KINH THỦ LĂNG NGHIÊM

Có những đoạn kinh luận đọc không hiểu, hiểu mà không thấu đáo, chẳng biết hỏi ai ? Mời đem vào đây để mọi người cùng nhau thảo luận học hỏi...

Điều hành viên: binh

Hình đại diện của người dùng
VO_HUU_BAT_KHONG606
Bài viết: 2587
Ngày: 08/04/08 22:33
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: ...
Đã cảm ơn: 1 time

Re: KINH THỦ LĂNG NGHIÊM

Bài viết chưa xem gửi bởi VO_HUU_BAT_KHONG606 »

nguynlinhtam đã viết:2 Pháp đó là có lúc Phật Ca Diếp đấy :"> chứ từ lúc pháp của Phật Ca Diếp diệt đến lúc đức Phật ra đời làm gì biết đến.[/b]
Phật pháp diệt rồi làm gì có chuyện thoát khỏi luân hồi chứ KC ngoài trừ bậc Độc Giác. :">

Lý nhân Quả thì Bà La Môn, Nho Giáo đã có từ lâu xa xưa rồi.

Kinh Đại Tập dạy:"Đời mạt pháp hàng ức ức người tu hành hiếm có 1 người đắc đạo. Duy chỉ có y theo pháp môn niệm Phật mà được liễu thoát sanh tử" Mạt pháp còn như vậy thì huống chi Pháp diệt
Bậc Độc Giác ngay cả khi không có Phật ra đời cũng tự mình giải thoát được. Giải thoát này là giải thoát khỏi luân hồi sanh tử. Trong các đại đệ tử của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni có Ngài Đại Ca Diếp đủ khả năng này. Nhưng việc gặp Thế Tôn còn quan trọng hơn cả việc quả vị Độc Giác đó. Trong Kinh Diệu Pháp Liên Hoa phẩm Thọ Ký, Ngài Đại Ca Diếp đã được Đức Phật Thích Ca Mâu Ni thọ ký chắc chắn thành tựu quả vị Phật. Hơn thế nữa Đức Thích Ca Mâu Ni còn thọ ký cho năm trăm vị A LA HÁN và nhiều vị khác sẽ thành Phật.

Người tu học con mắt pháp chưa trọn vẹn nên Chư Phật lập phương tiện hiển bày các pháp dẫn tất cả đến bờ giác ngộ toàn triệt, chớ không phải các pháp do Chư Phật tạo ra mà có.

Nhân - quả chẳng phải có từ thời nào, nhưng thị hiện phương tiện thuyết Lý Nhân quả rốt ráo thì chỉ có Chư Phật. Ngoại Đạo tuy nói nhân - quả nhưng rốt cục cũng vẫn tham đắm nơi quả.


Hình đại diện của người dùng
kimcang
Bài viết: 1894
Ngày: 19/12/07 16:28
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Canada
Được cảm ơn: 1 time

Re: KINH THỦ LĂNG NGHIÊM

Bài viết chưa xem gửi bởi kimcang »

Pháp Niệm Phật Tam Muội Thì Quá Khứ Chư Phật Lúc Còn Là Bồ Tát Đều Tu Tập.

3000 Đức Phật Ra Đời Trong Cõi Ta Bà Là 100- Đức Phật Trong Quá Khứ Trang Nghiêm Kiếp, 1000 Đức Phật Trong Hiện Tại Hiền Kiếp, 1000 Đức Phật Trong Vị Lai Tinh Tú Kiếp Đều Tu Pháp Niệm Phật Tam Muội.

Đức Phật Ca Diếp Là Đức Phật Thứ 3 Ra Đời Trong Hiện Tại Hiền Kiếp.

Đức Phật A Di Đà Khi Còn Là Bồ Tát Cũng Tu Pháp Niệm Phật Tam Muội.

Lý Tứ Diệu Đế Thì Các Phật Hiện Ra Trong Các Thế Giới Uế Trược Đều Giảng Nói.

Các Vị Bồ Tát Như Ngài Văn Thù Sư Lợi, Phổ Hiền, Quán Thế Âm...Đều Ở Đời Quá Khứ Tu Pháp Niệm Phật Tam Muội.

