Truy Tìm Tự Ngã

Có những đoạn kinh luận đọc không hiểu, hiểu mà không thấu đáo, chẳng biết hỏi ai ? Mời đem vào đây để mọi người cùng nhau thảo luận học hỏi...

Điều hành viên: binh

Hình đại diện của người dùng
gioidinhtue
Bài viết: 747
Ngày: 09/09/08 21:01
Giới tính: Nam
Đến từ: VietNam
Nghề nghiệp: Con Xin Dập Đầu Trăm Ngàn Lạy Cầu Xin Chúng Sanh Tin Phật Niệm Phật Cầu Vãng Sanh Tây Phương Thoát Khỏi Biển Luân Hồi Dài Vô Tận . Nam Mô Tiếp Dẫn Đạo Sư A Di Đà Phật !
Được cảm ơn: 1 time

Truy Tìm Tự Ngã

Bài viết chưa xem gửi bởi gioidinhtue »

TRUY TÌM TỰ NGÃ

Chúng ta hãy khởi đầu đọc kinh Kim-cang như một tác phẩm văn học. Giá trị văn học là sự biểu hiện thẩm mỹ của nội dung tư tưởng. Kinh Kim-cang được soạn tập bằng tiếng Phạn tiêu chuẩn, nhưng rất tiếc chúng ta không thông thạo thứ cổ ngữ này, nên cũng chắc chắn là không thể hiểu hết những tư tưởng ẩn áo của kinh hàm chứa trong các từ ngữ và các câu văn. Như người không biết chữ Hán mà đọc thơ Đường qua một bản dịch thì không thể thưởng thức hết giá trị của bài thơ. Lời thơ là lời của phàm phu mà còn vậy, huống chi lời kinh là lời của Phật. Tuy nhiên, không hiểu chữ Hán thì đọc thơ Đường qua các bản dịch cũng được. Nhưng cũng nên nói thêm là thế giới xưa nay chưa có Huệ Năng thứ hai.

Kinh điển Nguyên thủy và Đại thừa được kết tập không giống nhau. Kinh điển Nguyên thủy được kết tập theo dạng truyền khẩu; có những nét đẹp của nền văn học truyền khẩu. Kinh điển Đại thừa phần lớn được ký tải bằng văn tự, có những nét đẹp riêng của văn tự.

Văn học Đại thừa xuất hiện vào giai đoạn mà văn học Ấn Độ nói chung phát triển đến một hình thức nhất định, với văn chương thi ca, các thể loại về kịch, truyện, vốn rất ít được phổ biến trong thời Phật. Như kinh Pháp hoa chẳng hạn, mở đầu bằng nhân duyên Phật phóng quang, sau đó ngài Di-lặc hỏi, Văn-thù trả lời. Đó là phần mở đầu giới thiệu, như thường được thấy trong các thể loại kịch cổ.

Trong kinh Kim-cang, chúng ta sẽ thấy không giống như kinh điển Đại Thừa khác, mà lại gần với Nguyên thủy ở chỗ Phật ôm bình bát khất thực xong rồi trở về Tinh xá. Sau bữa ăn, các vị tỳ-kheo thường tập hợp tại giảng đường để thảo luận giáo lý. Bấy giờ, trong đại chúng có sự hiện diện của Tu-bồ-đề; và ngài bắt đầu thưa hỏi. Ở đây, không mở đầu bằng sự phóng quang, hay những thần thông biến hóa khác. Nhìn từ ý nghĩa văn học, người ta giải thích rằng, những vấn đề được nêu trong kinh Kim-cang là những sự việc trong đời sống, là những cái ăn, cái uống, nghỉ ngơi, không phải trong thế giới huyền bí kỳ ảo như là của Hoa nghiêm, Pháp hoa.

Còn một nghĩa nữa mà chúng ta thấy có quan hệ đến lịch sử văn học.

Trong các kinh điển Nguyên thủy, các vị tỳ-kheo buổi trưa sau khi thọ thực xong, nếu không tụ tập tại giảng đường, thì thường vắt tọa cụ trên vai, đi vào rừng, tìm đến một gốc cây mà ngồi nghỉ trưa. Có khi đức Phật ngồi ở một gốc cây, và các ngài Xá-lợi-phất, Mục-kiền-liên, cũng ngồi ở một gốc cây gần đó. Cho đến xế chiều, các tỳ-kheo ngồi gần đó liền đi tới ngài Xá-lợi-phất, tới đức Phật để đảnh lễ, hoặc thưa hỏi giáo lý.

