Bình đẳng chính là đạo Bồ-Đề

Có những đoạn kinh luận đọc không hiểu, hiểu mà không thấu đáo, chẳng biết hỏi ai ? Mời đem vào đây để mọi người cùng nhau thảo luận học hỏi...

Điều hành viên: binh

tubihyxa_nguyen
Bài viết: 38
Ngày: 19/12/10 23:36
Giới tính: Nam
Đến từ: toi den tu trang chuyenphapluan.com

Bình đẳng chính là đạo Bồ-Đề

Bài viết chưa xem gửi bởi tubihyxa_nguyen »

Nam mô Sa bà giáo chủ bản sư Thích ca mâu Ni Phật
Trong Tam-Tạng giáo lý có nhiều đoạn đạo đề cập đến tính ''bình đẳng'' . Tính năng bình-đẳng lại được chỉ thẳng ra chính là đạo bồ-đề . Qua thực hành truy xét tính bình-đẳng , quả đúng là như vậy , nếu gạn suy xét được đến tầm tuyệt đối bình-đẳng , liền hiện rõ cho bạn thấy một phương pháp đưa bạn trực chỉ thẳng đến bồ-đề . Phương pháp đưa ta đạt được kết quả, ghép vào hình tượng, sẽ thành con đường bản thân đi để đến được đích . Phương pháp cũng là con đường như thế, vốn chẳng phải phương pháp cũng chẳng phải thực tế con đường, giáo lý đặt cho chức danh đạo . Ở đây chúng ta tín kính Phật , tôn trọng và nương theo giáo lý Phật cho nên phương pháp ''thực hành truy xét tính năng bình-đẳng, đến tầm tuyệt đối , tuyệt-tuyệt đối bình đẳng '' được ấn định bằng danh để gọi là ĐẠO . Tiếp tục xét đến Bồ-đề . Khi thực hành phát động tính năng bình-đẳng , phát động tính năng bình-đẳng cao độ và cứ tiếp tục đẩy mạnh phát động bình-đẳng , dẫn đến nhận biết ra chân tướng . Nhận biết ra chân tướng được dùng quán chiếu , sự nắm bắt cái kết quả '' nhận ra chân tướng '' có lưu giữ hay không , lưu giữ bền chắc hay không phụ thuộc vào định lực của bạn có chân chính hay chưa , nhiều hay ít định lực . Nếu nhận biết ra chân tướng của tất cả các khía cạnh bạn hướng sự quán đến trong mọi thời gian, tại mọi địa điểm tức là ý nghĩa của tính năng Bồ-Đề . Vì đạo như trên vừa tả, đã rất chi tiết , có thể nối tới tính năng được ấn định gọi là bồ-đề nên khi mở rộng quá trình diễn tả sẽ được một danh nghĩa đầy đủ là ĐẠO BỒ ĐỀ . Sự thực hành chứng nghiệm câu chỉ dẫn BÌNH-ĐẲNG-CHÍNH-LÀ-ĐẠO-BỒ-ĐỀ trong giáo lý là như vậy . Phật dạy "TIN TA MÀ KHÔNG HIỂU HIỂU TA TỨC LÀ BÁNG BỔ TA '' , chính vì sợ rằng sự tôn kính quy y Tam-Bảo cùng thờ phụng lễ lạy Phật trở thành báng bổ phật , đáng sợ hơn muôn vàn lần nếu lại còn phải thấy sự báng bổ xảy ra dù tại bất cứ đâu , xuất phát từ bất kỳ phương hướng nào , cho nên sự thực hành phải diễn ra như thế , sự mô tả cần tỉ mỉ và chi tiết như thế này mới mong tạm có đủ ý nghĩa tự lợi-lợi tha vẫn thường được Tăng-bảo chỉ dẫn .
Riêng nói đến sự tu hành giai đoạn nghiên cứu giáo lý , thấy ngay được đây thuộc vào một bước hành tu tập đem lại nhiều thành tựu, nhất là với tính chất chia sẻ và hồi hướng , thành tựu của sự tu thực hành nghiên cứu kinh luận ,giáo lý, hồi hướng mãi chẳng sút kém , càng chia sẻ càng trở nên hoàn chỉnh hơn , càng dùng nhiều càng tỏa rộng rang tỏ thêm lên . Nếu có dùng để bố thí thời thành tựu từ sự tu cách nghiên cứu Kinh-Luận-Giáo lý cũng thuộc về một món bố thí rất quý giá , theo Kinh Diệu Pháp Liên Hoa , đoạn ghi :...........
''Trong các món thí
thời bố thí pháp
tối tôn hơn cả ''......
Thực hành tu nghiên cứu Giáo lý, với tôi thấy hào hứng chỉ tiếc sức tư duy còn quá hạn hẹp kết hợp với phúc đức rất mỏng manh . Giữa các bức bách khó xả bỏ , trong thực trạng chìm nổi bập bềnh để có thành tựu dù nhỏ nhặt, khi nghiên cứu giáo lý, cũng là hiếm hoi và có thể không kết quả, dù thế vẫn mong được sự chia sẻ thành quả _nếu chứng được_từ quý vị , các bạn trên diễn đàn này cùng với hết thảy Đại chúng tu thành Phật đạo . Kính mong tất cả các vị , các bạn , các sự tu hành Phật sẽ hoan hỷ bố thí Pháp trên diễn đàn cũng như tại khắp các nơi .
Nay đề xuất nghiên cứu Kinh BÁT-NHÃ-BA-LA-MẬT .
Mới lướt qua văn tự của Bát nhã ba la mật đã thấy khó nghiên cứu rồi . Buổi hôm nay bế tắc tại đây , chưa có kiến giải nào .
Xin dừng buổi tham gia tại diễn đàn lần này tại đây. Chúc quý vị , quý bạn vui, khỏe ,tu hành kết quả
Chúc diễn đàn sớm ngày hưởng và tỏa ánh hào quang Phật pháp đạt đến quả Tận-Độ
Nam mô A DI ĐÀ PHẬT
Nam mô Bồ tát Di Lặc Tôn Phật