Bà La Môn, Nho Giáo Dạy Lý Nhân Quả Nghiệp Báo Như Thế Nào DH Có Thể Giải Thích Ra Cho Mọi Người Hiểu Biết.

KC Nói Là Nghĩa Phật Pháp Thường Trụ Tùy Duyên Ứng Hiện Còn DH Nói Là Y Theo Pháp Tướng Sanh Diệt.

Nói Theo Pháp Tướng Sanh Diệt Thì Có Chánh Pháp, Tượng Pháp, Mạt Pháp.

Y Theo Nghĩa Pháp Thường Trụ Thì Phật Pháp Không Có Sanh Diệt Chỉ Là Tùy Duyên Ứng Hiện.

DH Đọc Trong Kinh Bổn Sanh, Kinh Bổn Sự Nói Tiền Thân Của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni Lúc Tu Đạo Bồ Tát Thì Không Phải Luôn Luôn Sanh Trong Đời Có Phật Pháp[/b]



Om Amitabha Hri, Om Mani Padme Hum, Om Vajrapani Hum.
nguynlinhtam
Bài viết: 1141
Ngày: 07/06/10 04:08
Giới tính: Nam

Re: KINH THỦ LĂNG NGHIÊM

Bài viết chưa xem gửi bởi nguynlinhtam »

KC Nói Là Nghĩa Phật Pháp Thường Trụ Tùy Duyên Ứng Hiện Còn DH Nói Là Y Theo Pháp Tướng Sanh Diệt.
Hiểu rồi không thấy LT đăng sao:
Xin trích: http://niemphat.net/Luan/diatangiangky/dtgk1.htm
Giống như Thiên Thai Trí Giả đại sư, lão nhân gia đọc kinh Pháp Hoa, trong lúc không hay không biết thì ngài nhập định, trong định ngài nhìn thấy đức Phật Thích Ca Mâu Ni ở núi Linh Thứu giảng kinh Pháp Hoa, ngài còn ngồi nơi đó, nghe một chốc lát. Sau khi xuất định nói với người khác, pháp hội giảng kinh Pháp Hoa của Thế Tôn ở núi Linh Thứu còn chưa giải tán. Thật đó, cũng giống như Thế Tôn trong kinh Pháp Hoa nói: ‘thế gian tướng thường trụ’.

Y Theo Nghĩa Pháp Thường Trụ Thì Phật Pháp Không Có Sanh Diệt Chỉ Là Tùy Duyên Ứng Hiện.
Thì LT có nói gì đâu tại DH nói:
Kinh Phật Nói Có Phật Ra Đời Không Có Phật Ra Đời Pháp Vẫn Thường Như Vậy.
LT hiểu chứ KC nói cao quá chỉ sợ người chưa hiểu nhiều về phật pháp không hiểu đâu. Có 2 mặt sự và lý vậy.
DH Đọc Trong Kinh Bổn Sanh, Kinh Bổn Sự Nói Tiền Thân Của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni Lúc Tu Đạo Bồ Tát Thì Không Phải Luôn Luôn Sanh Trong Đời Có Phật Pháp
. Đức Phật lúc đó là bồ tát rồi mà :"> chắc đạo hữu cũng xem Kinh Pháp hoa rồi chứ Phẩm đề bà đạt Đa đấy.
http://www.dharmasite.net/KinhPhapDietTan.htm
«Lúc đó các vị Bồ-tát, Bích-chi Phật, A-la-hán bị chúng ma xua đuổi tr ục xuất không còn cùng dự trong chúng hội . Giáo lý Tam thừa vẫn được lưu hành ở vùng hẻo lánh, những người tu tập vẫn tìm thấy sự an lạc và thọ mạng kéo dài. Chư thiên sẽ bảo vệ và mặt trăng sẽ chiếu sáng họ, giáo pháp Tam thừa sẽ có dịp hòa nhập và chính đạo sẽ hưng thịnh. Tuy nhiên, trong năm mươi hai năm , kinh Thủ-lăng-nghiêm và Kinh Bát-chu Tam-muội sẽ bị sửa đổi trước tiên rồi biến mất. Mười hai bộ kinh sau đó sẽ dần dần bị tiêu trầm cho đến khi hoại diệt hoàn toàn và không bao giờ xuất hiện lại nữa. Văn tự kinh điển sau đó hoàn toàn không được biết đến , giới y của sa-môn sẽ tự bị biến thành màu trắng.

