THIỀN HỌC CĂN BẢN

Có những đoạn kinh luận đọc không hiểu, hiểu mà không thấu đáo, chẳng biết hỏi ai ? Mời đem vào đây để mọi người cùng nhau thảo luận học hỏi...

Điều hành viên: binh

khach tran
Bài viết: 234
Ngày: 04/04/10 21:27
Giới tính: Nam
Đến từ: vietnam
Đã cảm ơn: 13 time

THIỀN HỌC CĂN BẢN

Bài viết chưa xem gửi bởi khach tran »

PHƯƠNG PHÁP TỌA THIỀN THEO TÔNG THIÊN THAI [/b]:
Nguyên tác Đại Sư Trí Khải _ Dịch giả HT Thích Thanh Từ.
( trích trong Thiền Căn Bản, nhà xuất bản tôn giáo, xb 1995)
Hành giả mới học tọa thiền muốn tu theo giáo Pháp của mười Phương Chư phật, trước phải phát đại thệ nguyện, độ thóat tất cả chúng sanh, nguyện cầu Phật đạo Vô thượng, tâm kiến cố như Kim Cương, tinh tấn dũng mãnh không tiếc thân mạng. Thành tựu tất cả các Phật Pháp, hòan tòan không thối chuyển, nhiên hậu trong khi tọa thiền chánh niệm suy nghĩ tướng chơn thật của các pháp. Nghĩ rằng : Pháp thiện, ác, vô, ký, trong, ngòai, căn, trần, thức, tất cả các pháp phiền não hữu lậu, pháp hữu vi, nhân quả, sanh tử trong tam giới đều nhân Tâm mà có. Cho nên Kinh Thập Địa chép: “tam giới không riêng có , chỉ do nhất Tâm tạo tác. Nếu biết Tâm không Tánh thì các Pháp không thật, Tâm không nhiễm trước thì các hạnh nghiệp sanh tử đều dứt”. Quán như thế rồi, kế nên theo thứ lớp khởi hạnh tu tập.
ĐIỀU HÒA.
Thế nào là đều hòa? Dùng thí dụ để so sánh cho dễ hiểu. Ví như người thợ gốm khéo trộn đất , nước nhồi thành mềm dẻo, sau mới để lên khuôn mà nặn. Như cây đàn, trước phải điều hòa dây, không dùn, không thẳng, sau mới khảy ra những bản nhạc âm thanh vi diệu. Hành giả tu Tâm cũng như vậy, khéo điều năm việc khiến được hòa thích thì chánh định dễ sanh. Nếu có một việc không điều thì sanh nhiều chướng nạn, căn lành khó sanh. Điều 5 việc:
1_ Điều hòa sự ăn uống:
Sự ăn uống cốt để nuôi thân tiến tu đạo nghiệp. Nếu ăn no quá thì bao tử đầy, hơi thở gấp, trăm mạch không thông, Tâm bị bế tắc, ngồi niệm không yên. Nếu ăn quá ít thì thân thể gầy, bao tử lỏng lẻo, ý lao lư xao động, không vững. Hai việc này đều không được định. Nếu ăn những vật trược uế khiến Tâm thức phải hôn mê. Nếu ăn những vật không thích nghi hay khơi bệnh cũ, khiến tứ đại chống nghịch nhau. Người mới tập tu Thiền định phải dè dặt tránh những điều này. Cho nên Kinh chép: “ Thân yên thì Đạo đầy đủ, ăn uống có tiết độ, thường ưa chỗ vắng vẽ, Tâm lặng ưa tinh tấn, ấy là lời của Chư Phật”.


khach tran
Bài viết: 234
Ngày: 04/04/10 21:27
Giới tính: Nam
Đến từ: vietnam
Đã cảm ơn: 13 time

Re: THIỀN HỌC CĂN BẢN

Bài viết chưa xem gửi bởi khach tran »

2_Điều hòa sự ngủ nghỉ:
Ngủ là bị vô minh che đậy, không nên ngủ nhiều. Nếu người ngủ quá nhiều, không những bỏ bê sự tu hành, lại mất hết những công phu, khiến Tâm ám mụôi, căn lành tan mất. Phải giác ngộ lý vô thường, điều phục sự ngủ nghỉ để tinh thần trong sáng, Tâm niệm minh tịnh. Được thế mới có thể gá Tâm nơi thánh cảnh, chánh định hiền tiền. Cho nên Kinh chép: “Đầu hôm và buổi khuya cũng chớ bỏ phế, không do nhân duyên ngủ nghỉ để một đời luống trôi qua, không được gì cả. Phải nghĩ rằng: Ngọn lửa vô thường thiêu cả thế gian, sớm cầu tự độ chớ nên ngủ nghỉ.
Phương pháp điều Thân, điều hơi thở, điều Tâm, ba việc này phải hợp nhau dùng, không thể nói riêng. Nhưng hành có trước, có giữa và sau không đồng. Do đó tướng Nhập, Trụ và Xuất cũng có khác nhau.
3_Điều Thân:
Hành giả muốn nhập chánh định phải áp dụng phương pháp điều thân. Khi ở ngòai định; đi, đứng, nằm, ngồi, mọi hành động đều phải nhẹ nhàng thư thả; nếu hành động gấp gáp, nặng nề thì hơi thở hào hển, hơi thở hào hển thì Tâm tán lọan khó kiềm chế, đến khi ngồi bức rức Tâm không thư thái. Do đó tuy chưa nhập định mà hành giả cũng phải dụng ý, sớm tìm phương tiện hạn chế nó dần. Lúc nhập định phải khéo an thân cho được định.
Khi đến chỗ ngồi Thiền, trước phải ngồi yên, mỗi bộ phận đều nghe yên ổn, lâu lâu thấy không có gì chướng ngại, mới bắt đầu sửa sọan chân. Nếu ngồi bán già thì lấy chân trái để lên đùi phải, kéo sát vào thân, để bàn chân trái bằng với đùi mặt, bàn chân mặt bằng với đùi trái. Nếu ngồi tòan già phải kéo chân mặt để lên chân trái. Nới rộng dây lưng và cổ áo, sửa cho ngay thẳng. lấy bàn tay trái để lên lòng bàn tay mặt và các ngón tay chồng lên nhau, trừ ngón cái, rồi đặt lên bàn chân, kéo sát vào thân. Thân ngay thẳng, chuyển động thân và các chi tiết 7 lần, giống như pháp xoa bóp, không cho tay chân xê dịch. Như thế rồi giữ xương sống cho ngay thẳng không để cong vẹo. Cổ sửa cho ngay, đầu hơi cúi, giữ chót mũi ngay rốn không chinh vạy, không ngước không cúi, gương mặt bình thản ngồi yên. Kế đến dùng miệng thở hơi thô trược ra, khi thở há miệng cho hơi ra, đừng mạnh cũng đừng gấp, phải đều đều nhẹ nhẹ. Hít hơi vô tưởng không khi trong sạch vô khắp trong thân những chỗ không thông đều theo hơi thở mà được lưu thông, rồi há miệng thở hơi ra sạch hết. Thở như thế đến 3 lần, nếu khi thân và hơi thở đã điều hòa thì thở một lần cũng được. Thở xong ngậm miệng lại môi và răng vừa khít nhau, lưỡi để trên ổ gà. Mắt nhắm vừa khuất ánh sáng bên ngòai mà thôi. Thân ngồi phải ngay thẳng như tấm vách đá. Thân và chân tay không được cử động. Đó là phương pháp ban đầu khi nhập Thiền Định điều thân. Tóm lại, không hõan cũng không gấp đó là tướng trạng thân điều hòa.


