Kinh Vô Lượng Thọ: Nguyện thứ 18 và 22

Có những đoạn kinh luận đọc không hiểu, hiểu mà không thấu đáo, chẳng biết hỏi ai ? Mời đem vào đây để mọi người cùng nhau thảo luận học hỏi...

Điều hành viên: binh

timdao
Bài viết: 34
Ngày: 08/01/10 23:28
Giới tính: Nam
Đến từ: Viet nam

Kinh Vô Lượng Thọ: Nguyện thứ 18 và 22

Bài viết chưa xem gửi bởi timdao »

Theo bản hội tập của Cư sĩ Hạ Liên Cư:
Khi con thành Phật, cõi nước của con, không có người nữ. Nếu người nữ nào, nghe được tên con, lòng tin trong sạch, phát tâm Bồ đề, nhàm chán thân nữ, nguyện sanh nước con. Sau khi mạng chung, liền thành thân nam, sanh về nước con. Các chúng sanh nào, ở mười phương cõi, sanh về nước con, đều được hóa sanh, trong ao hoa sen, bằng bảy thứ báu. Nếu không như thế, con không thành Phật. (Nguyện 22: Nguyện trong nước không có người nữ. Nguyện 23: Nguyện nhàm chán thân nữ, chuyển thân nam. Nguyện 24: Nguyện liên hoa hóa sanh)

Khi con thành Phật, có chúng sanh nào, ở mười phương cõi, nghe được tên con, chí tâm tin ưa, có các căn lành, tâm tâm hồi hướng, nguyện sanh nước con, dù chỉ mười niệm, đều được sanh về. Chỉ trừ hạng người, phỉ báng chánh pháp, phạm năm tội nghịch. Nếu không như thế, con không thành Phật.(Nguyện 18: Nguyện mười niệm tất vãng sanh)
Nguyện thứ 18 bao gồm cả 3 thứ: Tín, Nguyện và Hạnh (ít nhất mười niệm). Nguyện thứ 22 xem ra có vẻ dễ hơn nguyện thứ 18. Xin các đạo hữu chỉ dạy.


Hình đại diện của người dùng
dct87
Bài viết: 702
Ngày: 16/03/08 01:42
Giới tính: Nam

Re: Kinh Vô Lượng Thọ: Nguyện thứ 18 và 22

Bài viết chưa xem gửi bởi dct87 »

Nguyện thứ 22 xem ra có vẻ dễ hơn nguyện thứ 18. Xin các đạo hữu chỉ dạy.
A Di Đà Phật...

Mình không hiểu dễ hơn là dễ hơn ở điểm nào, và khó hơn là khó hơn ở điểm nào ???

Nam Mô A Di Đà Phật.


Hình ảnh
timdao
Bài viết: 34
Ngày: 08/01/10 23:28
Giới tính: Nam
Đến từ: Viet nam

Re: Kinh Vô Lượng Thọ: Nguyện thứ 18 và 22

Bài viết chưa xem gửi bởi timdao »

Nếu tách riêng từng nguyện thì: Nguyện thứ 22 không yêu cầu phải niệm Phật. Mà chỉ cần "lòng tin trong sạch, phát tâm Bồ đề, nhàm chán thân nữ, nguyện sanh nước con".

Nếu nguyện thứ 22 là bổ xung cho nguyện thứ 18 thì không có vấn đề gì.


nguynlinhtam
Bài viết: 1141
Ngày: 07/06/10 04:08
Giới tính: Nam

Re: Kinh Vô Lượng Thọ: Nguyện thứ 18 và 22

Bài viết chưa xem gửi bởi nguynlinhtam »

Xin timdao đừng hiểu lầm ý nghĩa của 48 nguyện rất sâu rộng cần phải có Thiện tri thức giảng dạy mới tu hành đúng như pháp được.