«Khi giáo pháp của ta sắp biến mất, cũng giống như ngọn đèn dầu tỏa sáng lên trong chốc lát trước khi tàn lụi, chánh pháp cũng bừng sáng rồi suy tàn, Từ đó về sau khó nói chắc được điều gì sẽ xảy ra.




Bà La Môn, Nho Giáo Dạy Lý Nhân Quả Nghiệp Báo Như Thế Nào DH Có Thể Giải Thích Ra Cho Mọi Người Hiểu Biết.[/b]Có đăng đi nữa cũng chẳng biết KC có đọc không mà đăng ./..,., Trích Long Thư Tịnh Độ:

Kinh Niết Bàn nói rằng : “Thiện ác chi báo như ảnh tùy hình, tam thế nhân quả, tuần hườn bất thất, nhất sinh khống quá, hậu hối nan truy”. Nghĩa là : Lẽ báo ứng về sự thiện ác như bóng theo hình, nhân quả trong ba đời xoay quanh chẳng mất, nếu kiếp này bỏ qua, thì sau ăn năn không kịp.

Sách Châu Dịch nhà Nho nói rằng : “Tích thiện chi gia, tất hữu dư khánh. Tích bất thiện chi gia, tất hữu dư ương”. Nghĩa là : Nhà nào chứa điều lành, ắt có phước dư. Nhà nào chứa điều chẳng lành ắt có họa dư. Nếu xét theo lấy câu nói của các kinh sách đã dẫn chứng đó thì biết trong tam giáo, cũng đều dạy người, phải tin nhân quả, phải biết tội phước, chớ có lẽ nào chưa thấy đặng cái chung cuộc của sự báo ứng thế nào mà vội bác khước, rằng không có nhân quả thì sao phải ? Thập Luận Kinh có nói rằng : “Bác vô nhân quả, đoạn diệt thiện căn”. Nghĩa là : Bác khước cho là không có nhân quả, thì dứt mất căn lành.

Vả lại giáo pháp Đức Phật lập ra không những một pháp mà là có pháp thế gian, và có pháp xuất thế gian nữa kia mà.

Thế nào là pháp thế gian ?

Pháp thế gian, Đức Phật lập cũng in như pháp của đức Khổng Tử dạy người đời không khác. Nay lược nói chỗ đại đồng, xin nhân giả để tâm nghiệm xét. Đức Phật sở dĩ khắn khắn dạy người đời đâu không răn người đời bỏ việc ác làm việc lành. Mà đạo Nho ta nào không từng răn ác khuyến thiện ư ! Nay đem những việc trước mắt thường thấy, nói cho dễ hiểu.

Như đạo Phật thì có năm giới như là : sát, đạo, tà, vọng, tửu. Còn nhà Nho thì có ngũ thường như là nhân, nghĩa, lễ, trí, tín, cũng như nhau.

Nhà Phật chẳng sát sinh, nhà Nho lòng nhân lớn, Phật không trộm cướp, nhà Nho nghĩa thanh liêm, nhà Phật không tà dâm, nhà Nho lễ minh chánh, nhà Phật không uống rượu, nhà Nho trí tỏ sáng, nhà Phật không nói vọng, nhà Nho tín chí thành là phải vậy.

1/ Đức Phật dạy kẻ tín đồ quy y đạo Phật bảo đừng sát sinh, đừng trộm cướp, đừng tà dâm ba nghiệp của thân. Cũng như bên nhà Nho đức Khổng Phu Tử nói : “Thắng tàn khử sát”, ngăn việc tàn nhẫn cấm việc sát hại, có câu người làm thi nói : Vua Văn Vương, đức kịp đến loài điểu thú, côn trùng. Loài điểu thú côn trùng, ngài không nỡ ra tay sát hại, huống chi hại người, như thế nhà Nho đâu không răn việc sát sinh đó ư ?

Còn việc trộm cắp nhà Nho lại còn cấm gắt hơn nữa. Đức Khổng Tử lại nói câu : “Ngô vị kiến háo đức như háo sắc giả”. Nghĩa là : Ta chưa từng thấy người nào ham đạo đức, ví như ham sắc đẹp. Kẻ làm thì cũng nói : Chê người không ham đạo đức, mà cứ ưa sắc đẹp, như thế đạo nhà Nho đâu không răn việc tà dâm ư ?

