Trang 1 trên 1

Hỏi về kinh điển?

Đã gửi: 22/12/09 21:33
gửi bởi daotubi
Chào quý đạo hữu!
Lâu nay mình có một vài thắc mắc về kinh điển, nay mình xin nêu ra để quý đạo hữu giải đáp giùm.

1.Kinh điển thuộc hệ phái Nam Tông thường là sử dụng tiếng Pali, còn kinh điển thuộc hệ phái Bắc Tông thì sử dụng tiếng Phạn (Sanskrit). Vì đâu mà có sự phân biệt này ạ?

2.Sự khác nhau cơ bản giữa kinh điển Nam Tông và kinh điển Bắc Tông là gì ạ?

3.Có ai có thể thống kê giùm mình là kinh Nam Tông bao gồm những bộ gì, và kinh Bắc Tông bao gồm những bộ gì không ạ?

4.Trong thời kỳ Đức Phật còn tại thế, liệu có sự phân chia về Nam Tông và Bắc Tông như ngày nay không ạ?

Xin chân thành cảm ơn!

Re: Hỏi về kinh điển?

Đã gửi: 23/12/09 01:57
gửi bởi whale
daotubi đã viết:Chào quý đạo hữu!
Lâu nay mình có một vài thắc mắc về kinh điển, nay mình xin nêu ra để quý đạo hữu giải đáp giùm.

1.Kinh điển thuộc hệ phái Nam Tông thường là sử dụng tiếng Pali, còn kinh điển thuộc hệ phái Bắc Tông thì sử dụng tiếng Phạn (Sanskrit). Vì đâu mà có sự phân biệt này ạ?

2.Sự khác nhau cơ bản giữa kinh điển Nam Tông và kinh điển Bắc Tông là gì ạ?

3.Có ai có thể thống kê giùm mình là kinh Nam Tông bao gồm những bộ gì, và kinh Bắc Tông bao gồm những bộ gì không ạ?

4.Trong thời kỳ Đức Phật còn tại thế, liệu có sự phân chia về Nam Tông và Bắc Tông như ngày nay không ạ?

Xin chân thành cảm ơn!
tangbong 1.Vì họ quen thế.Có lẽ tiếng Pali gần với tiếng Magadha(Ma kiệt đà) cổ (Pali was considered by early Buddhists to be linguistically similar to Old Magadhi or even a direct continuation of that language. Many Theravada sources refer to the Pali language as “Magadhan” or the “language of Magadha.”) Xem http://en.wikipedia.org/wiki/Pali

Nhiều người Ấn quen thuộc với cả hai ngôn ngữ Pali và Sanskrit (the languages are obviously very closely related and the common characteristics of Pali and Sanskrit were always easily recognized by those in India who were familiar with both);và hai ngôn ngữ này có rất nhiều đặc điểm chung.

Nhìn chung Ấn Độ là một dân tộc đa ngôn ngữ;văn hóa đa dạng;nên sự truyền khẩu kinh từ xưa cũng có thể theo các ngôn ngữ khác nhau.Ấn Độ có tới những 22 ngôn ngữ chính thức (Sanskrit language; one of the liturgical languages of Hinduism and Buddhism,[2] and one of the 22 official languages of India.[3]http://en.wikipedia.org/wiki/Classical_Sanskrit)

Loại hình tiền-cổ điển Sanskit dùng để ghi kinh Rigveda (một trong các bộ kinh Vệ đà cổ nhất).
Nhìn chung tôi nghĩ vấn đề này là vấn đề lịch sử địa lý ít hơn là vấn đề Tông Phái;bởi vì sự khác biệt trong ngôn ngữ chỉ là vấn đề nhỏ nhặt so với vấn đề ý nghĩa nằm sau ngôn ngữ.Trong kinh "Phải nghĩ như thế nào-Trung bộ kinh số 103 đức Phật có dạy như sau:

Ở đây, nếu các Ông nghĩ như sau: "Giữa các Tôn giả này, có sự đồng nhất về nghĩa, có sự sai khác về văn". Ở đây, Tỷ-kheo nào các Ông nghĩ là nhu thuận dễ nói hơn, hãy đến vị ấy và nói như sau: "Giữa các Tôn giả, có sự đồng nhất nghĩa, có sự sai khác về văn. Về vấn đề này, các Tôn giả phải biết có sự đồng nhất về nghĩa, có sự sai khác về văn như thế này. Nhưng đây chỉ là một vấn đề nhỏ nhặt tức là văn: Các Tôn giả chớ có cãi lộn với nhau vì một vấn đề nhỏ nhặt". Rồi một Tỷ-kheo nào của phe bên kia mà các Ông nghĩ là nhu thuận dễ nói hơn, hãy nghĩ đến vị ấy và nói như sau: "Giữa các Tôn giả, có sự đồng nhất về nghĩa, có sự sai khác về văn. Về vấn đề này, các Tôn giả phải biết có sự đồng nhất về nghĩa, có sự sai khác về văn như thế này. Nhưng đây chỉ là một vấn đề nhỏ nhặt, tức là văn. Các Tôn giả chớ có cãi lộn với nhau, vì một vấn đề nhỏ nhặt" Như vậy, cái gì dễ nắm giữ, phải thọ trì là dễ nắm giữ, cái gì khó nắm giữ, phải thọ trì là khó nắm giữ. Sau khi thọ trì là dễ nắm giữ cái gì dễ nắm giữ, sau khi thọ trì là khó nắm giữ cái gì khó nắm giữ, cái gì thuộc về Pháp, cái gì thuộc về Luật phải được nói lên.

2.Như đã phân tích ở trên;sự khác nhau chủ yếu nằm ở phần ý nghĩa;mà muốn biết thì mỗi người phải tự đọc mới thấy.

3. Theo mình thì kinh điển của Nam Tông chính là ba tạng kinh điển bằng tiếng Pali quen thuộc (5 bộ nikaya;luật tạng và 7 bộ Abhidhamma). Còn các sách chú giải thì không phải thuộc về tam tạng kinh điển;tôi được nghe rằng ở Tích Lan thì sự thay đổi;sửa đổi chỉ xảy ra với chú giải chứ ko xảy ra với tam tạng kinh điển.Ngoài ra là kinh điển Bắc Tông và các tông khác.

4.Trong thời Đức Phật tại thế có sự phá hòa hợp tăng của ngài Devadatta;và một số vụ tranh chấp tranh cãi;nhưng cuối cùng cũng được giải quyết.Vì thế có thể nói thời kỳ Đức Phật tại thế là thời kỳ Phật giáo nhất vị;không tông phái.Trong kinh tăng chi bộ cũng có nhắc tới tiên đoán của Đức Phật về những chia rẽ trong tương lai và nhắc nhở tỳ kheo tinh tấn tu hành. :)

Re: Hỏi về kinh điển?

Đã gửi: 23/12/09 02:39
gửi bởi binh
Ấn Độ có nhiều dân tộc, nhưng thuộc hai sắc dân chính là :
giống dân Dravidien da ngăm đen, vóc người nhỏ ở phuơng nam
giống dân Arỉen da trắng, cao lớn ở phuơng bắc.

Khi Đức Phật còn tại thế thì chưa có văn tự nên không phân nhánh.
Sau khi Phật vào Niết Bàn, chư tăng có nhiều lần kết tập kinh điển mới có kinh sách được ghi chép. Phật giáo truyền bá ra nước ngoài theo hai nhánh :
Nhánh truyền xuống phuơng nam sang Srilanka, mianma, Thailand, Campuchia, Laos, Indonesia sử dụng văn tự Pali của các dân tộc thuộc giống người Dravidien
Nhánh truyền lên phuơng bắc qua Tây Tạng, Trung Quốc, Đại Hàn, Nhật Bản, Việt Nam thì sử dụng văn tự Sancrit của các dân tộc thuộc giống dân Arỉen .

Do đó kinh điển Pali thì ghi lại trung thực những gì đức Phật đã dạy với mục đích giúp các đệ tử đắc quả Alahan để thoát khỏi luân hồi. Do chỉ tự cứu mình là chính nên được gọi là Tiểu thừa.

Còn nhánh truyền lên phuơng bắc, do giống người Arien thông minh hơn, nên thâm nhập giáo lý của Đức Phật hơn, và phát triển giáo lý đó thành Phật giáo Đại thừa, với mục đích tự mình thoát khỏi luân hồi, và còn cứu độ những chúng sinh khác cũng được giải thoát như mình.

Re: Hỏi về kinh điển?

Đã gửi: 23/12/09 03:42
gửi bởi whale
xóa

Re: Hỏi về kinh điển?

Đã gửi: 23/12/09 03:47
gửi bởi daotubi
Vâng, xin được cảm ơn đến đạo hữu whale và đạo hữu binh đã giải đáp thắc mắc giùm.
Sở học của các đạo hữu quả thật rộng, ngưỡng mộ, ngưỡng mộ....
Nam Mô A Di Đà Phật!

Re: Hỏi về kinh điển?

Đã gửi: 23/12/09 08:52
gửi bởi Thánh_Tri
Phật Pháp là Phật Pháp làm gì có Nam Bắc.