khach tran
Bài viết: 234
Ngày: 04/04/10 21:27
Giới tính: Nam
Đến từ: vietnam
Đã cảm ơn: 13 time

Re: THIỀN HỌC CĂN BẢN

Bài viết chưa xem gửi bởi khach tran »

4_Điều hòa hơi thở:
Hơi thở có 4 tướng: Tướng phong, tướng xuyển, tướng khí, tướng tức. Ba tường tướng không đềiu hòa, tướng sau mới điều hòa. Thế nào là tướng Phong, tướng Xuyển …?
_ Khi ngồi thiền hơi thở ra vào trong mũi nghe có tiếng, là tướng phong; hơi thở tuy không có tướng mà ra vào ngăn trệ không thông, là tướng xuyển; hơi thở tuy không có tiềng , không ngăn trệ, mà ra vào không nhẹ nhàng, là tướng khí; hơi htở không có tiếng, không bị ngăn trệ và không thô, RA VÀO NHẸ NHÀNG NHƯ CÒN NHƯ MẤT, tinh thần an ổn thư thái, ấy là tướng Tức. Nếu bị bệnh Phong thì tán lọan; nếu bệnh Xuyển thì ngăn trệ; bị bệnh Khí thì nhọc nhằn; chỉ có tướng Tức là an định. Khi ngồi Thiền có 3 tướng Phong, Xuyển, Khí ; gọi là không điều hòa, khi ấy chúng ta dụng Tâm thì hại Tâm, Tâm kho được an định.
Nếu muốn điều hòa phải y ba pháp:
1_ Chuyên tưởng Tâm ở rốn
2_ Buông thả thân thể một cách tự tại
3_ Tưởng khắp lỗ chân lông hơi thở ra vào không ngăn ngại.
Nếu Tâm được vi tế thì hơi thở nhẹ nhàng. Hơi thở điều hòa thì các bệnh không sanh, Tâm dễ được định. Ấy gọi là phương pháp điều hòa hơi thở, khi hành giả mới tập ngồi thiền. Tóm lại. hơi thở nhẹ nhẹ , dài và đều là tướng điều hòa.
5_ Điều Tâm: điều Tâm có ba cách: Nhập, Trụ, Xuất.


khach tran
Bài viết: 234
Ngày: 04/04/10 21:27
Giới tính: Nam
Đến từ: vietnam
Đã cảm ơn: 13 time

Re: THIỀN HỌC CĂN BẢN

Bài viết chưa xem gửi bởi khach tran »

5_ Điều Tâm: điều Tâm có ba cách: Nhập, Trụ, Xuất.
a/_ NHẬP: Nhập có hai lối:
1_ Điều phục lọan tưởng không cho buông lung.
2_ Phải điều hòa giữa Phù, Trầm, Khoan, Cấp.
Thế nào là tướng Trầm? Nếu trong khi ngồi Tâm mờ mịt , không ghi nhớ chi cả, đầu ưa gục xuống , ấy là tướng Trầm. Khi ấy phải chú Tâm tại chót mũi, khiến Tâm duyên trong một cảnh, không cho ý phân tán, đây là trị bệnh Trầm.
Thế nào là tướng Phù? Nếu khi ngồi Tâm ưa phóng túng lọan động, thân cũng không yên, nhớ những việc đâu đâu, đó là tướng Phù. Khi đó phải tưởng Tâm tại rún, ngăn các lọan niệm, Tâm liền dừng trụ, dễ được an định. Tóm lại, không trầm, không phù là tướng điều hòa.
Tâm định cũng có tướng Khoan, tướng Cấp.Tướng định bệnh: Tâm cấp; do trong khi ngồi dụng niệm nhiếp tâm mà vào được định. Thế nên hơi xông lên trên hông, ngực đau nhói, phải buông xả tâm ấy, tưởng hơi đếu dồn xuống, bệnh liền được lành. Nếu Tâm mắc bệnh Khoan thì tâm chí tản mác, thân ưa xiêu vẹo, hoặc trong miệng chảy nước miếng, hoặc khi ấy mờ mịt. Bấy giờ phải thúc liễm thân tâm chuyên niệm, khiến tâm trụ trong một chỗ, thân thể kiềm giữ nhau, lấy đó mà trị bệnh. Tâm có tướng thô phù hay trầm lặng, cứ xét nơi đó có thể biết. Ấy là phương pháp điều Tâm khi mới vào định.
Phàm nhập định từ Thô vàoTế, thân là thô, hơi thở là trung bình , Tâm là vi tế, nên phải điều từ thô đến tế khiến Tâm được an định. Đây gọi là khi nhập định điều hòa được hai việc.
B/_ TRỤ: Hành giả trong khi tọa thiền tùy dài hay ngắn, hoặc một đến hai ba giờ, trong mười hai thời nhiếp niệm dụng tâm. Trong khi ấy phải khéo biết thân, hơi thở, tâm được điều hòa hay không điều hòa. Nếu khi ngồi tuy điều thân xong, nhưng thân hoặc buông thả, hơặc kềm thúc, hoặc nghiêng, hoặc cong, cúi ngước; không ngay thẳng, biết rồi liền sửa cho thẳng khiến được an ổn. Sửa thân bậc trung không kềm, không thả, bình thường ngay thẳng an trụ.
Lại nữa, trong thời gian ngồi thiền, thân, hơi thở tuy điều hòa, mà Tâm hoặc Phù, trầm, khoan, cấp; không định. Khi ấy nếu biết nên dùng những phương pháp ở trước điều hòa khiến được thích ứng bậc thường.
Ba việc này không nhất định trước sau, tùy cái nào không điều hòa sửa cho được điều hòa, khiến thời gian ngồi, thân, hơi thở và Tâm, ba cái điều hòa thích ứng, không để trái nhau, dung hòa không hai. Thế là hay trừ được bệnh trước, những chướng ngại không sanh, pháp thiền định quyết định được.
C/_ XUẤT: Hành giả nếu tọa thiền sắp xong, khi muốn xuất định, nên trước phóng Tâm duyên cảnh khác tụng bài hồi hướng dùng mũi hít hơi vô đầy khắp thân thể, tưởng khắp trăm mạch máu đều theo hơi thở mà lưu chuyển; kế thở ra bằng miệng, tưởng tất cả bệnh họan và hơi xú uế đều ra ngòai hết. Nhiên hậu nhẹ nhẹ động thân, kế động vai, bắp tay; lần luợt đến tay, đầu, cổ và sau động hai chân, tất cả đều phải êm ái, sau rốt lấy tay xoa khắp lỗ chân lông, rồi hai tay xoa vào nhau cho nóng áp lên hai con mắt, sau mới mở mắt, đợi hơi nóng trong người tan hết mới tùy ý ra đi. Nếu không đúng như vậy, khi ngồi được trụ tâm, mà khi xuất buông xả mau quá thì phần vi tế chưa tan, trụ lại trong thân khiến người nhức đầu, trăm đốt xương cứng đờ như người mắc chứng phong lao; vế sau trong khi tọa thiền bưc rức không yên. Thế nên muốn xuất định mỗi việc điều phải lưu ý.
Đây là phương pháp điều thân, hơi thở và Tâm , từ thô đến tế _ thế là khéo nhập, trụ, xuất như bai kệ:
Tiến dừng có thứ tự
Thô tế không trái nhau
Ví như khéo tập ngựa
Tùy ý muốn đi đứng.
Kinh Pháp Hoa chép: “ Đại chúng và chư Bồ Tát …ở hội này, đã trong vô lượng kiếp chỉ vì Phật đạo, siêng tu tinh tấn, khéo nhập, trụ, xuất được vô lượng trăm ngàn muôn ức chánh định, được đại thần thông, đã lâu tu hạnh thanh tịnh, khéo hay thứ tự lập các pháp lành”.,.