2/ Đức Phật dạy tín đồ đã thọ giới bất vọng ngữ, thì đừng nói dối, nói thêu dệt, nói hai lưỡi, nói lời hung dữ là bốn nghiệp của miệng. Đức Khổng Tử lại nói : Nhân nhi vô tín bất lập. Người mà xã hội không ai tin, ấy là người vô dụng, như vậy thì nhà Nho đức Khổng Tử nào không ngăn cấm việc nói vọng ngữ ư ? Ngài lại nói : Lời nói chuốt ngót điểm tô sắc cho đẹp, người như thế là người ít có lòng nhân. Thế là đức Khổng Tử đã răn cấm không cho nói lời thêu dệt đã rõ rồi.

Huống chi trong sách Nho Thiên Nhĩ Nhã, đức Khổng Tử có bảo đồ đệ ngài rằng : Ngươi chớ nói phải trước mặt, lui sau có lời dị luận. Thế là đức Khổng Tử còn cấm thêm không cho nói lời nói hai lưỡi vậy. Kế đến lời nói hung dữ. Lời nói hung dữ, là lời thịnh nộ, mắng nhiếc người, ông Tuân Tử nói : Một lời nói, có thể hại người lắm hơn gươm dáo. Như vậy thì nhà Nho không bao giờ đức Khổng Tử không cấm ngăn lời nói hung dữ.

3/ Đức Phật dạy tín đồ phải giữ ba nghiệp của ý mình cho được trong sạch, đừng sân đừng si. Đức Khổng Tử nói : Thấy việc người ta làm ơn, thời mình phải lo trả nghĩa, đó là Khổng Tử răn học trò ngài đừng có tánh tham. Đức Khổng Tử lại dẫn nhắc cái hạnh tốt của ông Bá Di, ông Thúc Tề là người không để tâm nghĩ đến cái thù xưa (bất niệm cựu thù). Đó là nhà Nho đức Khổng Tử răn cấm những kẻ học trò ngài, không muốn có những tính cách sân hận. Ngài lại muốn học trò ngài có những tính cách thông minh, cho nên ngài nói câu “Khổn nhi bất học, dân tư vi hạ”. Nghĩa là : Dốt mà không học, ấy là dân bậc hạ, thế là nhà Nho đức Khổng Tử phàn nàn răn việc ngu si triệt để.

Do đây mà nói thời đạo Nho cùng với đạo Phật chưa từng có lúc nào chẳng đồng vậy. Song chẳng đồng là đạo Nho thì chỉ nói về pháp thế gian, dạy đời như là : chánh tâm, tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ, chỉ nói trong một đời hiện tại rồi bao nhiêu cũng đổ trút về cho ông Trời.

Còn đạo Phật, chẳng những nói về pháp thế gian mà lại còn dạy về pháp xuất thế gian (ra ngoài đời), và biết đến các việc nhiều kiếp, thấy rõ nguồn cơn nhân duyên nghiệp báo của chúng sinh nhiều đời nhiều kiếp luân hồi trong lục đạo và rồi tại làm sao tu phương pháp gì mà dứt nghiệp báo luân hồi sinh tử và thành ngôi đạo Vô thượng Bồ đề Chánh đẳng Chánh giác như các Đức Phật.

Thế mới nói đạo Phật với đạo Nho không đồng là vậy. Vậy muốn biết chỗ sở trường của đạo Phật thắng diệu như thế nào, thời cần nên xem kinh Lăng Nghiêm, Lăng Già, Viên Giác, Kinh Vô Cái Chướng Bồ Tát Sở Vấn, và hiểu nghĩa lý của bộ Kinh Kim Cang, thì tự nhiên hiểu thấu đạo Phật, còn chưa được như vậy, thời khoan vội chê đó.

Nếu không biết mà chê, thời bị câu đức Khổng Tử quở rằng : “Bất tri nhi tác, khả bất giới tai, khả bất giới tai”. Nghĩa là : Không biết mà làm khá chẳng răn ư ! Khá chẳng răn ư ! Đúng như thế thời lời nói Đức Phật Thích Tôn đáng tin lắm, lời nói của Ngài đáng tin thời cái thuyết Tịnh độ của Ngài nói lẽ nào không tin ?

