Trang 2 trên 2

Re: THẮC MẮC VỀ KINH A DI ĐÀ

Đã gửi: 25/09/10 17:02
gửi bởi Hieule
Tôi xin đươc. phép góp ý như vầy:

Có hai người Đ/h ỡ diễn đàn này rất giõi về Phât. pháp mà ĐH có thễ hõi thêm về kinh luân.
1) Laughinghaha
2)Hlich

Theo chỗ hiễu biết cũa tôi thì:

Đ/hữu nên hiễu là trong thính chúng cũa HT Nhất Hanh. mỗi người có trình đô. Phât. hoc., văn hóa hoàn toàn "unique"; cho nên trình đô. thẫm thấu kinh điễn cũng hoàn toàn không giống nhau. Đ/hữu nên hiễu HT nhắm vào thính chúng nào, trình đô. ra sao, nói lúc nào, nhân hoàn cãnh nào...etc.

Tôi không biết dich. chữ "unique" ra tiếng Viêt. sao cho dễ hiễu. Ai biết xin giúp giùm.

HT Nhất Hanh. nói như vây. thât. ra về măt. lich. sữ không phãi không có lí. Vào thời vua Asoka (A Duc.=phiên âm Hán Viêt.?) thì tu sĩ Phât. Giáo từ Ấn đã đươc. gỡi đi tới Ai Câp. và Syria.

Còn về viêc. kinh A Di Đà thì tôi xin khẵng đinh. do Phât. nói. Nếu nghiên cứu kỹ môt. chút thì sẽ thấy ý tưỡng cũa kinh A Di Đà đã có từ thời kinh điễn Nguyên Thũy Agamas (A Hàm=phiên âm Hán Viêt.).

Nếu đao. hữu hiễu đươc. "Vô Thường" "Khỗ" "Vô Ngã" thì tư. nhiên hiễu đươc. "Trí Tuê. Bát Nhã" hoăc. "Tánh Không/Sunyata/Emptiness). Nếu hiễu đươc. ba dấu ấn cũa Phât. Giáo thì lâu ngày sẽ từ từ thẫm thấu cái lý do tôi khẵng đinh. kinh A Di Đà là do Như Lai nói.... :D

Chúc Đ/h trình đô. Phât. pháp mỗi ngày mỗi tiến bô.

Nam mô Bỗn Sư Thích Ca Mâu Ni Phât.
Nam mô A Di Đà Phât.
Namo Tassa Bhagavato Arahato Samma SamBuddhassa

Re: THẮC MẮC VỀ KINH A DI ĐÀ

Đã gửi: 25/09/10 20:48
gửi bởi Thánh_Tri
Ngành Nghiên Cứu Lịch Sử khác.
Người Phật Tử Chánh Kiến và Chánh Tín Tam Bảo khác.

Mỗi bên đều có quyền quyết định riêng cho mình, chẳng ép cho được vừa lòng nhau.

Vì vậy tôi nghĩ nếu đã Tin Phật mà phát nguyện Quy Y Tam Bảo rồi thì không lý gì phải đi bát bỏ Phật Pháp mà Tin theo Khoa Học Lịch Sử. Hoặc cố đem Khoa Học Lịch Sử ép cho được Phật Pháp phải như thế.

Về Khoa Học Nghiên Cứu thì quý trọng ở chỗ "Bằng Chứng".

Về Phật Tử Tín Tam Bảo thì quý trọng ở chỗ "Chánh Tín và Chánh Kiến". Chánh Tín và Chánh Kiến có được từ sự tư duy quán chiếu, thực hành và trải nghiệm, đạt được lợi ích chân thật.

Ôi chao! Chưa tìm được bằng chứng thì không thể vội kết luận. Nhưng họ tìm hoài không ra vì thất truyền bản gốc lâu rồi (như Kinh Thủ Lăng Nghiêm), nên đành nói rằng các Kinh ấy là ngụy tạo.

Dĩ nhiên công việc nghiên cứu bắc họ phải kết luận như vậy vì chưa tìm ra được bằng chứng nguồn góc!

Chưa tìm ra bằng chứng thì không có nghĩa là hoàn toàn không có! và cũng không có nghĩa là các kinh ấy cũng hoàn toàn là ngụy tạo!

Nhưng sao chúng ta lại ơ hờ khờ dạy chẳng biết suy nghĩ mà cứ một mực tin vào kết luận của họ để cho Kinh A Di Đà, Kinh Thủ Lăng Nghiêm là ngụy tạo hay sao? và một mực đề cáo Khoa Học Lịch Sử Nghiên Cứu!