khach tran
Bài viết: 234
Ngày: 04/04/10 21:27
Giới tính: Nam
Đến từ: vietnam
Đã cảm ơn: 13 time

Re: THIỀN HỌC CĂN BẢN

Bài viết chưa xem gửi bởi khach tran »

TƯỚNG THIỆN CĂN KHAI PHÁT
Hành giả nếu hay từ Giả nhập Không quán Trung, tu Chỉ Quán như thế thì trong khi tọa thiền thân tâm sáng suốt. Khi ấy sẽ có những thứ thiện căn khai phát cần phải biết rõ. Thiện căn khai Phát có hai thứ :
A/_ Tướng thiện căn khai phát bên ngòai:
Nghĩa là những việc thiận căn khai phát như: Bố thí, trì giới, hiếu thuận, cúng dường Tam Bảo, nghe Kinh, học Đạo.
B/_ Tướng thiện căn khai phát bên trong:
Nghĩa là những pháp môn thiền định thiện căn khai phát có ba ý:
1/_ Hiểu rõ tướng thiện căn khai phát._ có năm thứ:
a/_ Tướng sổ tức quán thiện căn khai phát:
hành giả vì khéo tu Chỉ Quán nên thân tâm được điều hòa, vọng niệm dừng bặt, nhơn đó tự biết Tâm dần dần nhập định. Phát các định Dục Giới vị đáo địa, thân tâm lặng lẽ rỗng rang, định tâm an ổn. Ở trong định này đều không thấy có tướng mạo của thân tâm. Về sau, hoặc trải một phen ngồi hai phen ngồi, nhẫn đến một ngày , hai ngày, một tháng , hai tháng lần lần dứt hết không còn đắt, thất hay lui sụt. Chính ở trong định này chợt biết thân tâm vận động phát ra tám thứ cảm giác. Nghĩa là cảm giác thân đau ngứa, lạnh, ấm, nhẹ, nặng , nhám, trơn.
Trong khi cảm giác thân tâm an định, rỗng rang thư thới, vui vẽ thanh tịnh không có gì sánh bằng. Ấy là biết tướng “ sổ tức thiền định thiện căn khai phát”. Hành giả hoặc ở trong định Dục giới vị đáo địa thọat nhiên biết hơi thở ra vào dài ngắn, những lỗ chân lông khắp thân đều trống hở. Dùng Tâm nhãn thấy cả 36 vật* ở trong thân, như mở cửa kho thấy các thứ đậu mè.. Tâm sợ, mừng vắng lặng, được an vui. Ấy là tướng tùy tức: ‘ đặc thằng thiện căn khai phát”.
(36 vật là: tóc, lông, răng , móng…)
b/_ Tướng bất tịnh quán thiện căn khai phát.
Hành giả nếu được định Dục giới vị đáo địa, ở trong định này thân tâm rỗng lặng, thọat nhiên thấy thân người nam, nữ chết; chết rồi phát sình, nức nở, giòi bọ, máu mủ tuơm ra, thấy xương trắng bừa bãi, trong Tâm sanh buồn, nhàm chán sự yêu thương. Đó là tướng: “cửu tương thiện căn phai phát”. Hoặc ở trong định yên lặng chợt thấy trong thân nhớp nhúa, bên ngòai sình chương, rạn nứt, thân mình xương trắng từ đầu đến chân từng lóng gá nhau. Thấy việc ấy rồi định Tâm yên ổn tỉnh ngộ lý vô thường, nhàm chán ngũ dục, không chấp nhơn ngã. Đó là tướng: “ bội xả thiện căn khai phát”. Hoặc trong khi định tâm thấy trong thân tất cả lọai phi cầm tẩu thú, đồ mặc, thức ăn uống, phòng, nhà, rừng núi thảy đều bất tịnh. Đây là tướng: ”Đại bất tịnh thiện căn khai phát”.


khach tran
Bài viết: 234
Ngày: 04/04/10 21:27
Giới tính: Nam
Đến từ: vietnam
Đã cảm ơn: 13 time

Re: THIỀN HỌC CĂN BẢN

Bài viết chưa xem gửi bởi khach tran »

c/_ Tướng Từ Tâm thiện căn khai phát:
hành giả nhơn tu Chỉ Quán, hoặc được định Dục giới vị đáo địa, ở trong định này hóat nhiên phát tâm thương nhớ tưởng chúng sinh. Hoặc vin nơi người thân , được tướng an vui liền phát Thâm định, nội tâm vui vẽ thanh tịnh không thể thí dụ. Hoặc vin theo người không thân sơ, kẻ thù óan, nhẫn đến năm lòai chúng sanh trong mười phương cũng như thế. Sau khi xuất định tâm cũng vui vẻ thấy người nào gương mặt cũng hòa nhã. Ấy là tướng: “ Từ tâm thiện căn khai phát”. Bi, Hỷ, Xả tâm khai phát cũng như vậy .
d/_ Tướng nhân duyên quán thiện căn khai phát:
hành giả nhơn tu Chỉ Quán, hoặc được định Dục giới vị đáo địa thân tâm an tịnh. Thọat nhiên Tâm sanh giác ngộ, suy tầm các nhân duyên vô minh, hành … trong ba đời, không thấy tướng nhân ngã, lìa đọan kiến, thường kiến, phá các chấp kiến, được định an ổn, giải huệ khai phát, tâm sanh pháp hỷ, không nhớ việc thế gian, nhẫn đến trong ngũ ấm, thập nhị xứ, thập bát giới phân biệt cũng như vậy. Đó là tướng “nhân duyên quán thiện căn khai phát”.
e/_ Tướng niệm Phật thiện căn khai phát:
hành giả nhân tu Chỉ Quán, hoặc được định Dục giới vị đáo địa thân tâm rỗng lặng. Thọat nhiên nghĩ nhớ Chư Phật có Công Đức, tướng hỏa không thể nghị bàn, có pháp thập lực , tứ vô sở úy, thập bát bất cộng, tam muội, giải thóat….không thể nghị bàn, có thần thông biến hóa, thuyết pháp không ngăn ngại, lợi ích chúng sanh không thể nghị bàn; như thế những công đức vô lượng không thể nghị bàn. Khi khởi niệm ấy liền sanh tâm kính mến, tam mụi khai phát, thân tâm khóai lạc, thanh tịnh an ổn, không có tướng ác. Sau khi xuất định, thân thể nhẹ nhàn tự biết có công đức cao vọi, được người kính yêu. Ấy là tướng: “ niệm Phật tam mụi thiện căn khai phát”.