Tuy hiện tướng có Nam Bắc mà bản chất chỉ là một phật thừa mà thôi. Há chẳng nghe Kinh Pháp Hoa Phẩm Phương Tiện 2, Vốn không có ba thừa, chỉ có Một Thừa mà thôi đó sao?

Re: Hỏi về kinh điển?

Đã gửi: 23/12/09 22:59
gửi bởi thientinh82
Thánh_Tri đã viết:Phật Pháp là Phật Pháp làm gì có Nam Bắc.

Tuy hiện tướng có Nam Bắc mà bản chất chỉ là một phật thừa mà thôi. Há chẳng nghe Kinh Pháp Hoa Phẩm Phương Tiện 2, Vốn không có ba thừa, chỉ có Một Thừa mà thôi đó sao?
Nhất thừa Thật tướng thì chỉ có 1, là chỗ chư Phật mong chúng sanh hội nhập.
Nhưng vì căn tánh chẳng đồng, lợi độn khác nhau nên phải có các thừa dẫn dắt.
Thậm chí có nhiều thừa chỉ đưa đến chỗ dính mắc sai trái nhưng vì lợi ích cho 1 số kẻ hạ căn hạ trí mà cũng phải nói, phải thuyết, còn hơn là nhìn cảnh những kẻ hoàn toàn không có duyên với Đại pháp đi vô Tam đồ ác đạo thôi!
Nên Tứ Thánh quả và chỗ chấp của Nhị thừa là chỗ chừa bỏ, cực kỳ nguy hiểm với kẻ có chủng căn Đại thừa, như lời Long Thọ Bồ Tát nói: lọt vào Thanh Văn và Duyên Giác còn nguy hiểm hơn vào Địa ngục, nhưng vì hạng "hết thuốc chữa" với Thắng pháp Đại thừa mà vì lòng từ bi cứu vớt cũng phải bất đắc dĩ mà nói thôi!
Nên, lòng từ của Phật không thấp cao, nam bắc, nhưng ai dám nói giáo pháp Như Lai và chỗ đưa đến của giáo pháp đó toàn đồng cá mè 1 lứa không có sai biệt? Nếu vậy Thích Ca Bổn sư và chư Thánh lập rồi phá, răn nhắc hết lời là làm trò xằng ah, kẻ không phân phải trái đúng sai cứ gộp chung mọi pháp cho là y như nhau lại là đúng sao?
Cần cẩn trọng!
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật!

Re: Hỏi về kinh điển?

Đã gửi: 24/12/09 05:57
gửi bởi Thánh_Tri
Pháp Hoa nói chỉ có một trận mưa to mà tất cả cây cỏ đều thọ dụng tùy theo từng cây cỏ đó.

Re: Hỏi về kinh điển?

Đã gửi: 24/12/09 10:01
gửi bởi hlich
tangbong
2.Sự khác nhau cơ bản giữa kinh điển Nam Tông và kinh điển Bắc Tông là gì ạ?
là kinh điển hệ bát nhã; thật ra kinh điển hệ bát nhã khai thác những chỗ chưa được khai thác của kinh điển khởi thủy; tại sao phải như vậy? lý do là mấy trăm năm sau khi đức Phật nhập diệt thì có khuynh hướng trọng luận hơn là trọng kinh; các luận sư chỉ lo phân tích thế gian, chấp vào các kết luận của họ; các kết luận này là các "pháp"; các luận sư còn dám nói là các "pháp" thật sự hiện hữu với các tự tính khác nhau

kinh điển hệ bát nhã với chủ trương các "pháp" chẳng thật sự hiện hữu và chẳng có tự tính khác nhau, như Tâm Kinh nói "thị chư pháp không tướng"

các kinh đại thừa sau đó là sự dung hòa giữa "không tướng" và "lý tưởng cứu độ chúng sanh" với các "phương tiện"

đó là sự khác biệt về tư tưởng thôi; các cách tu tập có thể nói giống nhau, có điều ở chỗ các bậc thanh văn duyên giác ngừng lại thì bật bồ tát vẫn tiếp tục tiến bước; cái gì thúc đẩy các bậc bồ tát tiến bước? "tánh không" và "chúng sanh" vậy
:)

Re: Hỏi về kinh điển?

Đã gửi: 24/12/09 10:08
gửi bởi Thánh_Tri
Tôi cũng thấy những Kinh thuộc Nikaya cũng có lợi ích để giúp tôi hiểu rỏ và vững giáo pháp bắc tông hơn.

Như Kinh Vô Ngã Tướng, Đại Niệm Xứ.

Nhờ vậy mà tôi mới hiểu cái nào chẳng phải pháp phật? Đâu có gì ngăn cách nam bắc.