Trong kinh Kim-cang cũng thế; các tỳ-kheo tụ tập quanh đức Phật để chờ nghe Phật giảng Pháp. Trong truyền thống Ấn Độ, các buổi giảng hay các lớp học của những người Bà-la-môn thường diễn ra giữa khu rừng, giữa cảnh thiên nhiên. Một lớp các đạo sĩ sống trong rừng, giảng giải ý nghĩa cũng như nghi thức Vệ-đà; tư tưởng triết học tôn giáo của họ được soạn tập thành bộ Sâm lâm thư. Đó là bộ Thánh điển về sau phát triển thành các Upanishad, tức Áo nghĩa thư.

Chúng ta nên hiểu tổng quát về Upanishad hay Áo nghĩa thư vì nó liên hệ tới kinh Kim-cang rất nhiều, là điểm để chúng ta có thể tin là kinh Kim-cang thật sự do Phật nói hay không.

Một số vị nhận định kinh điển Bát-nhã từ hình thức kết cấu văn học đến nội dung tư tưởng, so sánh với các tập Upanishad, rồi kết luận Kim-cang cũng như toàn hệ Bát-nhã chỉ là một bộ phận của Upanishad, hay phỏng theo Upanishad; nghĩa là, không phải Phật thuyết.

Upanishad là giai đoạn phát triển cao của tư duy Ấn Độ, bắt đầu từ Vệ-đà. Có tất cả bốn bộ Vệ-đà, nhưng trong thời Phật chỉ mới xuất hiện có ba, mà kinh Phật gọi là Tam minh. Bà-la-môn tam minh là người thông thạo ba bộ Vệ-đà. “Minh” là từ Hán dịch của Vệ-đà. Thời Phật, chưa xuất hiện Upanishad.

Trên kia, chúng ta đã nói đến Sâm lâm thư. Đây là từ dịch tiếng Phạn Aranyaka. Ở nơi khác, chúng ta có nói các tỳ-kheo a-lan-nhã sống trong rừng thời đức Phật. A-lan-nhã là từ phiên âm của aranyaka.

Luật tạng có kể, một thời, đức Phật nhập thất, không một tỳ-kheo nào được phép đến gần hương thất của Phật, trừ vị thị giả. Bấy giờ có một nhóm ba chục vị là những tỳ kheo a-lan-nhã đến thăm Phật. Vì Phật đang nhập thất, nên các vị tỳ-kheo tại trú xứ này ngăn cản. Nhưng các tỳ-kheo a-lan-nhã nói, họ được Phật cho phép đến gặp Ngài bất cứ lúc nào. Vì các vị này chỉ sống trong rừng nên ít có cơ hội gặp Phật. Rồi họ vẫn tới gõ cửa hương thất. Thật đáng kinh ngạc, từ trong thất đức Phật liền mở cửa.

Đức Phật truyền dạy những pháp gì cho các tỳ-kheo A-lan-nhã? Không có kinh điển nào tường thuật. Đức Phật đã có biệt thị đối với họ, tất cũng có giáo pháp biệt truyền cho họ. Pháp ấy là pháp gì? Kinh điển Nguyên thủy không đề cập.

Ngài Tu-bồ-đề cũng là một tỳ-kheo a-lan-nhã, như được xác định chính trong kinh Kim-cang. Truyền thống Pāli cũng xác nhận điều này.

Các tỳ-kheo a-lan-nhã thường tu tập Không tam muội, như được Phật nói trong kinh Đại không, Trung A-hàm. Sau thời Phật, các Trưởng lão chủ trì cuộc kết tập thứ hai cũng phần lớn tu tập Không tam muội, như được ghi chép trong Luật tạng. Các vị này cũng sống trong rừng. Không tam muội là thiền định y trên hành tướng vô ngã. Không và vô ngã là giáo nghĩa căn bản trong kinh Kim-cang.

Kinh nói: Hết thảy pháp hữu vi đều là như chiêm bao, như huyễn thuật, v.v...; đó là nói về giáo nghĩa Tánh không và Vô ngã bằng kinh nghiệm trực giác hay thực chứng. Giáo nghĩa này về sau được các Bà-la-môn học Vệ-đà thay thế bằng học thuyết như huyễn tức māyā và hữu ngã tức ātman. Những điểm tư tưởng này là tinh yếu của các tập Upanishad. Nói một cách đại cương, thế giới này chỉ là huyễn hóa, vậy ta là ai, hay ta là cái gì, trong tấn tuồng huyễn hóa này?

