kinh thuyết về Phật A Súc

Có những đoạn kinh luận đọc không hiểu, hiểu mà không thấu đáo, chẳng biết hỏi ai ? Mời đem vào đây để mọi người cùng nhau thảo luận học hỏi...

Điều hành viên: binh

Hình đại diện của người dùng
Ân Uy Quang
Bài viết: 52
Ngày: 29/07/11 02:05
Giới tính: Nam
Đến từ: Đạo trường

Re: kinh thuyết về Phật A Súc

Bài viết chưa xem gửi bởi Ân Uy Quang »

ôi thưa ông, Văn Thù, Phổ Hiển, Quan Thế Âm có là như không? chúng sinh có là như không? Văn Thù Phổ Hiển là như vậy chúng sinh cũng là như, vì Văn Thù Phổ Hiển là như mà đắc nên chúng sinh do là như ắt cũng phải đắc, lời vô nghĩa đâu có là lời vô nghĩa vì bản thân nó đã cũng là không rồi, đến mức còn không có cả lời nói hay văn tự, sao ông lại bảo lời tôi vô nghĩa hay có nghĩa vậy, hãy khoan bàn đến có nghĩa hay không, nhưng ông là người khởi đầy tâm chấp trước, cho rằng người kém ta hơn, hoặc người hơn ta kém, nếu như vậy đến khi nào ông mới chứng được nổi Sơ Địa, hay đến Pháp Vân Địa, bao giờ ông mới thành một bậc Đại Bồ Tát hóa độ quần sinh, ông cho kẻ này là thế này, kẻ khác là thế khác, không có tâm coi chúng sinh như nhau, sao tu thành quả vị được, sao đi hóa độ quần sinh được


Học tri thế sự thị vô thường
Sinh tử diệc như lôi điện dã
Hình đại diện của người dùng
kimcang
Bài viết: 1894
Ngày: 19/12/07 16:28
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Canada
Được cảm ơn: 1 time

Re: kinh thuyết về Phật A Súc

Bài viết chưa xem gửi bởi kimcang »

ôi thưa ông, Văn Thù, Phổ Hiển, Quan Thế Âm có là như không? chúng sinh có là như không? Văn Thù Phổ Hiển là như vậy chúng sinh cũng là như, vì Văn Thù Phổ Hiển là như mà đắc nên chúng sinh do là như ắt cũng phải đắc, lời vô nghĩa đâu có là lời vô nghĩa vì bản thân nó đã cũng là không rồi, đến mức còn không có cả lời nói hay văn tự, sao ông lại bảo lời tôi vô nghĩa hay có nghĩa vậy, hãy khoan bàn đến có nghĩa hay không, nhưng ông là người khởi đầy tâm chấp trước, cho rằng người kém ta hơn, hoặc người hơn ta kém, nếu như vậy đến khi nào ông mới chứng được nổi Sơ Địa, hay đến Pháp Vân Địa, bao giờ ông mới thành một bậc Đại Bồ Tát hóa độ quần sinh, ông cho kẻ này là thế này, kẻ khác là thế khác, không có tâm coi chúng sinh như nhau, sao tu thành quả vị được, sao đi hóa độ quần sinh được
DH nói Lý nghe cao lắm vậy DH hiện nay Chứng được cảnh giới mà DH nói chưa hay chỉ là Vọng Ngữ.
Văn Thù Phổ Hiển là như vậy chúng sinh cũng là như, vì Văn Thù Phổ Hiển là như mà đắc nên chúng sinh do là như ắt cũng phải đắc,
DH muốn bắt chước lời của Ngài Duy Ma Cật nói với Ngài Di Lặc Bồ Tát nhưng mà DH chẳng phải là Ngài Duy Ma Cật.

Ngài Duy Ma Cật Nói Lý mà Chứng Cả Sự.

Ngài Duy Ma Cật dùng Bất Tư Nghì Giải Thoát Môn có thể đi qua thế giới Tu Di mang tòa báu trang nghiêm về nơi thất cho đại chúng ngồi, lại qua thế giới Hương Tích mang cơm thơm về cúng dường đại chúng.

