Ưng vô sở trụ nhi sinh kỳ tâm

Có những đoạn kinh luận đọc không hiểu, hiểu mà không thấu đáo, chẳng biết hỏi ai ? Mời đem vào đây để mọi người cùng nhau thảo luận học hỏi...

Điều hành viên: binh

hlich
Bài viết: 1217
Ngày: 09/12/08 14:16
Giới tính: Nam

Re: Ưng vô sở trụ nhi sinh kỳ tâm

Bài viết chưa xem gửi bởi hlich »

tangbong
thấy cái ly, tâm nói “ly“; thấy đóa hoa, tâm nói “hoa“
đ/h Bt, đây là tiến trình của tâm sở "tưởng", từ ấn tượng ban đầu mà có tiến trình phân biệt với quả là sự nhận ra "ly", "hoa"; tiến trình ngôn ngữ tiếp nối tiến trình phân biệt

"thầm ý" là tâm sở "tư", cho nên mình cho là cái động lực ngấm ngầm; đ/h nhớ đừng quên "cho thức an trú", đó là mục đích của động lực

khi tỉnh giác là mình chỉ chú ý đến cái động lực ngấm ngầm này nên hơi biết về nó

:)


biển tâm
Bài viết: 565
Ngày: 17/09/10 03:17
Giới tính: Nữ

Re: Ưng vô sở trụ nhi sinh kỳ tâm

Bài viết chưa xem gửi bởi biển tâm »

tangbong Cám ơn đạo hữu Hlich.

khi tỉnh giác là mình chỉ chú ý đến cái động lực ngấm ngầm này nên hơi biết về nó. tangbong tangbong tangbong

:)
kính.bt


Hieule
Điều Hành Viên
Bài viết: 767
Ngày: 21/02/09 20:06
Giới tính: Nam
Đến từ: California

Re: Ưng vô sở trụ nhi sinh kỳ tâm

Bài viết chưa xem gửi bởi Hieule »

Kính ĐH Hlich tangbong

Hỏi thêm lần nửa cho chắc ăn. "Thầm ý" hay "Sở duyên cho thức an trú vào" phải chăng là hiện tượng có nhiều chổ dịch là "mental formation" :-/

Hay ĐH muốn nói tới hiện tượng mạt na thức nhận lầm a lại da thức là cái tạo ra mạt na thức để lầm tưỡng là có ngã :-/

Xin ĐH chỉ thêm cho tôi. :D


Sabbe sankhara anicca
Sabbe sankhara dukkha
Sabbe dhamma anatta.
hlich
Bài viết: 1217
Ngày: 09/12/08 14:16
Giới tính: Nam

Re: Ưng vô sở trụ nhi sinh kỳ tâm

Bài viết chưa xem gửi bởi hlich »

tangbong
"Thầm ý" hay "Sở duyên cho thức an trú vào"
sở duyên ở đây không phải thầm ý mà là cái đối tượng của thầm ý, thầm ý kiếm đối tượng cho thức nương vào

mental formation là một cách dịch của "hành uẩn", hành uẩn là tập hợp các tâm sở thiện, bất thiện, và vô ký; cho nên mental formation hay hành uẩn không phải luôn là bất thiện

tâm sở "tư" khi được ba tâm sở bất thiện (tham, sân, si) làm chủ thì nó là bất thiện; khi được ba tâm sở thiện (vô tham, vô sân, vô si) làm chủ thì nó là thiện

:)


Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: Ưng vô sở trụ nhi sinh kỳ tâm

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

"Hieule"]

Hay ĐH muốn nói tới hiện tượng mạt na thức nhận lầm a lại da thức là cái tạo ra mạt na thức để lầm tưỡng là có ngã :-/
tư niệm, tư lường, có thầm ý, cái ấy trở thành sở duyên cho thức an trú.
Thức (Ý) căn (tức mạt na thức) là Năng Duyên
Pháp Trần (từ A lại Da biến hiện ra) là Sở Duyên

Chúng Sanh Mê muội là ở chổ nhận Ý Căn (mạt na thức) là ta là mình. Còn Ảnh Lưu Lộ của A Lại Da biến hiện ra là Vật.

Nhưng nào biết rằng A Lại Da Tàng Thức nếu tỉnh giác chính là Như Lai Tạng Tánh hay Đại Viên Cảnh Trí. Còn Mạt Na Thức là cái hư vọng vốn vô ngã!
thấy cái ly, tâm nói “ly“; thấy đóa hoa, tâm nói “hoa“
Thấy cái ly, và biết là cái ly, có nghĩa là mắt căn tiếp xúc sắc trần, nên sanh ra cái nhãn thức mới biết là cái ly.

hình bóng cái ly lưu lại nơi tâm thức (A Lại Da Thức), khi cần hoặc nhớ nghĩ về cái ly, thì bóng ảnh của cái ly được hiện ra. Bóng ảnh được hiện ra đó gọi là Pháp Trần.