khach tran
Bài viết: 234
Ngày: 04/04/10 21:27
Giới tính: Nam
Đến từ: vietnam
Đã cảm ơn: 13 time

Re: THIỀN HỌC CĂN BẢN

Bài viết chưa xem gửi bởi khach tran »

LỤC DIỆU PHÁP MÔN.
Nguyên tác: ĐẠI SƯ TRÍ KHẢI
Dịch giả: HÒA THƯỢNG THÍCH THANH TỪ.
Lời dịch giả
Gần đây những Phật tử xuất gia hoặc tại gia có thiện chí tu tập, đa số được quí thượng tọa chỉ dạy theo pháp môn Tịnh Độ chuyên trì danh hiệu Đức Phật A Di Đà, hopặc tọa thiền áo dụng phương pháp sổ tức. Riêng về pháp Sổ Tức, trong khi thực tập có người băn khoăn không biết tướng kết quả thế nào? Chỉ tu pháp Sổ Tức không là đủ hay phải tu Pháp gì khác nữa? Chính tôi là một trong những băn khoăn ấy.
Hân hạnh tôi được quí thầy trao cho quyển Lục Diệu Pháp Môn này. Đọc xong tôi thấy cần phổ biến để giúp những hành giả đang tu sổ tức giải quyết thắc mắc trên.
Tuy nhiên, khi phiên dịch tôi chưa thỏa mãn, vì Ngài Thiên Thai dùng quá nhiều danh từ Thiền, người ít học Phật pháp dọc khó bề hiểu biết. Nếu làm việc chú thích sẽ bằng năm bảy lần chánh văn, tôi không thể làm được. Mong quí độc giả biết cho.
Phương Bối Am, mùa an cư T.S 1961
Thích thanh Từ.
Sơ dẫn
Pháp môn này do Ngài Trí Khải Đại Sư, đời Tùy, nói ra ở đất Đô Hạ, chùa Ngỏa Quan.
A._ Thích đề:
Lục diệu Pháp Môn là căn bản của kẻ nội hành, là lối trọng yếu của Bậc Tam thừa đắc Đạo. Cho nên Đức Thích Ca lúc mới đến cội Bồ Đề rải cỏ ngồi Kiết già bên trong suy nghĩ pháp An Ban.
1_ Sổ Tức ( đếm hơi thở)
2_ Tùy Tức ( để tâm theo hơi thở)
3_ Chỉ
4_ Quán
5_ Hòan
6_ Tịnh.
Nhơn đó được muôn hạnh khai phát, hàng ma , thành Đạo. Phật là mô phạm của muôn lòai, chỉ bày đường lối như vậy, bậc Tam Thừa Chánh Sĩ đâu không đi đường ấy.
“LỤC” là thuộc về số, y cứ số để nói Thiền, Như Phật hoặc y cứ số 1(một) để biện Thiền, là Nhất hạnh tam muội; hoặc y cứ số 2(hai) là Chỉ & Quán; hoặc y cứ số 3(ba), là tam tam muội; hoặc y cứ số 4(bốn) là Tứ Thiền;hoặc y cứ số 5(năm) là ngũ môn Thiền; hoặc y cứ số 6(sáu) là Lục Diệu Môn; hoặc y cứ số 7(bảy) là thất ý Định; hoặc y cứ số 8(tám) là Bát bội xả; hoặc y cứ số 9(chín) là Cửu thứ đệ định; hoặc y cứ số 10(mười) là Thập thiền chỉ. Như thế cho đến trăm ngàn muôn ức vô số không thể kể các môn Tam Muội đều là y cứ số, nói các môn Thiền, tuy số có nhiều, ít; nhưng tận cùng Pháp tướng thảy đều nhíêp nhau. Do căn cơ hiểu ngộ của chúng sanh không đồng nên số có tăng giảm, phân biết; để lợi ích chúng sanh. Ở đây nói Lục là y cứ số nêu bày Thiền.
‘DIỆU’ ý rất nhiều, nếu luận ý chánh tức là Diệt đế Niết Bàn, cho nên trong Diệt tứ hạnh nói: “ diệt chỉ diệu lý” Niết Bàn không phải đọan, không phải thường, có mà khó hội, không là dễ được, nên nói Diệu.
Sáu Pháp này hay thông nên gọi là Môn. Cửa tuy có sáu mà nhận được chỗ nhiệm mầu thì không có khác, nên Kinh nói: “Chơn Pháp Bảo Niết bàn, chúng sanh tùy mỗi cửa vào:. Đây là giải thích chung đại ý : LỤC DIỆU PHÁP MÔN.
B._ Chánh Thuyết.
Lục diệu môn đại ý có mười:
1. Lục diệu môn qua riêng đối các Thiền.
2. Lục diệu môn thứ lớp cùng sanh.
3. Tùy tiện nghi Tu Lục diệu môn.
4. Tùy đối trị Tu Lục diệu môn
5. Lục diệu môn nhiếp nhau.
6. Lục diệu môn chung & riêng.
7. Lục diệu môn triển chuyển.
8. Quán Tâm Lục diệu môn.
9. Viên quán Lục diệu môn.
10. Tướng chứng của Lục diệu môn.


khach tran
Bài viết: 234
Ngày: 04/04/10 21:27
Giới tính: Nam
Đến từ: vietnam
Đã cảm ơn: 13 time

Re: THIỀN HỌC CĂN BẢN

Bài viết chưa xem gửi bởi khach tran »