Xin trích:
http://niemphat.net/Luan/bonnguyen_np/bon_nguyen_np.htm
Bất cứ một nguyện nào trong bốn mươi tám nguyện đều hàm nhiếp bốn mươi bảy nguyện kia một cách rốt ráo viên mãn, nguyện nào cũng như vậy cả. Tuy chúng tôi chưa giảng xong kinh Hoa Nghiêm nhưng mọi người cũng đã nghe kinh chẳng ít. Trong câu ‘một tức là nhiều, nhiều tức là một’ (nhất tức thị đa, đa tức thị nhất) của kinh Hoa Nghiêm thì ‘một và nhiều là không hai’ (nhất đa bất nhị) mà! ‘Một tức là hết thảy, hết thảy tức là một’ (nhất tức nhất thiết, nhất thiết tức nhất), người đó có hiểu không? Bổn nguyện niệm Phật là ‘một tức là hết thảy’, cho nên công đức của bổn nguyện rất thù thắng; tuyệt đối chẳng phải nói ‘chỉ dựa vào nguyện thứ mười tám mà thôi, bốn mươi bảy nguyện kia không cần nữa’; nếu bốn mươi bảy nguyện kia đều không thực hiện được thì nguyện thứ mười tám cũng không làm được luôn. Nguyện thứ mười tám là gì? Nguyện thứ mười tám là tổng cương lãnh của bốn mươi bảy nguyện kia.






Nguyện 22:
Khi con thành Phật, cõi nước của con, không có người nữ. Nếu người nữ nào, nghe được tên con, lòng tin trong sạch, phát tâm Bồ đề, nhàm chán thân nữ, nguyện sanh nước con. Sau khi mạng chung, liền thành thân nam, sanh về nước con.



Xin đọc kĩ "nghe" từ nghe ở đây là văn tư tu tam huệ


"lòng tin trong sạch" là Tín, là tâm thanh tịnh
"phát tâm Bồ đề" muốn có tâm bồ đề phải bắt đầu từ phước thứ 1 và 2:

Trích Kinh Quán Vô Lượng Thọ:
Nầy Vi Ðề Hi! Người muốn sang nước Cực Lạc ấy nên tu ba phước:

Một là hiếu nuôi cha mẹ, kính thờ bực Sư Trưởng, có tâm nhơn từ chẳng giết hại và tu tập mười nghiệp lành.

Hai là thọ trì Tam Quy y, đầy đủ các cấm giới và chẳng phạm oai nghi.

Ba là phát tâm Bồ Ðề, sâu tin nhơn quả, đọc tụng kinh điển Ðại Thừa và khuyên dạy sách tiến người tu hành. Ba sự như vậy gọi là tịnh nghiệp.

Nầy Vi Ðề Hi! Nay bà có biết chăng? Ba tịnh nghiệp ấy là chánh nhơn tịnh nghiệp của tam thế chư Phật quá khứ, vị lai, hiện tại”.

Đây là Thuộc về hạnh


nguyện sanh nước con" thuộc về nguyện

Vậy thì nguyện thứ 22 đã bao gồm cả tín nguyện hạnh ngay trong đó rồi

Nếu chẳng làm nỗi Phước thứ 1 thì không vãng sanh


Nam Mô A Di Đà Phật
Hình đại diện của người dùng
dct87
Bài viết: 702
Ngày: 16/03/08 01:42
Giới tính: Nam

Re: Kinh Vô Lượng Thọ: Nguyện thứ 18 và 22

Bài viết chưa xem gửi bởi dct87 »

Hiểu rồi...
A Di Đà Phật...
Nguyện thứ 22 không yêu cầu phải niệm Phật. Mà chỉ cần "lòng tin trong sạch, phát tâm Bồ đề, nhàm chán thân nữ, nguyện sanh nước con".
dct xin dịch sát nghĩa của văn kinh.