Có nhiều "hypotheses" và "theories" cũng xưa đúng mà nay đã không đúng rồi do nhờ có nhiều khám phá mới!

Do vậy không thể nào dựa theo một chiều mà vọi kết luận vì nghiên cứu thì không có kết thúc!


Tôi đã Tin Kinh A Di Đà và Kinh Thủ Lăng Nghiêm, thì dù cho bên Nghiên Cứu có nói gì nhưng các Kinh đó là Ngụy Tạo củng chẳng thể lay chuyển được lòng Tin của tôi. Lòng Tin nầy không phải dựa trên sự mù oán mê lầm cho nên chẳng phải là Mê Tín. Mà nó được dựa trên sự nghiên cứu các Kinh Tạng, Tư Duy Quán Chiếu, Thực Hành và Trải Nghiệm, cũng như được kết quả lợi ích chân thật. Lòng Tin ấy chính là Chánh Kiến Chánh Tín vậy.

Đem các Kinh A Di Đà và Thủ Lăng Nghiêm ra mà theo đó thực hành, trải nghiệm, xem chúng mình có lợi ích cho việc giác ngộ giải thoát an vui hay không? Có giúp mình giảm bớt Tham Sân Si Mạng Nghi Tà Kiến hay không?

Dù chưa tìm được bằng chứng lịch sử để chứng minh nguồn góc, cũng không thể hoàn toàn phủ nhận các Kinh ấy không phải là Kinh Phật nói.

Chưa tìm được bằng chứng, không có nghĩa là Kinh ấy không có lợi ích thật sự. Giống như nhìn quyển sách bề ngoài không thể đánh giá được quyển sách ấy.


Tôi mong ai nấy phải hiểu rỏ, đừng vì một lời phê phán, đánh giá mà mình lại bỏ đi cái cơ hội tìm hiểu và học hỏi Phật Pháp để có thể được lợi ích giác ngộ và giải thoát chân thật.

Chúc An Lành!

P.S.: À Đừng Quên cũng có những nhà Khoa Học Lịch Sử chứng minh Kinh Lăng Nghiêm không phải là Ngụy Tạo, và đại đa số chấp nhận nguồn góc Kinh A Di Đà có từ tiếng Phạn.

Re: THẮC MẮC VỀ KINH A DI ĐÀ

Đã gửi: 26/09/10 06:09
gửi bởi Thanh Tịnh Lưu Ly
NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT
Đọc bài viết của đạo hữu mà sao tôi thấy giống tôi ngày xưa quá. Khi mới có duyên với Phật Pháp (năm đó tôi là học sinh lớp 9) tôi thấy yêu mến và hoan hỷ vô điều kiện. Rùi khi tôi biết tìm hiểu và học tập, điều thắc mắc đầu tiên của tôi cũng giống như bạn: tại sao trong 8 vạn 4 ngàn Pháp môn mà quý thầy và nhiều quý đạo hữu lại khuyên tu Tịnh Độ niệm danh hiệu Phật A Di Đà cầu vãng sanh Cực Lạc Tây Phương ? Tôi cũng đã lên diễn đàn đặt câu hỏi - trao đổi. Và tự tôi cũng tìm hiểu từ nhiều nguồn internet. Cho đến bây giờ, tôi đã tin và tôi thấy rằng: Pháp Môn Tịnh Độ niệm Phật A Di Đà cầu Vãng Sanh Cực Lạc Tây Phương là Pháp môn thù thắng và Vi diệu nhất trong thời Mạt Pháp này.

