Ưng vô sở trụ nhi sinh kỳ tâm

Có những đoạn kinh luận đọc không hiểu, hiểu mà không thấu đáo, chẳng biết hỏi ai ? Mời đem vào đây để mọi người cùng nhau thảo luận học hỏi...

Điều hành viên: binh

Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: Ưng vô sở trụ nhi sinh kỳ tâm

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

nguynlinhtam đã viết:Nói thật với Thánh_Tri chứ câu này nguynlinhtam áp dụng ngay lúc này thấy hơi khó vì nguynlinhtam là người độn căn mà.
Đi học ĐH mà học hành chương trình khó quá nhiều khi suy nghĩ mấy bài tập thì chắc câu này khó làm rồi Thánh_Tri ơi, vì nếu nguynlinhtam làm câu này chắc thi lại mấy môn nữa. Vì nguynlinhtam không muốn học Kinh sách thế gian nên không chuyên tâm học hành cho lắm đến nỗi cuối Hk này phải thi lại đây. Thôi mà nguynlinhtam cũng ráng học cho qua 4 năm rồi chuyên tâm học Phật :) .
Kính kinhle
Ai bao phải bỏ học hoặc buông lung việc học hành của mình? :) Đó không phải là Vô Trụ đâu nhé! Nghe nói không chấp (vô trụ) thì nghĩ là không làm gì hết bỏ hết là không đúng đó.

Phải gắng học ở trường các môn học để mở mang kiến thức ngoài đời, để kiếm sống nuôi thân, mới an tâm mà tu hành.

Nhưng làm xong thì mình buông xuống, không lo nghĩ đến nó nhiều nữa, niệm Phật.

Các vị! Trong cuộc đời phải làm như thế nầy:

Được rồi Xã, Được rồi Xã, Được rồi Xã, Được rồi Xã .... Hễ được liền xã

Làm vậy cho hết một cuộc đời mình. Không chấp thủ lấy một việc gì mà mình được thì mình mới tự tại giải thoát an vui. Làm vậy đến giờ lâm chung, mình không còn gì để lưu luyến cái thế gian nầy nửa, nhà cửa tài sảng công danh sự nghiệp có được đều buông xã trên đường đi từ lâu rồi, chết nó không còn là trở ngạy lôi kéo mình nửa, một lòng Niệm Phật cầu sanh Cực Lạc!

Tôi nhớ lúc xưa những năm học Đại Học là những năm tôi bắc đầu tìm hiểu Phật Pháp, đặc biệt chỉ học Tịnh Độ và tích cực lên diễn đàn hoằng dương Tịnh Độ.

Nhưng tôi cũng làm tròn bổn phận của một sinh viên đại học, đó là học cho tốt, để không uổng công cha mẹ đã nuôi mình lo mình ăn học, cũng như mình đã học bao năm nay rồi, còn vài năm là xong phải gắng. Tôi đã làm được.

Ấn Quang Đại Sư có dạy:

Nhân Luân Tận Phận
Nhàn Tà Tồn Thành
Tín Nguyện Niệm Phật
Cầu Sanh Tịnh Độ


Phải tận sức làm tròn bổn Phận của mình! Con phải hiếu kính cha mẹ, Cha mẹ phải lo lắng thương yêu cho con cái chu toàn, chủ phải thương tớ, tớ phải trung thành Chủ, học sinh phải tròn bổn phận của học sinh, thầy phải làm tròn bổn phận thầy cho đến tất cả mọi người, mọi ngành nghề đều phải làm tròn bổn phận của mình.

Phải bỏ tà quy chánh
Phải Tín Nguyện Niệm Phật cầu sanh Tịnh Độ!

Học Phật phải áp dụng lời Phật dạy vào đời sống của mình. Tu Sửa Thân Miệng Ý từ không tốt thành tốt. Là Sinh Viên Đại Học, ta cũng có thể áp dụng tu sửa lấy mình. Nói chuyện với bạn bè thầy cô, thân miệng ý phải nghĩ điều tốt, nói lời tốt và làm việc tốt. Ai có khen chê mình, mình tập nghe và quán chiếu lời nói là cái không thật, chỉ là sự rung động của không khí mà buông xã những lời khen chê, làm cho tâm mình bình tỉnh, không bị lung lai.

