Ưng vô sở trụ nhi sinh kỳ tâm

Có những đoạn kinh luận đọc không hiểu, hiểu mà không thấu đáo, chẳng biết hỏi ai ? Mời đem vào đây để mọi người cùng nhau thảo luận học hỏi...

Điều hành viên: binh

Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Ưng vô sở trụ nhi sinh kỳ tâm

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Khách đã viết:Ý Ngài "Binh" nói là đức Phật lúc còn sống hay đã chết ? Hay nói rộng hơn cho các chúng sinh đã giác ngộ nhưng khi còn sống và nói pháp như là thời đức Lục tổ ? Dòng tâm thức của họ vẩn có thứ sao lại không họ vẩn sinh hoạt như thường nhưng cái khác khác là nó ... có lẽ không thèm phân biệt nữa, không chấp nhất nữa (bất nhị) thôi.
Ở đây LĐ chỉ nhắc đến lúc sinh tiền thôi chứ lúc đã nhập Niết bàn thì ... tâm thức đâu còn theo nghĩa tâm thức thông thường nữa.


LĐ chỉ ráng học nên "ráng cãi" nếu ai đó đã giác ngộ xin chi cho chỗ ngu của LĐ.
Khi đã thành Phật, dù nhập Niết Bàn hay chưa, các thức đều đã chuyển thành trí . Chi tiết như sau
- (Thân, nhãn, nhĩ, tỵ, thiêt) thức trở thành " Thành Sở Tác Trí"
- Ý thức trở thành "Diệu Quan Sát trí"
- Mạt na thức trở thành " Bình Đẳng Tánh Trí"
- Alaya thức trở thành " Đại Viên Cảnh Trí".


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
hoc trò

Re: Ưng vô sở trụ nhi sinh kỳ tâm

Bài viết chưa xem gửi bởi hoc trò »

-Na Mô A-DI-ĐÀ PHẬT.Kình chào chư vị,học trò thấy chư vị hướng dẫn bàn luận về"Ưng vô sở trụ nhi sinh kỳ tâm" Và dẫn lời Phật dậy trong kinh Kim Cương"Không nên trụ vào sắc mà sinh tâm, không nên trụ vào thanh hương,vị,xúc .pháp mà sinh tâm,nên sinh cái tâm không có trụ trước vào chỗ nào...".Mà Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh Phật dậy ..."Sắc bất dị không,không bất dị sắc,thọ tưởng,hành,thức diệc phục như thị...."Và cũng trong Kim Cương Kinh Phật thuyết"...Thuyết pháp đó mà thực không có pháp gì có thể thuyết cả,ấy mới gọi là thuyết pháp..."Vậy tất cả những điều trên phải hiểu thế nào cho đúng ạ .Kính


Khách

Re: Ưng vô sở trụ nhi sinh kỳ tâm

Bài viết chưa xem gửi bởi Khách »

binh đã viết:
Khách đã viết:Ý Ngài "Binh" nói là đức Phật lúc còn sống hay đã chết ? Hay nói rộng hơn cho các chúng sinh đã giác ngộ nhưng khi còn sống và nói pháp như là thời đức Lục tổ ? Dòng tâm thức của họ vẩn có thứ sao lại không họ vẩn sinh hoạt như thường nhưng cái khác khác là nó ... có lẽ không thèm phân biệt nữa, không chấp nhất nữa (bất nhị) thôi.
Ở đây LĐ chỉ nhắc đến lúc sinh tiền thôi chứ lúc đã nhập Niết bàn thì ... tâm thức đâu còn theo nghĩa tâm thức thông thường nữa.