Bắt chước lời của Bậc Thánh để lý luận cho cao mà Chưa ChứngVọng Ngữ.

Nói mà Chưa Thật Chứng thì ai mà chẳng nói được chỉ có điều là Nói Lý thì hay mà Chưa Làm Chủ 6 Căn đến khi vào Cảnh Trung Ấm thì bị Nghiệp Dẫn đi trong Luân Hồi.
Văn Thù, Phổ Hiển, Quan Thế Âm có là như không? chúng sinh có là như không?
DH đã chứng được cảnh giới Văn Thù, Phổ Hiển, Quan Thế Âm đủ 3 thân, 10 trí thần thông tự tại thì nói như trên được còn như DH chưa thật chứng mà nói thì chỉ là Đại Vọng Ngữ.
nhưng ông là người khởi đầy tâm chấp trước, cho rằng người kém ta hơn, hoặc người hơn ta kém,
Cực Lạc thanh tịnh Ta Bà Uế Trược là chính do Đức Phật nói không phải KC nói.

DH nên đọc lại Kinh Quán Vô Lược Thọ trước khi mà phát ngôn.

13 Tổ Tịnh Độ đều dạy Cực Lạc thanh tịnh Ta Bà Uế Trược và khuyên Niệm Phật Nguyện Vãng Sanh Cực Lạc như vậy thì sự tu chứng của DH hơn 13 Tổ Tịnh Độ chăng?
ông cho kẻ này là thế này, kẻ khác là thế khác, không có tâm coi chúng sinh như nhau, sao tu thành quả vị được, sao đi hóa độ quần sinh được
DH được Tâm Bình Đẳng thấy chúng sanh bình đẳng chưa?

DH nếu đã được Sanh Tử Tự Tại thì những lời của DH nói là đúng còn như DH chưa được Sanh Tử Tự Tại thì DH chỉ là Hý Luận mà thôi.



Om Amitabha Hri, Om Mani Padme Hum, Om Vajrapani Hum.
Hình đại diện của người dùng
Ân Uy Quang
Bài viết: 52
Ngày: 29/07/11 02:05
Giới tính: Nam
Đến từ: Đạo trường

Re: kinh thuyết về Phật A Súc

Bài viết chưa xem gửi bởi Ân Uy Quang »

ồ, sao lại vậy nhỉ, chứng hay không chứng khác nhau lắm sao, hiền hữu của tôi, tôi không là Duy Ma Cật vì đơn giản, Duy Ma Cật cũng chẳng là Duy Ma Cật, sao tôi lại là Duy Ma Cật được, chứng hay không chứng đó quan trọng thế sao, tại sao lại vậy? tại vì chứng hay không chứng quá quan trọng với hiền hữu của tôi nên hiền hữu của tôi không bao giờ chứng đó, bậc quân tử thời gian đến rất lâu nhưng thời gian đi rất nhanh, nên việc có chứng hay chưa, một giây sau là chứng, còn lời Đức Thế Tôn nói về 2 cõi mà đạo hữu không hiểu hay sao, tùy căn cơ chúng sinh mà Đức Thế Tôn thuyết các pháp khác nhau, do chúng sinh Sa Bà dâm cuồng điên loạn, kẻ tu học ít mà muốn chứng lại nhiều, Đức Thế Tôn mới đem Pháp môn Tịnh Độ trao lại, tại sao đạo hữu lại đem so sánh hai nơi thế nhỉ? tôi vốn tưởng một giây mà vô lượng a tăng kỳ kiếp kia đâu khác nhau, tôi vốn tưởng chứng đắc hay không chứng đắc đâu khác nhau, tôi tưởng thế mới là Nhất Thiết Trí, sao đạo hữu biết tôi chưa chứng đắc, khi vô thủy tôi đã đắc rồi và đến khi nhập Đại Niết Bàn tôi cũng không chứng đắc chi cả, và xin nhắc lại lần nữa, do thị hiện, do chúng sinh tâm ý khó điều phục mà nói rằng Cực Lạc thanh tịnh Sa Bà uế trọc, còn đối với riêng tôi, uế trọc này mới là tịnh độ của tôi vậy, còn tịnh độ chẳng thể giúp tôi khởi tâm thiện mà hành Bồ Tát đạo; hơn nữa, hiền hữu nói tôi vọng ngôn, vậy hiền hữu dám lớn tiếng nói tôi vọng ngôn, vậy có vọng ngôn không? Tôi nói theo Duy Ma Cật vì đơn giản, sự thật là thế, hiền hữu vẫn luôn cho rằng người này nói được, người kia không, vậy tức là chấp trước, vì sao? Duy Ma Cật là không, tôi cũng là không, tất cả chúng sinh các Phật quốc đều là không, đều là chân như, sao lại là bắt chước, sao lại là vọng ngôn, sao lại là không thể bắt chước, sao lại là không vọng ngôn, hiền hữu phân biệt rằng có bậc chứng đắc mới nói được, còn người không thì không nói được, vậy hóa ra người không chứng đắc không bao giờ chứng đắc, vậy hóa ra người chứng đắc hơn hẳn người không chứng đắc, vậy hiền hữu cũng đâu bình đẳng trước chúng sinh, hiền hữu duy nhất vẫn còn tâm chấp trước, hiền hữu cho cõi Diệu Hỷ không bằng cõi Cực Lạc, cho rằng cõi Lưu Ly bằng cõi Cực Lạc, cho rằng đây đã chứng đắc, đây chưa chứng đắc, nếu không buông xả uẩn chấp thì hiền hữu chứng đắc sao được mà lại mắng tôi, Phật, Bồ Tát, Thanh Văn, Duyên Giác cho đến lục đạo đều là không, hiền hữu và tôi cũng là không, sao không lại có sự khác không được, đã là không thì tất cả là không, chúng sinh cho đến trần sa thạch mộc cũng thế, đâu có thể khởi lên sự phân biệt sai khác được mà đạt đến thì nói, không đạt thì không