Trên đây đã có nhiều bài viết của quý đạo hữu có kiến thức Phật học Uyên thâm, kinh nghiệm tu tập sâu dày, đạo hữu tôi thấy thán phục và không có viết thêm nữa.
Chỉ có chút kiến thức và kinh nghiệm xin chia sẻ cùng quý đạo hữu như sau:
1. Học Chánh Pháp cũng là học, phải tự mình tìm hiểu và trao dồi. Dù quý thầy hay quý đạo hữu, thiện tri thức nào có lòng nhiệt huyết đến đâu đi chăng nữa mà bạn không có tâm thu nhận thì thành quả thu được không nhiều. Nhưng dù chỉ được gợi ý thôi, tâm bạn ham muốn hiểu biết thì bạn sẽ gặt hái nhiều kiến thức quý giá.
2. Tin hay không tin vào Pháp môn này ? Pháp môn này thật hay không thật ? Xin bạn hãy nhìn vào thực tế để tìm hiểu. Sự vi diệu không thể nói một dòng hay một quyển sách. Tôi chỉ lấy ví dụ rằng nhiều Phật tử tại gia chỉ niệm Phật cũng vãng sanh Tây Phương Cực Lạc để lại những viên xá-lợi đẹp và kỳ diệu.
3. Phật giáo xuất pháp từ Ấn Độ và truyền đi nhiều nơi. Truyền sang phương Bắc thành hệ Bắc truyền, sang phương Nam thành hệ Nam truyền. Thời xưa Ngài Huyền Trang đã sang tận Ấn Độ để thỉnh kinh về thuyết giảng. Nói như vậy để thấy rằng Kinh điển không phải tự nhiên mà có mà do chư vị Tổ sư dày công nghiên cứu dịch và truyền dạy.
Mặt khác, do trải qua nhiều thế hệ, qua nhiều lần dịch và truyền bá nên các bộ kinh điển không còn trọn bộ, một số kinh đã bị thất lạc. Đức Thế Tôn thuyết pháp cách đây hơn 2500 năm. Chúng ta giữ được kinh điển cho đến này là vô cùng quý, là công đức không thể nghĩ bàn của chư vị Tổ sư qua nhiều thế hệ. Vì vậy, không thể nói kinh nào là thật, kinh nào là giả được.
Kinh điển nói về thế giới Cực Lạc Tây Phương và Đức Phật A Di Đà thuộc Bảo Tích Bộ thuộc hệ kinh Hán tạng.
Trong Bộ kinh Tập Bộ, có kinh điển Dược Sư. Đông Phương có bảy thế giới của Bảy Đức Phật Dược Sư làm giáo chủ. Trong đó có thế giới Tịnh Lưu Ly, Đức Phật Giáo Chủ có danh hiệu là Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai. Đức Thế Tôn có 12 Đại nguyện cứu độ chúng sinh. Thế giới Đông Phương tương tự thế giới Tây Phương. Để vãng sanh về thế giới Tịnh Lưu Ly cần niệm Dược Sư quán đảnh chơn ngôn. Tuy nhiên, trong kinh Dược Sư, Đức Phật Thích Ca cũng thuyết giảng rằng:
Còn nữa, này ông Mạn Thù Sư Lợi, nếu có bốn chúng; Tỳ kheo, Tỳ Kheo Ni, Ưu Bà Tắc, Ưu Bà Di, và những tịnh tín thiện nam thiện nữ, ai chịu giữ được tám phần trai giới, hoặc suốt một năm, hoặc trong ba tháng chịu theo chỗ học, để làm thiện căn, nguyện được sinh sang thế giới Cực Lạc ở bên Phương Tây, đến chỗ đức Phật Vô Lượng Thọ Quang cầu nghe Chánh Pháp, nhưng chưa quyết định, mà nếu được nghe danh hiệu Thế Tôn Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai, thời khi lâm chung, sẽ có tám vị Đại Bồ Tát là: Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát, Quán Thế Âm Bồ Tát, Đắc Đại Thế Bồ Tát, Vô Tận Ý Bồ Tát, Bảo Đàn Hoa Bồ Tát, Dược Vương Bồ Tát, Dược Thượng Bồ Tát, Di Lạc Bồ Tát, tám vị ấy sẽ đi lại ở trên không mà chỉ đường, tự nhiên thấy mình hóa sinh ngay bên thế giới kia, trong đám hoa báu nhiều màu sắc đẹp.
(Trích kinh Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai bổn nguyện và công đức)

Có chút kiến thức nhỏ hẹp chia sẻ cùng quý đạo hữu. Nếu có chỗ nào sai mong được chỉ dạy.
Chúc quý đạo hữu thân tâm an lạc, tu tập và học tập tinh tấn.

Nguồn tham khảo:
1. Giới thiệu hệ thống kinh điển Hán Tạng. Đường dẫn http://daitangkinhvietnam.org/nghien-cu ... n-tng.html
2. Giới thiệu hệ thống kinh điển thuộc Pali tạng và Hán tạng. Đường dẫn http://namo84000.wordpress.com/2009/08/29/1963/
3. Kinh Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai Bổn nguyện và Công Đức - Tôn Giả Ananda Chép Lại Phật Lời Phật Nói Bằng Chữ Phạn. Tam Tạng Pháp Sư Huyền Trang Phụng Chiếu Vua Đường (Trung Hoa) Dịch Ra Chữ Hán. Bồ Tát Giới Đệ Tử Tuệ Nhuận Dịch Ra Chữ Việt Nam.


NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT
NAM MÔ DƯỢC SƯ LƯU LY QUANG NHƯ LAI.

Re: THẮC MẮC VỀ KINH A DI ĐÀ

Đã gửi: 26/09/10 16:08
gửi bởi Hieule
Phât. pháp là pháp bất đinh. pháp, không phu. thuôc. vào thời gian và không gian đó mà. :D

Đường nào thì cũng về La Mã thôi. Ai thích Thiền Tông thì theo Thiền Tông. Ai thích Tinh. Đô. thì theo Tinh. Đô. Ai thích Mât. Tông thì theo Mât. Tông. Tưu. chung thì cũng đều là hoc. và hành theo Phât. pháp thì viêc. nêu câu hõi theo tôi rất nên khuyến khích.

Nếu ai có đoc. kinh Nguyên Thũy (kinh Tram. Xe) thì sẽ thấy viêc. hoc. hõi lẫn nhau đươc. khuyến khích. Tôi xin đươc. post kinh Tram. Xe ỡ đây cho moi. người cùng hoc. hõi.

Như vầy tôi nghe.

Một thời Thế Tôn ở Rajagaha (Vương Xá) tại Veluvana (Trúc Lâm), Kalandakanivapa.

Lúc ấy một số đông Tỷ-kheo người địa phương, sau khi an cư mùa mưa tại địa phương xong, liền đến chỗ Thế Tôn ở, sau khi đến, đảnh lễ Ngài và ngồi xuống một bên. Thế Tôn nói với các Tỷ-kheo đang ngồi một bên:

-- Này các Tỷ-kheo, ai ở tại địa phương được các Tỷ-kheo đồng phạm hạnh cùng một địa phương tán thán như sau: "Tự mình thiểu dục và giảng về thiểu dục cho các Tỷ-kheo; tự mình tri túc và giảng về tri túc cho các Tỷ-kheo; tự mình độc cư và giảng về độc cư cho các Tỷ-kheo; tự mình không ô nhiễm và giảng về không ô nhiễm cho các Tỷ-kheo; tự mình tinh cần, tinh tấn và giảng về tinh cần, tinh tấn cho các Tỷ-kheo; tự mình thành tựu giới hạnh và giảng về thành tựu giới hạnh cho các Tỷ-kheo; tự mình thành tựu Thiền định và giảng về thành tựu Thiền định cho các Tỷ-kheo; tự mình thành tựu trí tuệ và nói về thành tựu trí tuệ cho các Tỷ-kheo; tự mình thành tựu giải thoát và nói về thành tựu giải thoát cho các Tỷ-kheo; tự mình thành tựu giải thoát tri kiến và nói về thành tựu giải thoát tri kiến cho các Tỷ-kheo; vị giáo giới, vị khai thị, vị trình bày, vị khích lệ, vị làm cho phấn khởi, vị làm cho các vị đồng phạm hạnh hoan hỷ?".

-- Bạch Thế Tôn, Tôn giả Punna Mantaniputta là Tỷ-kheo địa phương được các Tỷ-kheo đồng phạm hạnh cùng một địa phương tán thán như sau: "Tự mình thiểu dục và nói về thiểu dục cho các Tỷ-kheo... (như trên)... vị làm cho các vị đồng phạm hạnh hoan hỷ."

Lúc bấy giờ, Tôn giả Sariputta ngồi cách Thế Tôn không xa. Tôn giả Sariputta suy nghĩ như sau: "Hạnh phúc thay Tôn giả Punna Mantaniputta! Chơn hạnh phúc thay Tôn giả Punna Mantaniputta! Tôn giả đã được các vị đồng phạm hạnh có trí tán thán từng điểm một trước mặt bậc Ðạo Sư, và được bậc Ðạo Sư chấp nhận; có thể chúng ta sẽ gặp Tôn giả Punna Mantaniputta, tại một chỗ nào, trong một thời gian nào, có thể sẽ có một cuộc đàm luận với Tôn giả."

Thế Tôn trú tại Rajagaha (Vương Xá) lâu cho đến khi vừa ý, rồi khởi hành đi Savatthi; Ngài tuần tự đi và đến Savatthi. Ở đây, Thế Tôn trú ở Savatthi, tại Jetavana, vườn ông Anathapindika.

