Các Kinh Đều Lý Sự Viên Dung

Có những đoạn kinh luận đọc không hiểu, hiểu mà không thấu đáo, chẳng biết hỏi ai ? Mời đem vào đây để mọi người cùng nhau thảo luận học hỏi...

Điều hành viên: binh

Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Các Kinh Đều Lý Sự Viên Dung

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

Tôi nghĩ ai nghiên cứu Kinh Điển cũng phải hiểu rằng lúc nào cũng phải có Lý Sự đi đôi cả. Nếu thiên về một bên nào thì cũng không thể nêu rõ và hiểu rõ được Kinh.

Ví dụ:

1. Kinh A Di Đà.

Kinh ghi "Từ đây qua phương Tây, quá mười muôn ức cõi Phật, có thế giới tên là Cực Lạc, có Phật hiệu là A Di Đà hiện nay đang nói Pháp"

Thì chúng ta phải hiểu cả hai nghĩa Sự lẫn Lý.

Sự: đúng y như lời Kinh Phật dạy rằng cách đây mười muôn ức cõi Phật, thật sự là có một thế giới tên là Cực Lạc, và cũng có đức Phật hiệu là A Di Đà hiện đang vì nhân dân nước Cực Lạc mà giảng pháp. Mắt phàm, telescope của nhà khoa học, Mắt chư thiên cũng chẳng thể nhìn thấy xa như vậy được, và so lường tính số cũng chẳng có số để tính đếm.

Lý: Tuy rằng cõi Cực Lạc cách xa như thế mà thật chẳng rời một niệm tâm tánh hiện tiền của mình. Đức A Di Đà Phật cũng ở ngay nơi mỗi con người chúng ta. Ánh Sáng Vô Lượng, Thọ Mạng Vô Lượng đều là cái Đức của Tự Tánh mình, Chân Tâm mình, Tri Kiến Phật mình, Tánh Giác mình, Pháp Thân mình sẵn có. Cho nên ngay tâm mình thanh tịnh thì đó là Tịnh Độ, tâm minh an lạc giải thoát thì đó là Cực Lạc, tâm mình sáng suốt thì đó là Vô Lượng Quang chỗ nào cũng chiếu thấu cả, tâm mình tịch bất động vô sanh đó là Vo Lượng Thọ. Chẳng cần tìm cầu bên ngoài, ta vốn sẵn có bên trong.

Phải hiểu cả lý lẫn sự như vậy thì mới hợp với lời Phật dạy. Phải tu chứng được như vậy thì mới Chứng Nhập được Pháp Môn Bất Nhị của Bồ Tát Duy Ma Cật, được Tự Tại như ngài Quán Tự Tại (Quán Thế Âm).

Không chỉ riêng Kinh nầy mà Pháp Hoa, Niết Bàn, Bát Nhã, Hoa Nghiêm, Lăng Nghiêm v.v... đều phải như vậy.


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
hlich
Bài viết: 1217
Ngày: 09/12/08 14:16
Giới tính: Nam

Re: Các Kinh Đều Lý Sự Viên Dung

Bài viết chưa xem gửi bởi hlich »

tangbong
các kinh đều lý sự viên dung
riêng chúng phàm phu cứ lùng bùng
nhập nhằng danh tự tâm tìm chấp
rạc rời cú nghĩa thức cậy trông
:D


nguynlinhtam
Bài viết: 1141
Ngày: 07/06/10 04:08
Giới tính: Nam

Re: Các Kinh Đều Lý Sự Viên Dung

Bài viết chưa xem gửi bởi nguynlinhtam »

1 môn thâm nhập trường kỳ huân tu, giới định huệ tất cả đều đầy đủ
1 kinh thông thì tất cả kinh đều thông


Nam Mô A Di Đà Phật
Hình đại diện của người dùng
kimcang
Bài viết: 1894
Ngày: 19/12/07 16:28
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Canada
Được cảm ơn: 1 time

Re: Các Kinh Đều Lý Sự Viên Dung

Bài viết chưa xem gửi bởi kimcang »

1 môn thâm nhập trường kỳ huân tu, giới định huệ tất cả đều đầy đủ
1 kinh thông thì tất cả kinh đều thông
Đều Này Chưa Hẳn Đúng.

Các Bậc A La Hán, Duyên Giác Nếu Không Học Kinh Đại Thừa Thì Không Thể Phát Tâm Bồ Đều Không Thể Tu Đại Thừa.