Chỗ gọi rằng pháp xuất thế gian, pháp môn niệm Phật cầu sinh Tịnh độ là hơn hết. Thế nào, người đời sao mà chẳng gắng vậy, tiếc thay ! Uổng thay !

4/ Kẻ hoặc hỏi ông Vương Nhựt Hưu : Tại sao đạo Phật là đạo bình đẳng, mà Ngài lại phân biệt đạo Phật lại cao hơn đạo Nho ? Đáp rằng : Đạo Nho là đạo trong thế gian chỉ nói trong một đời. Còn đạo Phật là đạo xuất thế gian, luận đến những việc nhiều đời nhiều kiếp, tự nhiên phải cao hơn. Đạo Nho ví như ngôi sao. Đạo Phật dụ như mặt trời. Mặt trời không chấp nó sáng, mà ánh sáng của mặt trời tự nhiên phủ lấp ngôi sao vậy thôi. Hơn nữa đạo Nho, nếu cao bằng đạo Phật thì đạo Nho là đạo Phật, có chi còn phân biệt Phật với Nho.

Huống chi Đức Phật dạy : “Nhất thiết chúng sinh giai hữu Phật tánh”. Nghĩa là : Tất cả chúng sinh đều có tánh Phật. Tuy đồng có tánh Phật, nhưng có tu mới thành vị Phật, thành Phật thời vượt ngoài thế gian. Còn không tu thời vẫn ở trong vòng luân hồi lục đạo làm loài chúng sinh, làm chúng sinh thời là phải ở trong thế gian, rồi bây giờ ông cứ bảo, chúng sinh cũng bình đẳng, cũng ra ngoài thế gian như Phật, thì làm sao nghe được ?



http://niemphat.net/Luan/phathoctinhyeu.htm


Nam Mô A Di Đà Phật
Hình đại diện của người dùng
kimcang
Bài viết: 1894
Ngày: 19/12/07 16:28
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Canada
Được cảm ơn: 1 time

Re: KINH THỦ LĂNG NGHIÊM

Bài viết chưa xem gửi bởi kimcang »

Phật Dạy Nhân Quả Nghiệp Báo Thông Cả 3 Đời Còn Giải Thích Rộng Thì Có 4 Loại Nghiệp 3 Loại Quả Báo.


Cực Trọng Nghiệp
Tích Lũy Nghiệp
Tập Quán Nghiệp
Cận Tử Nghiệp


Quả Báo Thì Có:


Hiện Báo
Sanh Báo
Hậu Quả



Nghiệp Và Quả Báo Lại Có 4 Loại


Có Nghiệp Có Quả Báo
Có Nghiệp Không Quả Báo
Không Có Nghiệp Có Quả Báp
Không Có Nghiệp Không Có Quả Báo


Còn Việc Hưởng Quả Báo Sai Khác:

Nghiệp Nhỏ Quả Báo Lớn
Nghiệp Lớn Quả Báo Nhỏ
Nghiệp Nhỏ Quả Báo Nhỏ
Nghiệp Lớn Quả Báo Lớn


Lại Nhân Quả Trùng Trùng Vô Cùng Vi Tế Cho Đến Bậc A La Hán, Duyên Giác Có Đạo Nhãn Thấy Được Việc Trong 1 A Tăng Kỳ Kiếp Mà Còn Có Khi Chẳng Thể Biết.

Như Trong Kinh Nói Thời Phật Có Người đến Cầu Xuất Gia Nên Ngài Xá Lợi Phật Thì Ngài Xá Lợi Phất Khuyên Nên Ở Tại Gia Tu Hành Vì Dù Có Xuất Gia Cũng Không Thể Đắc Đạo.

Người Đó Đến Xin Đức Phật Thì Ngài Cho Xuất Gia Và Chứng Quả A La Hán. Sau Ngài Xá Lợi Phất Ngạc Nhiên Hỏi Đức Phật Nguyên Nhân Thì Đức Phật Hỏi Ngài Xá Lợi Phất Vì Sau Mà Không Nhận Người Đó Xuất Gia.

