THẮC MẮC VỀ KINH A DI ĐÀ

Có những đoạn kinh luận đọc không hiểu, hiểu mà không thấu đáo, chẳng biết hỏi ai ? Mời đem vào đây để mọi người cùng nhau thảo luận học hỏi...

Điều hành viên: binh

nanakindi
Bài viết: 13
Ngày: 02/05/10 09:25
Giới tính: Nữ
Đến từ: chưa rõ
Nghề nghiệp: being

THẮC MẮC VỀ KINH A DI ĐÀ

Bài viết chưa xem gửi bởi nanakindi »

Kính thưa quý Thầy, Cô và Anh, Chị,

Hôm nay con được một người bạn gửi một đoạn ngắn nói về Kinh A Di Đà (do thầy Nhất Hạnh giảng), được đăng trên trang http://www.langmai.org/TaiLieu/LaThuLan ... TinhDo.htm (trang này nay không vào được) như sau:

"Khi học về tư tưởng Phật giáo, chúng ta thấy rằng trong thời Đức Thế Tôn còn tại thế, các thầy các sư đi tu với mục đich để đạt được quả vị À La Hán, thoát ly sinh tử. Còn quý vị Phật tử cư sĩ thì tu để có hạnh phúc và để được sanh ra về cõi Trời hay ít nhất là cõi Người, chứ chưa nghe nói tới cõi Tịnh Độ. Trong thời gian Bụt còn tại thế thì danh hiệu đức A Di Đà chưa được nhắc tới. Trong thời vua A Dục, thế kỷ thứ ba trước Tây lịch, thi đạo Bụt được truyền qua Iraq, Iran và Afganistan. Đạo Bụt cũng đã tiếp thu được những yếu tố văn hóa của các nước để có thể thích ứng với môi trường, xã hội và văn hóa của các nước đó. Thời xưa ở Iran đã có tín ngưỡng thờ mặt trời, và cả ý niệm vô lượng quang, vô lượng thọ đã có sẵn trong truyền thống tâm linh của những đạo giáo bản xứ. Cho nên Tịnh Độ của đức A Di Đà vô lượng quang vô lượng thọ cũng là một phát minh phẩm của đạo Bụt để thích ứng với môi trường văn hóa của Iran. Nhờ tiếp thu được với những nền văn hoá trong nội địa và xung quanh nên đại thừa đã được phát sinh vì vậy đạo Bụt có thể đi khắp thế giới."

Có phải đoạn văn nói rằng cõi Tịnh độ là một sản phẩm tưởng tượng của người Iran?
Ngoài ra, những gì được nói trong câu: "Trong thời gian Bụt còn tại thế thì danh hiệu đức A Di Đà chưa được nhắc tới." có phải là sự thật không?

Con không nắm rõ Kinh điển, kiến thức Phật pháp lại hạn hẹp, cho nên nêu lên đây, xin được quý Thầy Cô và Anh Chị chỉ bảo giúp!

NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT


Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: THẮC MẮC VỀ KINH A DI ĐÀ

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Nghe người khác nói ( hay gởi thư ) tức không có căn cứ.
Đạo Hữu (không biết phải không) cứ nghiên cứu sâu hơn về đạo Phật thì sẽ tự biết.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: THẮC MẮC VỀ KINH A DI ĐÀ

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

Nhìn về lịch sử hơn 2500 về trước thì không ai có thể quyết chắc 100 phần trăm được. Cho nên đừng căn cứ theo đó mà suy đón.

Hay căn cứ vào sự hành trì hiện tại.


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Hình đại diện của người dùng
kimcang
Bài viết: 1894
Ngày: 19/12/07 16:28
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Canada
Được cảm ơn: 1 time

Re: THẮC MẮC VỀ KINH A DI ĐÀ

Bài viết chưa xem gửi bởi kimcang »

Chư Tổ Thiền Tông Đều Tin Kinh A Di Đà.

