kinh thuyết về Phật A Súc

Có những đoạn kinh luận đọc không hiểu, hiểu mà không thấu đáo, chẳng biết hỏi ai ? Mời đem vào đây để mọi người cùng nhau thảo luận học hỏi...

Điều hành viên: binh

nguynlinhtam
Bài viết: 1141
Ngày: 07/06/10 04:08
Giới tính: Nam

Re: kinh thuyết về Phật A Súc

Bài viết chưa xem gửi bởi nguynlinhtam »

Kinh Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai Bổn Nguyện và Công Đức đã viết:
Phật lại bảo ông A Nan:" Những chúng hữu tình ấy nếu nghe danh hiệu đức Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai, chí tâm thọ trì, không sanh lòng nghi hoặc mà đọa vào ác thú thì thật vô lý vậy.

Đó là Kinh Đại Thừa, từng chữ từng câu trong Kinh điển Đại Thừa đều hàm chứa vô lượng nghĩa tùy theo kiến giải của mỗi người, và các Kinh điển Đại Thừa đều kiến lập trên nền tảng của Tiểu Thừa. Cần phải có thầy giảng thì anh mới hiểu chứ chẳng phải dựa vào kiến giải của mình là hiểu đâu anh.

Anh hiểu thế nào là Văn (nghe), Chí Tâm trong đoạn Kinh trên. Xưa kia nguynlinhtam đọc Kinh cũng y vào văn tự mà hiểu nghĩa nhưng mà sau đó khi nghe Pháp Sư Tịnh Không giảng Kinh rồi thì mới biết mình đã hiểu sai, hiểu méo mó hết rồi.

Chữ Văn này là 1 trong 3 chữ Văn, Tư, Tu đây Tam Huệ của Bồ tát.
http://niemphat.net/Luan/chugiai/phatdaithenguyen.htm
“Chí tâm” là tâm chí thành, tâm chí cực. Sách Kim Quang Minh Văn Cú nói: “Chí tâm là tột cùng nguồn tâm, tận cùng Thật Tế của tâm nên bảo là chí tâm”. “Nguồn tâm” là nguồn gốc của bản tâm. “Thật tế” là Chân Thật Tế nói trong kinh này.
“Chí” (至) còn có nghĩa là chân thành
, thành thật. “Tâm” (心) là trân trọng, thành thật.

Đừng nên nghĩ rằng ta đây rất thành kính, ta không dối người, dối vật thì gọi là chân thành, không phải vậy đâu nếu như vậy thì anh không có chân thành tâm, Tâm chân thành tức là 1 niệm không sanh gọi là thành. Nó là tướng trạng của BỒ ĐỀ TÂM.
Vậy căn cứ vào đoạn Kinh trên anh hiểu như thế nào vậy anh:
" Những chúng hữu tình ấy nếu nghe danh hiệu đức Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai, chí tâm thọ trì, không sanh lòng nghi hoặc mà đọa vào ác thú thì thật vô lý vậy.
Muốn có Bồ Đề Tâm thì phải theo thứ tự mà làm:
Một là hiếu nuôi cha mẹ, kính thờ bực Sư Trưởng, có tâm nhơn từ chẳng giết hại và tu tập mười nghiệp lành.

Hai là thọ trì Tam Quy y, đầy đủ các cấm giới và chẳng phạm oai nghi.

Ba là phát tâm Bồ Ðề, sâu tin nhơn quả, đọc tụng kinh điển Ðại Thừa và khuyên dạy sách tiến người tu hành. Ba sự như vậy gọi là tịnh nghiệp.

Nầy Vi Ðề Hi! Nay bà có biết chăng? Ba tịnh nghiệp ấy là chánh nhơn tịnh nghiệp của tam thế chư Phật quá khứ, vị lai, hiện tại”.
Đó là 3 tầng lầu vậy. Nếu anh đã làm được phước thứ nhất thì Anh chắc chắc sẽ hưởng phước trong 2 cõi trời, người. Phước ở đâu mà anh có? Cái đó còn tùy thuộc vào sự bố thí của anh tức Lục Ba La Mật.

Như vây đó em hiểu nguyện của Đức Dược Sư như vậy đó anh ạ. Anh có đồng ý không? ./..,.,

Kinh Dược Sư, và Kinh Địa Tạng nguynlinhtam xem qua rất tương đồng:
Trong đời vị lai. Nếu có kẻ nam, người nữ.
Không làm lành mà làm ác

Cho đến kẻ chẳng tin nhân quả, kẻ tà dâm nói dối, kẻ nói lưỡi hai chiều, nói lời hung ác, kẻ hủy báng Đại Thừa, những chúng sanh có các nghiệp như thế ắt phải đọa vào đường ác.
Nếu gặp được thiện tri thức
Khuyên bảo khiến trong chừng khảy móng tay
Quy y Địa Tạng Bồ Tát

Giảng:
Hai chữ ‘Quy y’ quan trọng vô cùng, chẳng phải là quy y trên hình thức, quy y trên hình thức chẳng có lợi ích gì, chỉ có hình thức nhưng chẳng thành tâm thì đâu có ích gì! Tại sao có hình thức mà chẳng có thành ý, chẳng phát tâm nổi? Vì chẳng thấu triệt, hiểu rõ Sự Lý. Đương nhiên đây là vấn đề của thiện tri thức, ‘tri thức’ vẫn chưa đủ, phải là ‘thiện’ tri thức, phải giảng rõ ràng, giải thích cặn kẽ về sự tướng, công đức lợi ích chân thật của sự Quy Y. ‘Quy’ là quay về, ‘y’ là nương dựa, nương dựa ai? Nương dựa ‘Địa Tạng Bồ Tát’. ‘Địa’ là ai? Là ‘Tánh’, ‘Tâm Tánh’. ‘Địa’ là gì? Vô tận trí huệ, công đức, đức tướng trong tự tánh, đó là ‘Địa Tạng’. Nếu bạn nhìn thấy hình tượng của Địa Tạng Bồ Tát, bạn cứ cho là bạn quy y hình tượng ấy, đó là như trong nhà Phật thường nói: ‘Bồ Tát bằng đất qua sông còn khó bảo toàn thân mình’. Đó là hình tượng, giúp cho bạn khi nhìn thấy hình tượng này có thể khải phát, biết được đó là Kho Báu Tâm Địa, chúng ta phải nương dựa vào cái này, nương dựa tánh đức, như vậy thì bạn mới quy y chân chánh. Kho Báu Tâm Địa trong tâm tánh đầy đủ viên mãn công đức, chúng ta chẳng biết, nó ở đâu? Ở trong bộ Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện kinh này, Thế Tôn khai hiển kho báu tự tánh cho chúng ta, chúng ta mới có được nơi nương dựa chân chánh. Quy y Địa Tạng Bồ Tát tức là tu học y theo lý luận, phương pháp, cảnh giới ghi trong Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện kinh, như vậy mới gọi là ‘quy y’. Lúc trước quan niệm, ngôn ngữ, hành vi của chúng ta trái nghịch với những lời dạy trong kinh này thì chúng ta hãy mau quay đầu lại, noi theo lời dạy của kinh điển mà sửa đổi trở lại chính là ‘Y’, từ chỗ sai lầm quay trở lại tức là ‘Quy’, y theo kinh điển sửa đổi từng việc sai lầm trở lại thì gọi là ‘Y’. Quy y tức là tu hành chân chánh. Có thể làm được như vậy, đức Phật nói:

Những chúng sanh đó lập tức được thoát khỏi quả báo của tam ác đạo.
Nếu có thể chí tâm quy kính.
Và chiêm lễ, tán thán.
Hương hoa y phục
Các thứ trân bảo.
Hoặc cúng đồ ăn, thức uống.
Cúng phụng như vậy thì trong trăm ngàn muôn ức kiếp về sau thường được ở cõi Trời, hưởng thọ sự vui thù thắng vi diệu.