Ngã tác Phật thời, quốc vô phụ nữ. Nhược hữu nữ nhân, văn ngã danh tự, đắc thanh tịnh tín, phát Bồ Đề tâm, yểm hoạn nữ thân, nguyện sanh ngã quốc, mạng chung tức hóa nam tử, lai ngã sát độ.

dịch:

Khi tôi làm Phật, quốc độ không có phụ nữ. Nếu có người nữ, nghe tên của tôi, ĐƯỢC TÍN THANH TỊNH, phát tâm Bồ Đề, nhàm chán thân nữ, nguyện sanh nước tôi, mạng chung liền hóa nam tử, sanh đến nước tôi.

Cái chỗ quan trọng là chỗ Tín Thanh Tịnh ......
Chỗ Tín này sâu lắm, Tin nhận mà thọ trì thì mới gọi là Tín, còn Tín Thanh Tịnh là nói về Tâm thanh tịnh đối với pháp này không hoài nghi, thì phải biết công phu người này chẳng phải thấp kém.

Kinh Cang có dạy "Tín tâm thanh tịnh, tức sanh thực tướng"... Người mà đạt thật tướng các pháp liệu đạo hữu nghĩ xem cái chỗ "tín thanh tịnh" đó há dễ đạt được chăng???

Phật cũng nói là "đắc thanh tịnh tín", "đắc" nghĩa là sở chứng nên gọi là "đắc".

Cho nên chẳng phải nguyện 22 dễ hơn nguyện 18 đâu.... nguyện 18 không hề đòi hỏi hai chữ "thanh tịnh", nhưng nguyện 22 thì có...

Tổ xưa dạy chúng ta nên giữ pháp trì danh cũng có thể chứng thực tướng, chẳng cần dùng pháp quán nào cả vẫn có thể đến được tây phương, nếu tín nguyện đầy đủ thì tất cả hạnh đều làm thiện duyên giúp ta vãng sanh Cực Lạc.

Chúc đạo hữu niệm Phật an lạc...
Nếu tín tâm không vững, vẫn còn hoài nghi thì rất khó được công phu. Cần nên buông xả tâm hoài nghi thì mới mong có ngày niệm Phật vãng sanh thành tựu.

Nam Mô A Di Đà Phật.


Hình ảnh
timdao
Bài viết: 34
Ngày: 08/01/10 23:28
Giới tính: Nam
Đến từ: Viet nam

Re: Kinh Vô Lượng Thọ: Nguyện thứ 18 và 22

Bài viết chưa xem gửi bởi timdao »

Cảm ơn nguynlinhtamdct87. timdao còn phải học hỏi nhiều để đoạn lưới nghi.


nguynlinhtam
Bài viết: 1141
Ngày: 07/06/10 04:08
Giới tính: Nam

Re: Kinh Vô Lượng Thọ: Nguyện thứ 18 và 22

Bài viết chưa xem gửi bởi nguynlinhtam »

dct này
nguyện 18 không hề đòi hỏi hai chữ "thanh tịnh",
Làm gì có chuyện không hề đòi hỏi cho được xin xem kĩ:
Khi con thành Phật, có chúng sanh nào, ở mười phương cõi, nghe được tên con, chí tâm tin ưa, có các căn lành, tâm tâm hồi hướng, nguyện sanh nước con, dù chỉ mười niệm, đều được sanh về. Chỉ trừ hạng người, phỉ báng chánh pháp, phạm năm tội nghịch. Nếu không như thế, con không thành Phật.(Nguyện 18: Nguyện mười niệm tất vãng sanh)


Tâm của bạn vọng tưởng thì gọi là chí tâm thành sao, gọi là có nguyện sao, gọi là có căn lành sao? gọi là hồi hướng sao?


Nam Mô A Di Đà Phật
nguynlinhtam
Bài viết: 1141
Ngày: 07/06/10 04:08
Giới tính: Nam

Re: Kinh Vô Lượng Thọ: Nguyện thứ 18 và 22

Bài viết chưa xem gửi bởi nguynlinhtam »

http://niemphat.net/Luan/bonnguyen_np/bon_nguyen_np.htm Trích bài giảng của PS Tịnh Không


b. Chẳng phát nguyện thì niệm Phật không thể vãng sanh.