Còn trong diễn đàn nầy phải gắng tập, ai nói mình một tiếng, mình không nói lại hai tiếng. Đó là hành động của buông xã, hiểu được từ Vô Trụ.

Không nói lại hai tiếng không có nghĩa là cấm mình không viết không nói. Nhưng viết làm sao mà không có tính cách thù hận, sân si, chửi lại, hoặc đề cao bản ngã của mình, bôi nhọa người khác, chỉ nói dựa theo Kinh sách lời Phật, tổ dạy để bài tỏ cái hiểu của mình để chia sẽ cho người khác nghe. Còn họ có nghe hay không là việc của họ. Minh viết bài là mình ôn bài trao dồi Phật học lấy mình, mình hiểu thế nào thì viết thế đó. Không có hơn thua mọi người. Đó là thể hiện được Vô Trụ dù ít dù nhiều.

Chúc an vui. Hãy gắng học làm tròn bổn phận của mình.


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
nguynlinhtam
Bài viết: 1141
Ngày: 07/06/10 04:08
Giới tính: Nam

Re: Ưng vô sở trụ nhi sinh kỳ tâm

Bài viết chưa xem gửi bởi nguynlinhtam »

Những lời của Thánh_Tri nguynlinhtam xin nghe, xin ghi nhớ và sẽ ráng thực hành kinhle .Tuy nguynlinhtam đọc sách Phật nhưng mà thực hành chưa đến nơi đến chốn cảm thấy [-( quá.

Nói thật chứ kinhle nguynlinhtam thấy học hành sách vở ở thế gian vẫn là Thế Trí Biện Thông. Nhưng cũng ráng cho hết 4 năm cho qua để có 1 nghề ổn định đủ sống vậy thì đủ rồi.


tangbong tangbong tangbong


Nam Mô A Di Đà Phật
tubihyxa_nguyen
Bài viết: 38
Ngày: 19/12/10 23:36
Giới tính: Nam
Đến từ: toi den tu trang chuyenphapluan.com

Re: Ưng vô sở trụ nhi sinh kỳ tâm

Bài viết chưa xem gửi bởi tubihyxa_nguyen »

Nam mô sám hối sư bồ tát
"..ƯNG VÔ SỞ TRỤ NHI SINH KỲ TÂM .." . tôi xem phim chưởng thấy có vị SƯ tên VÔ TÂM . TÂM KIM CƯƠNG là TÂM như nào vậy .
KINH DIỆU PHÁP LIÊN HOA có nêu một câu ".. hoa đốm giữa hư không .."vậy chứ hoa đốm giữa hư không là chân thường hay vô thường (kể luôn hoa đốm đó có danh từ-bi-hỷ-xả ) .
Hoa đốm ví với kỳ tâm
Giữa hư không ví với vô sở trụ
Tu học KIM CƯƠNG trực chỉ KIM CƯƠNG Ðích .


Phật chẳng là phật
Không vốn chẳng không
Bảo Phật như không
Dẫn Không hóa Phật
( Xưa ai là tôi_ . _mai tôi là ai
Nay vui bỏ hôm xưa - ngày mai đó )
Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: Ưng vô sở trụ nhi sinh kỳ tâm

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

nguynlinhtam"]Những lời của Thánh_Tri nguynlinhtam xin nghe, xin ghi nhớ và sẽ ráng thực hành kinhle .Tuy nguynlinhtam đọc sách Phật nhưng mà thực hành chưa đến nơi đến chốn cảm thấy [-( quá.
Vậy chúng ta mới tu tập sửa đổi từ từ chứ. Làm được một chút thì vẫn làm, một giọt nước có ngày sẽ tràng ly. Không phải thấy khó mà đã thối tâm. Chưa bước một bước đã lui nhiều bước. Do vậy người xưa nói: "Nói một trượng không bằng làm một tất"
Nói thật chứ kinhle nguynlinhtam thấy học hành sách vở ở thế gian vẫn là Thế Trí Biện Thông. Nhưng cũng ráng cho hết 4 năm cho qua để có 1 nghề ổn định đủ sống vậy thì đủ rồi.
Phải học "Hằng Thuận chúng sanh" của Phổ Hiền Bồ Tát. Hay "Tùy Duyên Bất Biến".