Nếu phước trời hết, sanh xuống nhân gian thì vẫn còn trăm ngàn kiếp thường làm đế vương.
Lại nhớ được túc mạng cùng cội ngành nhân quả.
Giảng:Câu này vô cùng quan trọng! Nếu chẳng có câu này thì một khi hưởng phước sẽ lại mê muội. Một khi mê muội thì hưởng phước báo chẳng khi nào không tạo nghiệp, lúc tạo tội nghiệp thì quả báo lại chẳng thể suy tưởng nổi. Họ có thể biết được túc mạng, biết quả báo là từ chỗ này mà có, biết lúc trước tu thiện nhân gì cho nên họ hưởng phước vẫn tiếp tục tu phước, phước báo của họ sẽ hưởng chẳng hết. Truy tìm căn nguyên của họ chính là công đức chí tâm quy kính Địa Tạng Bồ Tát. Nói Địa Tạng Bồ Tát nhất định phải hiểu đức năng vốn sẵn có trong tâm địa, như vậy mới là chân chánh quy y Địa Tạng Bồ Tát. Hết thảy chư Phật Như Lai đều chí tâm quy kính Địa Tạng Bồ Tát nên mới tu hành thành công, chứng Vô Thượng Bồ Đề. Nếu chẳng y theo pháp môn Địa Tạng thì nhất định sẽ chẳng thành Phật nổi. Không những không thành Phật được, nói thật ra thành A La Hán cũng chẳng nổi, đây là sự thật, chẳng phải giả. Hết thảy pháp thế gian, xuất thế gian đều xây dựng noi theo tâm địa pháp môn. Có thể thuận theo tánh đức, thành tựu hết thảy thiện quả, nếu trái nghịch tánh đức thì sẽ biến thành lục đạo tam đồ, biến thành cảnh giới ác. Thế nên cảnh giới thiện ác gì cũng do tự tánh biến hiện thành, chỉ dựa trên một niệm này của chúng ta là thuận tánh đức hay nghịch tánh đức, quả báo cảnh giới hiện ra chẳng tương đồng. Họ còn có thể nhớ được ‘túc mạng nhân quả bổn mạt’, đây là oai thần của Bồ Tát gia trì, đây là cảm ứng đạo giao. Chúng sanh có cảm, Phật liền có ứng, nhất định phải dùng tâm chân thành, thanh tịnh mới có thể cảm. Tại sao phần đông người ta chẳng có cảm ứng cùng Phật, Bồ Tát? Vì tâm chẳng thành, tâm chẳng thanh tịnh, thì làm sao có cảm ứng cho được! Nếu tâm có sự suy tưởng tà vạy, giống như tạo thập ác nghiệp nói ở phía trước, những gì bạn cảm được đều là các ác quỷ ác thần, đều tạo ác hết. Tạo ác tương cảm cùng người tạo ác, tu thiện tương cảm cùng người tu thiện, đây là đạo lý nhất định. Trong kinh Dịch, Khổng Phu Tử có nói: ‘Những vật cùng loại tụ hợp với nhau, người chia ra thành đoàn’ [6]. Người thiện đều ưa thích ở gần người thiện, người ác nhất định đi cùng đường với người ác. Nếu tâm chúng ta thiện thì sẽ ở gần với Phật, Bồ Tát, thiện thần; nếu tâm ác thì sẽ ở gần ác quỷ, ác thần, đây là nguyên lý cảm ứng đạo giao.

Thanh Tịnh Lưu Ly đã viết:TTLL không nói là TTLL biết kiếp sau mình sẽ thế nào và bản thân TTLL không đủ khả năng để biết kiếp sau của mình. Đó chỉ là cái nguyện đời đời kiếp kiếp đi trên con đường Chánh Pháp. TTLL cũng là chúng sinh, cũng còn nghiệp chướng sâu dày, còn tham - sân - si, còn ái ố hỷ lộ, TTLL cũng không thể khẳng định rằng kiếp này mình sẽ thành tựu ngay. Vậy thì dùng chút ít công đức kiếp này hồi hướng để nguyện kiếp sau được tu tập tiếp. TTLL tin vào con đường mình đi, tin vào thành tựu dù ít dù nhiều mà TTLL đang xây dựng cũng như tin vào lời Đức Thế Tôn dạy.
Nếu Anh muốn làm được điều trên thì Anh phải làm cho bằng được Phước thứ nhất, nếu không anh sẽ mất thân người, và khi đầu thai anh sẽ quên hết nếu như Anh có thể chí tâm tu hành thì như Kinh Địa Tạng phần trên nói vậy. Đức Phật Dược Sư sẽ giúp cho anh nhớ được túc mạng cùng cội ngành nhân quả.


Nam Mô A Di Đà Phật
Hình đại diện của người dùng
kimcang
Bài viết: 1894
Ngày: 19/12/07 16:28
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Canada
Được cảm ơn: 1 time

Re: kinh thuyết về Phật A Súc

Bài viết chưa xem gửi bởi kimcang »

Nói Phát Bồ Đề Tâm Mới Được Vãng Sanh Cõi Tịnh Độ Thì Chẳng Đúng Bởi Vì Như Vậy Chỉ Có Các Bậc Bồ Tát Mới Được Vãng Sanh Cõi Phàm Phu Bình Thường Thì Vô Phần.

Phát Bồ Đề Tâm Tức Là Thành Bậc Sơ Phát Tâm Bồ Tát.

Bậc Bồ Tát Sơ Phát Tâm Thành Tựu Vô Lượng Vô Biên Phước Đức Và Công Đức Như Trong Kinh Hoa Nghiêm, Kinh Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát Sở Vấn Đại Thừa.

Trong Kinh Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát Sở Vấn Đại Thừa Nói Như Tất Cả Chúng Sanh Trong Vô Lượng Cõi Phật Mỗi Mỗi Chúng Sanh Đều Được Phước Của Một Vị Duyên Giác Thì Tất Cả Phước Đó Gom Lại Mới Bằng Phước Đức Của Một Vị Sơ Phát Tâm Bồ Tát.

Một là hiếu nuôi cha mẹ, kính thờ bực Sư Trưởng, có tâm nhơn từ chẳng giết hại và tu tập mười nghiệp lành.


Ngoại Đạo Cũng Tu 3 Điều Như Trên Nhưng Chỉ Có Thể Sanh Cõi Trời Chứ Không Thể Vãng Sanh Cõi Tịnh Độ.

