KINH BÁT ĐẠI NHÂN GIÁC (TÂM LÀ GÌ?)

Có những đoạn kinh luận đọc không hiểu, hiểu mà không thấu đáo, chẳng biết hỏi ai ? Mời đem vào đây để mọi người cùng nhau thảo luận học hỏi...

Điều hành viên: binh

Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: KINH BÁT ĐẠI NHÂN GIÁC (TÂM LÀ GÌ?)

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

Đại Thừa chia ra hai tông chính:

1. Không Tông tức thuộc Kinh Hệ Bát Nhã
2. Tánh Tông tức thuộc các Hệ Kinh như Pháp Hoa, Niết Bàn, Lăng Nghiêm, Lăng Già, Hoa Nghiêm

Dĩ nhiên cái nhìn hai bên có chút khác biệt.

Ví dụ chữ "Tánh".

Thì bên Không Tông cho rằng Tánh Không hay Không Tánh tức là vạn pháp không có tánh cố định do vì duyên sinh duyên diệt, cho nên nói Không. Vì vậy cội nguồn của các pháp Không Tông gọi là "Tánh".

Còn bên Tánh Tông thì cho rằng Tánh Phật hay Phật Tánh tức là cái Tánh Giác mà muôn loài đều có. Vì vậy cội nguồn của các pháp Tánh Tông gọi là "Tâm".

Tánh chỉ cho thể tánh Không Tịch
Tâm chỉ cho thể tánh Linh Giác

Bởi thế 22 năm Bát Nhã chỉ nói về Tánh Không Tịch, để chủng bị cho một khung trời Tánh Giác, chứ chưa nói đến Tánh Phật, nơi Pháp Hoa, Niết Bàn, Lăng Nghiêm mới nói tường tận.

Khi chứng được Tánh Không Tịch lại trở về Tánh Giác Như Lai Tạng Diệu Chân Như, nhập Tri Kiến Phật thì mới vẹn toàn cái Chân Tâm Tịch Chiếu, tức Vô Lượng Thọ, Vô Lượng Quang, gọi là A Di Đà Phật.


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
hlich
Bài viết: 1217
Ngày: 09/12/08 14:16
Giới tính: Nam

Re: KINH BÁT ĐẠI NHÂN GIÁC (TÂM LÀ GÌ?)

Bài viết chưa xem gửi bởi hlich »

tangbong
không tánh bao gồm hư không nhưng tánh giác có bao gồm hư không không?
:)


Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: KINH BÁT ĐẠI NHÂN GIÁC (TÂM LÀ GÌ?)

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

cái tay co nắm thấy nó di động nên cho là có sanh diệt; cái thấy thì không thể thấy; vì không thể thấy mà kết luận là nó bất động bất sanh diệt sao ?
Cái Thấy là dụng của Tâm, con mắt chỉ làm duyên chứ không phải con mắt thấy.

Đã là Tâm thấy thì Tâm không hình không tướng lấy đâu đem ra? Vả lại Tôi chỉ nương lời Phật dạy trong Lăng Nghiêm, do vậy Phật đã thấy rõ được Tâm mình nên chỉ bài cho chúng ta thấy, nhưng chúng ta vẫn chưa thấy, chỉ nương vào Kinh sách để tạm hiểu thôi.

Tôi chỉ mượn lời Phật ở trong Lăng Nghiêm mà hiểu thế, nói thế.

Xin đọc Lăng Nghiêm sẽ rõ, mong được ý quên lời.
Khi bấy giờ đức Như-lai ở trong đại-chúng co năm ngón tay, co rồi lại mở, mở rồi lại co, bảo ông A-nan rằng: “Nay ông thấy gì?”.

Ông A-nan đáp: “Tôi thấy bàn tay Bách-bảo-luân của Như-lai, ở trong chúng, lúc mở lúc nắm”.

Phật bảo ông A-nan: “Ông thấy tay tôi ở trong chúng khi mở khi nắm, đó là tay tôi có mở có nắm hay là cái thấy của ông có mở có nắm?”.

Ông A-nan bạch: “Bàn tay báu của Thế-tôn ở trong chúng khi mở khi nắm; tôi thấy bàn tay Như-lai tự mở tự nắm, chứ không phải tính-thấy của tôi có mở có nắm”.