Học tri thế sự thị vô thường
Sinh tử diệc như lôi điện dã
Hình đại diện của người dùng
kimcang
Bài viết: 1894
Ngày: 19/12/07 16:28
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Canada
Được cảm ơn: 1 time

Re: kinh thuyết về Phật A Súc

Bài viết chưa xem gửi bởi kimcang »

Bây giờ có nói lý gì cũng chỉ là trên văn tự rỗng chỉ khi Cảnh Trung Ấm hiện thì mới biết rõ ràng sự tu hành.

KC thì thấy rất nhiều người bình thường giống như DH đây hay nói Đạo Lý cao siêu mà đến khi gần chết thì sợ hãi mê mụi không tỉnh giác chỉ mong DH chẳng chẳng lọt vào trong những người đó.

KC cũng thấy nhiều người bình thường chẳng biết nói Đạo Lý cao siêu mà khi gần chết lại ung dung Tỉnh Giác Niệm Phật Vãng Sanh.

Thiện Tinh Tỳ Kheo, Vô Văn Tỳ Kheo thuộc lòng 12 Bộ Kinh, lý luận thông, chứng Tứ Thiền được 5 thần thông suốt còn hơn DH đây không biết bao nhiêu mà chết thì bị đọa do vì bình thường hay Vọng Ngữ Chưa Chứng Nói Chứng.

Bình thường nói lý nói đạo rất dễ đến khi 4 đại tan rã 5 ấm chi lìa cảnh trung ấm hiện thì tất cả những lý luận kia đều là rỗng không vô nghĩa mà bị nghiệp dẫn đi .



Om Amitabha Hri, Om Mani Padme Hum, Om Vajrapani Hum.
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: kinh thuyết về Phật A Súc

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Ân Uy Quang đã viết
sao đạo hữu biết tôi chưa chứng đắc, khi vô thủy tôi đã đắc rồi và đến khi nhập Đại Niết Bàn tôi cũng không chứng đắc chi cả, và xin nhắc lại lần nữa, do thị hiện, do chúng sinh tâm ý khó điều phục mà nói rằng Cực Lạc thanh tịnh Sa Bà uế trọc, còn đối với riêng tôi, uế trọc này mới là tịnh độ của tôi vậy, còn tịnh độ chẳng thể giúp tôi khởi tâm thiện mà hành Bồ Tát đạo
Đúng là đại vọng ngữ. Chưa chứng nói chứng là đại tội, là lừa dối chúng sinh.
Tưởng đạo hữu nghiên cứu Phật pháp để tu học, để giúp dộ chúng sinh, chứ đâu ngờ đ/h học biết kinh sách Phật để đem ra khoe kiến thức như vậy.
Tội lỗi ! tội lỗi !