Nhân Chánh Của Vãng Sanh Cõi Tịnh Độ Là Tin Nhận, Chí Tâm Niệm Danh Hiệu Phật Và Phát Nguyện Vãng Sanh.

Tu Phước Thì Dễ Tin Nhận Danh Hiệu Phật Rất Là Khó.

Vô Lượng Chúng Sanh Tu 10 Thiện Nhưng Rất Ít Chúng Sanh Tin Nhận Danh Hiệu Phật.

Ma Vương (Vua Cõi Trời Dục Giới) Tiền Thân Cũng Do Tu 10 Thiện Nhưng Chẳng Tin Nhận Phật Pháp.

Ma Vương (Vua Cõi Trời Dục Giới) Có Phước Báo Rất Lớn Như Trong Kinh Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát Sở Vấn Đại Thừa Nói Như Tất Cả Chúng Sanh Trong Trái Đất Mỗi Mỗi Đều Có Phước Như Một Vị Trời Đế Thích Thì Gom Hết Phước Đức Đó Lại Thì Bằng Với Phước Đức Của Một Ma Vương (Vua Cõi Trời Dục Giới)

Kinh Quán Phật Tam Muội Hải Nói Đọa Địa Ngục A Tỳ Mà Nếu Như Có Thể Nghĩ Nhớ Đến Danh Hiệu Phật Còn Được Vãng Sanh.

Phật Lực, Phật Pháp Lực Không Thể Nghĩ Lường Dù Là Bậc Bồ Tát Trong Thập Địa Còn Không Thể Biết Hết.



Om Amitabha Hri, Om Mani Padme Hum, Om Vajrapani Hum.
Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: kinh thuyết về Phật A Súc

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

Tôi thấy Bồ Tát Giới rất khó giữ. Bản thân tôi chưa dám thọ Bồ Tát Giới.

Tôi chỉ có phát cái tâm tu hành thành Phật và độ chúng sanh sau nầy mà thôi.

Mà Tâm Bồ Đề khó Phát. Phát được mà giữ luôn luôn không thối chuyển lại càng khó hơn nhiều. Cho nên phàm phu phát tâm thì có lúc thối tâm. Tức là người phàm chúng ta phát tâm được mà giữ vững tâm ấy mạnh mẽ luôn luôn thì không được. Vì sao? Vì mình còn phân biệt chấp trước, còn sống bằng tâm thức hư vọng. Chúng sanh chưởi mình là mình nỏi giận với chúng sanh rồi, tâm nghĩ chúng sanh đó là sấu ác, bỏ mặt rồi, thì sao gọi là phát Tâm Bồ Đề, gọi là Thọ Bồ Tát Giới.

Cho nên bậc thật sự có thể phát và giữ tâm Bồ Đề là các vị Bồ Tát trong Từ trong Thập Trụ của Viên Giáo trở lên.

Nhưng nói thế không phải là phủ nhận phàm phu không phát tâm Bồ Đề. Chúng ta cứ làm đúng theo quy tắc, phát nguyện thành Phật độ chúng sanh, thì do nhờ mình có phát nguyện mà nguyện ấy không mất. Giống như niệm A Di Đà Phật, thì cái nhân lành đó không có mất.

Cũng thế tại gia thọ Bồ Tát Giới thì vẫn thọ, cố gắng giữ và sám hối nếu đã phạm. Gieo trồng nhân lành với Phật Pháp.

Nguyện sanh Cực Lạc cũng kể như là Phát Tâm Bồ Đề vì vãng sanh thì nhứt định thành Phật.


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
nguynlinhtam
Bài viết: 1141
Ngày: 07/06/10 04:08
Giới tính: Nam

Re: kinh thuyết về Phật A Súc

Bài viết chưa xem gửi bởi nguynlinhtam »

kimcang đã viết:Nói Phát Bồ Đề Tâm Mới Được Vãng Sanh Cõi Tịnh Độ Thì Chẳng Đúng Bởi Vì Như Vậy Chỉ Có Các Bậc Bồ Tát Mới Được Vãng Sanh Cõi Phàm Phu Bình Thường Thì Vô Phần.
:) Có gì sai sót thầy KC bỏ qua và chỉ nguynlinhtam, qua bài giảng này và như trong Kinh A Di Đà Yếu Giải thì 3 thứ Tín, Nguyện, Hạnh trong đó Phát nguyện tức là Phát Bồ Đề Tâm rồi thầy ạ cũng như TT nói vậy:
Thánh_Tri đã viết:Nguyện sanh Cực Lạc cũng kể như là Phát Tâm Bồ Đề vì vãng sanh thì nhứt định thành Phật.
:">
Bài này nguynlinhtam đăng nhiều lần lắm rồi: http://niemphat.net/Luan/bonnguyen_np/bon_nguyen_np.htm
Chẳng phát nguyện thì niệm Phật không thể vãng sanh.
Kinh Vô Lượng Thọ dạy rất rõ ràng, điều kiện căn bản của ba bậc vãng sanh là: ‘Phát Bồ Ðề tâm, một hướng chuyên niệm’, làm sao có chuyện chẳng phát nguyện mà có thể vãng sanh được? Không có đạo lý này! ‘Chẳng phát nguyện, niệm Phật’ người xưa có nói: ‘Cho dù mỗi ngày niệm mười vạn tiếng Phật hiệu, chẳng phát nguyện thì hét bể cuống họng cũng uổng công mà thôi!’

Tại sao vậy? Bạn chẳng chịu vãng sanh mà!

Tâm nguyện vãng sanh, buông xuống vạn duyên tức là tâm Bồ Ðề.

Trong Yếu Giải, đại sư Ngẫu Ích đã dạy chúng ta: ‘Nếu muốn vãng sanh tăng cao phẩm vị, nhất định phải có tâm giống như tâm Phật, nguyện giống nguyện của Phật, hạnh giống hạnh của Phật’. Tâm chẳng giống tâm của A Di Ðà Phật, nguyện cũng chẳng giống nguyện của A Di Ðà Phật, hành vi cũng chẳng giống A Di Ðà Phật, cho dù bạn vãng sanh thì phẩm vị cũng rất thấp; huống chi là bạn không thể nào vãng sanh được! Chúng ta phải nhớ kỹ nghe!

Trong kinh Quán Vô Lượng Thọ Phật, phu nhân Vy Ðề Hy cầu sanh Tịnh Ðộ, thỉnh giáo đức Phật Thích Ca:

‘Con phải tu học như thế nào mới có thể vãng sanh Cực Lạc thế giới?’