Như vậy có thể thấy ảnh hưởng của các tỳ-kheo a-lan-nhã đối với các đạo sĩ soạn tập Sâm lâm thư để rồi phát triển thành tư tưởng triết học Upanishad. Thế nhưng, về sau do sự phục hồi địa vị của giai cấp Bà-la-môn, những người Ấn Độ giáo thâu thái rất nhiều giáo nghĩa của Phật trong đó có giáo nghĩa Tánh không diễn thành như huyễn, rồi cho rằng tư tưởng Không trong các bộ Bát-nhã là do ảnh hưởng của Upanishad. Cũng có nhiều Phật tử tin điều này nên cho rằng kinh điển Bát-nhã cũng như của cả Đại thừa chịu ảnh hưởng của Bà-la-môn giáo, thay vì ngược lại.

Vậy, Upanishad là phản ứng của các Bà-la-môn, họ vay mượn giáo nghĩa Tánh không tức Vô ngã trong các kinh Bát-nhã. Vì phủ nhận sự tồn tại của tự ngã thường hằng là phủ nhận luôn cả sự tồn tại của Brahman, là Thượng đế Sáng tạo.

Ngay cả trong Phật giáo, sau khi Phật nhập niết-bàn, trong nội bộ Phật giáo đã xuất hiện một số bộ phái chấp nhận có tự ngã hay ātman, như Độc tử bộ hay Hóa địa bộ. Những bộ phái này lý luận rằng, nếu không tồn tại một tự ngã, không có một cái tôi thường hằng bất biến, vậy ai hay cái gì luân hồi, lang thang chìm nổi trong biển sinh tử? Cũng nên biết rằng tự ngã hay ātman trong tư tưởng tôn giáo Ấn Độ là cái mà trong các tôn giáo, Đông cũng như Tây, hiểu là linh hồn. Cho nên, có linh hồn mới có đầu thai, mới có việc sinh lên Thiên đường hay đọa địa ngục như là hậu quả của hành vi tội hay phước.

Giáo nghĩa Phật dạy, có tác nghiệp thiện ác, có quả báo lành dữ, nhưng không có người hành động, không có người thọ quả. Đây là điều rất khó hiểu.

Chúng ta nên đi từ cái dễ, rồi đến cái khó. Cái dễ hiểu là tất cả đều có một cái tôi: tôi đi, tôi đứng, tôi ăn, tôi ngủ, v.v... Nhưng khi người ta ngủ, mà ngủ như không chiêm bao, thì hình như cái tôi này biến mất. Hoặc như người bị tai nạn mà mất trí nhớ, không còn nhớ ra mình là ai. Nếu được chữa trị, trí nhớ phục hồi, bấy giờ vẫn là cái tôi như khi trước. Rồi khi người ta chết, cái tôi ấy còn hay không? Thừa nhận còn, tức là thừa nhận có linh hồn tồn tại bất biến, khi thức cũng như khi ngủ, lúc còn sống cũng như sau khi chết.

Đấy là kinh nghiệm thường nhật về một cái tôi. Kinh nghiệm ấy là sự tích lũy trong một đời người những hoài niệm, những đau khổ, hạnh phúc, những danh vọng, khốn cùng. Từ những kinh nghiệm tích lũy ấy mà hình thành ý tưởng về một cái tôi thường hằng. Trong trình độ thấp nhất, cái tôi ấy được đồng hóa với thân xác và những sở hữu cho thân xác. Vị đại hoàng đế có cả một đế quốc: ta và đế quốc của ta. Nhưng một khi thân xác này tan rã, mà chắc chắn là như vậy, thì ta là ai, mà đế quốc này là gì? Những hoàng đế ấy, như Tần Thủy Hoàng, Hán Vũ Đế, Thành Cát Tư Hãn, tin vào một cái ta và thân xác ta có thể tồn tại lâu dài, vì không muốn cái danh vọng, quyền lực đang có mất đi; họ đi tìm đạo sỹ, cầu thuốc trường sinh. Những người đi tìm trường sinh ấy, bây giờ ở đâu?

Lại còn những người khác, giàu sang có cả một cơ đồ, nhưng khi thị trường chứng khoán sụp đổ, nhảy lầu tự tử. Ta và tài sản của ta; cái này mất thì cái kia cũng không còn lý do tồn tại. Thật sự thì ở đây ta là ai, trong cái cơ đồ phú quý ấy?