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
Ân Uy Quang
Bài viết: 52
Ngày: 29/07/11 02:05
Giới tính: Nam
Đến từ: Đạo trường

Re: kinh thuyết về Phật A Súc

Bài viết chưa xem gửi bởi Ân Uy Quang »

Uh đại vọng ngữ, chưa chứng nói là tội, vậy dựa vào đâu mà biết ai đã chứng, ai chưa chứng, nếu không nói, không thuyết, không chỉ, không dạy, vậy ai cũng cầu nguyện lạc kỉ, liệu những chúng sinh đương thọ khổ thì sao? Vậy nói như các đạo hữu thì hóa ra nói những lời luận bàn như vậy là lời nói ngoa nói phét hay sao. Như xưa vua nói gì đó là phải, cũng điều đó dân nói lại thành không phải, điều nói ra đó dĩ nhiên là một lẽ bất cập, vậy chưa chứng đắc nói là vọng ngôn, chứng đắc nói là không vọng ngôn, tức cũng là bất cập, bất cập sao chư vị Bồ Tát và chư Phật mười phương dám dùng để thuyết Pháp, nếu đúng là như vậy, sao người nói lại được, người nói lại không được. Hay chân như bản thể chỉ là lời nói láo nói xằng, ta là người phàm không được nói dối, còn chư Bồ Tát đã chứng đắc nên được nói dối? Đạo hữu nói vậy nghĩa là gì, nếu giữa hai sinh linh bình đằng có sự phân biệt đó thì đạo Phật từ vô thủy đến nay là điều dối gạt chúng sinh sao? Đạo hữu nên ngẫm kĩ trước khi nói vậy chứ, đệ tử Phật liệu có phát ngôn bừa bãi như nhổ nước bọt đi đâu cũng được không?
?


Học tri thế sự thị vô thường
Sinh tử diệc như lôi điện dã
Hình đại diện của người dùng
kimcang
Bài viết: 1894
Ngày: 19/12/07 16:28
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Canada
Được cảm ơn: 1 time

Re: kinh thuyết về Phật A Súc

Bài viết chưa xem gửi bởi kimcang »

Y vào Kinh Luận mà biết như thế nào là Thật Chứng.

Kinh Luận dạy là hành giả dứt hết tham sân si làm chủ 6 căn trong tất cả thời không duyên theo cảnh thường biết sáng suốt không dấy niệm.

Trong Kinh Thủ Lăng Nghiêm nói ai mà Tự Xưng Chứng Thánh Là Đại Vọng Ngữ.

KC đã gặp và nghe thấy rất nhiều người như DH lúc bình thường thì hay lý luận cao siêu đến khi gặp cảnh thì Tham Sân Si vẫn còn đầy, còn lúc bức bách như khi bịnh nặng hay gần chết thì lo sợ hoang mang không tỉnh giác.

Người không biết mà nghe DH nói thì thấy rất hay nhưng KC thì thấy DH vốn chỉ là lý luận suông trên danh từ rỗng mà thôi chứ chưa thật chứng biết.



Om Amitabha Hri, Om Mani Padme Hum, Om Vajrapani Hum.
Hình đại diện của người dùng
Ân Uy Quang
Bài viết: 52
Ngày: 29/07/11 02:05
Giới tính: Nam
Đến từ: Đạo trường