Chương 1
Lục diệu pháp môn qua riêng đối chiếu các Thiền.
1_ Sổ tức là diệu môn. Hành giả nhơn Sổ tức phát sanh Tứ Thiền, Tứ Vô Lượng Tâm, Tứ Vô Sắc Định, nếu rốt sau được định phi phi tưởng hay hiểu biết không phải Niết Bàn,người ấy quyết định được Đạo Tam Thừa. Vì Sao? Vì định này do ngũ ấm, thập bát giới, thập nhị nhập hòa hợp mà có, hư dối không thật, tuy không có phiền não thô mà vẫn còn mười món phiền não tế. Biết rồi phá dẹp không trụ, không trước, tâm giải thóat chứng Tam thừa Niết Bàn. Nghĩa này, như trong Kinh Phật dạy ông Tu Bạt Đà La đọan mê lầm cõi phi phi tường liền chứng quả A La Hán. Sổ tức là diệu môn ý tại đây vậy.
2_ Tùy tức là diệu môn. Hành giả nhơn tùy tức liền phát sanh mười sáu thứ đặc thắng; 1_ biết hơi thở vào, 2_ biết hơi thở ra, 3_ biết hơi thở dài ngắn, 4_ biết hơi thở khắp thân, 5_ trừ các thân hành, 6_ tâm thọ hỷ, 7_ tâm thọ lạc, 8_ thọ các thứ tâm hành, 9_ tâm khởi mừng, 10_ tâm khởi nhíp, 11_ tâm khởi giải thóat, 12_ quán vô thường, 13_ quán tan họai, 14_ quán ly dục, 15_ quán diệt, 16_ quán buông bỏ. Tại sao quán bỏ?
Pháp quán này phá mê lầm cõi phi phi tưởng. Vì sao? Bởi phàm phu khi Tu phi tưởng, quán hữu tưởng như nhọt, như ghẻ; quán vô tưởng như si mê, cái định thù thắng bậc nhất là phi tưởng. Khởi niệm ấy rồi, liền buông bỏ hữu tưởng, vô tưởng gọi là phi hữu tưởng, phi vô tưởng. Cho nên nghĩa phi tưởng tức là buông bỏ cả hai. Đệ tử Phật quán phá dẹp như đọan trước đã nói. Thế nên thâm quán buông bỏ không trước phi tưởng, hay được Niết bàn.
3_ Chỉ là diệu môn: Hành giả nhơn tu Chỉ Tâm thứ lớp phát ngũ luân Thiền 1_ địa luân tam muội tức là vị đáo địa, 2_ thủy luân tam muội tức là những thứ thiền định thiện căn khai phát 3_ hư không luân tam muội là người đủ ngũ phương tiện, giác ngộ nhơn duyên không tánh như hư không 4_ kim sa luân tam muội tức là thấy nghĩ đều giải thóat, chánh huệ không trước như cát vàng 5_ kim cang luân tam muội là vô ngại đạo thứ 9, hay đọan kiết sử trong tam giới hằng dứt sạch, chứng tận trí, vô sanh trí , nhập Niết Bàn.
4_ Quán là diệu môn: Hành gỉa nhơn tu Quán xuất sanh cửu tường, bát niệm, thập tưởng, bát bội xả, bát thắng xứ, thập nhất thiết xứ, cửu thứ đệ định, sư tử phấn tấn tam muội, luyện thiền, thập tứ biến hóa tâm, tam minh, lục thông và bát giải thóat, được diệt thọ tưởng liền vào Niết bàn.
6_ Hòan là diệu môn: Hành giả nếu dùng Huệ hành khôn khéo phá dẹp, phản bổn hòan nguyên, khi ấy liền xuất sanh, không , Vô tướng, Vô tác, ba mươi bảy phẩm trợ đạo, tứ đế, muời hai nhân duyên, chánh quán trung đạo, nhơn đó được vào Niết Bàn.
6_ Tịnh là diệu môn: Hành giả nếu hay thấu biết tất cả các Pháp bản tánh thanh tịnh liền đạt được tự tánh thiền. Vì được thiền này, người nhị thừa quyết định chứng Niết Bàn, nếu là Bốt tát vào vị Thiết luân đủ thập tín Tâm, tu hành không dừng liền xuất sanh chín thứ đại thiền: 1_ tự tánh thìền, 2_ nhứt thiết thiền, 3_ Man thiền, 4_ nhứt thiết môn thiền, 5_ thiện nhơn thiền, 6_ nhứt thiết hạnh thiền, 7_ trừ phiền não, 8_ thử thế tha thế cọng lạc thiền, 9_ thanh tịnh thiền. Bồ tát y những thứ thiền này được quả Đại bồ đề, hoặc đã được, hiện được và sẽ được.
Chương 2:
Lục diệu pháp môn thứ lớp cùng sanh.


khach tran
Bài viết: 234
Ngày: 04/04/10 21:27
Giới tính: Nam
Đến từ: vietnam
Đã cảm ơn: 13 time

Re: THIỀN HỌC CĂN BẢN

Bài viết chưa xem gửi bởi khach tran »

