Trang 1 trên 2

“Pháp còn nên bỏ, huống hồ là phi pháp”

Đã gửi: 08/01/11 05:12
gửi bởi nguynlinhtam
http://niemphat.net/Luan/phatkhoibotat/ ... botat4.htm
Pháp Sư Tịnh Không
Điều này chính là như kinh Kim Cang nói: “Phàm sở hữu tướng giai thị hư vọng” (Phàm cái gì có tướng đều là hư vọng). Tướng của Tây Phương Cực Lạc thế giới cũng là hư vọng, cũng chớ nên chấp trước.

Đó là nhập Lý Nhất Tâm, nhập Nhất Chân pháp giới, chính là như đức Phật giảng trong kinh: “Pháp còn nên bỏ, huống hồ là phi pháp”. Chữ “pháp” ấy chỉ Phật pháp, Phật pháp còn phải bỏ. Quý vị phải hiểu nghĩa chữ “bỏ” đó, chẳng phải là pháp gì ta cũng chẳng cần! Chẳng cần đến Pháp là quý vị sắp đọa A Tỳ địa ngục đấy nghe! Đừng có chấp trước! Có cần pháp hay là không? Cần chứ! Y giáo phụng hành, nhưng trọn chẳng chấp trước.

Chữ “xả” có nghĩa là bỏ ý niệm chấp trước, bỏ cái tâm chấp trước. Đừng nói chúng ta phải y pháp, ngay cả Đẳng Giác Bồ Tát vẫn còn y pháp cơ mà! Chẳng hề có đạo lý không y pháp. Các Ngài y pháp nhưng chẳng chấp trước pháp, tâm họ thanh tịnh, chẳng có nghi hoặc, chẳng có tranh cãi. Chúng ta y pháp, chấp trước pháp, do vậy, khởi nghi hoặc, khởi tranh cãi; thấy trong kinh này Phật nói có, kinh kia Phật nói không, lung tung quá! Rốt cuộc là có hay là không đây? Sanh lòng ngờ vực liền! Chúng ta chẳng thể đại khai viên giải vì trí huệ chưa mở mà!

Phật giảng kinh giống như thầy thuốc tùy bệnh cho thuốc. Kẻ này chấp trước Hữu, Phật bèn giảng Không cho kẻ ấy; giảng Không với dụng ý phá chấp trước Hữu của kẻ ấy. Còn kẻ kia lại chấp trước Không, thế nên đức Phật giảng Hữu cho kẻ ấy, giảng Hữu để phá Không chấp. Quý vị phải hiểu dụng ý trong lời Phật, Ngài giảng cho ai nghe điều gì là nhằm trị bệnh nấy. Quý vị chẳng xét đến, cứ đơn giản nghe đức Phật lúc thì nói không, lúc lại nói có, bèn hoài nghi đầu óc đức Thích Ca Mâu Ni Phật có vấn đề, chẳng được tỉnh táo cho lắm, nên mới có lúc nói năng chẳng có chủ ý nhất định như thế, tránh sao chẳng ăn nói lung tung! Quý vị phải hiểu nghĩa thú của lời Phật nói!

Bởi thế, với kinh luận, quý vị mới thấy các tổ sư đại đức, thiện tri thức chân chánh răn đe người mới học chẳng được tùy tiện xem kinh, là do ý nghĩa này. Hiện tại, các thiện tri thức như vậy chẳng còn nữa; dù cho là có, người học cũng chẳng nghe theo. Vị giáo sư thật sự dạy giỏi, chẳng cho phép quý vị xem kinh là vì lẽ gì? Sợ quý vị xem đến chỗ ấy, quý vị khởi nghi hoặc, khởi tranh cãi, tự mình chuốc lấy lắm phiền não, rốt cuộc tín tâm chẳng còn, chỉ có hại mà không có lợi. Bởi thế, với kinh điển nhà Phật mà được người chỉ dạy, chúng ta tốn ít thời gian mà được lợi ích thật sự.

Re: “Pháp còn nên bỏ, huống hồ là phi pháp”

Đã gửi: 08/01/11 06:50
gửi bởi Thánh_Tri
tangbong HT Tịnh Không

Re: “Pháp còn nên bỏ, huống hồ là phi pháp”

Đã gửi: 09/01/11 07:31
gửi bởi nguynlinhtam
Do đây mới biết khi ngài giảng 1 bộ Kinh thì tất cả các Kinh khác Pháp Sư đều nhắc đến.

Tất cả các Kinh đều liên quan đến nhau.

1 là tất cả, tất cả là 1.