KC Nói Vậy DH Chắc Sẽ Hiểu Được Ý.



Om Amitabha Hri, Om Mani Padme Hum, Om Vajrapani Hum.
nanakindi
Bài viết: 13
Ngày: 02/05/10 09:25
Giới tính: Nữ
Đến từ: chưa rõ
Nghề nghiệp: being

Re: THẮC MẮC VỀ KINH A DI ĐÀ

Bài viết chưa xem gửi bởi nanakindi »

Con xin đa tạ các thiện tri thức đã giúp giải đáp thắc mắc cho con.

NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT


ducnghi
Điều Hành Viên
Bài viết: 42
Ngày: 16/04/10 20:33
Giới tính: Nam

Re: THẮC MẮC VỀ KINH A DI ĐÀ

Bài viết chưa xem gửi bởi ducnghi »

kimcang đã viết:Chư Tổ Thiền Tông Đều Tin Kinh A Di Đà.

KC Nói Vậy DH Chắc Sẽ Hiểu Được Ý.
câu nay hay và đầy đũ ý nghĩa nhất nè ! :D
Nam Mô A Di Đà Phật ..! tangbong tangbong


[b][color=#0040FF]Cầu mong cho mình đủ khiêm tốn để lắng nghe người trên…[/color]
[color=#0040FF]Biết dẹp tự ái để lắng nghe người dưới…[/color]
[color=#0000FF]Đủ khôn ngoan để lắng nghe wá khứ…
Đủ cởi mở để lắng nghe tương lai …[/color]
[color=#8040FF]Và đủ tự tin để lắng nghe chính mình…Cầu cho thế jới này mọi người đều có thể lắng nghe nhau. [/color]
[color=#FF0000]Đức Nghi[/color][/b]
[img]http://i295.photobucket.com/albums/mm135/thichnhuantruong/thichducnghi.gif[/img]
nguynlinhtam
Bài viết: 1141
Ngày: 07/06/10 04:08
Giới tính: Nam

Re: THẮC MẮC VỀ KINH A DI ĐÀ

Bài viết chưa xem gửi bởi nguynlinhtam »

BẠN ƠI ĐỪNG CÓ NGHE LỜI ĐÀM NGÔN MÀ ĐÁNH MẤT CƠ HỘI THÀNH PHẬT NGAY TRONG ĐỜI NÀY
KINH ĐIỂN TỊNH TÔNG CÓ 5 KINH 1 LUẬN LÀ:5 KINH LÀ
Phật Thuyết Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh
Kinh Quán Vô Lượng Thọ
Kinh A Di Ðà
Kinh Hoa Nghiêm - Phẩm Phổ Hiền Hạnh Nguyện
ĐẠI THẾ CHÍ NIỆM PHẬT VIÊN THÔNG CHƯƠNG
1 LUẬN LÀ
LUẬN VÃNG SANH CỦA THIÊN THÂN BỒ TÁT

ĐỀ KINH: PHẬT THUYẾT CHÍNH LÀ CHÍNH ĐỨC BỔN SƯ NÓI RA VẬY XIN TRÍCH KINH VÔ LƯƠNG THỌ:
"Nếu trong đời sau, mãi cho đến khi, Chánh Pháp bị diệt, sẽ có chúng sinh, trồng các gốc lành, đã từng cúng dường, vô lượng chư Phật. Do Như Lai kia, gia trì uy lực, hay đặng pháp môn, quảng đại như thế, nhiếp giữ thọ trì, sẽ được rộng lớn, “Nhứt Thiết Trí Trí”. Ở trong pháp đó, rộng giải thù thắng, đặng hoan hỷ lớn, rộng vì người nói, thường thích tu hành. Các chư thiện nam, và chư thiện nữ, hay trong pháp này, nếu như đã cầu, hiện cầu sẽ cầu, đều đặng thiện lợi. Các ông phải nên, an trụ không nghi, trồng các cội lành, phải thường tu tập, khiến không nghi trệ, không nhập tất cả, các thứ trân báu, thành tựu lao ngục.