Với một hạng người khác, ta là danh, đã sinh ra trong trời đất, thì phải có danh gì với núi sông. Một mai vật đổi sao dời, để bảo tồn danh tiết, họ đâm cổ tự sát. Vậy, ta là gì trong cái danh này?

Với những tín đồ tôn giáo tin vào một linh hồn bất tử, một cái ta tồn tại trên thiên đường, hưởng những lạc thú mà Thượng đế ban cho vì đã biết phục tùng Thiên ý. Vì thế họ sẵn sàng giết đồng loại để chinh phục nước Chúa dưới trần gian.

Ta là ai, ta là cái gì, để vì phục vụ nó, bảo tồn nó, mà tự gây khổ cho mình, và cũng gây khổ cho người? Có chăng một cái ta thường hằng, siêu việt thân xác này, và tâm trí này, để cho mọi hành vi trong một đời người, dù thiện hay ác, ngu hay trí, chỉ nhằm mục đích là phục vụ nó, vì ích lợi của nó, vì hạnh phúc của nó, vì danh dự của nó, vì quyền lực của nó?

Trước khi muốn hỏi ta là ai, trước hết nên hỏi, từ đâu có ý tưởng về cái ta ấy?

Có một người mới mua về một con chó, đặt tên cho nó Lucky. Ban đầu, gọi Lucky, nó dửng dưng, vô cảm. Dần dần, nghe hai tiếng Lucky, nó mừng rỡ, ngoắt đuôi. Nó đã hiểu Lucky là cái gì, và như vậy nó cũng hiểu nó là cái gì. Nó hình thành một cái vỏ tự ngã mới qua một cái tên gọi mới. Trước khi có một tên gọi, nó vẫn tồn tại, và tự bảo vệ sự tồn tại ấy. Nó tìm thức ăn, tìm chỗ ngủ, và cắn bất cứ ai đến gần như muốn đe dọa, uy hiếp nó. Khi được đặt tên, toàn thể sự tồn tại ấy bây giờ tồn tại dưới một cái tên gọi Lucky. Dù vậy, nếu có ai xúc phạm đến cái tên Lucky, nó không có phản ứng gì. Nhưng với một con người, khi cái tên gọi, một cái danh gì đó, mà bị xúc phạm, thì hãy coi chừng. Tất nhiên, con người cho đến một tuổi nào đó mới biết nó tên gì, cũng như con Lucky vậy. Rõ ràng, cái danh mang nội hàm tự ngã ấy chỉ là hư danh, nhưng con người cũng như vậy đau khổ hay hạnh phúc bởi chính cái hư danh đó.

Một ông thầy giáo có cái ngã là thầy giáo. Ai xúc phạm đến danh từ thầy giáo, chức nghiệp nhà giáo, người ấy phải bị khiển trách.

Nó là ông vua, nhưng ban đêm lẻn ra ngoài thành chơi. Dân nào không biết mà đối xử vô lễ như với dân thường, hãy coi chừng.

Tự ngã chỉ là một cái danh, và đó là giả danh do nghề nghiệp, hay do chỗ ngồi, chỗ đứng giữa mọi người mà đạt thành. Cái giả danh chỉ mới hình thành trong một đời người thôi, mà đã khó quên, khó trừ như vậy; nếu là cái ngã được tích lũy trong nhiều đời, tất không dễ gì trừ bỏ.

Cái ngã của ông xã trưởng chỉ to bằng cái xã của ông. Cái ngã của một quốc vương to bằng cái vương quốc của ông. Cái ngã của một nhà thông kim bác cổ thì dài bằng thời gian kim cổ, rộng bằng không gian đông tây. Cái ngã của một chúng sinh luân hồi trong tam giới, tất cũng lớn bằng cả tam giới. Cái ngã ấy không phải dễ nhận ra. Không nhận ra nó, để thấy nó là thật hay giả, thì cũng không thể tận cùng biên giới đau khổ.

Trong kinh Phật có một câu chuyện: Một thiên thần kia, hiện đến Phật, nói rằng trong quá khứ, ông là một tiên nhân, có tên là Ngựa Đỏ, có phép thần thông quảng đại. Ông muốn thấy được biên tế vũ trụ, để thấy được biên tế khổ, và chấm dứt khổ. Thế là ông bắt đầu đi tìm biên tế của vũ trụ. Tuổi thơ của ông bấy giờ dài đến một đại kiếp, đại khái là tỷ tỷ năm, nhưng không bao giờ thấy được cái biên tế của vũ trụ. Rồi ông hỏi Phật: “Có cần đi suốt cái biên tế vũ trụ này mới chấm dứt khổ không?” Phật xác nhận rằng, “Nếu không thấy được cái biên tế của vũ trụ thì không chấm dứt được khổ”. Đức Phật lại nói thêm: “Nhưng không cần. Chỉ trên cái thân cao một tầm này, với năm uẩn nầy, ta có thể biết được thế gian sinh, thế gian diệt”.