Re: “Pháp còn nên bỏ, huống hồ là phi pháp”

Đã gửi: 15/01/11 08:14
gửi bởi Thánh_Tri
nguynlinhtam đã viết:Do đây mới biết khi ngài giảng 1 bộ Kinh thì tất cả các Kinh khác Pháp Sư đều nhắc đến.

Tất cả các Kinh đều liên quan đến nhau.

1 là tất cả, tất cả là 1.
Do vậy Nguynlinhtam cũng nên tìm học Kinh điển mới tự mình hiểu rõ như pháp sư Tịnh Không.

Cho nên nói "Kinh" nghĩa là giây mực xuyên suốt.

Các Kinh đều một ý, một mục đích, nhưng phương tiện mà nói nhiều đường lối tu hành vì căn cơ chúng sanh không đồng. Kinh Pháp Hoa nói rõ điều nầy nhứt.

Và mọi người cũng không nên cho kinh nào thấp kém hơn kinh nào.

Re: “Pháp còn nên bỏ, huống hồ là phi pháp”

Đã gửi: 15/01/11 10:48
gửi bởi hlich
tangbong
nhắc lại ý đ/h kc bên tiêu đề NGHE KINH,

qua sông rồi mới bỏ bè
giữa dòng mà bỏ thời e chết chìm

:D

Re: “Pháp còn nên bỏ, huống hồ là phi pháp”

Đã gửi: 15/01/11 21:45
gửi bởi nguynlinhtam
hlich đã viết:nhắc lại ý đ/h kc bên tiêu đề NGHE KINH,qua sông rồi mới bỏ bègiữa dòng mà bỏ thời e chết chìm
:">

Đang giữa biển khổ sanh tử thì phải bơi qua sông cho mau đến bờ chứ :"> mình đang bơi mà gặp người khác không biết bơi sẽ chết thì mình cũng ráng dìu dắt họ và cứu họ như vậy mới hợp đạo lý. Nhưng mà chính mình nhất định phải đến bờ, nếu không đến bờ lại vì giúp người mà sức mình cạn kiệt thì mình cùng người chết đuối luôn thì còn gì nói nữa. Nếu như không có khả năng cứu thì thôi cứ lo bơi đi đến bờ rồi sẽ có nhiều phương tiện thiện xảo cứu mọi người.

Cũng vậy chúng ta nhất định phải thành tựu chính mình thì mới giúp người được nếu chính mình không thành tựu mà muốn thành tựu người thì: Phật dạy: Vô Hữu Thị Xứ.

Vì vậy trong Kinh Phật dạy câu này không biết bao nhiêu lần trong các Kinh Đại Thừa Phật dạy không biết bao nhiêu lần: Thọ Trì, Đọc Tụng, Vì người diễn nói.
Thánh_Tri đã viết:Do vậy Nguynlinhtam cũng nên tìm học Kinh điển mới tự mình hiểu rõ như pháp sư Tịnh Không.
PS Tịnh Không dạy:

Do vậy tôi khuyên các bạn đồng tu trong tất cả các bộ Kinh mà đức Phật đã dạy hãy chọn lấy 1 bộ Kinh thâm nhập 1 môn trường thời huân tu, ý nghĩa của 8 chữ này quý vị có hiểu hay không, thâm nhập 1 môn là tu định trường thời huân tu là từ trong định khai huệ, ngày nay chúng ta tu học là giới định là thâm nhập 1 môn nếu như quý vị mới bắt đầu học mà học nhiều môn thì nhất định thất bại và sai lầm. Tại vì sao? Vì trí huệ chưa khai, quý vị tu học những pháp môn đó như Đại sư Thanh Lương có nói chỉ là tăng trưởng tà kiến không phải tăng trưởng trí huệ mà là tăng trưởng tà kiến.




Như TT biết đó cài gì làm tăng trưởng tà kiến là Vọng Tưởng, Phân Biệt, Chấp Trước đó mà.

Re: “Pháp còn nên bỏ, huống hồ là phi pháp”

Đã gửi: 16/01/11 03:33
gửi bởi Hieule
Đoc. kinh Phât. nhiều là trí tuê. tư. khai mỡ chứ làm gì mà nói ngươc. vây!!!!

Nếu đoc. nhiều kinh Phât. mà bi. "tăng trưỡng tà kiến" hay "bi. ngu" thì tôi là người đầu tiên xin xung phong "bi. ngu" giùm ĐH NLT.... :D :D :D

NLT này cứ hay gài chúng tôi vô thế ket. không. Nếu ai nói ĐH đoc. nhiều kinh Phât. và ĐH có hiễu đúng đễ hành theo kinh Phât. mà ĐH bi. sanh tà kiến thì cứ nói thằng Hieule này chiu. hết cho!!!! :D

Nam mô Bỗn Sư Thích Ca Mâu Ni Phât. kinhle
Nam mô A Di Đà Phât. kinhle
Namo Tassa Bhavagato Arahato Samma Sammbuddhasa kinhle

Re: “Pháp còn nên bỏ, huống hồ là phi pháp”

Đã gửi: 16/01/11 04:30
gửi bởi VO_HUU_BAT_KHONG606
Những gì chỉ dừng trên lý thuyết chưa đến chỗ thực hành giải quyết sanh tử thì cũng xem như bằng không!