Chúng sanh cần mình học hành mới có thể làm việc kiếm sống thì mình phải học có bằng cấp mà làm việc. Hãy nghĩ rằng tôi gắng học để phục vụ chúng sanh, làm lợi ích cho chúng sanh. Chứ tôi không phải học vì lợi ích cho riêng mình. Cho nên Tục Ngữ Việt có câu: "Ngày nay học tập, ngay mai giúp đời".

Như xã hội có quần áo nào bán ra thị trường mình phải tùy thuận mua bận, nhưng kính đáo che thân. Chứ đâu thể không tùy thuận theo? hoặc là trở về quá khứ bận áo dày khăn đóng hay sao? Miễn sao mình không chấp và đua đòi là được rồi. Thiểu Dục Tri Túc.

Như xã hội hiện giờ thích Vi Tính, Nghe xem youtube thì mình cũng tùy thuận mà học mà dùng để đăng phim Phật Pháp, băng giảng Phật Pháp lên để cho chúng sanh hữu duyên nghe mà tìm đến Phật Pháp. Đâu thể bỏ Vi Tính.

Vật chất không có hại người, vì chúng là vật vô tri vô giác. Chỉ có con người sử dụng vật chất đó như thế nào mà thôi.

Người mê muội, sử dụng mê muội thì hại mình hại người
Người trí sáng, sử dụng trí sáng thì giúp mình giúp người.


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
hlich
Bài viết: 1217
Ngày: 09/12/08 14:16
Giới tính: Nam

Re: Ưng vô sở trụ nhi sinh kỳ tâm

Bài viết chưa xem gửi bởi hlich »

tangbong
trong Kinh Tương Ưng, đoạn S.ii,65 mình đọc thấy đúng là sự giải thích thế nào là "vô sở trụ"; đó là "không có
sở duyên cho thức an trú", là sự không có một chút "thầm ý"

khuynh hướng của thức là tìm sở duyên nào đó để an trú vào, nhưng không có sở duyên nào có thể an trú được vì tự tánh vô tánh; an trú vào cái không thật có làm nền tảng cho sự sinh hoạt của mình thì cũng như xây lâu đài trên cát thôi

sau đây là trích đoạn lời Phật dạy,

2) ... Này các Tỷ-kheo, cái chúng ta tư niệm, tư lường, có thầm ý, cái ấy trở thành sở duyên cho thức an
trú
. Khi nào sở duyên có mặt thời thức có an trú. Do thức ấy an trú, tăng trưởng, nên trong tương lai, tái
hữu sanh khởi. Do sanh khởi tái hữu có mặt trong tương lai, nên già chết, sầu, bi, khổ, ưu, não sanh
khởi. Như vậy là sự tập khởi của toàn bộ khổ uẩn này.

3) Này các Tỷ-kheo, nếu không có tư niệm, không có tư lường nhưng nếu có thầm ý, (canuseti), cái ấy
trở thành sở duyên cho thức an trú. Khi nào sở duyên có mặt thời thức có an trú. Do thức ấy an trú, tăng
trưởng, nên trong tương lai, tái hữu sanh khởi. Do sanh khởi tái hữu có mặt trong tương lai, nên già chết,
sầu, bi, khổ, ưu, não sanh khởi. Như vậy là sự tập khởi của toàn bộ khổ uẩn này.

4) Này các Tỷ-kheo, nếu chúng ta không có tư niệm, không có tư lường, không có thầm ý, thời không có
sở duyên cho thức an trú
. Khi nào sở duyên không có mặt thời thức không an trú. Do thức ấy không an
trú và không tăng trưởng, nên trong tương lai tái hữu không sanh khởi. Do sanh khởi tái hữu không có
mặt trong tương lai, nên sanh, già chết, sầu, bi, ưu, não được đoạn diệt. Như vậy là sự đoạn diệt của toàn
bộ khổ uẩn này.