Tôn giả Punna Mantaniputta được nghe: "Thế Tôn đã đến Savatthi, trú ở Savatthi, tại Jetavana, vườn ông Anathapindika". Rồi Tôn giả Punna Mantaniputta thâu dọn lại sàng tọa, cầm y bát, khởi hành đi Savatthi. Tôn giả tuần tự đi đến Savatthi, Jetavana, vườn ông Anathapindika, đến chỗ Thế Tôn ở, sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn và ngồi xuống một bên. Thế Tôn thuyết pháp cho Tôn giả Punna Mantaniputta đang ngồi một bên, khích lệ, làm cho phấn khởi, làm cho hoan hỷ. Tôn giả Punna Mantaniputta, sau khi được Thế Tôn thuyết pháp, khích lệ, làm cho phấn khởi, làm cho hoan hỷ, hoan hỷ tín thọ lời Thế Tôn dạy, từ chỗ ngồi đứng dậy, đảnh lễ Thế Tôn, thân phía hữu hướng về Ngài, từ tạ đi Andhavana để nghỉ trưa.

Rồi một Tỷ-kheo khác đến chỗ Tôn giả Sariputta ở, sau khi đến, thưa với Tôn giả Sariputta: "Hiền giả Sariputta, Hiền giả luôn luôn tán dương Tỷ-kheo Punna Mantaniputta; vị này được Thế Tôn thuyết pháp, khích lệ, làm cho phấn khởi, làm cho hoan hỷ, hoan hỷ tín thọ lời Thế Tôn dạy từ chỗ ngồi đứng dậy, đảnh lễ Thế Tôn, thân bên hữu hướng về Ngài, từ tạ đi đến Andhavana để nghỉ trưa".

Rồi Tôn giả Sariputta vội vã đem theo tọa cụ, đi theo sau lưng Tôn giả Punna Mantaniputta, đầu hướng về trước mặt (để theo dõi). Rồi Tôn giả Punna Mantaniputta đi sâu vào rừng Andhavana, và ngồi nghỉ trưa dưới một gốc cây. Tôn giả Sariputta, sau khi đi sâu vào rừng Andhavana, ngồi nghỉ trưa dưới một gốc cây.

Rồi vào buổi chiều, Tôn giả Sariputta từ Thiền định độc cư đứng dậy, đến tại chỗ Tôn giả Punna Mantaniputta, sau khi đến nói lên với Tôn giả Punna Mantaniputta những lời chào đón, hỏi thăm, xã giao rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, Tôn giả Sariputta thưa với Tôn giả Punna Mantaniputta:

-- Hiền giả, có phải chúng ta sống phạm hạnh dưới sự chỉ dạy của Thế Tôn?
-- Thật như vậy, Hiền giả.

-- Hiền giả, có phải sống phạm hạnh dưới sự chỉ dạy của Thế Tôn là vì mục đích giới thanh tịnh?
-- Không phải vậy, Hiền giả.

-- Hiền giả, có phải sống phạm hạnh dưới sự chỉ dạy của Thế Tôn là vì mục đích tâm thanh tịnh?
-- Không phải vậy, Hiền giả.

-- Hiền giả, có phải sống phạm hạnh dưới sự chỉ dạy của Thế Tôn là mục đích kiến thanh tịnh?
-- Không phải vậy, Hiền giả.

-- Hiền giả, có phải sống phạm hạnh dưới sự chỉ dạy của Thế Tôn là vì mục đích đoạn nghi thanh tịnh?
-- Không phải vậy, Hiền giả.

-- Hiền giả, có phải sống phạm hạnh dưới sự chỉ dạy của Thế Tôn là vì mục đích đạo phi đạo tri kiến thanh tịnh?
-- Không phải vậy, Hiền giả.

-- Hiền giả, có phải sống phạm hạnh dưới sự chỉ dạy của Thế Tôn là vì mục đích đạo tri kiến thanh tịnh?
-- Không phải vậy, Hiền giả.

-- Hiền giả, có phải sống phạm hạnh dưới sự chỉ dạy của Thế Tôn là vì mục đích tri kiến thanh tịnh?
-- Không phải vậy, Hiền giả.