LĐ chỉ ráng học nên "ráng cãi" nếu ai đó đã giác ngộ xin chi cho chỗ ngu của LĐ.
Khi đã thành Phật, dù nhập Niết Bàn hay chưa, các thức đều đã chuyển thành trí . Chi tiết như sau
- (Thân, nhãn, nhĩ, tỵ, thiêt) thức trở thành " Thành Sở Tác Trí"
- Ý thức trở thành "Diệu Quan Sát trí"
- Mạt na thức trở thành " Bình Đẳng Tánh Trí"
- Alaya thức trở thành " Đại Viên Cảnh Trí".
Tên đổi nhưng dụng không đổi, nghĩa là các dụng này không còn hạn chế ở 06 căn nữa, đừng nói Phật tổ không sanh tâm nói Phật Tổ không sanh tâm là hủy báng Phật tổ đó!


Khách

Re: Ưng vô sở trụ nhi sinh kỳ tâm

Bài viết chưa xem gửi bởi Khách »

Khách đã viết:
binh đã viết:
Khách đã viết:Ý Ngài "Binh" nói là đức Phật lúc còn sống hay đã chết ? Hay nói rộng hơn cho các chúng sinh đã giác ngộ nhưng khi còn sống và nói pháp như là thời đức Lục tổ ? Dòng tâm thức của họ vẩn có thứ sao lại không họ vẩn sinh hoạt như thường nhưng cái khác khác là nó ... có lẽ không thèm phân biệt nữa, không chấp nhất nữa (bất nhị) thôi.
Ở đây LĐ chỉ nhắc đến lúc sinh tiền thôi chứ lúc đã nhập Niết bàn thì ... tâm thức đâu còn theo nghĩa tâm thức thông thường nữa.


LĐ chỉ ráng học nên "ráng cãi" nếu ai đó đã giác ngộ xin chi cho chỗ ngu của LĐ.
Khi đã thành Phật, dù nhập Niết Bàn hay chưa, các thức đều đã chuyển thành trí . Chi tiết như sau
- (Thân, nhãn, nhĩ, tỵ, thiêt) thức trở thành " Thành Sở Tác Trí"
- Ý thức trở thành "Diệu Quan Sát trí"
- Mạt na thức trở thành " Bình Đẳng Tánh Trí"
- Alaya thức trở thành " Đại Viên Cảnh Trí".
Tên đổi nhưng dụng không đổi, nghĩa là các dụng này không còn hạn chế ở 06 căn nữa, đừng nói Phật tổ không sanh tâm nói Phật Tổ không sanh tâm là hủy báng Phật tổ đó!
Còn nói Phật Tổ dùng trí Bát nhã là bậy đó, trí bác nhã chỉ là phương tiện để thấy như thật các pháp rồi chứng Phật trí . Phật Tổ dùng trí bát nhã là phương tiện qua sông thôi, trí bát nhã không phải rốt ráo, đến lúc nào đó vẫn buông bỏ trí BN này.


Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Ưng vô sở trụ nhi sinh kỳ tâm

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Dùng trí quán sát các pháp như thực chẳng phải sanh tâm
Sanh tâm là nguồn gốc sinh tử.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Chanhientam
Bài viết: 959
Ngày: 11/09/07 15:44

Re: Ưng vô sở trụ nhi sinh kỳ tâm

Bài viết chưa xem gửi bởi Chanhientam »

hoc trò đã viết:-Na Mô A-DI-ĐÀ PHẬT.Kình chào chư vị,học trò thấy chư vị hướng dẫn bàn luận về"Ưng vô sở trụ nhi sinh kỳ tâm" Và dẫn lời Phật dậy trong kinh Kim Cương"Không nên trụ vào sắc mà sinh tâm, không nên trụ vào thanh hương,vị,xúc .pháp mà sinh tâm,nên sinh cái tâm không có trụ trước vào chỗ nào...".Mà Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh Phật dậy ..."Sắc bất dị không,không bất dị sắc,thọ tưởng,hành,thức diệc phục như thị...."Và cũng trong Kim Cương Kinh Phật thuyết"...Thuyết pháp đó mà thực không có pháp gì có thể thuyết cả,ấy mới gọi là thuyết pháp..."Vậy tất cả những điều trên phải hiểu thế nào cho đúng ạ .Kính
Cha đi đâu mà lâu quá zậy ta! Không nên trụ sắc sanh tâm. Không nên trụ ... chữ mà sanh tâm. Không nên trụ trụ trụ ... cái cà lăm mà sanh tâm. Thấy học trò xuất hiện một cái, tâm liền sanh ... thiệt là!
Đủ duyên một cái là sanh dữ lắm. Chả trách Tổ nói
Ngoài cắt các duyên
Trong tâm không động
Tâm như tường vách
Khả dĩ vào đạo
(Lâu quá, không biết có viết lộn không nữa. Ai thấy sai sửa dùm. Đa tạ).