Kinh Vô Lượng Thọ dạy rất rõ ràng, điều kiện căn bản của ba bậc vãng sanh là: ‘Phát Bồ Ðề tâm, một hướng chuyên niệm’, làm sao có chuyện chẳng phát nguyện mà có thể vãng sanh được? Không có đạo lý này! ‘Chẳng phát nguyện, niệm Phật’ người xưa có nói: ‘Cho dù mỗi ngày niệm mười vạn tiếng Phật hiệu, chẳng phát nguyện thì hét bể cuống họng cũng uổng công mà thôi!’

Tại sao vậy? Bạn chẳng chịu vãng sanh mà!

Tâm nguyện vãng sanh, buông xuống vạn duyên tức là tâm Bồ Ðề.

Trong Yếu Giải, đại sư Ngẫu Ích đã dạy chúng ta: ‘Nếu muốn vãng sanh tăng cao phẩm vị, nhất định phải có tâm giống như tâm Phật, nguyện giống nguyện của Phật, hạnh giống hạnh của Phật’. Tâm chẳng giống tâm của A Di Ðà Phật, nguyện cũng chẳng giống nguyện của A Di Ðà Phật, hành vi cũng chẳng giống A Di Ðà Phật, cho dù bạn vãng sanh thì phẩm vị cũng rất thấp; huống chi là bạn không thể nào vãng sanh được! Chúng ta phải nhớ kỹ nghe!

Trong kinh Quán Vô Lượng Thọ Phật, phu nhân Vy Ðề Hy cầu sanh Tịnh Ðộ, thỉnh giáo đức Phật Thích Ca:

‘Con phải tu học như thế nào mới có thể vãng sanh Cực Lạc thế giới?’

Trước khi đức Phật Thích Ca Mâu Ni giảng giải phương pháp tu học cho bà, Ngài đã giảng rõ ‘Tịnh Nghiệp Tam Phước’, giảng rõ cho chúng ta đây là ‘Chánh nhân Tịnh nghiệp của ba đời chư Phật’. Nói một cách khác bất luận Phật quá khứ, Phật hiện tại, hay Phật tương lai, hết thảy những người tu hành thành Phật đều xây dựng trên cơ sở, nền tảng này, nếu không có cơ sở này thì chẳng kể họ ráng sức tu hành ra sao đều không thể thành tựu. Cũng như việc xây nhà, đây là nền móng. Hai câu đầu trong cơ sở này là: ‘Hiếu dưỡng phụ mẫu, phụng sự sư trưởng’, người Trung Quốc thường dùng danh từ: ‘hiếu thân tôn sư’. Mọi người ở Tây phương Cực Lạc thế giới đều là người con có hiếu nhất, đều là học sinh giỏi nhất. Trong kinh Vô Lượng Thọ xưng họ là ‘đệ tử hạng nhất của Như Lai’! Làm sao có chuyện ‘chẳng phát nguyện’ này? Việc này hoàn toàn sai lầm! Những người có đầu óc sáng suốt một chút đều có thể phân biệt và nhận ra. Nếu ngay cả việc này cũng không thể nhận ra sự khác biệt, sự học Phật của chúng ta đều là vô ích, nghe giảng kinh bao nhiêu năm nay cũng luống uổng, vô ích! ‘Tịnh Nghiệp Tam Phước’ tức là hạnh của Phật – Hành vi của chư Phật Như Lai được thể hiện trong sanh hoạt thường ngày. Tam Phước, Lục Hòa, Tam Học, Lục Ðộ, Thập Nguyện đều là sự hành trì của chư Phật. Chúng ta đã làm được chưa? Tôi thường khuyên các vị đồng tu khi khởi tâm động niệm, ngôn ngữ tạo tác phải đối chiếu với năm khoa mục này, nếu tương ứng, phù hợp thì hạnh của quý vị là chánh hạnh; nếu không tương ứng thì hạnh của quý vị là tà hạnh, tà hạnh chẳng thể vãng sanh được đâu!