Ngài Xá Lợi Phất Nói Rằng Ngài Dùng Túc Mạng Trí Quan Sát Tiền Kiếp Của Người Này Trong 84 000 Kiếp Đời Quá Khứ Chưa Hề Gieo Trồng Căn Lành Nên Phật Pháp Dù Có Xuất Gia Cũng Không Thể Đắc Đạo.

Đức Phật Bảo Ngài Xá Lợi Phất Rằng Đời Quá Khứ Vô Lượng Kiếp Tiền Thân Của Người Này Là Một Con Ruồi Do Bay Theo Một Cục Phân Đang Trôi Trên Một Dòng Sông Chảy Chung Quang Một Tháp Thờ Xá Lợi Phật Mà Được Gieo Thành Phước Đức Nhiễu Tháp Xá Lợi.

Tuy Con Ruồi Vô Tâm Nhưng Vẫn Tạo Thành Phước Đức Nhiễu Tháp Xá Lợi Nhưng Thì Chủng Tử Nhân Duyên Đó Quá Vi Tế Lâu Xa Cho Nên Túc Mạng Trí Của Ngài Xá Lợi Phật Không Thể Biết.

Những Lý Lẽ Này Về Nhân Quả Nghiệp Báo Vi Tế Như Vậy Thì Không Có Ai Trong Thế Gian Có Thể Giảng Giải Tận Cùng Trừ Phi Có Phật Hiện Ra Trong Thế Gian Giảng Nói



Om Amitabha Hri, Om Mani Padme Hum, Om Vajrapani Hum.
nguynlinhtam
Bài viết: 1141
Ngày: 07/06/10 04:08
Giới tính: Nam

Re: KINH THỦ LĂNG NGHIÊM

Bài viết chưa xem gửi bởi nguynlinhtam »

Nói thiếu rồi :">
Quả báo có
1. Hiện-báo
2. Sanh-báo
3. Hậu-báo
4. Ðịnh-báo
5. Bất-định-báo
6. Cộng-báo
7. Biệt-báo
8. Cận-tử-báo
9. Thục-vị-thục-báo
10. Chuyển-báo
11. Thế-gian-báo
12. Xuất-thế-gian-báo


Có Nghiệp Không Quả Báo
Không Có Nghiệp Có Quả Báp
Xin kc nói rõ hơn :">


Nam Mô A Di Đà Phật
Hình đại diện của người dùng
kimcang
Bài viết: 1894
Ngày: 19/12/07 16:28
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Canada
Được cảm ơn: 1 time

Re: KINH THỦ LĂNG NGHIÊM

Bài viết chưa xem gửi bởi kimcang »

Các Loại Quả Báo DH Nói Đều Là Nói Rộng Của 3 Loại Quả Báo


1. Hiện Báo
2. Sanh Báo
3. Hậu Báo


Cũng Như Nói 10 Ba La Mật Là Làm Đầu Nhưng Nói Rộng Có Vô Lượng Vô Biên Ba La Mật.

Nghiệp Là Từ Khởi Ý
Quả Báo Là Từ Hành Động


Có Nghiệp Không Có Quả Báo Nghĩa Là Chỉ Khởi Ý Nghĩ Nhưng Không Có Hành Động Cho Nên Chỉ Có Nghiệp Mà Không Có Quả Báo.

Trong Kinh Nói Như Có Người Khởi Ý Nghĩ Muốn Giết Cha Mẹ Nhưng Không Làm Thì Chỉ Có Nghiệp Vô Gián Địa Ngục Mà Không Mắc Quả Báo Vô Gián Địa Ngục Vì Người Đó Vốn Chưa Có Giết.

Không Có Nghiệp Có Quả Báo Là Có Hành Động Mà Không Có Tác Ý.

Như Trong Kinh Nói Có Người Dùng Đá Ném Trái Cây Đá Lỡ Rớt Trúng Người Khác Làm Người Ta Chết Thì Đây Là Không Có Nghiệp Mà Có Quả Báo.

Người Đó Tác Ý Là Ném Trái Cây Không Phải Giết Người Nên Không Có Nghiệp Sát Sanh Tuy Nhiên Làm Người Ta Chết Thì Vẫn Mắc Quả Báo Sát Sanh.