Khách

Re: Ưng vô sở trụ nhi sinh kỳ tâm

Bài viết chưa xem gửi bởi Khách »

Không biết mà trả lời là "ưng vô sở gì ?"


Khách

Re: Ưng vô sở trụ nhi sinh kỳ tâm

Bài viết chưa xem gửi bởi Khách »

hoc trò đã viết:-Na Mô A-DI-ĐÀ PHẬT.Kình chào chư vị,học trò thấy chư vị hướng dẫn bàn luận về"Ưng vô sở trụ nhi sinh kỳ tâm" Và dẫn lời Phật dậy trong kinh Kim Cương"Không nên trụ vào sắc mà sinh tâm, không nên trụ vào thanh hương,vị,xúc .pháp mà sinh tâm,nên sinh cái tâm không có trụ trước vào chỗ nào...".Mà Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh Phật dậy ..."Sắc bất dị không,không bất dị sắc,thọ tưởng,hành,thức diệc phục như thị...."Và cũng trong Kim Cương Kinh Phật thuyết"...Thuyết pháp đó mà thực không có pháp gì có thể thuyết cả,ấy mới gọi là thuyết pháp..."Vậy tất cả những điều trên phải hiểu thế nào cho đúng ạ .Kính
chỗ chữ xanh này dịch không xác nghĩa nên có thể làm người hiểu sai!

Nguyên văn Hán tạng là:

...
Nhược nhân ngôn Như Lai hữu sở thuyết pháp tức vi báng Phật, bất năng giải ngã sở thuyết cố. Tu-bồ-đề! Thuyết pháp giả, vô pháp khả thuyết, thị danh thuyết pháp.
...


Câu này dịch là: Nếu người nói Như Lai hữu sở nói pháp tức là phỉ báng Phật, không thể hiểu nghĩa ta đã nói. Này Tu-bồ-đề, nói pháp đó không có pháp có thể nói ấy gọi là nói pháp.

Các vị để ý chữ "hữu sở", hữu sở này là Như Lai nói pháp không có sở thuyết, từ vô hữu sở này mà lập ra pháp để nói, chứ thực sự pháp đó không có từ đâu cả! Thế tự tánh có hữu sở không? Nếu có hữu sở nói pháp tức chẳng phải tự tánh nói pháp.

Nên nói" Thuyết pháp giả, vô pháp khả thuyết, thị danh thuyết pháp." tức pháp nói đều là vô hưu sở tự tánh nói pháp, thông thường ngưừoi chấp thực lý tánh hiểu một chiều là không có pháp để thuyết, nghĩa hiểu là thuyết pháp chỉ là giả còn phải bất khả thuyết là phía sau để nói pháp, cái này là hiểu một chiều (giống như câu tô xanh bên trên). Nên nhiều người thường chọn hiểu là vô ngôn, bất khả thuyết, bất tư nghị....

Còn hiểu sâu hơn, thì thuyết pháp hay bất khả thuyết thật chẳng khác nhau (bất nhị), thuyết pháp là dụng, bất khả thuyết là thể, phải vô ngại lý và sự, thể và dụng, thì thuyết pháp tức bất khả thuyết mới gọi là Thuyết Pháp. Còn nói bất khả thuyết, không nói ra được là chấp một bên lý tánh (thể) mà bỏ đi sự dụng đó là thuyết pháp (dụng).