Phật bảo: “Cái gì động, cái gì tĩnh?”.

Ông A-nan bạch: “Bàn tay Phật không ở yên, chứ tính-thấy của tôi còn không có tĩnh, lấy gì gọi là không ở yên nữa”.

Phật dạy: “Ðúng thế”
Lúc bấy giờ đức Như-lai bảo với vả đại-chúng rằng: “Như các chúng-sinh lấy cái lay-động mà gọi là trần, lấy cái không ở yên mà gọi là khách, thì các ông hãy xem ông A-nan, đầu tự lay-động mà cái thấy không lay-động, lại hãy xem bàn tay tôi tự mở tự nắm mà cái thấy không ruỗi không co. Làm sao các ông hiện nay lại lấy cái động làm thân, lấy cái động làm cảnh, tự đầu đến cuối, niệm-niệm sinh-diệt, bỏ mất chân-tính, làm việc trái-ngược; tâm-tính mất chỗ chân-thật, nhận vật làm mình, xoay-vần trong ấy, tự-nhận lấy cái trôi-lăn trong lục-đạo”.
cái thấy là nhãn thức, nhãn thức khởi với sự xúc chạm của căn và trần: cho nên nhãn thức là do nhân duyên, tức có sanh diệt; đây là cách hiểu theo nhân duyên
:) đúng thế. Với cái nhìn của phàm phu chúng sanh thì nó là hư vọng sanh diệt. Nhưng Phật ở Lăng Nghiêm là nói theo cái Thấy Nghe Hay Biết của Phật, nên nó là chân thật. Nhưng tuy là chân thật mà mình chưa giác ngộ như Phật thì cái Thấy Nghe Hay Biết hiện đang phân biệt của mình cũng toàn là Hư Vọng.

Như Kinh Viên Giác nói: "Không thể đem cái tâm phân biệt mà suy lương tánh Viên Giác của Như Lai"

Hơn nữa tôi đã nói "Kiến Tinh" chưa phải "Kiến Tánh", cho nên nó vẫn còn là cái hư vọng.

Mê thì gọi là Thức
Giác thì gọi là Trí

Thức và Trí chỉ khác nhau ở Mê và Ngộ thôi.
nhưng theo bát nhã đại thừa thì những pháp như "nhân duyên", "sanh", "diệt", tự chúng cũng chỉ là pháp, không có tự tánh; cho nên nói nhãn thức sanh diệt cũng chỉ là lối nói của tục đế; nhãn thức thực sự là gì cũng không thể nói được; cái thực sự không thể nói được ấy là chân tâm
Chính vì không có Tự Tánh ngay đó nhận ra Tánh Vô Sanh của vạn Pháp.
cho nên cái biết, cái được biết, tất cả là chân tâm
Đúng thế.


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: KINH BÁT ĐẠI NHÂN GIÁC (TÂM LÀ GÌ?)

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

hlich đã viết:tangbong
không tánh bao gồm hư không nhưng tánh giác có bao gồm hư không không?
:)
Lăng Nghiêm hay ở chỗ là chỉ rõ từ thấp đến cao, từ mê đến ngộ, dung nạp mọi pháp trong suốt một đời giáo hóa của Phật, A Hàm, Phương Đẳng, Bát Nhã, Pháp Hoa Niết Bàn.

Ở Phần Bảy Đại là Như Lai Tạng Diệu Chân Như Tánh có chép như sau, hãy tự đọc mà hiểu:
Chi 7. - Thu không-đại.

"A-nan, hư-không không có hình, nhân sắc-tướng mà tỏ-bày ra. Như trong thành Thất-la-phiệt, chỗ cách xa sông, những người dòng Sát-lỵ, dòng Bà-la-môn, dòng Tỳ-xá, dòng Thủ-đà hay dòng Phả-la-đọa, dòng Chiên-đà-la, vân vân... khi dựng nhà mới, thì đào giếng mà lấy nước, đào đất ra một thước, thì trong đó có một thước hư-không, như vậy cho đến đào đất ra một trượng, thì trong đó lại được một trượng hư-không, hư-không nông hay sâu, tùy đào đất ra nhiều hay ít. Hư-không đó là nhân đất mà ra, nhân đào mà có hay không nhân gì mà tự sinh?