:)


Hieule
Điều Hành Viên
Bài viết: 767
Ngày: 21/02/09 20:06
Giới tính: Nam
Đến từ: California

Re: Ưng vô sở trụ nhi sinh kỳ tâm

Bài viết chưa xem gửi bởi Hieule »

Kính ĐH Hlich :D

Lành thay, lành thay

ĐH có thể giải thích phần "không có sở duyên cho thức an trú" nghĩa là gì không? Sở duyên trong kinh nói là nghĩa thế nào? Sở duyên phải chăng là không có ý khởi lên??? :-/

Cám ơn thiện tri thức Hlich trước

Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Nam mô A Di Đà Phật
Namo Tassa Bhavagato Arahato Samma Sambuddhasa


Sabbe sankhara anicca
Sabbe sankhara dukkha
Sabbe dhamma anatta.
hlich
Bài viết: 1217
Ngày: 09/12/08 14:16
Giới tính: Nam

Re: Ưng vô sở trụ nhi sinh kỳ tâm

Bài viết chưa xem gửi bởi hlich »

tangbong
hello đ/h Hieule, cafene

theo đoạn Kinh Tương Ưng đó "không có sở duyên cho thức an trú" là sự không có một chút "thầm ý"

thầm ý mình nghĩ là cái động lực ngấm ngầm (motive), có nên không có thầm ý không phải là sự vô niệm không có ý khởi

động lực ngấm ngầm nhằm đến sự việc gì? đó là sự an trú của thức; "an trú" là nương vào, tùy vào, ... đó là sự "chấp" nếu có sự lệ thuộc vào cái sở duyên đó

vô sở trụ tâm là tâm tự tại (không có động lực ngấm ngầm, without motive) vậy?

:)


Hieule
Điều Hành Viên
Bài viết: 767
Ngày: 21/02/09 20:06
Giới tính: Nam
Đến từ: California

Re: Ưng vô sở trụ nhi sinh kỳ tâm

Bài viết chưa xem gửi bởi Hieule »

Hi ĐH Hlich tangbong

Không có "thầm ý" hình như từ cổ dịch là "hành" phải không ĐH Hlich :-/

Như vậy là không nhãn nhỉ tỷ thiệt thân ý, không hành....giống Bát Nhã Tâm Kinh phải không ĐH :-/

Cám ơn thiện tri thức Hlich một lần nữa.

Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Nam mô A Di Đà Phật
Namo Tassa Bhavagato Arahato Samma Sambuddhasa


Sabbe sankhara anicca
Sabbe sankhara dukkha
Sabbe dhamma anatta.
Hieule
Điều Hành Viên
Bài viết: 767
Ngày: 21/02/09 20:06
Giới tính: Nam
Đến từ: California

Re: Ưng vô sở trụ nhi sinh kỳ tâm

Bài viết chưa xem gửi bởi Hieule »

Kính ĐH Hlich tangbong

Mô Phật

Vừa rồi do duyên nhận được bài viết về kinh "Bộc Lưu" trong Tương Ưng Bộ thấy rất mừng. Theo ý tôi thì trong bộ Nikaya, có Trung Bộ và Tương Ưng Bộ là 2 bộ kinh rất thực tiển, có liên quan khá nhiều tới tư tưởng hệ Bát Nhã, không biết ý ĐH Hlich nghĩ sao :-/


Sabbe sankhara anicca
Sabbe sankhara dukkha
Sabbe dhamma anatta.
biển tâm
Bài viết: 565
Ngày: 17/09/10 03:17
Giới tính: Nữ

Re: Ưng vô sở trụ nhi sinh kỳ tâm

Bài viết chưa xem gửi bởi biển tâm »

VO_HUU_BAT_KHONG606 đã viết:Tâm Vô Sở Trụ chẳng phải là tâm mà ta nghĩ, thì làm gì thấy có cảnh động.
Thấy có cảnh động thì chẳng thể gọi là như như!