Vì thế Như Lai Thuyết Pháp chính là thuyết pháp tức bất khả thuyết, tức ở đây là chẳng hai, chẳng khác (bất nhị). Nên ai nói Thiền mà nói ra là vô ngôn, bất khả thuyết hay không nói ra được là tôi biết ngay vị đó chấp lý tánh rất nhiều 8-> . Nói hay không nói đều là diệu dụng tự tánh, thuyết là dụng - bất khả thuyết là thể, phải thể dụng là như thì thuyết tức bất khả thuyết, thì đó mới gọi thuyết Pháp.


Hình đại diện của người dùng
shapre
Bài viết: 9
Ngày: 01/01/08 04:40
Giới tính: Nam

Re: Ưng vô sở trụ nhi sinh kỳ tâm

Bài viết chưa xem gửi bởi shapre »

Con ngu si nhưng cũng xin nói ra cái hiểu can cợt của mình. Mong các bác đừng cười con : Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm.

Phàm là hành giả tu hành mục đích tối thượng là quay về tìm lại chính mình, tìm lại chân tâm, bản tánh vốn thanh tinh sáng suốt. Cái bản tánh này không phải từ ngoài vào, không phải từ trong ra mà nó bao trùm toàn thể các pháp, xưa nay chưa từng dính 1 mảy bụi trần nào. Xưa kia chúng ta vì 1 niệm vọng động chạy theo vọng thức mà bỏ quên mất cái này (chẳng biết gọi là cái gì nữa, cứ hiểu đại khái là cái bản tánh hay chơn tâm thôi ). Nay muốn quay lại với nó thì ta hãy "lìa vọng" đừng để sáu căn lôi kéo chúng ta nữa, đến khi lìa hết vọng thì chơn tâm tự hiển lộ, ta lại là chính ta. Và để làm được điều này thì đức Phật đã đưa ra Pháp môn trong kinh Kim Cang là " ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm" dịch theo ý của con là : " đừng có trụ vào đâu mà sanh tâm vọng tưởng cả, đừng có trụ vào lục trần mà sanh tâm vọng tưởng ". Chừng nào thực hành được điều này rốt ráo 100% thì hành giả sẽ "thấy Tánh" sẽ "ngộ tánh", hành giả không cần phải tìm cái "tánh" này vì nó đâu tồn tại ở trong lục trần đâu mà tìm, càng tìm càng bế tắc. Cái tánh này lúc nào cũng sạch sẽ, thanh tịnh cả vì " xưa nay không 1 vật thì làm gì mà nhiễm trần ai"

Con nghĩ sao nói vậy xin các bác hoan hỷ góp ý để con hiểu sâu hơn vấn đề.


SÁM HỐI THÂN CON ĐẦY NGHIỆP CHƯỚNG.
NGHĨ LẠI MỚI THẤY THƯƠNG NHƯ LAI.
Chanhientam
Bài viết: 959
Ngày: 11/09/07 15:44

Re: Ưng vô sở trụ nhi sinh kỳ tâm

Bài viết chưa xem gửi bởi Chanhientam »

=D> =D> =D> Còn muốn "hiểu sâu" nữa thì phải ... thực hành những điều vừa nói thôi. Chỉ có cách đó mới có thể "hiểu sâu" mà thôi. :)


Hình đại diện của người dùng
shapre
Bài viết: 9
Ngày: 01/01/08 04:40
Giới tính: Nam

Re: Ưng vô sở trụ nhi sinh kỳ tâm

Bài viết chưa xem gửi bởi shapre »

_ Bác chiếuthanh hiểu sai ý bác Chanhientam rồi. Hiểu sâu ở đây chính là chữ "Ngộ và Nhập" trong Khai, Thị, Ngộ, Nhập. Vẫn biết người đạt đến chơn tâm thì không còn ngã, nhân, chúng sanh,thọ giả nhưng để tu hành cho đạt đến chân tâm này thì có thể lìa ngã, nhân, chúng sanh, thọ giả mà tu được sao? Nếu lìa được thì xin hỏi bác động lực nào để bác tu? Chẳng lẽ không phải vì mình, không phải vì để cứu vớt chúng sanh sao? Mong bác suy xét thấu đáo không lại kẹt vào văn tự.