Điều đó có nghĩa rằng, thân thể này, với xúc cảm này, với tư duy này, với nhận thức này, là tập hợp tích lũy cả một khối kinh nghiệm lớn bằng biên tế vũ trụ. Cái khối ấy đông kết thành cái vỏ cứng dày. Nó chỉ có thể bị đập vỡ bằng chày Kim-cang mà thôi.

Nói tóm lại, giáo nghĩa trong kinh Kim-cang bắt đầu bằng sự đối trị tự ngã: vô ngã tưởng, vô nhân tưởng… Trong các tôn giáo, trong mỗi hệ thống tư tưởng triết học, đều có riêng một quan niệm về tự ngã. Trong nhiều tôn giáo, tự ngã là linh hồn do Thượng đế ban cho. Giữ cho linh hồn đừng bị mất, để sau này được hưởng ân phước của Thượng đế, đó là mục đích đời người.

Trong Nho giáo, người quân tử phải biết lập thân và lập danh. Lập thân cho hiện tại, lập danh cho hậu thế. Đó là xác lập tự ngã trong xã hội.

Lão Tử nói: ta có đại hoạn vì ta có thân. Nếu ta không có thân, nào đâu có đại hoạn? Đó là hãy sống trọn tuổi trời chớ đuổi theo hư danh, hãy để cho thân và danh cùng mục nát với cỏ cây.

Các đạo sĩ Upanishad đi tìm cái tự ngã chân thật là gì. Vượt ra ngoài cái tôi trong đời sống thường nhật, và cái tôi lang thang trong luân hồi để chịu đau khổ, có hay không có một cái tôi thường hằng, chân thật? Cái tôi như giọt nước biển bị cô lập trong một cái vỏ cứng nhỏ mọn, vô nghĩa, trôi nổi bồng bềnh trong đại dương; để rồi khi cái võ cứng ấy đạp vỡ, giọt nước ấy sẽ hòa tan vào nước biển trong đại dương. Khi ấy, Tiểu ngã hòa tan vào Đại ngã.

Trong Phật giáo, Tiểu ngã hay Đại ngã, chỉ là những khái niệm giả danh. Nhưng cái giả danh được đông kết bởi tích lũy vô số vọng tưởng điên đảo. Cái ngã được hình thành trong đời này, do ảnh hưởng truyền thống, tôn giáo, tư tưởng, xã hội, để từ đó hình thành một nhân cách, một linh hồn, và rồi chấp chặt vào đó để mà tồn tại. Cái đó được gọi là phân biệt ngã chấp.

Cái ngã do tích lũy từ điên đảo vọng tưởng nhiều đời, hình thành bản năng khát vọng sinh tồn nơi cả những sinh vật li ti nhất; đó là câu sinh ngã chấp.

Vì vậy, không cần đi tìm ở đâu Tiểu ngã và Đại ngã, mà cần diệt trừ khái niệm giả danh bởi vọng tưởng điên đảo.

http://chuavanhanh.free.fr/index.php?me ... 3542&lang=


“Tâm hiếu là tâm Phật,
Hạnh hiếu là hạnh Phật”
Nhiếp cả sáu căn
Tịnh niệm tiếp nối
Bất lập phương tiện
Tự đắc tâm khai
http://www.chuakimquang.com/vn/
http://www.dharmasite.net/KhaiThiveAiDuc.htm
Hình đại diện của người dùng
VO_HUU_BAT_KHONG606
Bài viết: 2587
Ngày: 08/04/08 22:33
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: ...
Đã cảm ơn: 1 time

Re: Truy Tìm Tự Ngã

Bài viết chưa xem gửi bởi VO_HUU_BAT_KHONG606 »

Giả tức thật.
Thật tức giả.


chauhuukiet
Bài viết: 31
Ngày: 24/02/10 19:58
Giới tính: Nam
Đến từ: noi ko phien nao

Re: Truy Tìm Tự Ngã

Bài viết chưa xem gửi bởi chauhuukiet »

