ. Người có tâm tịnh chỉ, này các Tỷ-kheo, trạo hối chưa sanh không sanh khởi, hay trạo hối đã sanh được đoạn tận.

Xin hỏi:
Đối ngại tưởng là gì?Có phải là các trần (sắc thanh hương vị....) mà gây trở ngại cho ta không?

Tâm được tịnh chỉ có phải là tâm đạt được cận định hay an chỉ định ko? :)
'Đối ngại tướng' hay 'chướng ngại tướng' là chỉ các Pháp gây chướng ngại cho tâm, tương ưng chi phần 'Oán tắn hội' thuộc về KHỔ Đế, các Pháp này bao gồm cả ngoại Pháp và nội Pháp

'Trạo cử'/ 'trạo hối' là chỉ cho những lăn tăn những xáo động vi tế của tâm, cần phải dùng Pháp 'tịnh chỉ' để đối trị, tức là làm cho 'dừng lại'/ 'đứng lại'/ 'tắt hẳn' những xao động ấy = Thiền chỉ

cđ dịch nghĩa một cách hơi gượng như vậy chứ khía cạnh Thiền định của Pháp bảo thật là khó nói, ngôn ngữ có nhiều sự hạn chế ko diễn tả hết đc :)

Chúc chư Hiền giả an lạc và tinh tấn !

:)


Hình đại diện của người dùng
vominh2011
Bài viết: 230
Ngày: 02/12/11 22:54
Giới tính: Nam
Đến từ: Việt Nam

Re: Hỏi về kinh Tăng Chi Bộ

Bài viết chưa xem gửi bởi vominh2011 »

Lành thay này Hiền giả! khi Hiền giả đã nói lên nghi vấn này tangbong

Nhưng này Hiền giả! Hiền giả học tập theo ai, y chỉ theo vị Đạo sư nào (có tôn Pháp & Luật là bậc Đạo sư của mình hay ko) ? cđ hỏi vì muốn rõ nhân duyên của ĐH để gieo Duyên cho đúng Pháp

trước Hiền giả có rơi vào ngã kiến về các Pháp như 'tại gia', 'xuất gia', 'A-la-hán', 'Bồ-tát', nay lại vướng thêm các Pháp này mà ko tỏ rõ Nhân duyên thì thật là ko lợi ích; nếu ko khéo như lý tác ý sẽ làm cho sinh khởi Nghi triền cái và làm tăng trưởng các bất Thiện pháp :)
Rất tiếc là tại hạ chưa có điều kiện qui y Tam bảo,cũng chẳng được ai hướng dẫn. :(

Tại hạ vốn yêu thích khoa học tự nhiên,nhưng có duyên được tìm hiểu đạo Phật(tìm tài liệu học thiền,tình cờ vào được diễn đàn này...).Giáo lý đạo Phật có nhiều điểm giống với quan điểm của khoa học hiện đại 1 cách kì lạ.Tại hạ bị thuyết phục hoàn toàn và từ đó đặt niềm tin tuyệt đối vào Phật pháp.Vậy nên đh yên tâm,dù có dọa giết tại hạ thì tại hạ cũng chẳng dám nghi ngờ lời dạy của Thế Tôn. :))

Giờ đây tại hạ không còn vướng mắc vào những khái niệm như A la hán,Bồ tát.... nữa.Nhưng đọc kinh điển thấy có đoạn nào không hiểu thì tại hạ sẽ hỏi,chẳng giấu dốt.Như đoạn sau:
Sự kiện này không xảy ra, này các Tỷ-kheo, không có được : Một phụ nữ có thể là bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác, sự kiện này không xảy ra. Sự kiện này có xảy ra, này các Tỷ-kheo : Người đàn ông có thể là bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác, sự kiện này có xảy ra.
Một người nữ không thể là bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác.Nhưng dưới thời đức Phật cũng có nhiều vị tỳ kheo ni đắc A-la-hán. :-/


Om Amidewa Hrih
Om Mani Padme Hum[center][img]http://www.visitnepal.com/nepal_information/prayer-wheel_ss.gif[/img][img]http://64.234.203.170/images/animated-Tibetan-Buddhist-prayer-wheel.gif[/img][/center]
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.16 khách