-- Hiền giả, khi hỏi "có phải sống phạm hạnh dưới sự chỉ dạy của Thế Tôn là vì mục đích giới thanh tịnh?", Hiền giả trả lời "Không phải vậy". Khi hỏi ... tâm thanh tịnh? ... kiến thanh tịnh?... đoạn nghi thanh tịnh? ... đạo phi đạo tri kiến thanh tịnh? ... đạo tri kiến thanh tịnh? ... Khi hỏi "có phải sống phạm hạnh dưới sự chỉ dạy của Thế Tôn là vì mục đích tri kiến thanh tịnh?", Hiền giả trả lời "Không phải vậy". Như vậy, Hiền giả, với mục đích gì, sống phạm hạnh dưới sự chỉ dạy của Thế Tôn?

-- Hiền giả, với mục đích vô thủ trước Bát-niết-bàn, nên sống phạm hạnh dưới sự chỉ dạy của Thế Tôn.

-- Hiền giả, có phải giới thanh tịnh là vô thủ trước Bát-niết-bàn?
-- Hiền giả, không phải vậy.

-- Hiền giả, có phải tâm thanh tịnh là vô thủ trước Bát-niết-bàn?
-- Hiền giả, không phải vậy.

-- Hiền giả, có phải kiến thanh tịnh là vô thủ trước Bát-niết-bàn?
-- Hiền giả, không phải vậy.

-- Hiền giả, có phải đoạn nghi thanh tịnh là vô thủ trước Bát-niết-bàn?
-- Hiền giả, không phải vậy.

-- Hiền giả, có phải đạo phi đạo tri kiến thanh tịnh là vô thủ trước Bát-niết-bàn?
-- Hiền giả, không phải vậy.

-- Hiền giả, có phải đạo tri kiến thanh tịnh là vô thủ trước Bát-niết-bàn?
-- Hiền giả, không phải vậy.

-- Hiền giả, có phải tri kiến thanh tịnh là vô thủ trước Bát-niết-bàn?
-- Hiền giả, không phải vậy.

-- Hiền giả, có phải cái gì ngoài các pháp này là vô thủ trước Bát-niết-bàn?
-- Hiền giả, không phải vậy.

-- Hiền giả, khi hỏi "có phải giới thanh tịnh là vô thủ trước Bát-niết-bàn?", Hiền giả trả lời: "Không phải vậy. Khi hỏi "có phải tâm thanh tịnh ...? ... có phải kiến thanh tịnh ...? ... có phải đoạn nghi thanh tịnh ...? ... có phải đạo phi đạo tri kiến thanh tịnh ...? ... có phải đạo tri kiến thanh tịnh là ...? ... có phải tri kiến thanh tịnh ...? ... có phải cái gì ngoài các pháp này là vô thủ trước Bát-niết-bàn?", Hiền giả trả lời: "Không phải vậy." Hiền giả, vậy ý nghĩa lời nói này cần phải được hiểu như thế nào?

-- Hiền giả, nếu Thế Tôn tuyên bố giới thanh tịnh là vô thủ trước Bát-niết-bàn thì Ngài cũng tuyên bố vô thủ trước Bát-niết-bàn là đồng đẳng với hữu thủ trước Bát-niết-bàn. Hiền giả, nếu Thế Tôn tuyên bố tâm thanh tịnh... Hiền giả, nếu Thế Tôn tuyên bố kiến thanh tịnh... Hiền giả, nếu Thế Tôn tuyên bố đoạn nghi thanh tịnh... Hiền giả, nếu Thế Tôn tuyên bố đạo phi đạo tri kiến thanh tịnh... Hiền giả, nếu Thế Tôn tuyên bố đạo tri kiến thanh tịnh... Hiền giả, nếu Thế Tôn tuyên bố tri kiến thanh tịnh là vô thủ trước Bát-niết-bàn thì Ngài cũng tuyên bố vô thủ trước Bát-niết-bàn là đồng đẳng với hữu thủ trước Bát-niết-bàn. Hiền giả, và nếu Thế Tôn tuyên bố cái gì ngoài các pháp ấy là vô thủ trước Bát-niết-bàn, thì kẻ phàm phu có thể Bát-niết-bàn, vì này Hiền giả, phàm phu là ngoài các pháp ấy.