A-nan, nếu hư-không đó không nhân gì mà tự sinh, thì khi trước khi chưa đào đất, sao nơi đó lại không trống-rỗng, mà chỉ thấy đất liền, hẳn không thông-suốt. Nếu nhân đất mà ra, thì khi đất ra, phải thấy hư-không vào; nếu đất ra trước, mà không thấy hư-không vào, thì làm sao hư-không lại nhân đất mà ra. Còn nếu không ra, không vào, thì hư-không với đất vốn không khác nhau; không khác tức là đồng, thì khi đất ra, sao hư-không lại không ra. Nếu nhân đào mà ra, thì phải đào ra hư-không, chứ không đào ra đất; nếu không nhân đào mà ra, thì tự đào ra đất, làm sao lại thấy hư-không?

Ông hãy xét cho kỹ, nhận-rõ xét-chín: Đào, thì do tay người, theo phương hướng mà vận-chuyển, đất, thì từ nơi đất liền mà dời đi, còn hư-không, như vậy, thì nhân đâu mà ra. Đào là thật sự, hư-không là rỗng trống, không có tác-dụng gì với nhau, không phải hòa, không phải hợp, không lẽ hư-không không do đâu mà tự ra. Nếu cái hư-không đó, bản-tính viên-mãn cùng khắp, không có lay-động, thì nên biết hiện-tiền hư-không và bốn thứ địa, thủy, hỏa, phong, đều gọi là năm đại, tính thật viên-dung, vốn là tính Như-lai-tạng, không sinh, không diệt.

A-nan, tâm ông mê-muội, không ngộ được bốn đại vốn là tính Như-lai-tạng, ông hãy xét cái hư-không là ra, là vào hay không ra, không vào. Ông toàn không biết trong Như-lai-tạng, tính giác là chân-không, tính không là chân-giác, bản-nhiên thanh-tịnh, cùng khắp pháp-giới, theo tâm chúng-sinh, đáp-ứng với lượng hay-biết. A-nan, như một giếng trống không, thì hư-không sinh trong một giếng; hư-không thập phương, thì cũng như vậy. Không-đại cùng khắp mười phương, đâu có chỗ ở, theo nghiệp mà phát-hiện; thế-gian không biết, lầm là nhân-duyên và tính tự-nhiên, đều là những so-đo phân-biệt của ý-thức, chỉ có lời nói, toàn không có nghĩa chân-thật.


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: KINH BÁT ĐẠI NHÂN GIÁC (TÂM LÀ GÌ?)

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

cái thấy là nhãn thức, nhãn thức khởi với sự xúc chạm của căn và trần: cho nên nhãn thức là do nhân duyên, tức có sanh diệt; đây là cách hiểu theo nhân duyên
Tôi quên nói thêm.

Cái thấy có hai Phần:

1. nhãn thức (nên hư vọng là đúng)
2. thể tánh của cái biết (nhãn thức), gọi là tánh biết thấy. cái nầy thì không phải hư vọng.


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
hlich
Bài viết: 1217
Ngày: 09/12/08 14:16
Giới tính: Nam

Re: KINH BÁT ĐẠI NHÂN GIÁC (TÂM LÀ GÌ?)

Bài viết chưa xem gửi bởi hlich »

tangbong
tính giác là chân-không, tính không là chân-giác (Kinh Lăng Nghiêm)
cám ơn đ/h trích kinh; mình hỏi vì ban đầu đ/h nói nghe như không tính và tính giác có khác biệt, như là
Bát Nhã chỉ nói về Tánh Không Tịch, để chủng bị cho một khung trời Tánh Giác
Cái thấy có hai Phần
mình nghĩ không phải có hai phần mà là có hai lối nói về cái thấy, lối nói theo tục đế và lối nói theo chân đế?
:)


Hình đại diện của người dùng
dct87
Bài viết: 702
Ngày: 16/03/08 01:42
Giới tính: Nam

Re: KINH BÁT ĐẠI NHÂN GIÁC (TÂM LÀ GÌ?)