Chương 2:
Lục diệu pháp môn thứ lớp cùng sanh.
Thứ lớp cùng sanh là thềm thang vào đạo. Nếu ở cõi dục giới khéo thực hành sáu pháp mà chỉ riêng thành tựu pháp Tịnh tâm thứ sáu cũng được giải thóat của bậc tam thừa, huống chi được đủ các Thiền tam muội. Phần này với phần trước có khác. Vì sao ?
Như sổ tức có hai:
1_ Hành giả điều hòa hơi thở không mạnh không gấp, yên ổn thong thả đếm từ 1 đến 10, nghiếp Tâm tại số, không cho rong ruổi, gọi là sổ tức.
2_ Chứng sổ tức:
Hành giả biết Tâm tự nhiên vận hành từ 1 đến 10 không cần gia công. Tâm trụ duyên nơi hơi thở, biết hơi thở rỗng nhẹ, tướng Tâm lần lần tế nhị. Ngại hơi thở là thô không muốn đếm, khi ấy hành giả nên bỏ sổ tức mà tu tùy tức.
Tùy tức có hai:
1_ Tu tùy tức:
Xả pháp đếm hơi thở trước, nhất tâm nương theo hơi thở ra vào ; nhiếp tâm duyên hơi thở, biết hơi thở vào ra, Tâm trụ dứt các duyên, ý không phân tán, gọi là tùy tức.
2_ Chứng tùy tức :
Tâm vi tế an tịnh không lọan, biết hơi thở dài, ngắn ; khắp thân ra vào. Tâm cùng hơi thở nương nhau vận động một cách tự nhiên, ý nghĩ lóng đứng lặng lẽ ; biết theo hơi thở là thô , Tâm chán muốn bỏ, như người mệt nhọc muốn ngủ không ưa làm việc, khi ấy hành giả nên xả tùy tức tu Chỉ.
Chỉ cũng có hai :
1_ Tu chỉ :
Dứt các duyên lự không còn nhớ đếm hơi thở, hay theo hơi thở. Tâm ngưng lặng đó gọi là Chỉ.
2_ Chứng Chỉ :
Biết thân tâm đứng lặng vào định, không thấy tướng mạo trong ngòai, pháp định giữ tâm thầm chuyển động. Hành giả khi ấy liền khởi nghĩ : Cái tam muội này tuy là vô vi tịch tịnh, an ổn khóai lạc, mà không có trí huệ phương tiện thì không thể phá dẹp sanh tử. Lại khởi nghĩ : Định này thuộc về nhân duyên, do pháp ấm, giới, nhập hòa hợp mà có, hư dối không thật, ta nay không thấy, không biết, cần phải chiếu soi. Khởi nghĩ như thế rồi không đắm nơi Chỉ mà khởi Quán.
Quán có hai :
1_ Tu Quán :
Tâm ở trong định dùng Huệ phân biệt quán tướng hơi thở ra vào vi tế như gió , như không ; da, thịt, gân, xương.... 36 vật trong thân không thật như bẹ cây cuối ; tâm thức vô thường sanh diệt từng sát na, không thật có ta và người ; thân tâm và sự nhận chịu đều không tự tánh ; đã không có người thì định nương vào đâu ? Ấy gọi là Quán.
2_ Chứng Quán :
Khi quán như trên, biết hơi thở ra vào khắp các lỗ chân lông, Tâm nhãn mở sáng thấy 36 vật & các lọai trùng trong thân. Tòan thân trong ngòai đều bất tịnh, biến đổi từng sát na, tâm sanh buồn mừng được Tứ Niệm Xứ, phá tứ điên đảo, gọi là Chứng Quán. Quán tướng đã phát, tâm duyên quán cảnh phân biệt phá dẹp, biết Niệm lưu động không phải Đạo chân thật ; khi ấy nên xả Quán tu Hòan.
Hòan có hai :
1_ Tu Hòan :
Đã biết quán từ Tâm sanh, hoặc từ phân tích cảnh sanh đều không hợp bản nguyên, phải phản quán, quan lại tâm năng quán. Tâm quán này từ đâu mà sanh ? Là từ quán tâm sanh hay từ không quán tâm sanh ? Nếu từ quán tâm sanh tức đã có quán, nay thật không phải thế , vì sao ? Vì 3 pháp Sổ tức, Tùy Tức, Chỉ trước , chưa có pháp nàp là quán. Nếu từ không quán tâm sanh, cái không quán tâm diệt rồi mới sanh, hay không diệt mà sanh ? nếu không diệt mà sanh tức hai tâm đồng có, Nếu diệt rồi mới sanh, nó đã diệt mất thì không thể sanh quán tâm được. Nếu chấp cũng diệt cũng không diệt sanh, cho đến không diệt không không diệt sanh đều không thể được. Phải biết quán tâm vốn tự không sanh, bởi không sanh nên không có, không có nên tức là không, không nên không có qúan tâm. Nếu không có quán tâm thì đâu có quán cảnh. Cảnh & Trí cả hai đều mất là tối trọng yếu để trở về nguồn vậy. Đó là Hòan.
2_ Chứng Hòan.
Tâm huệ khai phát, không gia công lực mà tự thầm vận chuyển hay phá dẹp phản bổn hòan nguyên, gọi là chứng Hòan. Hành giả phải Biết, nếu rời cảnh trí muốn trở về không cảnh trí, không khỏi sự trói buộc của cảnh trí, vì còn theo hai bên vậy. Khi ấy nên xả Hòan an tâm nơi Tịnh Đạo.
Tịnh có hai :
1_ Tu Tịnh :
Vì biết sắc ấm, tịnh không khởi vọng tưởng phân biệt_ thọ, tưởng, hành, thức, cũng như thế. Dứt vọng tưởng cấu gọi là tu Tịnh. Dứt phân biệt cấu gọi là tu Tinh. Dứt chấp ngã cấu gọi là tu Tịnh. Tóm lại : Nếu Tâm như bản tịnh gọi là tu tịnh. Cũng không có năng tu, sở tu và tịnh, bất tịnh ; gọi là tu Tịnh.
2_ Chứng Tinh :
Khi tu như trên bỗng suốt thông, tâm huệ tương ưng, vô ngại phương tiên tự nhiên dần dần khai phát, được tam tịnh muội chánh thọ, Tâm không còn nương tựa.
Chứng có hai :
a_ Tương tợ chứng : năm thứ phương tiện tương tợ , đạo huệ vô lậu phát lộ.
b_ Chơn thật chứng : Được khổ pháp nhẫn, cho đến vô ngại đạo thứ chín... Huệ vô lậu chơn thật phát lộ. Những phiền não cấu trong tam giới không còn, gọi là chứng Tịnh.
Lại nữa : quán chúng sanh không, gọi là Quán; quán thật pháp không, gọi là Hòan ; quán bình đẳng không, gọi là Tịnh. Không tam muội tương ưng, gọi là Quán. Vô tưởng tam muội tương ưng gọi là Hòan ; Vô tác tam muội tương ưng gọi là Tịnh. Tất cả ngọai quán gọi là Quán ; tất cả nội quán gọi là Hòan ; tất cả phi nội, phi ngọai quán, gọi là Tịnh. Cho nên Tiên Ni Phạm Chí nói :’Phi nội quán cho nên được trì huệ ấy, phi ngọai quán cho nên được trì huệ ấy, cũng chẳng phải không quán cho nên được trí Huệ ấy ».
Chương 3.
Tuỳ tiện nghi tu lục diệu môn.


khach tran
Bài viết: 234
Ngày: 04/04/10 21:27
Giới tính: Nam
Đến từ: vietnam
Đã cảm ơn: 13 time

Re: THIỀN HỌC CĂN BẢN

Bài viết chưa xem gửi bởi khach tran »

Chương 3.
Tuỳ tiện nghi tu lục diệu môn.
Hành giả muốn được thiền định trí huệ, cho đến thật tướng Niết bàn ; sơ học am tâm cần phải khôn khéo. Thế nào là không khéo ? Chính pháp lục diệu môn này phải biết để điều phục tâm, tùy pháp nào thích hợp với tâm nên thường dùng. Vì cớ sao ? Nếu tâm không thích hợp tu đối trị, tu đối trị vô ích. Thế nên, khi mới tập tọa thiền phải nên học sổ tức điều tâm, kế học tùy tức, lại học Chỉ_ Quán_ Hòan_ Tịnh. Mỗi pháp phải trải qua vài ngày, như thế đến đôi ba phen, hành giả ắt phải biết pháp nào thích hợp với tâm. Nếu sổ tức thích hợp, nên dùng sổ tức an tâm, cho đến Tịnh cũng như thế. Tùy tiện mà dùng không theo thứ tự. Như thế, khi an tâm nếu biết thân an , hơi thở điều, tâm tịnh và khai minh, trước sau vẫn an , thì nên chuyên dùng pháp ấy. An tức là tốt, nên thường lấy đó làm pháp tắc, ấy là lược nói kẻ sơ học khôn khéo áp dụng lục diệu môn tùy nghi an tâm.
Hành giả tâm được an ổn ắt có chỗ chứng, Thế nào là chứng ? Nghĩa là được pháp trì thân, thô trụ tế trụ, dục giới vị đáo địa và Sơ Thiền..... các thứ thiền định. Được các định rồi, nếu tâm trụ không tiến, phải tùy định thâm thiển tu lục diệu pháp môn cho khai phát. Thế nào là định thiểm không tiến tu lục diệu môn khiến khai phát ? Như hành giả mới được pháp trì thân và pháp thô, tế trụ ; trải qua thời gian mà không thăng tiến, khi ấy phải nên chuyển tâm tu sổ tức, sổ tức nếu không tiến, phải chuyển tu tùy tức. Tùy nếu không tiến phải ngưng tâm vi tế Tu Chỉ, Chỉ nếu không tiến phải ở trong định Quán Pháp ấm, giới, Nhập. Quán nếu không tiến, phải Hòan qui kiểm xét nguồm tâm. Hòan nếu không tiến, phải lắng lọng thể Tịnh. Sáu pháp này, nếu khi được một pháp tăng tiến thì nên khéo dùng pháp ấy mà tu. Khi đã tiến vào thâm thiền định là đã vuợt qua cảnh Sổ Tức.
Tướng sổ tức đã mất, tiến tới phát triển tùy tức ở trong định này nếu không thăng tiến , phải khéo tu năm pháp Tùy, Chỉ Quán, Hòan, Tịnh ; thì Tùy định tiến dần dần được thâm. Tùy cảnh đã qua liền Phát Chỉ thiền. Chỉ thiền nếu không tiến, phải khéo tu bồn pháp Chỉ Quán Hòan Tịnh ; thì chỉ tướng tiến dần được thâm, quán tâm khai phát. Tuy có Chỉ pháp mà biết do từ nhân nhân sanh, nên không có tự tánh. Chỉ tướng đã qua, nếu quán thiền không tiến phải khôn khéo, tu ba pháp môn quán hòan tịnh. Quán thiền đã tiến, tiến rồi lại qua, chuyển vào thâm định, Huệ giải khai phát, chỉ biết pháp tướng của tự tâm, biết quán là hư dối không thật cũng thuộc về vọng tình như việc trong mộng trông thấy. Biết rồi không thọ, trở lại phản chiếu nguồn tâm. Hòan thiền trải lâu lại không thấy tiến, phải khéo quay lại phản bổn quán nguồn tâm về thể tịnh lặng lẽ. Hòan thiền đã tiến, tiến rồi lại qua liền phát Tịnh thiền. Thiền này về niệm tướng quán đã trừ, nói năng đều bặt vô lượng tội lỗi được diệt, Tâm thanh tịnh thường nhất. Gọi là tịnh thiền. Tịnh nếu không tiến phải biết khéo đuổi cấu tâm thể nhập chơn tịch không, Tâm như hư không, không có chỗ nương tựa. Khi ấy, Tịnh thiền dần dần thâm định, thấu triệt sáng suốt, phát chơn vô lậu, chứng đạo tam thừa. Đây là lược nói về lục diệu môn tùy nghi sử dụng, tăng trưởng các thiền, công đức, trí huệ, cho đến nhập Niết Bàn.
Lại nữa, hành giả trong khi tu tập, nếu có nội chướng, ngọai chướng khởi ; muốn dẹp trừ cũng y cứ lục diệu môn tùy lấy một pháp, mỗi mỗi hiểu biết áp dụng đuổi nó. Nếu được lành liền lấy đó làm phương thuốc. Công dụng lục diệu môn trị thiến chướng, ma sự và bịnh họan trong lúc tu thiền quyết định được lành vậy. Đã nói từ trước tới tới đây ý vẫn khó thấy, do vậy hành giả nếu dùng pháp môn này phải khéo suy nghĩ cho được ý, chớ thực hành bừa.
Chương 4.
Tùy đối trị tu lục diệu môn.