Cho nên chúng tôi biên soạn năm đề mục của Tịnh Tông thành cuốn sách nhỏ gọi là ‘Nguyên tắc tu hành’, đây là nguyên tắc chúng ta nhất định phải tuân theo trong đời sống, công việc, xử sự, đãi người, tiếp vật hằng ngày, nhất định chẳng thể làm trái ngược. Nếu làm trái ngược thì niệm Phật, phát nguyện cũng không thể vãng sanh. Tại sao vậy? Nguyện này của bạn là nguyện giả, nguyện suông, không thực tế. Khi chúng ta phát nguyện hồi hướng, bạn lấy gì để hồi hướng? Nói suông, hồi hướng suông thì không được, bạn phải dùng những gì thực tế để hồi hướng. Thực tế là gì? Thực tế là tu hành chứng quả, đoạn ác tu thiện, chuyển mê thành ngộ. Ðây là công đức tu hành chân thật của mình, mình phải dùng cái này để hồi hướng. Hôm nay bạn không phát nguyện và cũng không niệm Phật, làm sao bạn có thể vãng sanh cho được?


Nam Mô A Di Đà Phật
Hình đại diện của người dùng
tinhnghia
Bài viết: 694
Ngày: 18/07/10 22:32
Giới tính: Nam
Đến từ: TP.HCM

Re: Kinh Vô Lượng Thọ: Nguyện thứ 18 và 22

Bài viết chưa xem gửi bởi tinhnghia »

NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT:

Nguyện 18: Đới nghiệp vãng sanh.
Nguyện 19: Phát Bồ Đề Tâm vãng sanh.
Nguyện 20: Hồi hướng vãng sanh.

Mình thấy 3 nguyện trên là quan trọng nhất ĐỐI VỚI NGƯỜI TU TỊNH ĐỘ.

'' Nhất cú Di Đà vô biệt niệm, bất lao đàn khảy đáo Tây Phương ''


Hình đại diện của người dùng
dct87
Bài viết: 702
Ngày: 16/03/08 01:42
Giới tính: Nam

Re: Kinh Vô Lượng Thọ: Nguyện thứ 18 và 22

Bài viết chưa xem gửi bởi dct87 »

A Di Đà Phật.
Tâm của bạn vọng tưởng thì gọi là chí tâm thành sao, gọi là có nguyện sao, gọi là có căn lành sao? gọi là hồi hướng sao?
Nếu có người nào khác (mà dct nghĩ là có duyên) hỏi với tâm học Phật thì dct sẽ học hỏi qua lại, còn với nguylinhtam thì bất cứ bài nào dct cũng không thể trả lời được đâu, vì dct học Phật không rành rẽ, cạn cợt, không hiểu biết nhiều, cho nên mỗi lần thảo luận với nguylinhtam là ....copy ...và paste cho một đống ...đọc muốn mờ con mắt mà không hiểu được "ý nghĩa thâm sâu vô cùng tận" của nguylinhtam...cho nên tự hổ thẹn không thể trả lời được câu hỏi của nguylinhtam...

Nam Mô A Di Đà Phật....
Nguylinhtam thông cảm từ bi tha lỗi cho dct không trả lời bài viết của đạo hữu. Vì biết sẽ chẳng thể đến nơi "kiến hòa đồng giải".

A Di Đà Phật.


Hình ảnh
Hình đại diện của người dùng
dct87
Bài viết: 702
Ngày: 16/03/08 01:42
Giới tính: Nam

Re: Kinh Vô Lượng Thọ: Nguyện thứ 18 và 22

Bài viết chưa xem gửi bởi dct87 »

NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT:

Nguyện 18: Đới nghiệp vãng sanh.
Nguyện 19: Phát Bồ Đề Tâm vãng sanh.
Nguyện 20: Hồi hướng vãng sanh.