Re: kinh thuyết về Phật A Súc

Bài viết chưa xem gửi bởi Ân Uy Quang »

tôi không dám tự nhận đã dứt được tham sân si chưa, nhưng hiện giờ tôi bỗng thấy chán ngán, tự dưng chiều nay tôi bỗng thấy những sự lợi lạc chưa từng thấy bao giờ khi ngẫm về Pháp môn Tịnh Độ, phải nói chúng sinh Sa Bà có nhân duyên lớn với Phật A Di Đà, phải nói các kinh Vô Lượng Thọ, kinh Quán Vô Lượng Thọ, kinh A Di Đà được thuyết đã chỉ cho chúng sinh cõi này một lối giải thoát vô cùng hữu nghiệm, không tu theo Pháp môn này còn Pháp môn nào hơn nữa, bỗng dưng thấy chán ngán quá, bỗng dưng không muốn nói thêm câu nào nữa, không muốn nghĩ thêm ý gì nữa, không muốn làm thêm việc gì nữa
cũng xin thưa cùng quý đạo hữu, tôi không tự xưng chứng Thánh, nếu thậm xưng là chứng Thánh tức đó mới chỉ là kẻ phàm phu, tôi không bao giờ dám tự xưng là mình chứng Thánh, chỉ là không muốn nói đến sự phân biệt của các Pháp môn thôi
còn sinh và tử, đạo hữu, đây là diễn đàn Phật Pháp, tôi không dám nói bừa, nhưng về sinh và tử tôi đã suy ngẫm điều hơn lẽ thiệt từ bé khi còn đi học, thậm chí chưa đi học tiểu học
thực ra từ bé đến giờ mỗi khi ngẫm nghĩ về thân thể còn tồn tại trên thế giới này, tôi đều thấy nó có cái gì hư ảo khó nói, không thể nói, không thể hiểu hết được
khi gặp giáo pháp Phật tôi mới hiểu đó là "không", nhưng những điều về "không" tôi đã có suy nghĩ từ lâu rồi, tôi rất biết từ thuở nhỏ rằng, nếu mình coi đó là lạc, đó là lạc, nếu mình coi đó là khổ, đó là khổ
tôi có thể đắc hay không đắc, nhưng thực sự tôi đã không còn quá lo sợ trước bão giông biến động, vì đơn giản tôi hiểu rằng, vinh hoa nhất thời, không phải là hằng, có một lúc chết cũng bó chiếu như ai
tôi đã có nhân duyên với Phật như thế đó, nhưng đến khi đọc tích ngài Văn Thù Sư Lợi là lúc tôi hoan hỉ đón nhận Pháp nhất từ xưa tới nay, tôi bỗng thấy cả thân thể lạ lùng như vừa được khai thị pháp nhãn vậy
nhưng thôi, ta không bàn chuyện này nữa, tôi chỉ không muốn đạo hữu so sánh các thế giới với nhau thôi
dù sao, pháp môn Tịnh Độ là một pháp môn tuyệt diệu, dễ tu, dễ chứng quả, hữu ích lợi lạc cho tất cả chúng sinh, khi tất cả các kinh pháp đã mất hết, Đức Thế Tôn từ bi thương xót còn lưu kinh Vô Lượng Thọ thêm 100 năm nữa, điều đó chứng tỏ sự quan trọng của pháp môn Tịnh Độ, nhất là với chúng sinh căn trí lui sụt, vốn đã không tin Phật Pháp như cõi Sa Bà này


Học tri thế sự thị vô thường
Sinh tử diệc như lôi điện dã
Hình đại diện của người dùng
dct87
Bài viết: 702
Ngày: 16/03/08 01:42
Giới tính: Nam

Re: kinh thuyết về Phật A Súc

Bài viết chưa xem gửi bởi dct87 »

Kimcang:
Có Các Cõi Tịnh Độ Còn Tịnh Diệu Hơn Cõi Cực Lạc Nhưng Mà Chỉ Có Đại Bồ Tát Mới Có Thể Sanh Về Thí Dụ Như Cõi Tích Tập Nhất Thiết Công Đức, Cõi Thắng Liên Hoa, Cõi Trụ Tối Thượng Nguyện, Cõi Mật Nghiêm...
tangbong tangbong tangbong

dct nhớ không lầm thì chính trong kinh Dược Sư Phật cũng đề cập đến chúng sanh NGUYỆN SANH VỀ CỰC LẠC. (Đọc tới đoạn đó trong kinh Dược Sư dct cảm động quá chài, Phật từ bi ai mẫn tới tột độ, A Di Đà Phật).