Nếu muốn hiểu được chân lý trong thời gian ngắn là không dễ dàng. tại vì chân lí không phải là 1 thứ vật nào đó hoặc thế giới ngoại tại mà dùng ngôn ngữ để hình dung được,mà là trực chỉ bổn tâm,là ngọn đèn sáng trong tâm linh thâm sâu của chúng ta,bạn có,ta có,người ấy cũng có,người người đều có.Thượng Đế không bạc đãi người nào,chỉ cần bạn tìng nguyện đốt lên cho sáng,Khi ngọn đèn đó sáng,người là thỏa mãn,an tường lạc quan,mà khi đèn tối thì sẽ bi quan,va không còn hy vọng.Chỉ cần đẻn trong tâm rực sáng,tâm linh thế giới ở xung quang bạn,cuộc đời bạn từng li từng tí đều tốt đẹp , đó chính là để chúng ta biểu hiện chân lí của ngày hôm nay.Mượn vào chân lí để tâm linh của chúng ta được tiến bộ,kéo gần cự li giữa Thượng Đế và chúng ta,cho nên nói,cái gì gọi là chân lí,đương lúc giây khắc mà bạn cùng Thượng Đế chia sẽ những gì trong sinh mệnh bạn,đó chính là chân lí


Nguyen Anh Tung
Bài viết: 10
Ngày: 20/05/10 09:04
Giới tính: Nam
Đến từ: Hoa Ky

Re: Truy Tìm Tự Ngã

Bài viết chưa xem gửi bởi Nguyen Anh Tung »

Bo De tam bang pham Pho Hien Hanh Nguyen
Thursday, May 20, 2010 1:34 PM
From: "Nguyen Anh Tung" <[email protected]>
To: [email protected]
Re: Neu dac phap thi xuat gia rat la tot!
Thursday, May 20, 2010 1:27 PM
From: "Nguyen Anh Tung" <[email protected]>
To: "hoa vu" <>

"Chân thành ngưỡng mộ Bồ Tát Phổ Hiền, tôi tha thiết dự định sẽ hành hương núi Nga Mi, để cúng dường những viên minh châu gia bảo, cho mục đích hoằng dương giáo pháp "Phổ Hiền hạnh nguyện". Ðêm đó, nằm ngủ tại miễu hoang nầy, tôi nằm mộng thấy Bồ Tát Phổ Hiền thị hiện, cỡi voi sáu ngà xoa đầu tôi khuyên tôi yên tâm chờ đợi một thời gian sẽ gặp người hữu duyên nhận lãnh trách nhiệm phát huy và xây dựng đạo tràng tại đây".

Theo kinh Phap Hoa, neu doc, tung, tho, tri trong 21 ngay lien tiep thi "nằm mộng thấy Bồ Tát Phổ Hiền thị hiện, cỡi voi sáu ngà".

Tung da den nui Nga Mi cua Pho Hien Bo Tat cach day 3 nam.

Cach day mot nam, Tung da "nằm mộng thấy Bồ Tát Phổ Hiền thị hiện, cỡi voi sáu ngà o tren khong trung". sau khi doc, tung, tho, tri trong 7 ngay kinh Phap Hoa.

Cach day mot tuan, Tung da "nam mong thay chinh minh bien hoa thanh Pho Hien Bo Tat" nho doc, tung, tho, tri trong 2 tuan le kinh Hoa Nghiem, pham Pho Hien Hanh Nguyen.

Trong niem A Mi Da Phat, cung nhu vay. Neu chung ta thay A Mi Da Phat o ben ngoai la dat duoc SU NHAT TAM BAT LOAN.

Neu chung ta thay chinh minh la A Mi Da Phat thi dat duoc LY NHAT TAM BAT LOAN.

Hoa nen biet rang CONG DUC cung duong THANH TANG, va PHAM PHU TANG deu bang nhau. BINH DANG la o cho nay, ngay ca moi chung sanh deu la PHAT TUONG LAI.

Mot vi thay Tay Tang la Tulku, tai sanh Bo Tat, da day Tung rang BO DE TAM rat KHO dat duoc, chu MINH TAM KIEN TANH (LY NHAT TAM BAT LOAN) thi qua DE dat duoc.

Ngai Atisha ngay xua phai den NAM DUONG hoc 12 nam moi dat duoc BO DE TAM,
la 10 PHO HIEN HANH NGUYEN nay./.