khach tran
Bài viết: 234
Ngày: 04/04/10 21:27
Giới tính: Nam
Đến từ: vietnam
Đã cảm ơn: 13 time

Re: THIỀN HỌC CĂN BẢN

Bài viết chưa xem gửi bởi khach tran »

Chương 4.
Tùy đối trị tu lục diệu môn.
Hành giả trong bậc tam thừa tu hành đạo nghiệp khế hội chơn lý đều do trừ chướng hiển lý, chớ không việc gì khác. Vì sao ? Người nhị thừa từ tứ trụ hoặc gọi là được thánh quả, lại không có pháp nào khác. Bậc Đại Sĩ Bồ Tát phá sạch trần sa vô minh chướng, hiển bày lý bồ đề cũng không tu pháp gì lạ. Lấy đây mà xét nếu người hay khéo dùng lục diệu môn đối trị phá nội, ngọai chướng tức là tu đạo nghiệp, chứng đạo quả, lại không có đạo nào khác.
Thế nào là lục diệu môn đối trị ? Hành giả cần phải biết bịnh, biết thuốc. Thế nào là biết bệnh ? Nghĩa là biết tam chướng :
1_ Báo Chướng : Tức thập bát giới, thập nhị nhập hiện đời không thiện, thô động, tán lọan làm chướng ngại.
2_ Phiền não chướng : Là các thứ tam độc, thập sử vv…
3_ Nghiệp chướng : Là những chướng đạo ác nghiệp thời quá khứ, hoặc hiện tại trong khỏang chưa thọ báo hay làm chướng ngại thánh đạo.
Hành giả trong tkhi tọa thiền tam chướng, phát khởi phải khéo biết tướng của nó, dùng pháp môn này đối trị diệt trừ.
Thế nào là trong khi tọa thiền biết tướng báo chướng .v.v..khởi và pháp đối trị ?
1_ Phân biệt nghĩ ngợi tâm tán động chạy theo các cảnh không thể dừng trụ, gọi là báo chướng. Tâm phù động ngoa xảo chạy theo các cảnh, tán lọan tung hòanh như khỉ vượn gặp cây khó mà kèm chế. Khi ấy hành giả nên dùng pháp sổ tức, sổ tức điều Tâm chính là chân đối trị vậy. Cho nên Phật nói : «Người duyên lự nhiều, dạy số tức »
2_ Trong khi tọa thiền hoặc tâm hôn trầm hay tán lọan. Hôn trầm tức là tâm không có ghi nhớ, mờ mịt muốn ngủ. Tán lọan là tâm phù động rong ruổi . Khi ấy hành giả nên dùng tùy tức, khéo điều tâm. Tùy tức soi rõ hơi thở ra vào, Tâm y theo hơi thở dứt các duyên không cho tâm phân tán. Soi rỏ hơi thở ra vào trị bịnh vô ký hôn trầm ; Tâm nương hơi thở trị bịnh rong ruổi lăng xăng.
3_ Trong khi tọa thiền nếu biết thân tâm bực bội, hơi thở thô, tâm tán lọan lộn xộn, khi ấy hành giả phải dùng Chỉ. Buông thả thân thể, phóng xả hơi thở, kềm tâm lóng đứng dứt các duyên lự, đó là pháp trị.
Thế nào là phiền não chướng khởi và pháp đối trị ?
Phiền não có ba, pháp đối trị cũng có ba.
1_ Trong khi tọc thiền tham dục, phiền não khởi, khi ấy hành giả nên dùng cửu tưởng quán trong Quán môn và pháp bội xả ban đầu cùng hai pháp thắng xứ cá pháp quán bất tịnh để đối trị.
2_ trong khi tọc thiền sân uế phiền não khởi, khi ấy hành giả phải dùng Từ, Bi, Hỷ, Xả .. trong quán môn mà đối trị.
3_ Trong khi tọa thiền ngu si tà kiến phiền não khởi, khi ấy hành giả nên dùng Hòan môn phản chiếu, thập nhi nhân duyên, tam không các đạo phẩm phá dẹp nguồn tâm quay về Bản Tánh là pháp đối trị.
Thế nào là nghiệp chướng và cách đối trị ?
Nghiệp chướng có ba thứ, pháp đối trị cũng ba :
1_ Trong khi tọa thiền bỗng nhiên cấu tâm mờ mịt, quên mất cảnh tâm duyên, đó là nghiệp chướng hắc ám khởi. Khi ấy, hành giả phải dùng tịnh phương tiện, niệm ứng thân Phật có 32 tướng thanh tịnh sáng suốt trong Tịnh môn mà đối trị.
2_ Trong khi tọa thiền bỗng khởi nghĩ ác, tham dục.v.v... không có pháp ác nào mà chẳng nghĩ, đó là tội nghiệp của đời quá khứ đã tạo nên. Khi ấy, hành giả nên Niệm báo thân Phật có nhất thế chủng trí hòan tòan thanh tịnh và những công đức thường lạc .v.v.. trong Tịnh Môn để đối trị.
3_ Trong khi tọa thiền nếu có các thứ tướng cảnh ác giới hiện khởi, cho đến ép ngặt thân tâm, đó chính là các nghiệp do đời này, hoặc đời trước đã tạo. Khi ấy, hành giả nên Niệm Pháp thân Phật bản tịnh không sanh, không diệt, bản tánh thanh tịnh, trong Tịnh Môn để đối trị.
Đây là lược nói lục diệu môn đối trị, đọan trừ tam chướng, nếu nói rộng không ngòai mười lăm thứ chướng.
Lại nữa, hành giả trong khi tọa thiền nếu phát các thứ thiền thâm định, giải thóat, trí huệ khác, hoặc các thứ chướng khởi, phải ý cứ lục môn khôn khéo dùng đối trị. Các thứ chướng thô tế đã trừ,chơn như thật tướng tự hiển, tam minh, lục thông tự phát, thập lực tứ vô sở úy, tất cả công đức, hạnh nguyện của chư Phật, Bồ Tát tự nhiên hiện tiền không do tạo tác. Cho nên Kinh chép : «Lại thấy Chư Phật, tự nhiên thành Phật đạo ».
Chương 5 :
Lục diệu môn nhiếp nhau :