Đức Phật A Di Đà có cái nguyện độ sanh hơn hẳn 10 phương chư Phậtchỗ duy nhất là 10 NIỆM TIẾP DẪN, chẳng kể có tội hay vô tội, chẳng kể nghiệp nặng nghiệp nhẹ.

TTLL:
...TTLL cũng không thể khẳng định rằng kiếp này mình sẽ thành tựu ngay. Vậy thì dùng chút ít công đức kiếp này hồi hướng để nguyện kiếp sau được tu tập tiếp.
Nếu không thể khẳng định được thì cũng đã gieo duyên với đức Phật Dược Sư rồi, kiếp này không được thì kiếp sau, nhưng thân người khó được, Phật pháp lại "bá thiên vạn kiếp nan tao ngộ". Nếu TTLL quyết lòng không thối chuyển nơi Tịnh Độ Đông Phương thì phải tu tập cho tinh tấn thêm.

Dct không dám so sánh cõi chư Phật này với cõi chư Phật kia, chỉ biết mình cho duyên với Phật A Di Đà, lại cộng thêm điều kiện vãng sanh và khẳng định mình có khẳ năng đi được (thập ác còn đi được chẳng lẽ dct tệ hơn thập ác sao trời), nên đã quy y với Phật A Di Đà.

Trong kinh Phật cũng có dạy tất cả chư Phật đều tán thán đức Phật A Di Đà, đều ở ngay cõi nước của mình mà giảng kinh A Di Đà, khuyên chúng sanh ở cõi nước mình nên phát nguyện, nguyện sanh về cõi Tây Phương Cực Lạc. Trong tương lai nếu TTLL vãng sanh về cõi của Phật Dược Sư, rồi nhân duyên hội tựu sẽ được nghe giảng kinh A Di Đà.

Chúc đạo hữu TTLL tinh tấn trên con đường tu tập, công đức tu hành rất khó ư tích lũy, mất dễ như trở bàn tay. Cho nên phải nên siêng năng hơn trên con đường tu tập.

A Di Đà Phật.


Hình ảnh
Hình đại diện của người dùng
dct87
Bài viết: 702
Ngày: 16/03/08 01:42
Giới tính: Nam

Re: kinh thuyết về Phật A Súc

Bài viết chưa xem gửi bởi dct87 »

Chào đạo hữu Ân Uy Quang.

Đọc những lời đạo hữu rất có hương vị Thiền, và rất thiết thực....Nhưng chúng sanh (như dct) không thể lãnh hội được, vốn không có duyên Bát Nhã, lại đời này chưa thể hiện Bát Nhã, hoặc Bát Nhã chưa, không thể hiện lộ trong đời này tuy đã có duyên với Bát Nhã từ nhiều đời trước. Vì thế căn cơ chúng sanh thích hợp với những pháp như vậy, Phật cũng vì chúng sanh mà giảng nói nhiều Pháp môn như vậy, nhiều thế giới như vậy, Kimcang chỉ là trích lại từ kinh chứ cũng không tự ý so sánh thế giới của chư Phật với nhau.

Cũng như đạo hữu nói:
Chư Phật vì muốn hóa độ chúng sinh nên thị hiện thế giới như vậy thôi...,
Bởi vì thị hiện thế giới như vậy là để độ sanh, cho nên chúng sanh phải biết lòng từ mẫn của chư Phật, mà y giáo phụng sanh, còn quyền cơ của chư Phật ai có Bát Nhã thì thể hội, không lãnh hội được thì cũng có lợi ích không kém, dct có thể nói lợi ích thậm chí còn hơn cả những người thể hội chưa triệt để.
...nếu tâm ông thanh tịnh ắt thấy cảnh giới thanh tịnh, tâm không thanh tịnh thì cảnh giới không thanh tịnh. Vì các pháp như không, nên làm gì có thanh tịnh hay uế trược.
Nếu tâm thanh tịnh thì ắt dĩ nhiên cảnh giới thanh tịnh, và dĩ nhiên tâm không thanh tịnh thì cảnh giới không thanh tịnh, nhưng thanh tịnh vẫn có cấp độ thanh tịnh. Những người xuất gia cũng vào chùa để tu chứ cũng chẳng dám ra chợ mà tu, 5 trược ác thế, lội ngược dòng không dễ, trụ "nơi thanh tịnh" mà hành Bồ Tát đạo cũng chẳng dễ, duyên khảo khó lường. Thử hỏi đạo hữu cái giác ngộ của đạo hữu hồi từ nhỏ đó và cái giác ngộ bây giờ có khác không ??? tiến hay thối ??? do đâu ???