Om Amitabha Hri, Om Mani Padme Hum, Om Vajrapani Hum.
nguynlinhtam
Bài viết: 1141
Ngày: 07/06/10 04:08
Giới tính: Nam

Re: Các Kinh Đều Lý Sự Viên Dung

Bài viết chưa xem gửi bởi nguynlinhtam »

ĐIều Này Chưa Hẳn Đúng
Câu nào không đúng nữa nói ra đi mình giải thích cho


Nam Mô A Di Đà Phật
Hình đại diện của người dùng
kimcang
Bài viết: 1894
Ngày: 19/12/07 16:28
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Canada
Được cảm ơn: 1 time

Re: Các Kinh Đều Lý Sự Viên Dung

Bài viết chưa xem gửi bởi kimcang »

ĐIều Này Chưa Hẳn Đúng
Câu nào không đúng nữa nói ra đi mình giải thích cho
Bậc A La Hán, Duyên Giác Nếu Không Được Nghe Phật Giảng Kinh Đại Thừa Thì Không Biết Kinh Đại Thừa.

Bồ Tát Mà Không Được Nghe Phật Giảng Kinh Mật Tông Thì Không Biết Mật Tông.

Trong Kinh Đại Thừa Trang Nghiêm Bảo Vương Đà La Ni Nói Vô Lượng Bồ Tát Trong Bậc Thập Địa Mà Không Biết Về Lục Tự Đại Minh Chân Ngôn.

Thông Giáo Lý Tiểu Thừa Không Phải Là Thông Luôn Giáo Lý Đại Thừa.

Thông Giáo Lý Đại Thừa Không Phải Là Thông Luôn Giáo Lý Mật Tông
[/quote]



Om Amitabha Hri, Om Mani Padme Hum, Om Vajrapani Hum.
nguynlinhtam
Bài viết: 1141
Ngày: 07/06/10 04:08
Giới tính: Nam

Re: Các Kinh Đều Lý Sự Viên Dung

Bài viết chưa xem gửi bởi nguynlinhtam »

KÍNH

1 kinh thông thì tất cả kinh đều thông: VÍ NHƯ UỐNG NƯỚC BIỂN VẬY LÀ UỐNG NƯỚC CẢ TRĂM SÔNG
“Hết thảy kinh đến sau cùng đều quy về kinh Hoa Nghiêm, kinh Hoa Nghiêm quy về Kinh Vô Lượng Thọ, Kinh Vô Lượng Thọ quy về bốn mươi tám nguyện, bốn mươi tám nguyện quy về nguyện thứ mười tám”. ĐẠI TẠNG KINH LÀ CHÚ GIẢI CHO KINH HOA NGHIÊM


Nam Mô A Di Đà Phật
Hình đại diện của người dùng
kimcang
Bài viết: 1894
Ngày: 19/12/07 16:28
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Canada
Được cảm ơn: 1 time

Re: Các Kinh Đều Lý Sự Viên Dung

Bài viết chưa xem gửi bởi kimcang »

THƯA AMIN:

1 kinh thông thì tất cả kinh đều thông: VÍ NHƯ UỐNG NƯỚC BIỂN VẬY LÀ UỐNG NƯỚC CẢ TRĂM SÔNG
“Hết thảy kinh đến sau cùng đều quy về kinh Hoa Nghiêm, kinh Hoa Nghiêm quy về Kinh Vô Lượng Thọ, Kinh Vô Lượng Thọ quy về bốn mươi tám nguyện, bốn mươi tám nguyện quy về nguyện thứ mười tám”. ĐẠI TẠNG KINH LÀ CHÚ GIẢI CHO KINH HOA NGHIÊM
Nói Đúng Là Phải Nói Là Thông Điển Đại Thừa Là Thông Hết Giáo Lý.

Biển Là Dụ Cho Giáo Lý Đại Thừa Không Thể Dụ CHo Giáo Lý Tiểu Thừa.

Trong Kinh Điển Tiểu Thừa Không Có Nhắc Đến Nghĩa Phật Tánh Như Lai Tạng, Pháp Thân Như Vậy Nói 1 kinh thông thì tất cả kinh đều thông Là Không Đúng.

Ban Đầu DH Chỉ Nói Là 1 kinh thông thì tất cả kinh đều thông Như Vậy Thông Kinh A Hàm Đâu Đồng Được Là Thông Kinh Hoa Nghiêm.