Này A Dật Ða, như thế các loài, kẻ oai đức lớn, hay gặp pháp Phật, thông đạt rộng rãi, cửa pháp khác nhau. Bởi trong pháp này, không chịu lắng nghe, nên ức Bồ Tát, tâm bị thối chuyển, quả vị Vô Thượng Chánh Ðẳng Chánh Giác.

Nếu có chúng sinh, nơi kinh điển này, biên chép cúng dường, thọ trì đọc tụng. Trong một khoảnh khắc, vì người diễn nói, khuyến khích lắng nghe, không sinh ưu não, cho đến ngày đêm, nghĩ tưởng cõi đó, và công đức Phật, nơi đạo vô thượng, rốt không thối chuyển. Người ấy lâm chung, giả sử ba ngàn đại thiên thế giới, chìm trong lửa lớn, cũng đặng siêu hóa, sinh về Cực Lạc. Người ấy đã từng, gặp Phật quá khứ, thọ ký Bồ Ðề, tất cả Như Lai, đồng thời khen ngợi. Thế nên cần phải, chuyên tâm tin nhận, trì tụng nói làm.

Phật bảo A Nan: “Các ông muốn thấy, Vô Lượng Thanh Tịnh Bình Ðẳng Giác và chư vị Bồ Tát, các A La Hán, cõi nước đang ở, nên hướng về Tây, phía mặt trời lặn, cung kính đảnh lễ, xưng niệm Nam Mô A Di Ðà Phật”.

A Nan liền từ chỗ ngồi đứng dậy, mặt hướng về Tây, chắp tay đảnh lễ, rồi bạch Phật rằng: Con nay nguyện thấy, thế giới Cực Lạc, Phật A Di Ðà, phụng sự cúng dường, trồng các căn lành. Ðang khi đảnh lễ, bỗng dưng được thấy, Phật A Di Ðà, dung nhan quảng đại, sắc tướng đoan nghiêm, như ngọn núi vàng, cao vượt hơn hết, tất cả thế giới. Lại cũng nghe đặng, chư Phật Như Lai, mười phương thế giới, xưng dương tán thán, Phật A Di Ðà, các thứ công đức, không ngại không dứt.

A Nan bạch rằng: “Cõi Phật tịnh đó, chưa từng có được, con cũng nguyện thích sinh về cõi đó”.

Thế Tôn bảo rằng: “Người sinh nước đó, đã từng gần gũi, vô lượng chư Phật, trồng các cội đức. Muốn sinh về đó, cần phải nhất tâm, quy y chiêm ngưỡng”.