_ Câu "hành mà tri, tri mà hành" con ngu dốt thực tình mới nghe lần đầu. Vì căn cơ thấp kém mà không tài nào hiểu nổi, vậy mong bác hoan hỷ chỉ dạy cho con. Con cám ơn bác.


SÁM HỐI THÂN CON ĐẦY NGHIỆP CHƯỚNG.
NGHĨ LẠI MỚI THẤY THƯƠNG NHƯ LAI.
Nhị Nguyên
Bài viết: 41
Ngày: 06/10/07 05:00

Re: Ưng vô sở trụ nhi sinh kỳ tâm

Bài viết chưa xem gửi bởi Nhị Nguyên »

shapre đã viết:Con ngu si nhưng cũng xin nói ra cái hiểu can cợt của mình. Mong các bác đừng cười con : Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm.

Phàm là hành giả tu hành mục đích tối thượng là quay về tìm lại chính mình, tìm lại chân tâm, bản tánh vốn thanh tinh sáng suốt. Cái bản tánh này không phải từ ngoài vào, không phải từ trong ra mà nó bao trùm toàn thể các pháp, xưa nay chưa từng dính 1 mảy bụi trần nào. Xưa kia chúng ta vì 1 niệm vọng động chạy theo vọng thức mà bỏ quên mất cái này (chẳng biết gọi là cái gì nữa, cứ hiểu đại khái là cái bản tánh hay chơn tâm thôi ). Nay muốn quay lại với nó thì ta hãy "lìa vọng" đừng để sáu căn lôi kéo chúng ta nữa, đến khi lìa hết vọng thì chơn tâm tự hiển lộ, ta lại là chính ta. Và để làm được điều này thì đức Phật đã đưa ra Pháp môn trong kinh Kim Cang là " ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm" dịch theo ý của con là : " đừng có trụ vào đâu mà sanh tâm vọng tưởng cả, đừng có trụ vào lục trần mà sanh tâm vọng tưởng ". Chừng nào thực hành được điều này rốt ráo 100% thì hành giả sẽ "thấy Tánh" sẽ "ngộ tánh", hành giả không cần phải tìm cái "tánh" này vì nó đâu tồn tại ở trong lục trần đâu mà tìm, càng tìm càng bế tắc. Cái tánh này lúc nào cũng sạch sẽ, thanh tịnh cả vì " xưa nay không 1 vật thì làm gì mà nhiễm trần ai"

Con nghĩ sao nói vậy xin các bác hoan hỷ góp ý để con hiểu sâu hơn vấn đề.
Nếu thấy lục trần chưa phải tánh của mình, còn cho đó là duyên giả hợp vẫn còn kẹt đó!
Nếu hỏi: "nhất thiết duy tâm tạo, thế duyên giả hợp từ đâu ra?", nếu hành giả chưa nhận được chỗ này vẫn còn vướng rất nhiều, người bước "vào nhà" rồi thì phải liễu ngộ chỗ này mới mong tiến them nữa. Còn không, thì cuối đời vẫn chưa chủ được sanh tử đâu, nếu lãnh hội được thì chẳng còn phân "tà Kiến - chánh kiến", cũng chẳng phân "ngoại đạo hay chánh đạo", cũng chẳng còn phân "chúng sanh hay Phật"... Mọi mọi nhất thiết tâm tạo, hỏi Phật ở đâu? Sao cây bách trước sân lại là Phật, "không đâu chẳng phải Phật" !


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.14 khách