Phật chẳng là phật
Không vốn chẳng không
Bảo Phật như không
Dẫn Không hóa Phật
( Xưa ai là tôi_ . _mai tôi là ai
Nay vui bỏ hôm xưa - ngày mai đó )
Hình đại diện của người dùng
kimcang
Bài viết: 1894
Ngày: 19/12/07 16:28
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Canada
Được cảm ơn: 1 time

Re: Bình đẳng chính là đạo Bồ-Đề

Bài viết chưa xem gửi bởi kimcang »

Tâm Không Dấy Niệm Là Bình Đẳng.



Om Amitabha Hri, Om Mani Padme Hum, Om Vajrapani Hum.
nguynlinhtam
Bài viết: 1141
Ngày: 07/06/10 04:08
Giới tính: Nam

Re: Bình đẳng chính là đạo Bồ-Đề

Bài viết chưa xem gửi bởi nguynlinhtam »

Trích Kinh Quán Vô Lượng Thọ:
http://niemphat.net/Kinh/kinhquanvoluongtho.htm
Ðức Phật bảo A Nan và Vi Ðề Hi: "Người sanh Cực Lạc thế giới, bậc Thượng Phẩm Thượng Sanh ấy. Nếu có chúng sanh nguyện sanh Cực Lạc thế giới phát ba thứ tâm liền được vãng sanh. Những gì là ba tâm?

Một là chí thành tâm, hai là thâm tâm và ba là hồi hướng phát nguyện tâm. Người đủ ba tâm này ắt sanh Cực Lạc thế giới.

Còn có ba hạng chúng sanh sẽ được vãng sanh.



Tâm không dấy niệm tức 1 niệm không sanh gọi là "thành" tức là tâm chân thành (Chí Thành Tâm). Đó chính là Thể của bồ đề tâm. Nếu không có Thể thì không có Dụng. Dụng của bồ đề tâm là Thanh tịnh, Bình đẳng, Giác (Tức Thâm Tâm). Từ bi tức là Đại bi Tâm. Phát nguyện chính là Hồi Hướng Tâm.




Nếu trước Phật Bồ tát mà nghĩ rằng con đây rất thành kính, chí thành không dối mình và dối người thì người như vậy cũng rất tốt nhưng không hợp với tâm chân thành vì ý niệm đã khởi lên.