Kho^ng Tri` Nguye^~n Anh Tu`ng

--- On Thu, 5/20/10, hoa vu <> wrote:


From: hoa vu <>
Subject: Re: Neu dac phap thi xuat gia rat la tot!
To: "Nguyen Anh Tung" <[email protected]>
Date: Thursday, May 20, 2010, 12:37 PM


Do cung la ly do tai sao khi tu Tinh Do, nguoi Niem Phat phai phat Bo De Tam va con gi ro rang hon ve Bo De tam bang pham Pho Hien Hanh Nguyen.
Tu nhien nho toi truyen nay nen goi cho ban, khong biet ban doc chua?
http://www.thuvienhoasen.org/htc-cdvt-02.htm

Xuat gia ma dung phap va thanh tưu gioi phap thi moi doi hoi nhieu cong duc. Con neu khong du cong duc, ma xuat gia cho co hinh thuong nhu hien nay, tho dai...thi nhap that tu hanh van tot hon.
Than ai,
h


ho trong khanh
Bài viết: 145
Ngày: 08/03/10 05:56
Giới tính: Nam
Đến từ: ho chi minh

Re: Truy Tìm Tự Ngã

Bài viết chưa xem gửi bởi ho trong khanh »

Vì con người cứ chấp vào "Thật Có" "Thật hiện hữu" nên họ ko thể chấp nhận tới cái chết . Nên họ luôn truy tìm cái ngã vĩnh cữu . Cái chết là một minh chứng hùng hồn nhất cho sự "Huyễn hoá" của thế gian.


hlich
Bài viết: 1217
Ngày: 09/12/08 14:16
Giới tính: Nam

Re: Truy Tìm Tự Ngã

Bài viết chưa xem gửi bởi hlich »

tangbong
Vì con người cứ chấp vào "Thật Có" "Thật hiện hữu" nên họ ko thể chấp nhận tới cái chết .
con người cứ chấp vào "Thật Có" "Thật hiện hữu" vì họ ko thể chấp nhận tới cái chết chứ?

đã email cho đ/h, nhận được chưa?
:)


ho trong khanh
Bài viết: 145
Ngày: 08/03/10 05:56
Giới tính: Nam
Đến từ: ho chi minh

Re: Truy Tìm Tự Ngã

Bài viết chưa xem gửi bởi ho trong khanh »

con người cứ chấp vào "Thật Có" "Thật hiện hữu" vì họ ko thể chấp nhận tới cái chết chứ?
Vậy cho đệ hỏi "vì sao họ ko thể chấp nhận tới cái chết". Có phải vì "ái thủ" ko. Vì sao họ "Ái Thủ". Có phải vì chấp "Thật có" "Thật hiện hữu" ko?. Hay nói cách khác là vì "vô minh". "Vô minh" và cái chấp này tuy hai tên mà là một. Phá bỏ được cái chấp này là phá bỏ được "Vô minh". Nhưng nếu tâm cứ dính theo 6 căn thì sẽ ko bao giờ phá bỏ được. Cái siêu diệu của đạo Phật là ở chổ này.

Cái này là mình đang độc thoại . Nên ai bảo mình khùng mình cũng chịu. Lâu lâu khùng một chút cũng chẳng chết ai :D
thanks đ/h hlich.Đệ mới gửi lại mail theo hộp mail của diễn đàn này. ko biết đ/h có nhận được ko. Thank đ/h nhiều nhiều nhé.


hlich
Bài viết: 1217
Ngày: 09/12/08 14:16
Giới tính: Nam

Re: Truy Tìm Tự Ngã

Bài viết chưa xem gửi bởi hlich »

tangbong
con người không muốn chấp nhận sự chết vì họ tham sống, tham là ái; vì do tham sống mà họ sẵn sàng tin vào một cái ngã thực có độc lập với thân xác; sự tin này là một hình thức chấp thật có, chấp thường

hai chữ chấp và thủ đồng nghĩa

theo thập nhị nhân duyên thì ái duyên chấp/thủ; do chấp/thủ mà luân hồi để mà tiếp tục ái và tiếp diễn như thế kiếp này qua kiếp khác như sau,

… > vô minh > … > vô minh > hành > thức > danh sắc > lục nhập > xúc > thọ > ái > chấp > hữu > sinh > lão bệnh tử > … > vô minh > …
:)


ho trong khanh
Bài viết: 145
Ngày: 08/03/10 05:56
Giới tính: Nam
Đến từ: ho chi minh

Re: Truy Tìm Tự Ngã

Bài viết chưa xem gửi bởi ho trong khanh »

cái
chấp "Thật có" "Thật hiện hữu"
của đệ ko phải mang nghĩa
tin vào một cái ngã thực có
Mà mang nghĩa như thế này.
Nhất Thiết hữu vi pháp. Như mộng huyễn bào ảnh. Như lộ diệt như điện
Phật thì thấy mọi thứ là huyễn hóa. Nhưng chúng sinh thì thấy mọi thứ là thực. Đây là cái chấp mà Đệ muốn nói đến.