Trước khi đức Phật Thích Ca Mâu Ni giảng giải phương pháp tu học cho bà, Ngài đã giảng rõ ‘Tịnh Nghiệp Tam Phước’, giảng rõ cho chúng ta đây là ‘Chánh nhân Tịnh nghiệp của ba đời chư Phật’. Nói một cách khác bất luận Phật quá khứ, Phật hiện tại, hay Phật tương lai, hết thảy những người tu hành thành Phật đều xây dựng trên cơ sở, nền tảng này, nếu không có cơ sở này thì chẳng kể họ ráng sức tu hành ra sao đều không thể thành tựu. Cũng như việc xây nhà, đây là nền móng. Hai câu đầu trong cơ sở này là: ‘Hiếu dưỡng phụ mẫu, phụng sự sư trưởng’, người Trung Quốc thường dùng danh từ: ‘hiếu thân tôn sư’. Mọi người ở Tây phương Cực Lạc thế giới đều là người con có hiếu nhất, đều là học sinh giỏi nhất. Trong kinh Vô Lượng Thọ xưng họ là ‘đệ tử hạng nhất của Như Lai’! Làm sao có chuyện ‘chẳng phát nguyện’ này? Việc này hoàn toàn sai lầm! Những người có đầu óc sáng suốt một chút đều có thể phân biệt và nhận ra. Nếu ngay cả việc này cũng không thể nhận ra sự khác biệt, sự học Phật của chúng ta đều là vô ích, nghe giảng kinh bao nhiêu năm nay cũng luống uổng, vô ích! ‘Tịnh Nghiệp Tam Phước’ tức là hạnh của Phật – Hành vi của chư Phật Như Lai được thể hiện trong sanh hoạt thường ngày. Tam Phước, Lục Hòa, Tam Học, Lục Ðộ, Thập Nguyện đều là sự hành trì của chư Phật. Chúng ta đã làm được chưa? Tôi thường khuyên các vị đồng tu khi khởi tâm động niệm, ngôn ngữ tạo tác phải đối chiếu với năm khoa mục này, nếu tương ứng, phù hợp thì hạnh của quý vị là chánh hạnh; nếu không tương ứng thì hạnh của quý vị là tà hạnh, tà hạnh chẳng thể vãng sanh được đâu!


Chân thành phát nguyện cầu sanh Tịnh Độ, chính là phát tâm Vô Thượng Bồ Đề.
(lời Ngẫu Ích ĐS)



Khi hiểu nghĩa của Kinh: Cạn nhập thì có cạn thành tựu (Phàm Thánh Đồng Cư Độ là cạn nhập), sâu nhập thì là: Thực Báo Độ và Tịch Quang Độ. kinhle

-Niệm Phật đến công phu thành phiến là sanh vào Phàm Thánh Đồng Cư Độ tức làm được Phước thứ nhất và phát nguyện cầu sanh.
-Niệm Phật đến sự nhất tâm thì sanh vào Phương Tiện Hữu Dư Độ tức là làm được Phước thứ hai và phát nguyện cầu sanh trong công phu của Sự nhất tâm thì Tứ Quả, Tứ Hướng đều là thuộc về Sự nhất tâm, xét theo Đại Thừa thì là từ Sơ Tín đến Thập Tín Bồ Tát đều là thuộc về Sự nhất tâm.
-Niệm Phật đến lý nhất tâm thì sanh vào Thực Báo Trang Nghiêm Độ tức là làm được Phước thứ ba và phát nguyện cầu sanh trong công phu của Lý nhất tâm thì là 41 địa vị Pháp Thân Đại Sĩ tùy thuộc công phu nữa. nguynlinhtam hiểu như vậy đúng không thầy KC ạ :( :)

kinhle kinhle kinhle


Nam Mô A Di Đà Phật
Hình đại diện của người dùng
Thanh Tịnh Lưu Ly
Điều Hành Viên
Bài viết: 831
Ngày: 06/05/10 13:45
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Hà Nội - Việt Nam
Nghề nghiệp: Bác sĩ chẩn đoán hình ảnh

Re: kinh thuyết về Phật A Súc

Bài viết chưa xem gửi bởi Thanh Tịnh Lưu Ly »

NAM MÔ THÍCH CA MÂU NI PHẬT
Kimcang đã viết:DH TTLL Muốn Tu Vãng Sanh Cõi Phật Dược Sư Thì Nên Nhất Tâm Niệm Danh Hiệu Phật Dược Sư.
Bạch thầy ! Con đang cố gắng ạ !
Kimcang đã viết:Niệm Danh Hiệu Phật Mà Bị Đọa Ác Đạo Là Việc Không Bao Giờ Có.
Bạch thầy ! Con cũng tin như vậy nhưng không dám nói vì sợ nói ra bị cho là thói tăng thượng mạn.


Bạch thầy con xin hỏi thêm:
Kimcang đã viết:Tu Phước Thì Dễ Tin Nhận Danh Hiệu Phật Rất Là Khó

Tin Nhận danh hiệu Phậtcó phải là chí tâm trì niệm không nghi ngờ không ạ ?


Cảm ơn Nguynlinhtam đã dành thời gian chia sẻ những lời tâm huyết.

Thanh Tịnh Lưu Ly hiểu rằng:

1. Đức Phật thuyết kinh với ngôn ngữ để chúng sinh nhiều căn cơ có thể hiểu theo các mức độ khác nhau. Mỗi mức độ được áp dụng tu tập đều có thể mang lại những thành tựu nhất định. Tất nhiên mức độ thành tựu còn phụ thuộc vào quá trình tu tập của mỗi chúng sinh.
Nếu quá chấp vào văn tự thì có chắc chắn rằng mình hiểu hoàn toàn đúng, đầy đủ ý nghĩa của câu văn mà Đức Từ Phụ muốn chỉ dạy không ?
Kinh Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai Bổn Nguyện và Công Đức đã viết:Những chúng hữu tình ấy nếu nghe danh hiệu đức Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai, chí tâm thọ trì, không sanh lòng nghi hoặc mà đọa vào ác thú thì thật vô lý vậy
TTLL nói thật, cho đến bây giờ TTLL chưa nghe quý thầy giảng kinh Dược Sư. Bản thân TTLL hiểu rằng: đây là một chuỗi các sự việc nghe, chí tâm trì niệm, không sanh lòng nghi hoặc. Trong đó nghe là nhân duyên, chí tâm trì niệm là hạnh, không sanh lòng nghi hoặc là tín.

2. Để vãng sanh Tịnh Thổ, tư trang cần và đủ là TÍN - NGUYỆN - HẠNH. Đây là lời hứa của Đức Phật A Di Đà, là lời dặn dò của Đức Thế Tôn và còn là lời "cam kết" của mười Phương Chư Phật. Những điều này được Đức Thế Tôn khẳng định "thẳng thắn" không phải qua những ngôn từ sâu xa.