Bài viết chưa xem gửi bởi dct87 »

hihi

A Di Đà Phật...

dct cám ơn bài viết của Thánh Tri... chính chỗ đó là chỗ dct muốn biết câu "Sai rồi, A Nan! Cái ấy chẳng phải tâm ngươi." nằm trong kinh Lăng Nghiêm, và chỗ hiểu của Thánh Tri không trật vậy...(Vậy mà hôm bữa hình như không có duyên, tìm 2 giờ đồng hồ mà cũng không ra câu đó trong kinh).

Phật có ví dụ rất hay và tuyệt vời... như người đem hư không "bỏ" vào bình (ví dụ cho mê) rồi đem đến một nơi khác, mở nắp ra hư không có tăng thêm không (giác).
Vậy cái hư không trong bình và hư không bên ngoài kia là khác???

Cái chỗ mà Thánh Tri trích là phần mở đầu của kinh cho nên Phật "phủ nhận" hết những chỗ chấp riêng lẻ của A Nan... Chỗ đó chưa đi vào "trung tâm".
Cho nên câu đó chưa phải là tinh thần của Lăng Nghiêm.

Cám ơn Thánh Tri.


Hình ảnh
Hình đại diện của người dùng
dct87
Bài viết: 702
Ngày: 16/03/08 01:42
Giới tính: Nam

Re: KINH BÁT ĐẠI NHÂN GIÁC (TÂM LÀ GÌ?)

Bài viết chưa xem gửi bởi dct87 »

bài Thánh Tri viết trả lời nhiều quá... dct không biết xen vào chỗ nào để hỏi nữa...

cho nên cái biết, cái được biết, tất cả là chân tâm

Đúng thế.


(Thánh Tri viết chữ "đúng thế" ở trên)

Chỗ đó mới đúng là tinh thần Lăng Nghiêm....

Vì thế ngay phần mở đầu Thánh Tri chỉ trích 1 câu nhỏ của kinh Lăng Nghiêm "Tâm là cái suy nghĩ lăng xăng hằng ngày" nếu phủ định câu đó hoàn toàn thì sẽ mẫu thuẫn với câu trích dẫn (quote) trên...


Hình ảnh
Hình đại diện của người dùng
dct87
Bài viết: 702
Ngày: 16/03/08 01:42
Giới tính: Nam

Re: KINH BÁT ĐẠI NHÂN GIÁC (TÂM LÀ GÌ?)

Bài viết chưa xem gửi bởi dct87 »

Thấy đạo hữu Hlich .... nhẫn nại chịu khó chỉ ra cái 1 là tất cả...


Hlich:
cái thấy là nhãn thức, nhãn thức khởi với sự xúc chạm của căn và trần: cho nên nhãn thức là do nhân duyên, tức có sanh diệt; đây là cách hiểu theo nhân duyên
Thánh Tri:
:) đúng thế. Với cái nhìn của phàm phu chúng sanh thì nóhư vọng sanh diệt. Nhưng Phật ở Lăng Nghiêm là nói theo cái Thấy Nghe Hay Biết của Phật, nên nó là chân thật. Nhưng tuy là chân thật mà mình chưa giác ngộ như Phật thì cái Thấy Nghe Hay Biết hiện đang phân biệt của mình cũng toàn là Hư Vọng.
dct nhớ kinh Lăng Nghiêm có chỗ Phật chỉ "cái thấy" (= nghĩa cái nhìn)cho vua Ba Tư Nặc, vậy vấn đề đặt ra là ... "Cái thấy" của vua Ba Tư Nặc là "hư vọng sanh diệt" hay là cái thấy của Phật. Sao Phật vẫn nói là "cái thấy" của vua không sanh không diệt ???

Cho nên hlich nói rất hay ở chỗ "đây là cách hiểu theo nhân duyên".

Nhưng tinh thần Lăng Nghiêm thì ... chẳng Nhân Duyên, chẳng Tự Nhiên...

Cho nên phần sau Hlich cố sửa cho Thánh Tri:


Thánh Tri
Cái thấy có hai Phần:

1. nhãn thức (nên hư vọng là đúng)
2. thể tánh của cái biết (nhãn thức), gọi là tánh biết thấy. cái nầy thì không phải hư vọng.