Mình thấy 3 nguyện trên là quan trọng nhất ĐỐI VỚI NGƯỜI TU TỊNH ĐỘ.
A Di Đà Phật...

Nguyện của Phật thì chẳng có nguyện nào là thừa, hoặc không quan trọng cả, mà tùy chúng sanh tâm thôi....
Còn chuyện phát Bồ Đề Tâm.... cái này có quan trọng không??? Dĩ nhiên quan trọng chứ. Vậy trước khi phát Bồ Đề Tâm thì phải hiểu nó như thế nào mới phát, chứ nói khơi khơi thì ai cũng có thể nói được, cũng rất có nhiều người nói phát Bồ Đề Tâm, nhưng dct chưa dám chắc họ đã hiểu 3 chữ đó không mà lúc nào cũng rêu rao...

Cái chữ Phát Tâm Bồ Đề tinhnghia có thể tra trên mạng, cái này phổ thông...có thể xem bất cứ chỗ nào... dct có thấy kinh Hoa Nghiêm Ngài Phổ Hiền cũng có nói rõ thế nào là Phát Bồ Đề Tâm hay lắm (nghe nói tới Hoa Nghiêm là ngán rồi, dài quá phải không???).

Lại có người nói phải Phát Bồ Đề Tâm mới vãng sanh, không phát Bồ Đề Tâm thì niệm Phật và tín nguyện cách mấy cũng không thể vãng sanh, cái này không hẳn đúng đâu ...
Cái này có cái Lý và Sự của nó ...

Phân tích thì dài dữ lắm, thôi kể chuyện nghe cho vui rồi rút kinh nghiệm.. (chuyện dĩ nhiên không thật)

* Có một bà già kia quê mùa dốt nát, chẳng biết đọc chữ nhà nghèo nữa...Hôm nọ có một vị sư đến vùng nghèo đó thuyết pháp, sư khuyên mọi người nên niệm Phật A Di Đà và nguyện vãng sanh vì cõi ấy trang nghiêm thanh tịnh, không có bệnh già chết. Bà già nghe xong thì về suy nghĩ, thấy thân mình nghèo nàn, lại dốt chữ sống bữa đói bữa no, nên bà ta hết lòng tín nguyện trì danh.... Ngày lại qua ngày căn duyên thuần thục bà thấy Phật đến rước, an nhiên mà đi ....

Vậy tinhnghia nghĩ xem, bà ta cuối đời chỉ trì danh tín nguyện tha thiết... thật thà mà niệm Phật được Phật cảm ứng tới rước...Vậy thì chúng ta hỏi rằng "bà ta đã Phát Bồ Đề Tâm chưa???" sao lại được vãng sanh ngon ơ vậy ???

Lại nói chuyện súc sinh vãng sanh, ...súc sinh nghe người niệm Phật, tâm duyên theo tiếng niệm và nguyện ấy mà được vãng sanh... Mình thử hỏi con két, con gà, con heo đó ...."ê, tụi bây phát Bồ Đề Tâm chưa? "

dct xin thưa với tinhnghia ... NGUYỆN VÃNG SANH TÂY PHƯƠNG CHÍNH LÀ ĐÃ PHÁT BỒ ĐỀ TÂM...(Hình như dct được biết đây là câu nói của Tổ Ngẫu Ích, nhưng không thấy link, chỉ nghe giảng 1 lần thôi) muôn ngàn lần đạo hữu hãy ghi nhận như thế.
tinhnghia lại xem, trong Quán Kinh phần hạ phẩm hạ sanh, lúc kẻ ác kia lâm chung chỉ khuyên họ niệm Phật nguyện vãng sanh, chứ không có bảo phải Phát Bồ Đề Tâm, Bồ Đề Tâm là thề nào ??? ngồi đó mà phân tích thì mạng người kia cũng không còn...