Còn chờ đủ:
Nguynlinhtam đã viết:Muốn có Bồ Đề Tâm thì phải theo thứ tự mà làm:
Một là hiếu nuôi cha mẹ, kính thờ bực Sư Trưởng, có tâm nhơn từ chẳng giết hại và tu tập mười nghiệp lành.
Hai là thọ trì Tam Quy y, đầy đủ các cấm giới và chẳng phạm oai nghi.
Ba là phát tâm Bồ Ðề, sâu tin nhơn quả, đọc tụng kinh điển Ðại Thừa và khuyên dạy sách tiến người tu hành. Ba sự như vậy gọi là tịnh nghiệp.
thì e rằng
VO_HUU_BAT_KHONG606 đã viết:Đời người qua mau, không khéo chỉ uổng kiếp được Phật Pháp. Tất cả như ảo ảnh, phút chóc tan biến, trơ trọi một mình ta!
3.
Kinh Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai Bổn Nguyện và Công Đức đã viết:Mặc dầu ở trong ác thú, nhưng nhờ đời trước, sống trong cõi nhơn gian đã từng nghe qua danh hiệu của đức Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai, mà nay lại còn nhớ niệm đến danh hiệu Ngài thì liền từ cõi ấy thoát sanh trở lại làm người
Kinh Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai Bổn Nguyện và Công Đức đã viết:...Những chúng hữu tình ấy bị trôi lăn trong các đường đại ngục ngạ quỷ bàng sanh không khi nào cùng. Nhưng nếu nghe được danh hiệu của đức Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai thì họ liền bỏ những hạnh dữ tu theo các pháp lành, khỏi bị đọa vào vòng ác thú nữa.
Kinh Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai Bổn Nguyện và Công Đức đã viết:Giả sử có người không thể bỏ những hạnh dữ và không tu theo những pháp lành mà phải bị đọa vào trong ác thú thì cũng nhờ oai lực bổn nguyện của đức Dược Sư khiến cho họ, khi tạm nghe được danh hiệu Ngài, liền từ nơi ác thú mạng chung, trở sanh vào cõi người
Kinh Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai Bổn Nguyện và Công Đức đã viết:...Nếu những nhân vật ấy đời trước khi còn trong nhân đạo đã từng nghe danh hiệu của đức Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai thi do cái nhơn lành ấy, ngày nay nhớ lại, chí tâm quy y Ngài, nhờ thần lực của Ngài gia bị mà thoát khỏi mọi sự khổ não, các căn thông lợi, trí huệ sáng suốt lại thêm đa văn, hằng cầu thắng pháp, thường gặp bạn lành, đời đời dứt hẳn lưới ma, đập nát vỏ vô minh, tát cạn sông phiền não, mà được giải thoát khỏi nạn sanh, lão, bệnh, tử và những nổi đau khổ lo buồn...
TTLL nghĩ rằng những chữ in đậm là những câu từ rất rõ ràng đối với hàng phàm phu như chúng ta. Qua đó, Pháp mà Đức Thế Tôn dạy chúng ta thực hành cũng khá rõ ràng rồi. Vậy chúng ta cố gắng làm thôi !

TTLL hiểu rằng Đức Thế Tôn dạy Pháp cho chúng ta ngoài tu tập học theo hạnh nguyện của Đức Phật Dược Sư, để thêm phương tiện trên con đường đi tới thoát khỏi sinh tử luân hồi - con đường chính phải đi - thì chúng ta niệm danh hiệu Đức Phật Dược Sư. Kiến thức này TTLL khẳng định rằng TTLL hiểu đúng, ngay cả ở trên thầy kimcang cũng đã chỉ dạy như vậy. Cứ như vậy, TTLL thực hành, cố gắng thực hành.

Còn tìm hiểu sâu hơn nữa thì thì TTLL xin phép không dám vì vượt quá khả năng của TTLL. Hẹn khi nào vãng sanh Tịnh Thổ chúng ta sẽ trao đổi sau nhé :)


https://namo84000.org/
Bài kinh đầu tiên của Đức Phật là Tứ Diệu Đế, bài kinh cuối cùng cũng là Tứ Diệu Đế. Tứ Diệu Đế là cốt lõi, là nền tảng, là khung xương của hệ thống giáo lý Phật Pháp. Tứ Diệu Đế là sự thật tuyệt đối về nguyên nhân gốc rễ của khổ và là sự thật tuyệt đối về con đường để giải thoát khổ
Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: kinh thuyết về Phật A Súc

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

Thanh Tịnh Lưu Ly đã viết: TTLL hiểu rằng Đức Thế Tôn dạy Pháp cho chúng ta ngoài tu tập học theo hạnh nguyện của Đức Phật Dược Sư, để thêm phương tiện trên con đường đi tới thoát khỏi sinh tử luân hồi - con đường chính phải đi - thì chúng ta niệm danh hiệu Đức Phật Dược Sư.
Mục đích chính của việc tu hành Phật Pháp là Giác Ngộ Giải Thoát Thành Phật.

Còn các pháp môn tuy nhiều mà cũng là phương tiện để đưa chúng sanh đến Giác Ngộ Giải Thoát Thành Phật mà thôi.

Như nhiều sông nhiều nơi mà cũng đổ ra biển.
Có nhiều đường đi tới một thủ đô, một thành phố.


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Hình đại diện của người dùng
kimcang
Bài viết: 1894
Ngày: 19/12/07 16:28
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Canada
Được cảm ơn: 1 time

Re: kinh thuyết về Phật A Súc

Bài viết chưa xem gửi bởi kimcang »

Tăng Thượng Mạn Mà Chưa Đủ Mà Cho Là Đủ Không Cầu Học Thêm.

Tin Nhận Danh Hiệu Phật Rất Khó Bởi Vì Nếu Không Có Tâm Bồ Đề Muốn Tu Hành Thành Phật Thì Sẽ Không Thể Tin Nhận Danh Hiệu Phật.

Không Nghi Có Nghĩa Là Dù Cho Có Ai Xưng Là Phật Bồ Tát...Đến Nói Với DH Là Niệm Danh Phật Dược Sư Chưa Chắc Được Vãng Sanh Mà DH Vẫn Không Nghi Ngờ Thối Tâm.

Thật Ra DH Chẳng Cần Hỏi Han Ai Vì Ở Trong Kinh Dược Sư Thì Đức Phật Đã Nói Quá Rõ Ràng Rồi.

Còn Hỏi Tức Là Còn Nghi. Còn Nghi Thì Khó Mà Nhất Tâm


Luận Bàn Mãi Chẳng Đến Đâu Chỉ Có Niệm Phật Vãng Sanh Mới Dứt Sanh Tử Luân Hồi.

Ai Thích Cõi Tây Phương Thì Nguyện Vãng Sanh Cõi Cực Lạc.

Ai Thích Cõi Đông Phương Thì Nguyện Vãng Sanh Cõi Tịnh Lưu Ly.

Vãng Sanh Rồi Thì Đều Thành Bậc Bồ Tát Thần Thông Tự Tại Giáo Hóa Chúng Sanh.



Om Amitabha Hri, Om Mani Padme Hum, Om Vajrapani Hum.
nguynlinhtam
Bài viết: 1141
Ngày: 07/06/10 04:08
Giới tính: Nam

Re: kinh thuyết về Phật A Súc

Bài viết chưa xem gửi bởi nguynlinhtam »

Khoan đã anh TTLL.
Không biết anh có xem qua Kinh Vô Lượng Thọ chưa? , Đức A Di Đà cũng có phát nguyện em thấy cũng giống tương tự như Đức Phật Dược Sư nè anh:
Chánh kinh:
我 作 佛 時,十 方 眾 生,聞 我 名 字,歡 喜 信 樂,禮 拜 歸 命。以 清 淨 心,修 菩 薩 行,諸 天 世 人,莫 不 致 敬。若 聞 我 名,壽 終 之 後,生 尊 貴 家,諸 根 無 缺,常 修 殊 勝 梵 行。若 不 爾 者,不 取 正 覺。
Ngã tác Phật thời, thập phương chúng sanh, văn ngã danh tự, hoan hỷ tín nhạo, lễ bái quy mạng, dĩ thanh tịnh tâm, tu Bồ Tát hạnh, chư thiên thế nhân, mạc bất trí kính. Nhược văn ngã danh, thọ chung chi hậu, sanh tôn quý gia, chư căn vô khuyết, thường tu thù thắng phạm hạnh. Nhược bất nhĩ giả, bất thủ Chánh Giác.