Đây Là Trường Hợp Những Người Đi Đường Bị Cây Gẫy, Đá Rơi Trúng Chết...Chết Bất Đắc Kỳ Tử Thì Đều Là Quả Báo Của Loại Không Có Nghiệp Mà Có Quả Báo



Om Amitabha Hri, Om Mani Padme Hum, Om Vajrapani Hum.
Hieule
Điều Hành Viên
Bài viết: 767
Ngày: 21/02/09 20:06
Giới tính: Nam
Đến từ: California

Re: KINH THỦ LĂNG NGHIÊM

Bài viết chưa xem gửi bởi Hieule »

tangbong

ĐH Nguylinhtâm nên đoc. Mâu Tữ-Lý Hoăc. Luân. do Tiến Sĩ Lê Manh. Thát dich. thì biết đao. Khỗng và đao. Phât. tuy cùng hướng tới Chân, Thiên., Mỹ. nhưng khác nhau rất xa.

Nếu đem đao. Khỗng so sánh với với đao. Phât. thì tư. chỗ so sánh đã sai rồi. Cho dù có so sánh văn tư. có hay cỡ nào cũng chĩ là nói chơi mà thôi. :D

Cứu cánh hai bên khác nhau thì làm sao mà so sánh. Khoan nói tới người Phât. Tữ có hiễu biết, người theo đao. Lão mà còn biết nói chỗ sai cũa đao. Khỗng "Tu Thân Tề Gia Tri. Quốc Bình Thiên Ha."......những người này có cái bãn ngã rất lớn vì muốn "bình thiên ha." thì lấy gì nói chuyên. hiễu đươc. "Vô Thường" "Khỗ" "Vô Ngã" mà đem so sánh. Lich. sữ thế giới cũng đã chứng minh...chiến tranh phần nhiều là từ cái bãn ngã "to" mà ra.

Giống như Trang Tữ có nói. "Đoc. sách nhiều thì tốt nhưng khi đoc. sách mà bất cứ cái gì cũng tin vào sách thì thà đừng đoc. sách còn hơn."

Kinh Kalama cũng có nói "Đến đễ mà thấy."

Tôi có vài lời chân thành mong ĐH NLT tư. mình suy gẫm :D


Sabbe sankhara anicca
Sabbe sankhara dukkha
Sabbe dhamma anatta.
Hình đại diện của người dùng
VO_HUU_BAT_KHONG606
Bài viết: 2587
Ngày: 08/04/08 22:33
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: ...
Đã cảm ơn: 1 time

Re: KINH THỦ LĂNG NGHIÊM

Bài viết chưa xem gửi bởi VO_HUU_BAT_KHONG606 »

nguynlinhtam đã viết:

Thế nào là pháp thế gian ?

Pháp thế gian, Đức Phật lập cũng in như pháp của đức Khổng Tử dạy người đời không khác. Nay lược nói chỗ đại đồng, xin nhân giả để tâm nghiệm xét. Đức Phật sở dĩ khắn khắn dạy người đời đâu không răn người đời bỏ việc ác làm việc lành. Mà đạo Nho ta nào không từng răn ác khuyến thiện ư ! Nay đem những việc trước mắt thường thấy, nói cho dễ hiểu.

Như đạo Phật thì có năm giới như là : sát, đạo, tà, vọng, tửu. Còn nhà Nho thì có ngũ thường như là nhân, nghĩa, lễ, trí, tín, cũng như nhau.

Nhà Phật chẳng sát sinh, nhà Nho lòng nhân lớn, Phật không trộm cướp, nhà Nho nghĩa thanh liêm, nhà Phật không tà dâm, nhà Nho lễ minh chánh, nhà Phật không uống rượu, nhà Nho trí tỏ sáng, nhà Phật không nói vọng, nhà Nho tín chí thành là phải vậy.
Nhà Phật dạy thiện để GIẢI THOÁT, chứ không phải dạy thiện để cầu hưởng quả báo tốt.

Tuy bề ngoài cùng hành động thiện lành nhưng một bên hướng để LIỄU THOÁT, một bên LUÂN HỒI SANH TỬ.
TÂM HÀNH khác nhau một trời một vực.