Om Amitabha Hri, Om Mani Padme Hum, Om Vajrapani Hum.
nguynlinhtam
Bài viết: 1141
Ngày: 07/06/10 04:08
Giới tính: Nam

Re: Các Kinh Đều Lý Sự Viên Dung

Bài viết chưa xem gửi bởi nguynlinhtam »

TRONG KINH HOA NGHIÊM PHẬT DẠY
1 LÀ TẤT CẢ TẤT CẢ LÀ 1


Nam Mô A Di Đà Phật
nguynlinhtam
Bài viết: 1141
Ngày: 07/06/10 04:08
Giới tính: Nam

Re: Các Kinh Đều Lý Sự Viên Dung

Bài viết chưa xem gửi bởi nguynlinhtam »

Trong Kinh Điển Tiểu Thừa Không Có Nhắc Đến Nghĩa Phật Tánh Như Lai Tạng, Pháp Thân Như Vậy Nói 1 kinh thông thì tất cả kinh đều thông Là Không Đúng.
đề kinh của kinh tiểu thừa là gì vậy thưa kim cang có phải là Phật......... không?
Phật tức thích ca mâu ni phật tức là cũng nhắc tớiNghĩa Phật Tánh Như Lai Tạng, Pháp Thân

ý nghĩa của chữ phật này nếu người thông giáo lý giãng cho bạn đến chết cũng không hết




Địa Tạng pháp môn là pháp môn căn bản, do đó nhiều năm trước tôi đi giảng ở những thành phố lớn dọc miền đông nước Mỹ, giảng đại ý kinh Địa Tạng. Vì thời gian ngắn, mỗi nơi chỉ có bảy ngày, chẳng có cách chi giảng kinh, chỉ có thể giảng đại ý. Có một số đồng tu hỏi tôi:

‘Pháp sư chuyên hoằng Tịnh Độ thì tại sao lại giảng kinh Địa Tạng? Không phải đã xen tạp, đã xen tạp môn khác rồi sao?’.

Họ hỏi rất đúng. Tôi nói: ‘Thiện tai, thiện tai, hỏi hay lắm. Tôi vẫn đang giảng Tịnh Độ, vẫn chuyên tu chuyên hoằng’.

Họ nói” ‘Kinh Địa Tạng là gì?’

Tôi nói: ‘Kinh Địa Tạng là câu đầu tiên trong Tịnh Độ Tông’.

Họ hỏi: ‘Câu nào?’

Kinh Quán Vô Lượng Thọ giảng về Tam Phước, mọi người đều biết, là cơ sở của sự tu hành trong Tịnh Tông. Trong Hạnh Môn chúng ta đề xướng: ‘Tam Phước, Lục Hòa, Tam Học, Lục Độ, Phổ Hiền Thập Nguyện’, mọi người đều biết cả. Bộ kinh Địa Tạng này chính là phước thứ nhất trong Tam Phước: ‘Hiếu dưỡng cha mẹ, phụng sự sư trưởng, từ tâm chẳng giết, tu mười nghiệp thiện’. Các bạn nghĩ xem kinh Địa Tạng có giảng về việc này không? Tôi vẫn giảng về Tịnh Độ, chẳng tách lìa, vẫn chuyên tu, chuyên hoằng. Nói vậy nên mọi người đều hiểu, bộ kinh này giảng kỹ về bốn câu trên.

Từ chỗ này chư vị cũng có thể thấu hiểu đến nghĩa thú của kinh Hoa Nghiêm. Hoa Nghiêm nói ‘một tức là hết thảy, hết thảy tức là một’, nói cho chư vị biết, bất kỳ một kinh nào cũng bao hàm hết thảy kinh, hết thảy kinh đều có thể nhập vào một kinh. Không những có thể nhập vào một bộ kinh, nói cho chư vị biết, có thể nhập vào ý của một câu. Thí dụ nói chỗ này, Phật bảo Thiên Vương ‘Thiện tai, thiện tai’. Hết thảy kinh Phật trong bốn mươi chín năm có thể nhập vào ‘Thiện tai’, Thiện Tai bao hàm hết thảy kinh, bao hàm hết thảy y cứ (căn cứ). Hai câu ‘Thiện tai, Thiện tai’ cũng có thể nhập vào hết thảy kinh, hết thảy kinh cũng có thể nhập vào hai chữ này. Pháp viên dung, tại sao? Xứng tánh. Nếu bạn có thể thấu hiểu tánh đức, tức là ‘một và nhiều chẳng hai’, lý sự viên dung, đâu có chỗ nào chướng ngại?