Lúc tôi thành Phật, mười phương chúng sanh nghe danh hiệu tôi hoan hỷ tin ưa, lễ bái, quy mạng, dùng tâm thanh tịnh tu Bồ Tát hạnh. Chư thiên, người đời ai chẳng cung kính. Nếu nghe tên tôi, sau khi hết tuổi thọ sẽ sanh nhà tôn quý, các căn chẳng khuyết, thường tu phạm hạnh thù thắng. Nếu chẳng được thế, chẳng lấy Chánh Giác.

(Nguyện hai mươi lăm: Trời người lễ kính; nguyện hai mươi sáu: Nghe tên được phước; nguyện hai mươi bảy: Tu hạnh nguyện thù thắng)

Nguyện này chắc cũng giống trường hợp anh nói vậy. Nhưng mà anh phải làm được Phước thứ nhất mới được, cũng trong bộ Kinh này Phẩm 32 đến phẩm 37, Đức Thế Tôn giảng rất tường tận về phần giới học, nội dung chính là giống như Phước thứ nhất. Nếu không làm được từ phẩm 32 đến phẩm 37 thì như phẩm 38 dạy:
Phật bảo Di Lặc: - Ta bảo các ông: Năm sự ác, năm sự đau, năm sự đốt như thế xoay chuyển sanh lẫn nhau. Kẻ nào dám phạm phải những điều ấy sẽ trải thân trong đường ác; hoặc là trong đời này trước hết bị bệnh tật, tai ương, sống chết chẳng được, để làm gương cho kẻ khác. Hoặc là chết đi, đọa trong ba đường ác. Sầu đau, thảm não, tàn khốc, tự nung đốt thân.
Cùng với oan gia lại sát hại, tổn thương lẫn nhau. Bắt đầu từ chút việc nhỏ nhặt trở thành sự khốn khổ lớn lao dữ dội.
Ðều do tham đắm tài sắc, chẳng chịu bố thí. Ai nấy chỉ muốn tự sướng, chẳng còn biết đến cong vạy hay ngay thẳng. Bị si dục bức bách nên hậu đãi mình, tranh lợi, phú quý, vinh hoa; cốt khoái ý ngay trong lúc ấy, chẳng thể nhẫn nhục nổi, chẳng chăm tu thiện. Oai thế chẳng được bao lâu đã bị mòn diệt. Ðạo trời lồng lộng, tự nhiên tỏ rõ. Bơ vơ, bồn chồn, sẽ vào trong đó. Xưa nay như thế, đau đớn thay, đáng thương thay!
Các ông được nghe lời kinh Phật thì phải suy nghĩ chín chắn, ai nấy tự nên giữ vững, trọn đời chẳng lười: tôn thánh, kính thiện, nhân từ, bác ái. Hãy nên mong cứu đời, nhổ dứt cội rễ sanh tử và các ác thì sẽ lìa khỏi con đường tam đồ lo sợ, đau khổ. Các ông làm lành như thế nào thì sẽ là bậc nhất? Hãy nên tự đoan chánh cái tâm, hãy nên tự đoan chánh cái thân. Tai, mắt, miệng, mũi đều nên tự đoan chánh. Thân, tâm tịnh khiết tương ứng với điều thiện. Chớ thuận theo dục vọng, chẳng phạm các sự ác. Ngôn từ, vẻ mặt nên hòa nhã, thân hạnh nên chuyên; cử động, ngó nhìn an định, thong thả. Làm việc bộp chộp để bị thua thiệt rồi hối hận về sau. Làm việc chẳng thận trọng sẽ uổng mất công phu.



Nếu như nghe danh hiệu của Phật A Di Đà, mà được như nguyện của Phật A Di Đà mà không tu Phước thứ nhất, thì đức Thế Tôn không nói lời trên phải không? Phải Tự Tu Phước Thứ Nhất mới được!

Trong Phần Cuối của: Đại Thế Chí Bồ Tát Niệm Phật Viên Thông Chương Sớ Sao của Quán Ðảnh Pháp Sư có nói tường tận:
Nếu nói do một môn Niệm Phật sanh ra pháp thế gian lẫn pháp xuất thế gian thì:

1. Vì Ngũ Dục phát tâm niệm Phật thì là địa ngục giới.

2. Vì danh lợi phát tâm niệm Phật là ngạ quỷ giới.

3. Vì quyến thuộc phát tâm niệm Phật là súc sanh giới.

4. Vì trỗi vượt người khác liền phát tâm niệm Phật là Tu-la giới.

5. Vì sợ ác đạo nên phát tâm niệm Phật là nhân pháp giới.

6. Vì cầu sự vui cõi trời nên phát tâm niệm Phật là thiên pháp giới.

7. Thích sự vui Niết Bàn phát tâm niệm Phật là Thanh Văn giới.

8. Vì hâm mộ Vô Sanh nên phát tâm niệm Phật là Duyên Giác giới.

9. Vì muốn độ người nên phát tâm niệm Phật là Bồ Tát giới.

10. Vì mong thành Phật nên phát tâm niệm Phật là Phật pháp giới.


11. Vững lòng niệm Phật là Địa đại.

12. Tâm vui mừng niệm Phật là Thủy đại.

13. Tâm thành thục niệm Phật là Hỏa đại.

14. Tâm siêng năng niệm Phật là Phong đại.

15. Trống lòng niệm Phật là Không đại.

16. Tâm linh thông niệm Phật là Căn đại.

17. Tưởng tâm niệm Phật là Thức đại.

18. Niệm Phật xoay chuyển được cái Nhìn là Nhãn căn.

19. Niệm Phật xoay chuyển cái Nghe là Nhĩ căn.

20. Niệm Phật chuyển cái Ngửi là Tỵ căn.

21. Niệm Phật xoay lại cái Nếm là Thiệt căn.

22. Niệm Phật thâu nhiếp sự cảm nhận là Thân căn.

23. Niệm Phật xoay ngược cái Biết là Ý căn.

24. Niệm Phật quán tượng là Sắc trần.

25. Niệm Phật nghe danh hiệu là Thanh trần.

26. Niệm Phật nhiễm hương là Hương trần.

27. Niệm Phật có mùi vị là Vị trần.

28. Niệm Phật được trang nghiêm bởi ánh sáng là Xúc trần.

29. Niệm Phật quán tưởng là Pháp trần.

30. Nhãn căn chẳng phân biệt Sắc là Nhãn thức niệm Phật.

31. Tai chẳng phân biệt Thanh là Nhĩ thức niệm Phật.

32. Mũi chẳng phân biệt Hương là Tỵ thức niệm Phật.

33. Lưỡi chẳng phân biệt Vị là Thiệt thức niệm Phật.

34. Thân chẳng phân biệt Xúc là Thân thức niệm Phật.

35. Ý chẳng phân biệt Pháp là Ý thức niệm Phật.