...do chúng sinh tâm ý khó điều phục mà nói rằng Cực Lạc thanh tịnh Sa Bà uế trọc, còn đối với riêng tôi, uế trọc này mới là tịnh độ của tôi vậy, còn tịnh độ chẳng thể giúp tôi khởi tâm thiện mà hành Bồ Tát đạo...
Lời của đạo hữu rất thấm thiết, thương chúng sanh nên "không chịu đi". Nhưng vàng thật mới không sợ lửa, còn dct là ...bông gòn, gặp lửa là quéo, thậm chí cháy đen thui.

Lại nữa, thế giới Cực Lạc không phải chỉ dành riêng cho những chúng sanh tâm ý khó điều phục đâu, nói vậy là phỉ báng bi tâm của Phật. Nếu nói pháp này dành riêng cho kẻ "hạ tiện" thì chư Phật 10 phương không cần giảng nói, chư Bồ Tát cũng chẳng cần nguyện sanh, và nơi đó cũng chẳng "CHƯ THƯỢNG THIỆN NHÂN". Phải biết pháp này lợi độn toàn thu, dưới từ Địa Ngục, trên tới Đẳng Giác đều quy về sự và lý.

Nếu đạo hữu cho người vãng sanh là chấp kia bỏ đây, vậy đạo hữu xem cõi này là Tịnh Độ của mình có phải là chấp đây bỏ kia chăng??? Vậy thì cái chấp đó có khác gì cái chấp của người vãng sanh. Nhưng nói thực tế dễ hiểu hơn là cái chấp của người nguyện vãng sanh vẫn có Phật lực giúp đỡ và nhanh chóng nhập vào dòng Thánh, lại chứng được "bất thối chuyển ư A Nậu Đa La Tạm Miệu Tam Bồ Đề".

Nhắc tới kinh Duy Ma Cật mới nhớ, hình như trong kinh dạy Bồ Tát cõi Chúng Hương rất ngưỡng mộ chư ĐẠI BỒ TÁT ở cõi này, vì chúng sanh ở cõi 5 trược mà giáo hóa rất khó khăn, đại bi tâm rất rộng lớn...

Nhưng suy đi xét lại bản thân dct thấy mình đôi khi tu hành còn thối chuyển thì làm sao có thể độ sanh, tự độ mình còn chưa xong nói chi độ kẻ khác. Lại nữa, độ sanh phải có áo NHẪN NHỤC VÀ BIẾT DÙNG PHƯƠNG TIỆN nữa chứ. Ví dụ chúng sanh đang tu niệm Phật cầu sanh Tịnh Độ, nay mình lại ....dạy pháp môn khác, nói lý, nói sự làm mê hoặc chúng sanh bỏ pháp tu niệm Phật, vậy là chúng sanh ấy mất phần vãng sanh, thử hỏi đây là công hay tội ???

Lại còn nói, ở cõi Tịnh Độ không thể giúp hành giả khởi tâm thiện mà hành Bồ Tát đạo thì cái này sai lầm to lớn lắm, không phải ở trong cõi ngũ trược mới khởi được cái tâm đại bi, không phải về Cực Lạc thì cái đại bi tâm kia mất đi.... Xin thưa với đạo hữu, người nguyện vãng sanh Cực Lạc dù hiểu lý hay không đều sẽ phát cái đại bi tâm rộng lớn và họ sẽ nhất định làm được điều đó. Ví như dct đây, nguyện vãng sanh đâu phải vì cá nhân tư lợi, mà cũng chính là vì khởi cái đại bi tâm to lớn đối với chúng sanh nên mới phát nguyện vãng sanh ấy chứ.