Khi nói lời này, Phật A Di Ðà, liền từ lòng tay, phóng vô lượng quang, chiếu khắp tất cả, thế giới chư Phật. Ngay trong lúc ấy, cõi nước chư Phật, thảy đều hiện rõ, trong khoảng một tầm, thảy đều do nơi, quang minh thù thắng, vô cùng thanh tịnh, của Phật Di Ðà. Trong thế giới này, núi Ðen núi Tuyết, Kim Cang Thiết Vi, các núi lớn nhỏ, sông ngòi rừng cây, cung điện trời người, tất cả cảnh giới, chiếu soi nơi nơi. Như mặt trời mọc, chiếu sáng thế gian, tận đường địa ngục, cho đến hang hốc, những chỗ tối tăm, thảy đều khai thông, đồng một sắc sáng. Giống như nạn nước, đầy khắp thế giới, vạn vật trong đó, chìm lỉm không hiện, bao trùm muôn vật, chỉ thấy toàn nước, quang minh Phật kia, cũng giống như thế. Bồ Tát Thanh Văn, tất cả quang minh, đều bị ẩn mờ, chỉ ánh sáng Phật, minh hiện chiếu diệu. Bốn chúng trong hội, Trời Rồng, Tám Bộ, Người và Phi Nhân... thảy thảy đều thấy, thế giới Cực Lạc, các thứ trang nghiêm: Phật A Di Ðà, ngồi trên tòa cao, uy nghi oai đức, tướng tốt sáng chói, Bồ Tát Thanh Văn, cung kính vây quanh. Cũng thí như là: núi chúa Tu Di, vươn khỏi mặt biển, sáng rực chiếu diệu, thanh tịnh bằng thẳng, không có tạp uế, không hình loại khác, chỉ toàn các thứ, quý báu trang nghiêm, Thánh hiền đồng trú. A Nan cùng với, các chúng Bồ Tát, đều rất vui mừng, hớn hở đảnh lễ, cúi đầu sát đất, xưng niệm Nam Mô A Di Ðà Phật, Chánh Ðẳng Chánh Giác. Chư Thiên nhân dân, cho đến các loài, bò bay máy cựa, thấy ánh sáng này, tất cả bệnh khổ, không chi chẳng dứt. Tất cả ưu não, đều được giải thoát, thảy thảy đều phát, tâm từ tu thiện, hoan hỷ khoái lạc. Chuông khánh đàn cầm, và đàn không hầu, không đánh tự nhiên, cũng phát ngũ âm. Trong cõi nước Phật, chư Thiên nhân dân, đều đem hương hoa, tận trên hư không, rải khắp cúng dường. Vào lúc bấy giờ, thế giới Cực Lạc, về phía hướng Tây, trăm ngàn câu chi na do tha nước, nhờ thần lực Phật, như hiện trước mắt, như thiên nhãn tịnh, quán một tầm đất. Kia thấy cõi này, cũng lại như vậy: Cũng đều thấy đặng “Thế giới Ta Bà, Thích Ca Như Lai, và các Tỳ Kheo, vây quanh thuyết pháp”.

Bấy giờ Thế Tôn, mới nói kệ rằng:

Ðời trước nếu không tu phước huệ,

Nơi đây chánh pháp chẳng thể nghe.

Ðã từng cúng dường các Như Lai,

Thì hay vui vẻ tin việc này.

Kiêu ác giải đãi cùng tà kiến,

Khó tin pháp vi diệu Như Lai,

Như người mù hằng đi trong tối,

Không thể mở đường cho kẻ khác.

Chỉ từng đối Phật trồng căn thiện,

Hạnh nguyện cứu đời mới hay tu.

Nghe xong, thọ trì và biên chép,

Ðọc tụng, xưng tán và cúng dường.

Như thế nhất tâm cầu cõi Tịnh,

Quyết định vãng sinh nước Cực Lạc.

Giả sử lửa lớn khắp tam thiên,

Nương oai đức Phật đều được thoát.

Biển trí huệ Như Lai sâu rộng,

Chỉ Phật cùng Phật mới hay biết;

Thanh Văn ức kiếp suy Phật trí,

Ðem hết thần lực chẳng thể lường.

Công đức Như Lai Phật tự biết,

Chỉ có Thế Tôn hay khai thị

Thân người khó được, Phật khó gặp,

Tín huệ nghe pháp khó trong khó.

Nếu các hữu tình sẽ làm Phật,

Vượt hạnh Phổ Hiền lên bờ giác.

Thế nên rộng nghe chư Trí sĩ,

Nên tin ta dạy lời như thật.

Diệu pháp như thế may được nghe,

Phải thường niệm Phật mà sinh hỷ.

Thọ trì rộng độ dòng sinh tử,

Phật nói người này thật bạn hiền.