khach tran
Bài viết: 234
Ngày: 04/04/10 21:27
Giới tính: Nam
Đến từ: vietnam
Đã cảm ơn: 13 time

Re: THIỀN HỌC CĂN BẢN

Bài viết chưa xem gửi bởi khach tran »

Chương 4.
Tùy đối trị tu lục diệu môn.
Hành giả trong bậc tam thừa tu hành đạo nghiệp khế hội chơn lý đều do trừ chướng hiển lý, chớ không việc gì khác. Vì sao ? Người nhị thừa từ tứ trụ hoặc gọi là được thánh quả, lại không có pháp nào khác. Bậc Đại Sĩ Bồ Tát phá sạch trần sa vô minh chướng, hiển bày lý bồ đề cũng không tu pháp gì lạ. Lấy đây mà xét nếu người hay khéo dùng lục diệu môn đối trị phá nội, ngọai chướng tức là tu đạo nghiệp, chứng đạo quả, lại không có đạo nào khác.
Thế nào là lục diệu môn đối trị ? Hành giả cần phải biết bịnh, biết thuốc. Thế nào là biết bệnh ? Nghĩa là biết tam chướng :
1_ Báo Chướng : Tức thập bát giới, thập nhị nhập hiện đời không thiện, thô động, tán lọan làm chướng ngại.
2_ Phiền não chướng : Là các thứ tam độc, thập sử vv…
3_ Nghiệp chướng : Là những chướng đạo ác nghiệp thời quá khứ, hoặc hiện tại trong khỏang chưa thọ báo hay làm chướng ngại thánh đạo.
Hành giả trong tkhi tọa thiền tam chướng, phát khởi phải khéo biết tướng của nó, dùng pháp môn này đối trị diệt trừ.
Thế nào là trong khi tọa thiền biết tướng báo chướng .v.v..khởi và pháp đối trị ?
1_ Phân biệt nghĩ ngợi tâm tán động chạy theo các cảnh không thể dừng trụ, gọi là báo chướng. Tâm phù động ngoa xảo chạy theo các cảnh, tán lọan tung hòanh như khỉ vượn gặp cây khó mà kèm chế. Khi ấy hành giả nên dùng pháp sổ tức, sổ tức điều Tâm chính là chân đối trị vậy. Cho nên Phật nói : «Người duyên lự nhiều, dạy số tức »
2_ Trong khi tọa thiền hoặc tâm hôn trầm hay tán lọan. Hôn trầm tức là tâm không có ghi nhớ, mờ mịt muốn ngủ. Tán lọan là tâm phù động rong ruổi . Khi ấy hành giả nên dùng tùy tức, khéo điều tâm. Tùy tức soi rõ hơi thở ra vào, Tâm y theo hơi thở dứt các duyên không cho tâm phân tán. Soi rỏ hơi thở ra vào trị bịnh vô ký hôn trầm ; Tâm nương hơi thở trị bịnh rong ruổi lăng xăng.
3_ Trong khi tọa thiền nếu biết thân tâm bực bội, hơi thở thô, tâm tán lọan lộn xộn, khi ấy hành giả phải dùng Chỉ. Buông thả thân thể, phóng xả hơi thở, kềm tâm lóng đứng dứt các duyên lự, đó là pháp trị.
Thế nào là phiền não chướng khởi và pháp đối trị ?
Phiền não có ba, pháp đối trị cũng có ba.
1_ Trong khi tọc thiền tham dục, phiền não khởi, khi ấy hành giả nên dùng cửu tưởng quán trong Quán môn và pháp bội xả ban đầu cùng hai pháp thắng xứ cá pháp quán bất tịnh để đối trị.
2_ trong khi tọc thiền sân uế phiền não khởi, khi ấy hành giả phải dùng Từ, Bi, Hỷ, Xả .. trong quán môn mà đối trị.
3_ Trong khi tọa thiền ngu si tà kiến phiền não khởi, khi ấy hành giả nên dùng Hòan môn phản chiếu, thập nhi nhân duyên, tam không các đạo phẩm phá dẹp nguồn tâm quay về Bản Tánh là pháp đối trị.
Thế nào là nghiệp chướng và cách đối trị ?
Nghiệp chướng có ba thứ, pháp đối trị cũng ba :
1_ Trong khi tọa thiền bỗng nhiên cấu tâm mờ mịt, quên mất cảnh tâm duyên, đó là nghiệp chướng hắc ám khởi. Khi ấy, hành giả phải dùng tịnh phương tiện, niệm ứng thân Phật có 32 tướng thanh tịnh sáng suốt trong Tịnh môn mà đối trị.
2_ Trong khi tọa thiền bỗng khởi nghĩ ác, tham dục.v.v... không có pháp ác nào mà chẳng nghĩ, đó là tội nghiệp của đời quá khứ đã tạo nên. Khi ấy, hành giả nên Niệm báo thân Phật có nhất thế chủng trí hòan tòan thanh tịnh và những công đức thường lạc .v.v.. trong Tịnh Môn để đối trị.
3_ Trong khi tọa thiền nếu có các thứ tướng cảnh ác giới hiện khởi, cho đến ép ngặt thân tâm, đó chính là các nghiệp do đời này, hoặc đời trước đã tạo. Khi ấy, hành giả nên Niệm Pháp thân Phật bản tịnh không sanh, không diệt, bản tánh thanh tịnh, trong Tịnh Môn để đối trị.
Đây là lược nói lục diệu môn đối trị, đọan trừ tam chướng, nếu nói rộng không ngòai mười lăm thứ chướng.
Lại nữa, hành giả trong khi tọa thiền nếu phát các thứ thiền thâm định, giải thóat, trí huệ khác, hoặc các thứ chướng khởi, phải ý cứ lục môn khôn khéo dùng đối trị. Các thứ chướng thô tế đã trừ,chơn như thật tướng tự hiển, tam minh, lục thông tự phát, thập lực tứ vô sở úy, tất cả công đức, hạnh nguyện của chư Phật, Bồ Tát tự nhiên hiện tiền không do tạo tác. Cho nên Kinh chép : «Lại thấy Chư Phật, tự nhiên thành Phật đạo ».
Chương 5 :
Lục diệu môn nhiếp nhau :


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.24 khách