Xá Lợi Phất đã Phát Tâm Bồ Đề, nhưng lại vụ Đế Thích xin con mắt mà mất Bồ Đề Tâm, tu học vào hàng Thanh Văn, vậy có phải đã Phát Tâm Bồ Đề rồi mà bị "vong thất Bồ Đề Tâm" không ???.

Kinh lại nói, người Phát Bồ Đề tâm nhiều như bông xoài trứng cá, nhưng thành tựu thì chẳng được bao nhiêu ??? Vì sao ??? làm hổng nổi, bị sanh tử luân hồi, nên quên mất cái tâm ấy đi.

Vậy thì từ nay chứ nghi ngờ nữa về pháp môn Tịnh Độ, người ta chỉ giỏi nói Phát Tâm Bồ Đề mà chẳng biết đã thực hiểu chưa, có hiểu ý nghĩa đó chưa? mà cứ lôi ra nói hoài, càng nói càng rối....

Tín dù chỉ hiểu trên sự (có Phật A Di Đà, có thế giới Cực Lạc) thì khi vãng sanh cũng có ngày chứng lý
Nguyện chỉ hiểu trên sự (nguyện về cõi Cực Lạc của Phật) không biết Bồ Đề Tâm cũng chẳng sao
Hạnh chỉ hiểu trên sự (trì danh niệm Phật) thì về đó cũng chứng Bất Thối.

Chẳng cần phải học cho nhiều thế nào là Bồ Đề Tâm, thế nào là tâm vương, tâm sở.... cái đó là nghiên về giáo, tướng. Đôi khi biết nhiều quả trở thành SỞ TRI CHƯỚNG, chỉ nên trì danh hiệu Phật nguyện vãng sanh là vững vàng nhất, chẳng cần phụ bị thêm kiến thức gì cả.

tinhnghia thử nghĩ xem, chẳng cần biết Bồ Đề Tâm là gì, thế mà súc sanh, người ngu, ké dốt niệm Phật vãng sanh thì đã thành A Duy Việt Trí Bồ Tát ngay tức khắc, vậy dự vào hàng Bồ Tát liệu có thể cho họ là chẳng phát Bồ Đề Tâm không ???

dct viết bài này để nói rõ người tu Tịnh có ưu thế như vậy đó, chứ chẳng phải khuyên mọi người không phát Tâm cũng không sao, không phải ý này, bởi vì có những người chấp trước (làm quá) cho nên nhân tiện nói ra để đạo hữu chiêm nghiêm.

Nam Mô A Di Đà Phật.
Chúc tinhnghia niệm Phật an lạc.


Hình ảnh
Hình đại diện của người dùng
tinhnghia
Bài viết: 694
Ngày: 18/07/10 22:32
Giới tính: Nam
Đến từ: TP.HCM

Re: Kinh Vô Lượng Thọ: Nguyện thứ 18 và 22

Bài viết chưa xem gửi bởi tinhnghia »

'' Nguyện vãng sanh chính là phát Bồ Đề Tâm'' quả đúng như vậy.

Nhưng người con Phật khi học giáo lý, nên biết là '' tâm lớn thì quả lớn'' không những '' nguyện vãng sanh'' mà phải mở rộng tâm lượng của mình nguyện'' độ tất cả chúng sanh'' thì dễ cảm ứng với tâm ''Phật'' hơn nên mới có Tứ Hoằng Thệ Nguyện. Chúng ta có cơ duyên lớn khi biết một số kinh điển, trong đó có '' Tịnh Độ Tam Kinh'' biết pháp môn Tịnh Độ là thù thắng. Chúng ta không nên phân bì với người chưa đọc kinh điển là họ chưa phát Bồ Đề Tâm mà vẫn vãng sanh, biết đâu trong quá khứ họ đã phát '' Bồ Đề Tâm'' rồi.

Nam Mô A Di Đà Phật.


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.18 khách