36. Sợ sanh tử khổ là Khổ Đế niệm Phật.

37. Dứt các Hoặc nghiệp là Tập Đế niệm Phật.

38. Tu Giới Định Huệ là Đạo Đế niệm Phật.

39. Chứng Lý tịch diệt là Diệt Đế niệm Phật.

40. Phiền não chẳng sanh là Vô Minh duyên niệm Phật.

41. Chẳng tạo các nghiệp là Hành duyên niệm Phật.

42. Chẳng nương gá vào thai mẹ là Thức duyên niệm Phật.

43. Sắc, tâm đoạn diệt là Danh Sắc duyên niệm Phật.

44. Các căn đều nguội lạnh, mất hết là Lục Nhập duyên niệm Phật.

45. Lìa Căn, Trần, Thức là Xúc duyên niệm Phật.

46. Chẳng nhận lãnh Tiền Cảnh là Thọ duyên niệm Phật.

47. Chẳng tham tài sắc là Ái duyên niệm Phật.

48. Chẳng cầu những dục lạc trong cõi trần là Thủ duyên niệm Phật.

49. Nghiệp chẳng có thành là Hữu duyên niệm Phật.

50. Chẳng thọ Hậu Ấm là Sanh duyên niệm Phật.

51. Trống rỗng, không có chín muồi, hư hoại là Lão Tử duyên niệm Phật.

52. Nhất tâm niệm Phật, vạn duyên tự bỏ là Thí độ.

53. Nhất tâm niệm Phật, các ác tự dứt là Giới độ.

54. Nhất tâm niệm Phật, tâm tự nhu thuận là Nhẫn độ.

55. Nhất tâm niệm Phật vĩnh viễn chẳng thoái chuyển là Tấn độ.

56. Nhất tâm niệm Phật, các tưởng khác chẳng sanh là Thiền độ.

57. Nhất tâm niệm Phật, chánh trí phân minh, là Trí độ.

58. Nhất tâm niệm Phật, thành Chánh Biến Tri là Bồ Đề.

59. Nhất tâm niệm Phật thường lạc ngã tịnh là Niết Bàn.

60. Tịch tĩnh niệm Phật là Không Như Lai Tạng.

61. Tưởng đến hình tượng để niệm Phật là Bất Không Như Lai Tạng.

62. Viên thông niệm Phật là Không Bất Không Như Lai Tạng.

63. Mặt trời mọc niệm Phật là trước hết chiếu thời (xét soi thời khắc).

64. Khi ăn niệm Phật là chuyển chiếu sơ (xoay lại xét soi lúc ban đầu).

65. Giữa trưa niệm Phật là chuyển chiếu trung (xoay lại xét soi chặng giữa).

66. Buổi chiều niệm Phật là chuyển chiếu vào chặng sau.

67. Mặt trời lặn niệm Phật là hoàn chiếu thời (trở lại xét soi thời gian).

68. Niệm đức Phật ở ngoài cái tâm là Tiểu Giáo.

69. Niệm đức Phật trong tâm là Thỉ Giáo

70. Niệm đức Phật chính là tâm thì là Chung Giáo.

71. Niệm Phật chẳng phải là tâm thì là Đốn Giáo.

72. Niệm đức Phật viên dung trọn khắp là Viên Giáo.

73. Có Phật, có tâm, tịnh niệm liên tục là Sự pháp giới.

74. Không Phật, không tâm, chẳng cần tới phương tiện là Lý pháp giới.

75. Niệm Phật, niệm tâm, nhập Vô Sanh Nhẫn là Sự Lý Vô Ngại pháp giới.

76. Dù Phật hay tâm đều chứa đựng khắp vô tận là Sự Sự Vô Ngại pháp giới.

77. Một môn Niệm Phật gồm vô tận nghĩa là Tổng Tướng.

78. Có bốn hay năm nghĩa môn, chẳng phải chỉ có một cách niệm Phật, là Biệt Tướng.

79. Mười sáu pháp quán v.v… cùng thành Niệm Phật là Đồng Tướng.

80. Y báo thanh tịnh, chẳng phải là chánh báo trang nghiêm, chính là Dị Tướng.

81. Một môn niệm Phật bao quát các nghĩa thành tựu là Thành Tướng.

82. Bốn thứ hay năm thứ, mỗi thứ đều trụ trong địa vị của mình là Hoại Tướng.

83. Công đức của y báo lẫn chánh báo do niệm Phật liền trọn vẹn, đồng thời đầy đủ, đấy là Tương Ứng môn.

84. Các pháp trọn khắp chẳng rời niệm Phật, rộng hẹp tự tại là Vô Ngại môn.

85. Một căn niệm Phật, sáu căn đều nhiếp là môn “một và nhiều dung chứa nhau chẳng đồng”.

86. Niệm Phật tam-muội tức là hết thảy pháp là môn “các pháp tương tức tự tại”.

87. Lúc đang niệm Phật, các môn khác chẳng hiện, đấy chính là môn “bí mật ẩn hiển đều thành”.

88. Môn niệm Phật này đều nhiếp hết thảy chính là môn “vi tế tương dung an lập”.

89. Năm thứ niệm Phật nhiếp lẫn nhau trùng trùng là môn “cảnh giới lưới của Nhân Ðà La (Indra: Ðế Thích)”.

90. Thấy môn Niệm Phật liền thấy vô tận, chính là môn “mượn Sự tỏ rõ pháp để sanh lòng hiểu biết”.

91. Trước sau niệm Phật chẳng khác với đương niệm là môn “thập thế cách pháp dị thành”.

92. Một pháp Niệm Phật mang vô tận pháp là môn “chủ bạn viên minh đầy đủ công đức”[26].

93. Niệm đức Phật của tự tâm là Bổn Giác.

94. Niệm Phật tâm tin tưởng chính là Danh Tự trong Thỉ Giác.

95. Niệm Phật hiểu được tâm là Tương Tự trong Thỉ Giác.

96. Niệm Phật chứng tâm là Phần Chứng trong Thỉ Giác.

97. Niệm Phật thành Phật là Cứu Cánh Giác.

98. Lúc đang niệm Phật tịch mịch vô vi là Pháp Thân Phật.

99. Lúc đương niệm Phật không đức gì chẳng đủ là Báo Thân Phật.

100. Lúc đương niệm Phật, phàm thánh cùng vui là Hóa Thân Phật.

Do vậy biết một pháp Niệm Phật nhiếp sạch hết thảy các pháp vậy.