Nam Mô A Di Đà Phật
Hình đại diện của người dùng
kimcang
Bài viết: 1894
Ngày: 19/12/07 16:28
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Canada
Được cảm ơn: 1 time

Re: Các Kinh Đều Lý Sự Viên Dung

Bài viết chưa xem gửi bởi kimcang »

Trong Kinh Điển Tiểu Thừa Không Có Nhắc Đến Nghĩa Phật Tánh Như Lai Tạng, Pháp Thân Như Vậy Nói 1 kinh thông thì tất cả kinh đều thông Là Không Đúng.
đề kinh của kinh tiểu thừa là gì vậy thưa kim cang có phải là Phật......... không?
Phật tức thích ca mâu ni phật tức là cũng nhắc tớiNghĩa Phật Tánh Như Lai Tạng, Pháp Thân
Trong Kinh Pháp Hoa Phật Nói Niết Bàn Của A La Hán Là Hóa Thành Chưa Phải Là Bảo Sở

Bậc A La Hán Đã Thông Kinh A Hàm Thì Sao Lại Không Thông Kinh Pháp Hoa?


Trong Kinh Đại Thừa Trang Nghiêm Bảo Vương Thì Ngài Trừ Cái Chướng Là Bậc Bồ Tát Ở Bậc Thập Địa Mà Còn Phải Cầu Học Lục Tự Đại Minh Chân Ngôn

Xin Hỏi DH Là Người Tu Theo Phật Giáo Nam Tông Không Niệm Phật Chỉ Tu Theo Thiền Minh Sát Có Được Vãng Sanh Không?

TRONG KINH HOA NGHIÊM PHẬT DẠY
1 LÀ TẤT CẢ TẤT CẢ LÀ 1
Xin Hỏi DH Người Tu Giữ 5 Giới Tu Thiện Có Đồng Như Là Người Tu Phát Tâm Bồ Đề Tu 10 Ba La Mật Hay Không?

Nếu Là Đồng Thì Tu 10 Thiện Cũng Thành Phật Chẳng Cần Phải Phát Tâm Bồ Đề Tu 10 Ba La Mật.

Nếu Là Khác Thì
1 LÀ TẤT CẢ TẤT CẢ LÀ 1
Phải Giải Giảng Làm Sao?



Om Amitabha Hri, Om Mani Padme Hum, Om Vajrapani Hum.
Hình đại diện của người dùng
VO_HUU_BAT_KHONG606
Bài viết: 2587
Ngày: 08/04/08 22:33
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: ...
Đã cảm ơn: 1 time

Re: Các Kinh Đều Lý Sự Viên Dung

Bài viết chưa xem gửi bởi VO_HUU_BAT_KHONG606 »

Do quan niệm chữ "Thông" chẳng đồng nên mới tranh luận.

Chỉ có PHẬT mới thấu rõ tận nguồn gốc, Lý Sự viên dung của tất cả Kinh Điển. Bậc khác thì chưa được. Đấy là thật nghĩa của chữ "Thông", LÝ -SỰ viên dung gọi là Thông. Còn nếu hiểu chữ "Thông" theo nghĩa khác nhau - nghĩa nơi người học hiểu thì có lẽ dẫn đến :"thì ra anh hiểu chữ Thông là vậy" và như thế cần mở rộng nghĩa của nó.

Một Kinh rốt ráo thì tất cả Kinh rốt ráo, một Kinh chưa rốt ráo thì tất cả Kinh cũng chưa rốt ráo. Chỉ quả PHẬT mới chứng nghiệm đều này. Nhưng bậc còn tu học dưới bất kì danh nghĩa gì thì theo thật nghĩa đều chưa Thông Kinh điển nào cả. Những điều có được chỉ là những tầng bậc nghĩa từ hẹp đến rộng do nơi người học mà thôi. Vì thế cũng cần có CĂN BẢN. Tu học môn nào, kinh nào cũng vậy đều lấy "liễu thoát luân hồi làm căn bản".

Được căn bản (VÔ SANH) ấy rồi thì không còn chấp văn tự. Kể từ đó mới có thể thâm nhập ý nghĩa thậm thâm của tất cả Kinh Văn, cho đến khi chứng nghiệm rốt ráo tức là nghĩa tột cùng rốt ráo nhất như bản nguyên. Chỉ có CHƯ PHẬT mới thấy bản nguyên của Kinh điển. Đó là Thật Sự Thông.

Muốn liễu hết Kinh Điển thì phải thành PHẬT, tức là phải phát tâm VÔ THƯỢNG BỒ ĐỀ.


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.31 khách