TRÍCH TỪ: http://niemphat.net/Luan/diatangiangky/dtgk3.htm
Trời Ðao Lợi, người Trung Quốc gọi Thiên Chủ trời này là Ngọc Hoàng Ðại Ðế, đại khái rất nhiều tôn giáo ngoại quốc xưng là Thượng Ðế, Thiên Chúa chính là ngài. Có rất nhiều cõi trời, mỗi tầng trời đều có Thiên chủ, đều có một nhân vật lãnh đạo, tại sao chúng ta khẳng định là Ðao Lợi Thiên Chủ, chẳng phải Thiên chủ ở những cõi trời khác? Xem kinh điển của họ, lý luận của họ, phương pháp tu hành rất giống với trời Ðao Lợi. Tu thập thiện nghiệp đạo thì có thể vãng sanh về cõi trời Ðao Lợi. Chúng ta coi kinh điển của Cơ Ðốc Giáo, Moses có mười điều răn, mười điều răn này rất tương tợ với thập thiện nghiệp đạo. Chúng ta nhất định phải hiểu, chẳng phải chỉ tin Thượng Ðế bèn được cứu, chẳng có việc này. Phải tu pháp của Thượng Ðế dạy, trong kinh điển Thượng Ðế dạy bạn làm thế nào thì bạn phải làm theo như vậy mới được. Nếu bạn làm chẳng được thì không thể sanh lên trời, Ngài có điều kiện, như vậy mới hợp tình, hợp lý, hợp pháp.




KINH LĂNG NGHIÊM NÓI
ĐỜI MẠT PHÁP TÀ SƯ NÓI PHÁP NHƯ CÁT SÔNG HẰNG BẠN HÃY CẪN THẬN TRÍCH: http://niemphat.net/Luan/bonnguyen_np/bon_nguyen_np.htm
c. Ðời mạt pháp, tà sư nhiều như cát sông Hằng.

‘Ðồng tu Tịnh Tông nghe xong khởi lên rất nhiều nghi vấn’, những người này vô tri, ngu muội, là những người đáng thương! Giống như mấy năm trước đây ông Trần Kiến Dân ở Mỹ đã tuyên bố khắp thế giới rằng: ‘đới nghiệp không thể vãng sanh’, làm những người niệm Phật khắp thế giới vô cùng phân vân, thắc mắc. Ðó là ma, không phải là Phật đâu! Ngay cả những vị như lão cư sĩ Châu Tuyên Ðức cũng lung lay lòng tin. Khi tôi đến Los Angeles ông ra phi trường đón tôi, vừa gặp mặt liền hỏi:

‘Pháp sư, hiện nay có người nói: ‘đới nghiệp không thể vãng sanh’, phải ‘tiêu nghiệp mới có thể vãng sanh’, vậy thì phải làm sao?’.

Tôi bèn nói với ông: ‘Không vãng sanh thì thôi!’.

Ông nghe xong lời này vô cùng hoang mang; tôi nhìn ông đờ cả người, đứng đó nói chẳng nên lời. Tôi nói:

‘Nếu không đới nghiệp, thì Tây phương Cực Lạc thế giới chỉ có đức Phật A Di Ðà cô độc một mình trên đó, ông còn lên đó làm gì?’

Ông vẫn còn chưa hiểu, tôi mới nói thêm:

‘Quán Thế Âm Bồ Tát, Ðại Thế Chí Bồ Tát đều là Ðẳng Giác Bồ Tát, vẫn còn một phẩm Sanh Tướng vô minh chưa phá trừ, như vậy có phải là đới nghiệp hay không?’.

Nghe xong ông mới tỉnh ngộ -- Quán Âm, Thế Chí đều đới nghiệp, chỉ có một mình A Di Ðà Phật là chẳng đới nghiệp mà thôi.

‘Nhưng trong kinh chẳng có nói ‘đới nghiệp vãng sanh’?’

Tôi trả lời: ‘Trong kinh có nói đến bốn cõi, ba bậc, chín phẩm hay không?’

‘Có!’

‘Nếu không đới nghiệp thì mọi người đều bình đẳng, vậy thì đâu có ba bậc, chín phẩm phải không?’