Những lời mà bạn đã nghe đã học từ các lời giảng, bạn phải hiểu rõ, là pháp Sư đang giảng cho cho ai nghe, tri kiến của họ thế nào. Các vị Pháp sư nói về sự tương đồng giữa các Giáo để hành giả dễ dàng tiếp nhận theo tri kiến của họ, từ đó sách tấn thêm một bước là LIỄU THOÁT. Nếu chỉ nói đến tương đồng mà chẳng nói đến LIỄU THOÁT thì Pháp Sư đó chẳng phải giảng Phật Pháp và pháp Sư đó e rằng là ngoại đạo.


nguynlinhtam
Bài viết: 1141
Ngày: 07/06/10 04:08
Giới tính: Nam

Re: KINH THỦ LĂNG NGHIÊM

Bài viết chưa xem gửi bởi nguynlinhtam »

Nhà Phật dạy thiện để GIẢI THOÁT, chứ không phải dạy thiện để cầu hưởng quả báo tốt.
Tùy căn cơ mỗi người mà Phật dạy: Nhân thừa, Thiên thừa, Thanh văn thừa, Bồ tát thừa, Phật Thừa



VHBK xem trong Phổ Môn phẩm nghĩ thế nào về 32 ứng thân của Bồ tát Quán Âm

Có thể hiểu như vầy được không: đáng dùng thân Khổng Tử, đáng dùng thân Phật, đáng dùng thân Thiên Chúa để độ ngài liền hiện thân đó phải không?
Khổng Tử dạy ngũ thường tức là 5 giới khiến cho họ không mất thân người, thiên chúa dạy 10 điều rất tương ứng với 10 thiện khiến họ sanh lên trời. Tùy chúng sanh tâm ứng sở tri lượng

Riêng nguynlinhtam chỉ niệm phật mong vãng sanh thôi vì đạo hữu KC hỏi nên mới đáp thế thôi


Nam Mô A Di Đà Phật
Hình đại diện của người dùng
VO_HUU_BAT_KHONG606
Bài viết: 2587
Ngày: 08/04/08 22:33
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: ...
Đã cảm ơn: 1 time

Re: KINH THỦ LĂNG NGHIÊM

Bài viết chưa xem gửi bởi VO_HUU_BAT_KHONG606 »

nguynlinhtam đã viết:Nhà Phật dạy thiện để GIẢI THOÁT, chứ không phải dạy thiện để cầu hưởng quả báo tốt.
Tùy căn cơ mỗi người mà Phật dạy: Nhân thừa, Thiên thừa, Thanh văn thừa, Bồ tát thừa, Phật Thừa



VHBK xem trong Phổ Môn phẩm nghĩ thế nào về 32 ứng thân của Bồ tát Quán Âm

Có thể hiểu như vầy được không: đáng dùng thân Khổng Tử, đáng dùng thân Phật, đáng dùng thân Thiên Chúa để độ ngài liền hiện thân đó phải không?
Khổng Tử dạy ngũ thường tức là 5 giới khiến cho họ không mất thân người, thiên chúa dạy 10 điều rất tương ứng với 10 thiện khiến họ sanh lên trời. Tùy chúng sanh tâm ứng sở tri lượng

Riêng nguynlinhtam chỉ niệm phật mong vãng sanh thôi vì đạo hữu KC hỏi nên mới đáp thế thôi
DH đã tùy căn cơ được chưa?
Ngài Quan Thế Âm còn chưa thể gọi là được, chỉ Phật mới được!


nguynlinhtam
Bài viết: 1141
Ngày: 07/06/10 04:08
Giới tính: Nam

Re: KINH THỦ LĂNG NGHIÊM

Bài viết chưa xem gửi bởi nguynlinhtam »

DH đã tùy căn cơ được chưa?
KC hỏi mình trả lời mà :"> không lẽ không trả lời
Ngài Quan Thế Âm còn chưa thể gọi là được, chỉ Phật mới được!
Đức Quán Âm là cỗ Phật mà chắc VHBK biết rồi chớ :">
Phẩm phổ môn phẩm 32 ứng thân của Quán Thế Âm Bồ Tát là tùy chúng sanh tâm ứng sở tri lượng :"> đấy thôi


Nam Mô A Di Đà Phật
Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: KINH THỦ LĂNG NGHIÊM

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

Tựa đề là Thủ Lăng Nghiêm Kinh, nói vòng vòng gì khác chi.

Thật chẳng có lợi ích!


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.17 khách