Hlich
mình nghĩ không phải có hai phần mà là có hai lối nói về cái thấy, lối nói theo tục đế và lối nói theo chân đế?
Chính vì không có 2 phần cho nên Phật mới chỉ cho vua Ba Tư Nặc "cái thấy" đó....

Chúc Thánh Tri an lạc.

(sorry nghe, dct phải viết thành 3 bài liên tiếp, vì ...khó theo dõi quá).

Nếu hiểu chỗ "ngay vọng tức" chân, đó mới chính thực là cốt lõi... Nếu vẫn còn "vọng là vọng", "chơn mới là chơn", thì sao là Trung Đạo đây...

Cho nên ngay chỗ lúc đầu dct "than phiền" Thánh Tri ở chỗ "Anan, đó chẳng phải là tâm của ông"....

A Di Đà Phật...


Hình ảnh
Hình đại diện của người dùng
dct87
Bài viết: 702
Ngày: 16/03/08 01:42
Giới tính: Nam

Re: KINH BÁT ĐẠI NHÂN GIÁC (TÂM LÀ GÌ?)

Bài viết chưa xem gửi bởi dct87 »

Hlich
nhãn thức thực sự là gì cũng không thể nói được; cái thực sự không thể nói được ấy là chân tâm
Hlich nói phải, chữ "Thức" ...thật khó giải thích.... thường mình hiểu 6 căn + 6 trần ---> 6 thức ... Hiểu thì hiểu vậy thôi, chứ chữ "Thức" là do duyên căn cộng trần... nhưng chẳng phải dễ dàng như vậy.... cho nên chỗ đó khó giải thích được...

Thức nói dễ hiểu đi... là một dạng Tâm Mê (là chỗ "suy nghĩ lăng xăng lung tung" mà Thánh Tri đề cập).

Cho nên nói:
Nhãn thức là vọng chứ là gì? đã gọi là thức rồi thì tức là vọng
... cũng hổng được nữa...

Như Phật ví dụ 1 cái khăn (chân) có 6 nút thắt (vọng), vậy 6 cái nút thắt (vọng) chẳng phải là khăn (chân)???

Mà nếu nói Vọng là Chân thì đánh đồng Mê cho là Ngộ...

Còn nếu nói:
Còn cái gì khởi ra vọng ấy thì mới là cái chơn thực.
Vậy thì Chân khởi ra Vọng..thì thành ra là 2 thứ khác nhau....cũng không được.

Cho nên Hlich nói "không thể nói được"...mà "cái không thể nói được" là Chân Tâm.

Nếu hiểu chỗ "tức"...hay HIỂU cái "điểm giữa" ngay chỗ Bất Nhị thì "vọng" nói đó, "suy nghĩ lăng xăng" nói đó cả thảy đều là ...Chân Tâm cả.

Bát Nhã chỉ nói "Ngũ Uẩn giai không", còn Lăng Nghiêm thì .... "Ngũ Uẩn Vô Sanh"

Cho nên có một đạo hữu nào đó nói:
cái thấy nghe hay biết của mình vốn không sanh diệt
... là chỗ mà Hlich khen...
đây là một bước nhảy vì cái thấy nghe hay biết được hiểu là sanh diệt;
Chúc bác Bình an lạc.


Hình ảnh
hlich
Bài viết: 1217
Ngày: 09/12/08 14:16
Giới tính: Nam

Re: KINH BÁT ĐẠI NHÂN GIÁC (TÂM LÀ GÌ?)

Bài viết chưa xem gửi bởi hlich »

tangbong
cám ơn đ/h dct87 giúp giải thích thật cặn kẽ kinhle kinhle kinhle

nễ hẫn tri ngã ;)

:)


Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: KINH BÁT ĐẠI NHÂN GIÁC (TÂM LÀ GÌ?)

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Ngôn ngữ, chữ nghĩa có giới hạn của nó.
Không thể diễn tả được hết ý muốn nói.
Ý tại ngôn ngoại.

DCT cũng tinh mắt lắm.
Tặng cho cái bông nè tangbong tangbong tangbong


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.8 khách