Đấy là chỗ cần tu tập.
tangbong Dạ, cám ơn đạo hữu nhắc nhỡ

kính.bt


biển tâm
Bài viết: 565
Ngày: 17/09/10 03:17
Giới tính: Nữ

Re: Ưng vô sở trụ nhi sinh kỳ tâm

Bài viết chưa xem gửi bởi biển tâm »

hlich đã viết:tangbong
trong Kinh Tương Ưng, đoạn S.ii,65 mình đọc thấy đúng là sự giải thích thế nào là "vô sở trụ"; đó là "không có
sở duyên cho thức an trú", là sự không có một chút "thầm ý"

khuynh hướng của thức là tìm sở duyên nào đó để an trú vào, nhưng không có sở duyên nào có thể an trú được vì tự tánh vô tánh; an trú vào cái không thật có làm nền tảng cho sự sinh hoạt của mình thì cũng như xây lâu đài trên cát thôi

sau đây là trích đoạn lời Phật dạy,

2) ... Này các Tỷ-kheo, cái chúng ta tư niệm, tư lường, có thầm ý, cái ấy trở thành sở duyên cho thức an
trú
. Khi nào sở duyên có mặt thời thức có an trú. Do thức ấy an trú, tăng trưởng, nên trong tương lai, tái
hữu sanh khởi. Do sanh khởi tái hữu có mặt trong tương lai, nên già chết, sầu, bi, khổ, ưu, não sanh
khởi. Như vậy là sự tập khởi của toàn bộ khổ uẩn này.

3) Này các Tỷ-kheo, nếu không có tư niệm, không có tư lường nhưng nếu có thầm ý, (canuseti), cái ấy
trở thành sở duyên cho thức an trú. Khi nào sở duyên có mặt thời thức có an trú. Do thức ấy an trú, tăng
trưởng, nên trong tương lai, tái hữu sanh khởi. Do sanh khởi tái hữu có mặt trong tương lai, nên già chết,
sầu, bi, khổ, ưu, não sanh khởi. Như vậy là sự tập khởi của toàn bộ khổ uẩn này.

4) Này các Tỷ-kheo, nếu chúng ta không có tư niệm, không có tư lường, không có thầm ý, thời không có
sở duyên cho thức an trú
. Khi nào sở duyên không có mặt thời thức không an trú. Do thức ấy không an
trú và không tăng trưởng, nên trong tương lai tái hữu không sanh khởi. Do sanh khởi tái hữu không có
mặt trong tương lai, nên sanh, già chết, sầu, bi, ưu, não được đoạn diệt. Như vậy là sự đoạn diệt của toàn
bộ khổ uẩn này.

:)

tangbong Đạo hữu Hlich kính.
Như thế „dù không có tư niệm, không có tư lường, mà còn có thầm ý, cái ấy trở thành sở duyên cho thức an trú“

Bt xin được hỏi: Thầm Ý đạo hữu nghỉ là động lực ngấm ngầm. bt thì nghỉ: có thể chăng là lời nói thầm trong tâm (trong não) khi đối cảnh , ví dụ: thấy cái ly, tâm nói “ly“; thấy đóa hoa, tâm nói “hoa“ ; khi đọc sách là rõ ràng nhất , trong tâm não có tiếng đọc từng chữ song song mắt thấy ????
Và nếu đối cảnh mà chỉ thầm biết không có lời thì thầm – là không có Thầm Ý ????????

Xin chờ lời chỉ bày của đạo hữu.
kính.bt


hlich
Bài viết: 1217
Ngày: 09/12/08 14:16
Giới tính: Nam

Re: Ưng vô sở trụ nhi sinh kỳ tâm

Bài viết chưa xem gửi bởi hlich »

tangbong
Không có "thầm ý" hình như từ cổ dịch là "hành" phải không ĐH Hlich

Như vậy là không nhãn nhỉ tỷ thiệt thân ý, không hành....giống Bát Nhã Tâm Kinh phải không ĐH
trích đoạn S.ii,65 trên nằm trong đề mục "Tư tâm sở", tâm sở "tư" thuộc hành uẩn

"không" trong Tâm kinh là "sự không thật có" nhưng thức của chúng ta lại "thầm ý" ước mong có cái thật có để mà an trú vào; chúng ta mong "không" cũng thật có mà thành ra chấp đoạn
Theo ý tôi thì trong bộ Nikaya, có Trung Bộ và Tương Ưng Bộ là 2 bộ kinh rất thực tiển, có liên quan khá nhiều tới tư tưởng hệ Bát Nhã, không biết ý ĐH Hlich nghĩ sao
vâng có nhiều tác giả cho rằng các tư tưởng quan trọng đã rải rác trong tất cả các bộ kinh nikaya

:)


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.28 khách