hlich
Bài viết: 1217
Ngày: 09/12/08 14:16
Giới tính: Nam

Re: Truy Tìm Tự Ngã

Bài viết chưa xem gửi bởi hlich »

tangbong
Phật thì thấy mọi thứ là huyễn hóa.
có người cho rằng mọi sự không có lý do chi cả, họ phủ nhận tất cả mọi sự; theo đ/h thì sự phủ nhận này có giống như thấy mọi thứ là huyễn hóa? nếu khác thì khác như thế nào?
:)


ho trong khanh
Bài viết: 145
Ngày: 08/03/10 05:56
Giới tính: Nam
Đến từ: ho chi minh

Re: Truy Tìm Tự Ngã

Bài viết chưa xem gửi bởi ho trong khanh »

Giác quan là sợi dây trói buột vào những vọng kiến của Tâm . Nếu không từ bỏ được các giác quan thì không thể thoát ra khỏi được vọng kiến khởi lên từ tâm. Thế nào là "Vọng Kiến" như trong kinh "thủ lăng nghiem" có viết
Tâm chúng sanh bản tánh vốn Minh. Tánh minh ấy viên mãn khắp cùng. Nhân tánh minh ấy mà vọng, nhận cho là có tánh. Do đó mà vọng kiến sanh ra. Đã có vọng kiến thì những pháp vốn không, trở thành pháp có. Những pháp được cho là có, truy tìm nguyên nhân của nó vốn phi nhân. Vì thế, tìm xét nguyên nhân thì hoàn toàn không có gốc nguồn. Tánh vọng kiến năng trụ, tướng cảnh giới sở trụ cả hai đều là pháp vô trụ. Dựa trên pháp vốn vô trụ ấy mà kiến lập thế giới và chúng sanh.
Đã cho là có pháp sở hữu, có vật chất thì khái niệm kích thước, diện tích, cự ly, qui mô… giả dối sanh ra. Vì vậy khái niệm "không gian" được thành lập. Do phi nhân làm nhân cho nên không thật có sở trụ và năng trụ. Vì không có năng trụ, sở trụ nên mọi hiện tượng luôn luôn trong quá trình vận động trong tiến trình chuyển biến, không có sự vật nào đứng yên nguyên trạng của mình. Vì thế mà khái niệm "Thời gian" được thành lập. Bốn phương ba đời hòa hợp tác động lẫn nhau mà biến hóa mà hình thành 12 loại chúng sanh trong thế giới
12 loài chúng sinh cùng nơi 1 bản tâm .Ta , người , cảnh vật đều từ nơi 1 tâm vọng ra. Huân cái vọng không cùng mà thấy dường như có cảnh ngoài tâm .Vì cho là có cảnh có vật thật nên mới truy nguyên cội gốc . Vì không thấy được cội gốc nhưng lại thấy mọi vật rõ ràng đều là "Thật có" vì quá tin vào các giác quan của mình nên mới thấy có sinh có diệt. Như mọi người ngày nay cho là chết là hết chấp "Không" như vậy nên họ tranh thủ hưởng thụ mọi thứ trước khi chết hoặc họ ra tay sát hại kẻ khác mà không sợ họ báo thù vì nghĩ rằng chết là hết mà lấy đâu mà báo thù. Hoặc những người quá chấp vào cảnh bên ngoài là "Thật" nên họ không thể từ bỏ được cảnh "Thật" ấy nên luôn truy tìm một cái Ngã Thường hằng để mãi được hưởng nước trời. Do nơi tin vào sự "Thật Có " của cảnh của vật mà khởi lên 2 cái chấp "Đoạn" và chấp "Thường" như vậy.

Mình không rõ câu của đ/h
có người cho rằng mọi sự không có lý do chi cả, họ phủ nhận tất cả mọi sự
đ/h có thể nói rõ hơn được không.


hlich
Bài viết: 1217
Ngày: 09/12/08 14:16
Giới tính: Nam

Re: Truy Tìm Tự Ngã

Bài viết chưa xem gửi bởi hlich »

tangbong
ok đ/h nói đến chấp không thì mình hỏi thế này,
sự thấy mọi thứ là huyễn hóa và sự chấp không khác nhau thế nào?
:)


Đã khóa

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.20 khách