Re: “Pháp còn nên bỏ, huống hồ là phi pháp”

Đã gửi: 16/01/11 05:57
gửi bởi nguynlinhtam
Hieule những gì nguynlinhtam nói bạn không hiểu.

Re: “Pháp còn nên bỏ, huống hồ là phi pháp”

Đã gửi: 16/01/11 07:05
gửi bởi kimcang
Trong Kinh Phật Dạy Học Nhiều Không Tu Sanh Ngã Mạn.

Đọc Kinh Mà Không Có Sự Tu Tập Và Sự Chỉ Dạy Của Thiện Tri Thức Thì Dễ Sanh Ra Cái Hiểu Lầm Lạc.

Trong Kinh Đại Bát Niết Bàn Nói Cam Lộ Vừa Là Thuốc Trị Bịnh Mà Cũng Có Thể Là Độc Dược.

Người Chưa Hiểu Căn Bản Phật Pháp Lại Ham Thích Học Nhiều Các Kinh Điển Nghĩa Lý Cao Sâu Mà Không Có căn Bản Phật Pháp Thì Sẽ Không Thể Hiểu Đúng Lý Sanh Ra Tai Hại.

Trong Kinh Đại Bát Niết Bàn Đức Phật Có Nói Một Thí Dụ Là Có Người Nghe Nói Vô Sở Hữu Mà Chẳng Hiểu Rõ Nghĩa Thì Cho Là Vô Sở Hữu Nghĩa Là Không Có Gì Cả Rồi Tu Tập Theo Cái Hiểu Đó Đó Chứng Vô Sở Hữu Xứ Định Và Cho Là Được Rốt Ráo Nhưng Thật Ra Vẫn Còn Bị Sanh Tử.

Trong Kinh Đại Bát Nhã Đức Phật Cũng Nói Chúng Sanh Nghe Đức Phật Dạy Nghĩa Không Tự Tánh Mà Chẳng Hiểu Đúng Lại Cho Là Rốt Ráo Là Không Có Gì Cả Thì Sẽ Rơi Vào Đoạn Diệt.

Re: “Pháp còn nên bỏ, huống hồ là phi pháp”

Đã gửi: 16/01/11 13:33
gửi bởi Hieule
Trước đây tôi có nghe pháp từ môt. vi. cao tăng đức trong. cũa PG Viêt. Nam nói giống KC nói ỡ trên những ai hoc. các bô. kinh lớn cũa PG Phát Triễn mà thiếu căn bãn từ các bô. kinh Nikaya hay Agamas thì hay nguy. biên. cho cách hiễu kinh sai cũa mình mà goi. là kinh nói như vây. :D

Bỡi vây. tôi hay di. ứng với cách dich. kinh từ Hán Tang. hay dùng từ "Phât. Thuyết Kinh...." Trong thời Nikaya và Agamas, Đức Phât. cũng có cho phép các vi. thánh tăng như Xá Lơi. Phất, Môc. Kiền Liên, Ca Chiên Diên, và A Nan thay măt. Đức Phât. giãng pháp cho đai. chúng khi Đức Phât. trong người không đươc. khõe hoăc. khi Đức Phât. bi. mêt. :D

Re: “Pháp còn nên bỏ, huống hồ là phi pháp”

Đã gửi: 16/01/11 14:03
gửi bởi Thánh_Tri
Thuyết đúng với chân lý thì là Phật thuyết. Nếu Phật cho phép tức có hộ trì người đó nói đúng chánh pháp chân lý, không nói sai.

Trong Kinh Đại Thừa, Phật cũng cho pháp các vị Bồ Tát giảng thuyết đó chứ. Như Kinh Tâm Bát Nhã là do ngài Quán Thế Âm thay Phật thuyết.

Trong Kinh Đại Bát Nhã, ngài Tu Bồ Đề cũng thay Phật thuyết ở vài phẩm.

Trong Kinh Địa Tạng, ngài Địa Tạng cũng thay Phật thuyết pháp vài phẩm.

Trong Kinh Hoa Nghiêm, ngài Phổ Hiền thay Phật thuyết pháp ở phẩm Phổ Hiền Hạnh Nguyện.