Hiền giả, tôi sẽ cho Hiền giả một ví dụ, ở đây, một số kẻ có trí, nhờ ví dụ để hiểu ý nghĩa của lời nói. Hiền giả, như vua Pasenadi xứ Kosala trong khi ở tại Savatthi, có công việc khẩn cấp khởi lên ở Saketa, và bảy trạm xe được sắp đặt cho vua giữa Savatthi và Saketa. Hiền giả, rồi vua Pasenadi xứ Kosala, từ cửa nội thành ra khỏi Savatthi, leo lên trạm xe thứ nhất, và nhờ trạm thứ nhất đến được trạm xe thứ hai; từ bỏ trạm xe thứ nhất, leo lên trạm xe thứ hai, nhờ trạm xe thứ hai đến được trạm xe thứ ba; từ bỏ trạm xe thứ hai... đến được trạm xe thứ tư; từ bỏ trạm xe thứ ba... đến được trạm xe thứ năm, từ bỏ trạm xe thứ tư, leo lên trạm xe thứ năm, nhờ trạm xe thứ năm đến được trạm xe thứ sáu; từ bỏ trạm thứ năm, leo lên trạm xe thứ sáu, nhờ trạm xe thứ sáu, đến được trạm xe thứ bảy; từ bỏ trạm xe thứ sáu, leo lên trạm xe thứ bảy, nhờ trạm xe thứ bảy đến được Saketa, tại cửa nội thành. Khi vua đến tại cửa nội thành, các bộ trưởng cận thần, các thân thích cùng huyết thống hỏi như sau:"-- Tâu Ðại vương có phải với trạm xe này, Bệ hạ đi từ Savatthi đến Saketa tại cửa nội thành?" Hiền giả, vua Pasenadi nước Kosala phải trả lời như thế nào mới gọi là trả lời đúng đắn?

-- Hiền giả, vua Pasenadi nước Kosala phải trả lời như thế này mới trả lời đúng đắn: "-- Ở đây, trong khi ta ở Savatthi, có công việc khẩn cấp khởi lên ở Saketa, và bảy trạm xe được sắp đặt cho ta, giữa Savatthi và Saketa. Ta từ cửa nội thành ra khỏi Savatthi, leo lên trạm xe thứ nhất, và nhờ trạm xe thứ nhất, ta đến được trạm xe thứ hai; từ bỏ trạm xe thứ nhất, ta leo lên trạm xe thứ hai; và nhờ trạm xe thứ hai, ta đến được trạm xe thứ ba; từ bỏ trạm xe thứ hai... đến được trạm xe thứ tư; từ bỏ trạm xe thứ ba... đến được trạm xe thứ năm; từ bỏ trạm xe thứ tư... đến được trạm xe thứ sáu; từ bỏ trạm xe thứ năm, leo lên trạm xe thứ sáu, nhờ trạm xe thứ sáu, đến được trạm xe thứ bảy; từ bỏ trạm xe thứ sáu... leo lên trạm xe thứ bảy, nhờ trạm xe thứ bảy, Ta đến được Saketa, tại cửa nội thành". Hiền giả, vua Pasenadi nước Kosala trả lời như vậy mới trả lời một cách đúng đắn.

-- Cũng vậy, này Hiền giả, giới thanh tịnh chỉ có mục đích (đạt cho được) tâm thanh tịnh; tâm thanh tịnh chỉ có mục đích (đạt cho được) kiến thanh tịnh; kiến thanh tịnh chỉ có mục đích (đạt cho được) đoạn nghi thanh tịnh; đoạn nghi thanh tịnh chỉ có mục đích (đạt cho được) đạo phi đạo tri kiến thanh tịnh; đạo phi đạo tri kiến thanh tịnh chỉ có mục đích (đạt cho được) đạo tri kiến thanh tịnh; đạo tri kiến thanh tịnh chỉ có mục đích (đạt cho được) tri kiến thanh tịnh; tri kiến thanh tịnh chỉ có mục đích (đạt cho được) vô thủ trước Bát-niết-bàn. Này Hiền giả, sống phạm hạnh dưới sự chỉ dẫn của Thế Tôn là với mục đích vô thủ trước Bát-niết-bàn.

Khi được nói vậy, Tôn giả Sariputta nói với Tôn giả Punna Mantaniputta:

-- Tôn giả tên là gì? Và các vị đồng phạm hạnh biết Tôn giả như thế nào?

-- Hiền giả, tên tôi là Punna và các vị đồng phạm hạnh biết tôi là Mantaniputta.

-- Thật hy hữu thay, Hiền giả! Thật kỳ diệu thay, Hiền giả! Những câu hỏi sâu kín đã được trả lời từng điểm một bởi một đệ tử nghe nhiều, đã biết rõ giáo lý của bậc Ðạo Sư, và vị đệ tử ấy là Tôn giả Punna Mantaniputta. Thật hạnh phúc thay cho các vị đồng phạm hạnh! Thật chơn hạnh phúc thay cho các vị đồng phạm hạnh được thăm viếng, được thân cận Tôn giả Punna Mantaniputta! Nếu các vị đồng phạm hạnh đội Tôn giả Punna Mantaniputta trên đầu với một cuộn vải làm khăn để được thăm viếng, để được thân cận, thì thật là hạnh phúc cho các vị ấy, thật là chơn hạnh phúc cho các vị ấy! Thật hạnh phúc cho chúng tôi, thật chơn hạnh phúc cho chúng tôi được thăm viếng, được thân cận Tôn giả Punna Mantaniputta!