Ðây là lời đức Phật dạy chúng ta: ‘Noi theo nghĩa chứ không noi theo lời nói’, tuy đức Phật chẳng có nói ‘đới nghiệp vãng sanh’, [nhưng] có nói đến ba bậc, bốn cõi, chín phẩm, vậy thì ý tứ của chữ đới nghiệp đều nằm trọn trong đó rồi. Bạn đem theo nghiệp nhiều thì phẩm vị của bạn thấp; bạn đem theo nghiệp ít thì phẩm vị của bạn sẽ cao. Ðâu có đạo lý chẳng đới nghiệp!

Người học Phật phải khai mở trí huệ, tại sao có thể vừa nghe người ta nói hai ba câu thì lung lay lòng tin liền, mê hoặc điên đảo như vậy? Bạn nói người như vậy có đáng thương hay không? Niệm Phật suốt cả đời, bảy tám chục tuổi rồi, vừa nghe lời đồn đãi của người ta thì lung lay niềm tin, thiệt là đáng thương quá! Vì vậy nên đức Phật dạy chúng ta: ‘Y pháp chứ đừng y theo người’, ‘Y nghĩa chứ không y theo lời nói’, pháp là kinh điển; kinh điển của Tịnh Tông là năm kinh, một luận, phải hiểu lời dạy của Ngài.

‘Bổn nguyện niệm Phật’ có sai không?

Không sai!

Vậy thì ‘bổn nguyện’ là gì?

Năm kinh, một luận là bổn nguyện, bốn mươi tám nguyện là bổn nguyện của đức Phật A Di Ðà, rút một câu trong đó ra thì không được! Rút ra bất cứ một câu nào trong đó, nếu bạn hiểu được ‘một tức là nhiều’, một câu tức là toàn bộ năm kinh và một luận, nếu bạn có công phu đến mức này thì có thể hiểu như vậy, có thể như vậy. Nếu không có công phu đến mức này thì hãy ngoan ngoãn, thực thà theo thứ tự mà bước đi từ từ, học tập theo thứ lớp đàng hoàng, được vậy bạn sẽ thành công. Hễ không đúng như pháp, giải sai, lệch lạc ý nghĩa của bổn nguyện niệm Phật thì đều là ma hết; ma sợ bạn thành tựu ngay trong một đời này nên mau mau kéo bạn trở lại, đẩy bạn vô địa ngục A Tỳ xong thì ma mới vui! Ðược rồi, tôi giải thích vấn đề này cho các bạn đến đây thôi.

Ngày 5 tháng 1, 2000 tại Báo Ân Ðường Tịnh Tông Học Hội Tân Gia Ba.







TINHKHONGPHAPNGU.NET
THONDIDA.COM
NIEMPHAT.NET


Nam Mô A Di Đà Phật
letamnhi1995
Bài viết: 478
Ngày: 15/07/10 02:03
Giới tính: Nữ
Đến từ: Việt Nam

Re: THẮC MẮC VỀ KINH A DI ĐÀ

Bài viết chưa xem gửi bởi letamnhi1995 »

không, được nhắc tới đấy chứ, chắc bạn chưa nghe kể chuyện hoàng hậu Vy-đề-hi,mình sẽ kể sơ cho bạn hiểu. Thuở xưa tại nước Ma-kiệt-đà (lúc đức Phật Thích Ca còn tại thế) có vị vua tên Tần-bà-sa-la, vợ ông là hoàng hậu Vy-đề-hi sanh ra môt vị thái tử đặt tên là A-xà thế,lúc này có một vị thầy tu đến và nói rằng vị thái tử này sau này sẽ vô cùng tàn ác và giết chết cha mình.A-xà-thế muốn đoạt quyền quá sớm, cùng với Đề-bà-đạt-đa âm mưu vừa giết Phật vừa giết cha. Âm mưu này bại lộ, vua Tần-bà-sa-la tha tội cho con và giao ngai vàng. A-xà-thế vẫn không yên tâm vì vua cha còn sống, nên đã giam cha mình vào ngục và bỏ đói. A-XÀ-THẾ thấy cha vẫn vui vẻ nên đã chính tay giết chết cha mình, bấy giờ hoàng hậu vì quá đau buồn và chán nả với thế giới này nên bèn thưa với đức Phật Thích Ca Mâu Ni Phật và hỏi rằng có thế giới nào đẹp hơn, hạnh phúc hơn và thanh thản hơn thế gian này không? Đức Phật bèn nói đến đức Phật A-di-đà và thế giới cưc lạc của người....
Như vậy đức Phật A DI ĐÀ đã được nhắc tới đó chứ sao không. Câu chuyện này vẫn còn dài và rất hay, bạn tìm đọc ha. Chúc bạn vui!