Cái mà tiếp xúc pháp trầnÝ Căn tức Mạt Na Thức, mới sanh ra Ý Thức phân biệt trong đầu.

Lôi mình đi tạo nghiệp!

Do tạo nghiệp phải luân hồi để chịu quả báo tương xứng.


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Tễu
Bài viết: 278
Ngày: 25/01/08 23:09

Re: Ưng vô sở trụ nhi sinh kỳ tâm

Bài viết chưa xem gửi bởi Tễu »

tangbong
Kính các Đạo Hữu.
Theo Tễu thì:Nghĩa của trong đoạn Kinh
2) ... Này các Tỷ-kheo, cái chúng ta tư niệm, tư lường, có thầm ý, cái ấy trở thành sở duyên cho thức an
trú. Khi nào sở duyên có mặt thời thức có an trú. Do thức ấy an trú, tăng trưởng, nên trong tương lai, tái
hữu sanh khởi. Do sanh khởi tái hữu có mặt trong tương lai, nên già chết, sầu, bi, khổ, ưu, não sanh
khởi. Như vậy là sự tập khởi của toàn bộ khổ uẩn này.

3) Này các Tỷ-kheo, nếu không có tư niệm, không có tư lường nhưng nếu có thầm ý, (canuseti), cái ấy
trở thành sở duyên cho thức an trú. Khi nào sở duyên có mặt thời thức có an trú. Do thức ấy an trú, tăng
trưởng, nên trong tương lai, tái hữu sanh khởi. Do sanh khởi tái hữu có mặt trong tương lai, nên già chết,
sầu, bi, khổ, ưu, não sanh khởi. Như vậy là sự tập khởi của toàn bộ khổ uẩn này.

4) Này các Tỷ-kheo, nếu chúng ta không có tư niệm, không có tư lường, không có thầm ý, thời không có
sở duyên cho thức an trú. Khi nào sở duyên không có mặt thời thức không an trú. Do thức ấy không an
trú và không tăng trưởng, nên trong tương lai tái hữu không sanh khởi. Do sanh khởi tái hữu không có
mặt trong tương lai, nên sanh, già chết, sầu, bi, ưu, não được đoạn diệt. Như vậy là sự đoạn diệt của toàn
bộ khổ uẩn này.
Là nói về cảnh giới bị nhận định (Bình luận) do Chấp trước bởi NGHIỆP THỨC PHÂN BIỆT(Đúng -Sai - Phải -Trái ....) bởi định ý hay do vô tình khi đối cảnh!
Nghĩa là khi đối cảnh: Cái này đúng-> Được!;Cái này sai ->Bỏ!!!...
...Nếu nói về Vô sở trụ thì như thế là không không tương ưng vì Vô tình thầm trụ(Được- hoặc Bỏ...) như thế là có TRỤ ở phía này hay phía kia !!!
-Không Trụ cũng có nghĩa là Trụ !:->Thầm trụ vế không trụ!!!???
-Vậy:Vô sở trụ theo Tễu là lúc trụ, lúc không -> một cách cơ động linh hoạt (Như người tham gia giao thông! lúc dừng ở biển cấm dừng vì...tắc đường hay các lý do nếu vận hành sẽ mất an toàn....) mà không chấp trước vào ĐỊNH Ý:->Thế này đúng...-> Thế này sai (do quan niệm tàng trữ trong tàng thức!) mà nếu chưa hiểu phải DỪNG TRỤ để tầm tư về nó một cách khách quan thì sự việc ( Pháp) sẽ hiện diện những góc độ khác nhau làm ta rõ sự LẦM CHẤP trước đây và thay đổi TRI KIẾN giúp ta thay đổi NGHIỆP THỨC ->Đó có phải là:Sanh Kỳ Tâm không ?
Xin được sự dẫn giải của các Đạo Hữu

Tễu: Kính kinhle


Hieule
Điều Hành Viên
Bài viết: 767
Ngày: 21/02/09 20:06
Giới tính: Nam
Đến từ: California

Re: Ưng vô sở trụ nhi sinh kỳ tâm

Bài viết chưa xem gửi bởi Hieule »

Kính ĐH Hlich tangbong

Có phải chăng ý của kinh ở đây chẵng khác gì kinh Bộc Lưu: "Không đứng lại, không vội vả, Như Lai vượt dòng suối chảy mạnh" phải chăng đây là ý của "trụ ỡ chổ không trụ" không biết ý ĐH Hlich nghỉ ra sao? :D

Tìm chổ để trụ thì khác nào bỏ có tìm không. Đi tìm không khi có củng không thật thì không ở đâu mà tìm. Ý ĐH Hlich ra sao? :D

Còn quý ĐH khác nghỉ sao, xin diển giải thêm.