A Di Đà Phật


Nam Mô A Di Đà Phật
tietphuochung
Bài viết: 378
Ngày: 07/03/10 01:27
Giới tính: Nam
Đến từ: tiengiang vietnam

Re: Bình đẳng chính là đạo Bồ-Đề

Bài viết chưa xem gửi bởi tietphuochung »

>:D< >:D< >:D<


LÒNG BÌNH ĐẲNG

Xin mời các bạn xem bài Tụng của Lục Tổ !

Tụng rằng :
Lòng bình đẳng đâu cần giử giới
Làm việc ngay há đợi tu thiền
Ân, song thân hiếu dưởng chuyên cần
Nghĩa huynh đệ dưới trên tương ái
Nhượng hoà mục tôn ti đối đãi
Nhẫn muôn điều ác hại chớ gây
Nếu bền tu như lấy lửa cọ cây
Nơi bùn lấm nở đầy sen đỏ
Đắng miệng ấy thuốc trừ bịnh khổ
Nghịch tai là lời độ chánh trung
Sửa lỗi lầm trí huệ phát sung
Binh tội quấy tâm tùng đoạ ác
Năng làm phước giúp người lợi lạc
Đạo nào do thí bạc mà thành
Vốn Bồ Đề cầu ở Tâm thanh
Ngoài mộng ảo, muội manh nhọc kiếm
Nghe nói Pháp lòng vâng tu niệm
Cõi Thiên đường mầu nhiệm thấy liền

Trích PBĐK do Hoà Thượng MINH TRỰC Thiền Sư dịch và giảng.
>:D<


TÂM THẤY THẬT TƯỚNG
MINH CHÂU HIỆN NHÃN TIỀN
THẤY NGHE VÔ NGẠI
VÔ NGẠI ĐẠI THẦN THÔNG
TUỲ DUYÊN DIỄN PHÁP
PHỔ ĐỘ CHÚNG HỮU TÌNH
Hình đại diện của người dùng
dct87
Bài viết: 702
Ngày: 16/03/08 01:42
Giới tính: Nam

Re: Bình đẳng chính là đạo Bồ-Đề

Bài viết chưa xem gửi bởi dct87 »

Tâm dấy niệm cũng chẳng ngoài cái Bình Đẳng.


Hình ảnh
Hình đại diện của người dùng
neo_prog
Bài viết: 61
Ngày: 29/10/10 07:12
Giới tính: Nam

Re: Bình đẳng chính là đạo Bồ-Đề

Bài viết chưa xem gửi bởi neo_prog »

Mình nhận thấy mọi thứ trên thế giới này đều chia làm 3 con đường , vd như tự ti - khiêm tốn - tự kiêu , có - không có không không - không , giàu - vừa phải - nghèo , sinh - không sinh mà cũng không tử - tử , khổ hạnh - trung đạo - cuồng dục , thần thánh - con người - ma quỷ ... rất nhiều , rất nhiều thứ khác nữa . Đạo Phật là đạo tầm trung , không ngạo mạn mà cũng không yếu hèn . Mọi lời dạy , kinh điển , tông phái đều hướng con người đi vào con đường thanh tịnh , chấm dứt mọi dao động :x Giống như 1 mặt nước tĩnh lặng , không có sóng lên sóng xuống >:D<

Mình vẽ 1 hình đơn giản để diễn tả ( khả năng diễn đạt của mình kém nên vẽ hình cho mọi người dễ hiểu :D )

Hình ảnh

Vòng tròn là tính không , Vô Thường . Đường thẳng màu xanh là tinh thần Trung đạo :-P Còn màu đỏ và mấy cái bên ngoài , những biên kiến dao động hỗn loạn . Nhìn vào hình bạn thấy sự lựa chọn nào là tốt nhất ;;) Đa số người đời thường đều chỉ nhìn nhận 2 con đường Có - Không , mà quên đi 1 điều là còn có con đường thứ 3 nằm giữa 2 con đường đó . Khi đã nắm bắt đc cách điều khiển dựa vào Trung đạo thì các biến kiến sẽ đc biến thành những món đồ chơi , thích thì đem ra chơi đùa , không thích thì vứt :D Tính ra chúng ta có đến 3 con đường lựa chọn trong cuộc sống khi gặp các vấn đề


Nguyện đem cái Ta ngu ngốc này và những cái của Ta ngu ngốc kia làm công cụ thực hành cả 1 đời này :)
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.13 khách