Niệm Phật Dược Sư muốn sanh về cảnh giới nào tự anh phải hiểu rõ, phải minh bạch nha anh.
http://niemphat.net/Luan/thechisosao/thechi2uni.htm


Nam Mô A Di Đà Phật
Nguyen_khoa
Bài viết: 184
Ngày: 11/01/10 05:54
Giới tính: Nam
Đến từ: tp Ho Chi Minh

Re: kinh thuyết về Phật A Súc

Bài viết chưa xem gửi bởi Nguyen_khoa »

Đức Thích ca Mâu Ni Phật khuyên chúng sanh quy hướng và phát nguyện vãng sanh về cõi Cực Lạc Tây Phương của Phật Di Đà do hạnh nguyện và công đức trang nghiêm thù thắng của Ngài,phù hợp với tất cả mọi căn cơ chúng sanh,chỉ cần có lòng tin,nhớ tưởng và hành trì trong vòng một đến mười niệm sẽ dc Ngài Tiếp dẫn dù Nghiệp lực vẫn còn nhưng vẫn chắc là vãng sanh về cõi Tịnh Độ.Đó là cái duyên thù thắng của Đức Phật Di Đà đối với tất cả chúng sanh trong mười phương này tangbong

tangbong " Dân chúng cõi ấy,dụng sức thần thông,bay khắp mười phương cúng dường chư Phật.Trưa về bổn quốc,ăn trong tĩnh thức xong rồi kinh hành,từng bước thảnh thơi "

tangbong Trích trong Kinh Đi Đà của thầy Thích Nhật Từ biên dịch

Mỗi chúng sanh khi vãng sanh về cõi cực lạc tây phương,an nhiên tự tai,hằng ngày cúng dường mười phương chư phật,dc nghe Pháp mầu của tất cả mười phương chư Phật thật ko con gi bằng.Vãng sanh về cõi Phật thì chắc sẽ gặp vô số muôn vàn chư Phât.Mau đặng chứng quả và dc Phật thọ ký tangbong Nam Mô A Di Đà Phật tangbong


Hình đại diện của người dùng
Ân Uy Quang
Bài viết: 52
Ngày: 29/07/11 02:05
Giới tính: Nam
Đến từ: Đạo trường

Re: kinh thuyết về Phật A Súc

Bài viết chưa xem gửi bởi Ân Uy Quang »

Nam Mô Ðông Phương A Sơ Phật
Nam Mô Nam Phương Phổ Mãn Phật
Nam Mô Tây Phương A Di Đà Phật
Nam Mô Bắc Phương Nan Thắng Phật
Nam Mô Ðông Nam phương Trị Ðịa Phật
Nam Mô Tây Nam phương Na La Diên Phật
Nam Mô Tây Bắc phương Nguyệt Quang Diện Phật
Nam Mô Ðông Bắc phương Tịch Chư Căn Phật
Nam Mô Hạ phương Thật Hành Phật
Nam Mô Thượng phương Vô Lượng Thắng Phật


Học tri thế sự thị vô thường
Sinh tử diệc như lôi điện dã
Hình đại diện của người dùng
Ân Uy Quang
Bài viết: 52
Ngày: 29/07/11 02:05
Giới tính: Nam
Đến từ: Đạo trường

Re: kinh thuyết về Phật A Súc

Bài viết chưa xem gửi bởi Ân Uy Quang »

kimcang đã viết:Thế Giới Diệu Hỷ Của Đức Phật Bất Động (A Súc Bệ = Ashobya) Tuy Là Rất Thanh Tịnh Nhưng Chẳng Bằng Cõi Cực Lạc Của Đức Phật A Di Đà.

Cõi Tịnh Lưu Ly Thì Trang Nghiêm Thanh Tịnh Đồng Như Cõi Cực Lạc Không Sai Khác.

10 Phương Thế Giới Có Không Hạn Lượng Các Cõi Tịnh Độ Thanh Tịnh Vô Cùng Nhưng Mà Đức Phật Thích Ca Mâu Ni Chẳng Dạy Chúng Sanh Cõi Ta Bà Cầu Sanh Về Các Cõi Đó Vì Chúng Sanh Cõi Ta Bà Chẳng Có Nhân Duyên Với Các Cõi Phật Kia.

Có Các Cõi Tịnh Độ Còn Tịnh Diệu Hơn Cõi Cực Lạc Nhưng Mà Chỉ Có Đại Bồ Tát Mới Có Thể Sanh Về Thí Dụ Như Cõi Tích Tập Nhất Thiết Công Đức, Cõi Thắng Liên Hoa, Cõi Trụ Tối Thượng Nguyện, Cõi Mật Nghiêm...
Ông khởi tâm chấp trước phân biệt liệu có nên không, liệu Đại A Di Đà có tiếp dẫn không? Đã trụ nơi chính đạo thì đừng nên cho đâu là chính đâu là tà. Chư Phật vì muốn hóa độ chúng sinh nên thị hiện thế giới như vậy thôi, nếu tâm ông thanh tịnh ắt thấy cảnh giới thanh tịnh, tâm không thanh tịnh thì cảnh giới không thanh tịnh. Vì các pháp như không, nên làm gì có thanh tịnh hay uế trược.


Học tri thế sự thị vô thường
Sinh tử diệc như lôi điện dã
Hình đại diện của người dùng
kimcang
Bài viết: 1894
Ngày: 19/12/07 16:28
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Canada
Được cảm ơn: 1 time

Re: kinh thuyết về Phật A Súc

Bài viết chưa xem gửi bởi kimcang »

Ông khởi tâm chấp trước phân biệt liệu có nên không, liệu Đại A Di Đà có tiếp dẫn không? Đã trụ nơi chính đạo thì đừng nên cho đâu là chính đâu là tà. Chư Phật vì muốn hóa độ chúng sinh nên thị hiện thế giới như vậy thôi, nếu tâm ông thanh tịnh ắt thấy cảnh giới thanh tịnh, tâm không thanh tịnh thì cảnh giới không thanh tịnh. Vì các pháp như không, nên làm gì có thanh tịnh hay uế trược.
Lý phải đi đôi với Sự nếu chỉ Nói Lý mà Không Chứng Sự thì đó chỉ là Lời Hư Vọng Vô Nghĩa.

Bậc Sơ Địa Bồ Tát Tâm Thanh Tịnh mà không biết cảnh giới của Bậc Nhị Địa Bồ Tát lần đến Thập Địa Bồ Tát mà không biết cảnh giới của bậc Đẳng Giác Bồ Tát.

Bậc Đẳng Giác Bồ Tát một đời thành Phật mà đối với cảnh giới Phật vẫn không thể biết.

Trong Kinh Kim Luân Vương Phật Đảnh nói Đức Phật hiện tướng Kim Luân Vương Phật Đảnh thì tất cả Chư Đẳng Giác Bồ Tát đều chẳng thể thấy biết được bờ mé của tướng Phật Đảnh Luân.

Nếu chứng cảnh giới Văn Thù, Phổ Hiền trong một vi trần hiện tất cả các cõi phật, trong một sát na vào khắp cả ba đời, nơi một thân vào khắp tất cả cõi tất cả kiếp không ngăn ngại như vậy mới Thật Là Tâm Tịnh.

Nếu Thật Thấy Các Pháp Như Không thì phải như Ngài Quán Thế Âm hiện 32 Ứng Thân vào khắp tất cả cõi làm lợi ích cho chúng sanh.

Nếu chưa được như các Ngài Văn Thù, Phổ Hiền, Quán Thế Âm mà nói
tâm ông thanh tịnh ắt thấy cảnh giới thanh tịnh, tâm không thanh tịnh thì cảnh giới không thanh tịnh.
thì chỉ là lời rỗng không vô nghĩa.



Om Amitabha Hri, Om Mani Padme Hum, Om Vajrapani Hum.
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.29 khách