Sabbe sankhara anicca
Sabbe sankhara dukkha
Sabbe dhamma anatta.
Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: Ưng vô sở trụ nhi sinh kỳ tâm

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

"Hieule"]

Có phải chăng ý của kinh ở đây chẵng khác gì kinh Bộc Lưu: "Không đứng lại, không vội vả, Như Lai vượt dòng suối chảy mạnh" phải chăng đây là ý của "trụ ỡ chổ không trụ" không biết ý ĐH Hlich nghỉ ra sao? :D
Nói "trụ ở chỗ không trụ" thì vẫn còn kẹt có chỗ trụ.

Chỉ nên nói là Vô Trụ thôi. Vô trụ nên mới thoát luân hồi sanh tử (vượt dòng suối chảy mạnh).

Hoặc "Vượt dòng suối chảy mạnh" có nghĩa là thoát ra ngoài thức tâm luôn luôn chảy cuồn cuồn. Hằng ngày mình sống toàn bằng thức của bộ óc. Nếu có thể thoát khỏi tình thức của bộ óc thì nghĩa là "vượt dòng suối chảy mạnh".

Đạo Hữu Hieule! không bước tới, không bước lui, không dừng lại thì ngài ở chỗ nào?


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Ưng vô sở trụ nhi sinh kỳ tâm

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

không bước tới, không bước lui, không dừng lại thì ngài ở chỗ nào?
Không chỗ nào thì mới gọi là vô trụ chứ. Nếu có chỗ nào thì đâu có gọi là vô trụ. hả đ/h Thánh Tri ?


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Tễu
Bài viết: 278
Ngày: 25/01/08 23:09

Re: Ưng vô sở trụ nhi sinh kỳ tâm

Bài viết chưa xem gửi bởi Tễu »

tangbong
Kính các Đạo Hữu.
Tễu thấy rằng trong hệ Kinh Sách Phật Học
-Từ được sử dụng để Hiển nghĩa ý chỉ của hiện trạng:Số , thời, khối... Lượng-> không thể tính đếm,nghĩ bàn (Không khẳng định.).
Thí dụ như: Vô lượng; Vô biên;Vô tận....vv
Chứ không dùng vào những chỗ hiển nghĩa =KHÔNG ( Không có gì! Theo Pháp đối đãi thế luận: Không và có).
Vậy Tễu đề nghị chúng ta nên thảo luận rõ nghĩa của từ: được dùng trong hệ Phật Học thì mới rõ nghĩa của nhiều vấn đề liên quan.
Xin các Đạo Hữu cùng dẫn giải.

Tễu: Kính kinhle


nguynlinhtam
Bài viết: 1141
Ngày: 07/06/10 04:08
Giới tính: Nam

Re: Ưng vô sở trụ nhi sinh kỳ tâm

Bài viết chưa xem gửi bởi nguynlinhtam »

Như xã hội hiện giờ thích Vi Tính, Nghe xem youtube thì mình cũng tùy thuận mà học mà dùng để đăng phim Phật Pháp, băng giảng Phật Pháp lên để cho chúng sanh hữu duyên nghe mà tìm đến Phật Pháp. Đâu thể bỏ Vi Tính.
TT cho nguynlinhtam hỏi là mình đăng trên youtobe thì mấy bài đó lưu giữ hoài không thời hạn phải không?
natcao cũng đăng rất nhiều kinhle phước đức vô lượng kinhle


Nam Mô A Di Đà Phật
Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: Ưng vô sở trụ nhi sinh kỳ tâm

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

binh đã viết:
không bước tới, không bước lui, không dừng lại thì ngài ở chỗ nào?
Không chỗ nào thì mới gọi là vô trụ chứ. Nếu có chỗ nào thì đâu có gọi là vô trụ. hả đ/h Thánh Tri ?
Hỏi "ở chỗ nào" cốt yếu để chĩ rõ nghĩa vô trụ. Vì không biết mình ở chỗ nào nên tâm không chỗ bám. Hễ trả lời cho mình ở chỗ nào liền có trụ.


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.22 khách