Khi được nói vậy, Tôn giả Punna Mantaniputta nói với Tôn giả Sariputta:

-- Tôn giả tên là gì, và các vị đồng phạm hạnh biết Tôn giả như thế nào?

-- Hiền giả, tôi tên là Upatissa, và các vị đồng phạm hạnh biết tôi là Sariputta.

-- Tôi đang luận bàn với bậc đệ tử được xem là ngang hàng với bậc Ðạo Sư mà không được biết là Tôn giả Sariputta. Nếu chúng tôi được biết là Tôn giả Sariputta, thì chúng tôi đã không nói nhiều như vậy. Thật hy hữu thay, Hiền giả! Thật kỳ diệu thay, Hiền giả! Những câu hỏi sâu kín đã được trả lời từng điểm một, bởi một đệ tử nghe nhiều, đã biết rõ giáo lý của bậc Ðạo Sư. Và vị đệ tử ấy là Tôn giả Sariputta. Thật hạnh phúc thay cho các vị đồng phạm hạnh! Thật chơn hạnh phúc thay cho các vị đồng phạm hạnh... được thăm viếng, được thân cận Tôn giả Sariputta! Nếu các vị đồng phạm hạnh đội Tôn giả Sariputta trên đầu với một cuộn vải làm khăn để được thăm viếng, được thân cận, thì thật hạnh phúc cho các vị ấy, thật chơn hạnh phúc cho các vị ấy! Thật hạnh phúc cho chúng tôi, thật chơn hạnh phúc cho chúng tôi được thăm viếng, được thân cận Tôn giả Sariputta!

Như vậy, hai bậc cao đức ấy cùng nhau thiện thuyết, cùng nhau tùy hỷ.

Re: THẮC MẮC VỀ KINH A DI ĐÀ

Đã gửi: 27/09/10 05:48
gửi bởi binh
Nói tóm tắt lại là :
này Hiền giả, giới thanh tịnh chỉ có mục đích (đạt cho được) tâm thanh tịnh; tâm thanh tịnh chỉ có mục đích (đạt cho được) kiến thanh tịnh; kiến thanh tịnh chỉ có mục đích (đạt cho được) đoạn nghi thanh tịnh; đoạn nghi thanh tịnh chỉ có mục đích (đạt cho được) đạo phi đạo tri kiến thanh tịnh; đạo phi đạo tri kiến thanh tịnh chỉ có mục đích (đạt cho được) đạo tri kiến thanh tịnh; đạo tri kiến thanh tịnh chỉ có mục đích (đạt cho được) tri kiến thanh tịnh; tri kiến thanh tịnh chỉ có mục đích (đạt cho được) vô thủ trước Bát-niết-bàn. Này Hiền giả, sống phạm hạnh dưới sự chỉ dẫn của Thế Tôn là với mục đích vô thủ trước Bát-niết-bàn.
Giữ gìn đầy đủ giới cấm, không phạm giới nào thì được "Tâm thanh tịnh" .
Tâm thanh tịnh thì thấy biết như thực gọi là "kiến thanh tịnh"
Thấy biết thanh tịnh thì không còn nghi nữa, nên được "đoạn nghi thanh tịnh"
Thấy biết như thực, không khởi nghi nữa thì sẽ thấy đạo và phi đạo không sai khác nên gọi là "đạo, phi đạo tri kiến thanh tịnh"
Đạo và phi đạo không sai khác, vì bổn tánh của chúng đều "không". Do thấy được "tánh" của các pháp vốn không nên có cái thấy đạo thanh tịnh, gọi là "Đạo tri kiến thanh tịnh".
Cái thấy như thực về tánh không của các pháp dẫn đến kết luận các pháp vốn không (vạn pháp giai không). Đây gọi là "tri kiến thanh tịnh".
Vì tất cả các pháp vốn không nên không còn trụ trước vào đâu cả. Vì không trụ trước vào đâu nên tâm thường bất động, thanh tịnh, vô vi. Đây gọi là "Đại bát Niết Bàn"