http://vi.wikipedia.org/wiki/A-x%C3%A0-th%E1%BA%BF


khà khà
letamnhi1995
Bài viết: 478
Ngày: 15/07/10 02:03
Giới tính: Nữ
Đến từ: Việt Nam

Re: THẮC MẮC VỀ KINH A DI ĐÀ

Bài viết chưa xem gửi bởi letamnhi1995 »

Cõi Tịnh độ và danh hiệu A DI ĐÀ PHẬT vẫn còn được đức Phật nhắc rất nhiều trong kinh A DI ĐÀ
Sửa lần cuối bởi letamnhi1995 vào ngày 11/08/10 19:53 với 1 lần sửa.


khà khà
Hình đại diện của người dùng
tinhnghia
Bài viết: 694
Ngày: 18/07/10 22:32
Giới tính: Nam
Đến từ: TP.HCM

Re: THẮC MẮC VỀ KINH A DI ĐÀ

Bài viết chưa xem gửi bởi tinhnghia »

'' Y PHÁP BẤT Y NHÂN''

Chúng ta là Phật tử phải tuyệt đối tin Phật, tin Kinh do Phật thuyết, pháp do Phật giảng.

Bạn nên đọc kinh: Niệm Phật ba la mật, kinh Vô Lượng Thọ, Kinh A DI ĐÀ, Kinh Quán Vô Lượng Thọ Phật, Kinh Pháp Hoa...

'' Đời mạt Pháp ức ức người tu hiếm có một người đắc đạo chỉ nương pháp môn Niệm Phật mà thoát khỏi sinh tử luân hồi''

Nam Mô A DI ĐÀ PHẬT


Hình đại diện của người dùng
COPCON
Bài viết: 100
Ngày: 27/05/10 20:45
Giới tính: Nữ
Đến từ: tôi đến từ đâu nhi?
Nghề nghiệp: CHUYÊN VIÊN ĐỒ HỌA

Re: THẮC MẮC VỀ KINH A DI ĐÀ

Bài viết chưa xem gửi bởi COPCON »

Mạt pháp về sau, các Kinh diệt hết, chỉ còn lưu bốn chữ A Di Đà Phật để cứu độ chúng sanh. Nếu kẻ nào không tin, tất sẽ bị đọa Địa ngục. (Thiên Như Thiền Sư)

- Đời tương lai Kinh đạo diệt hết, ta dùng lòng Từ bi thương xót, riêng lưu trụ Kinh này (Vô Lượng Thọ Kinh) trong khoảng một trăm năm. Nếu chúng sanh nào gặp Kinh này, tùy ý sở nguyện, đều được đắc độ. (Kinh Vô Lượng Thọ)

-Phần đông chúng ta ngày nay đều phúc mỏng, nghiệp dầy nên mới sinh vào thời vắng bóng Phật tại thế. Ngoài môn Niệm Phật A Di Đà cầu vãng sinh Tịnh độ mà tu các Pháp môn khác có thể tăng trưởng được phúc trí, nhưng vẫn khó tránh khỏi được Luân hồi Sinh tử. Chỉ duy có Pháp môn Tịnh độ, tuy thời nay ít người chứng được Nhất Niệm Tam muội như xưa, nhưng vẫn có thể nương vào nguyện lực của mình và bản nguyện của Phật A Di Đà mà “đới nghiệp vãng sanh”, và khi đã tới được cõi Cực lạc Tây phương thì không còn sợ bị đọa lạc nữa, vì đã nhờ được hoàn cảnh thuận lợi thường được gặp Phật, nghe Pháp nhiệm mầu để tiến tu đến quả vị Vô sanh. (Đại Sư Ấn Quang)

Trong đời Mạt pháp, ức ức người tu hành, ít có kẻ nào đắc đạo, chỉ nương theo pháp môn Niệm Phật mà thoát luân hồi. (Kinh Đại Tập)

A DI ĐÀ PHẬT! mình trích 1 số lời khai thị và kinh luận ở trên, góp một phần nào để mong bạn củng cố lòng tin, " y giáo phụng hành" .
bạn hãy đọc thêm kinh điển và tìm hiểu về các vị tổ tịnh tông , nghe giảng thêm về pháp môn tịnh.
mình đến với tịnh độ với niềm tin sâu sắc và vững chắc nhờ vào nghe pháp " KHUYÊN NGƯỜI NIỆM PHẬT" của cư sĩ Siệu Âm, và các bài pháp của HT TỊNH KHÔNG. a di đà phật mình chia sẻ với bạn 1 chút vậy thôi.
Chúc bạn có niềm tin mà hành trì đừng để mất cơ hội giải thoát ngay trong 1 đời này . :)
a di đà phật! kinhle kinhle kinhle


[color=#804080][b]"Một khi vô thường đến
Mới biết người trong mộng
Vạn thứ mang không đi
Chỉ có nghiệp theo mình"[/b][/color]
[color=#BF0000][b]NAM MÔ A MI ĐÀ PHẬT __()__[/b][/color]
Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: THẮC MẮC VỀ KINH A DI ĐÀ

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

Vãng sanh Cực Lạc là việc có Thật, chẳng phải hư dối.

Dù rằng Tâm thanh tịnh là Tịnh Độ, Tánh Tịch Chiếu là A Di Đà, nhưng không ngại gì cõi Ta Bà có thật mà chúng ta đang thấy, cũng không ngại gì cõi Cực Lạc có thật.

Không thấy cõi Cực Lạc không có nghĩa là cõi kia không có, vì tâm chúng sanh mê muội nên chẳng thể thấy biết đó thối. Kinh A Di Đà các vị Thánh không ai biết gì mà hỏi, chính Phật Thích Ca thương sót tự chỉ bài. Có thể nói chỉ có Phật mới rõ biết được các cõi Tịnh Độ mười phương mà thôi! Thế ta có thể dùng phàm trí để so lường cảnh giới của chư Phật hay sao?

Các Kinh Đại Thừa, Kinh nào cũng nói đến Tịnh Độ của chư Phật mười phương cả, huống gì cõi Cực Lạc ư?

Chính Kinh Lăng Nghiêm cũng thừa nhận việc sanh về Tịnh Độ mười phương, cũng như do nghiệp duyên gì mà sanh làm các loài trong bảy thú (Thiên, Tiên, Atula, Người, Súc Sanh, Ngạ Quỷ, Địa Ngục).

Ngài Đại Thế Chí dạy "Nếu chúng sanh nhớ Phật, Niệm Phật thì trong hiện tại hoặc tương lai sẽ thấy Phật"

Thế nên biết Tâm tạo cả 10 pháp giới. Tâm tạo địa ngục, tâm tạo liên trì, tâm tạo tất cả.

Niệm địa ngục thì địa ngục hiện
Niệm trời thì trời hiện
Niệm người thì người hiện
Niệm Phật há đâu Phật chẳng hiện?

Do vậy Niệm Phật làm Nhân, Thành Phật là Quả vậy!

Không còn nghi ngờ gì nữa.


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Bing [Bot]23 khách