Chúng sanh ở cõi kia hằng ngày đi 10 phương cúng Phật, nghe pháp, người chứng vô sanh thì thị hiện 10 phương giáo hóa chúng sanh hữu duyên. Sao lại nói ở cõi đó không thể phát đại bi tâm được chứ ??? Chẳng lẽ chư Phật thị hiện Tịnh Độ hiển thị giáo Pháp Đại Thừa để giáo hóa những kẻ có tâm ....???
Phật, Bồ Tát, Thanh Văn, Duyên Giác cho đến lục đạo đều là không, hiền hữu và tôi cũng là không, sao không lại có sự khác không được, đã là không thì tất cả là không, chúng sinh cho đến trần sa thạch mộc cũng thế, đâu có thể khởi lên sự phân biệt sai khác được mà đạt đến thì nói, không đạt thì không
Vì không cho nên trong cái không đó chưa từng lìa có, có và không chẳng khác thì dù vãng sanh hay trụ Ta Bà cũng là không, Ta Bà chính là Cực Lạc và ngược lại như vậy. Vãng sanh cũng như trụ, trụ cũng như vãng sanh, làm gì có nhân ngã và bỉ thử (kia đây) chỗ này phải không? Tổ Ấn Quang của tông Tịnh Độ nói rất hay. "Vãng thì nhất định vãng, sanh thì thật chẳng sanh". Một bước dạo Cực Lạc có gì là cản trở Tâm mình, nào có ngoài tâm mình. Cho nên bậc Thánh tuy ngộ cùng tột cũng vãng sanh....ào ào để làm gương cho chúng sanh.

Mình biết Không là một chuyện, mình chứng là một chuyện. Khi nào mình ở cái chỗ bị dao kiếm chém mà tưởng như gió thổi man mát, nằm trên giường đao gươm mà tưởng như nằm trên ....nệm kymdan, ăn phân nằm tro mà như ăn ở nơi lâu đài cung điện thì mới có thể tự nói mình chứng cảnh giới Không. Nhưng nếu ăn vẫn lựa đồ ngon, áo vẫn phải lựa đồ đẹp, ngủ phải nằm giường nệm thì những thứ trên chỉ là HÝ LUẬN cho vui tai. Bậc Thánh giao du tự tại nơi có và không, KHÔNG CHẤP MẮC, chính vì không cả có và không cho nên mới thực sự là Không. Nếu vẫn còn phàm phu vẫn còn chấp tướng thì tại sao mình không thể chấp cái Thanh Tịnh mà lại đi Chấp cái Ô Uế, sao chẳng chịu gần gũi Thiện Thượng Nhân mà lại đi gần gũi chúng sanh Tam Đồ???

Đạo hữu nay tu Thiền (dct nghĩ vậy) chắc hẳn là phải lấy Bất Nhị làm cửa nhập môn, vậy thì chấp kia bỏ đây là trật thì chấp đây bỏ kia cũng không đúng, hà tất phải đi so sánh đây và kia, điều đó không trái lý sao??? Lại nói "Thà chấp có như núi Tu Di, còn hơn chấp không như hạt cải". Người chấp có sợ tạo ác nhân mà hành pháp thiện, tiến xa nữa là chấp "HỮU THẾ GIỚI DANH VIẾT CỰC LẠC, ....HỮU PHẬT A DI ĐÀ," như thế vẫn sẽ có cơ hội thành Thánh, còn người cứ y vào Không sẽ dễ bị ...cháy mất hột giống. Ngay từ đâu không khéo nhập đạo ở chỗ Bất Nhị sẽ dễ rơi vào thiên Không.

Chúc đạo hữu an lạc.
A Di Đà Phật.


Hình ảnh
Hình đại diện của người dùng
kimcang
Bài viết: 1894
Ngày: 19/12/07 16:28
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Canada
Được cảm ơn: 1 time

Re: kinh thuyết về Phật A Súc

Bài viết chưa xem gửi bởi kimcang »

Tu Hành Sự Lý Phải Đi Đôi.

Hiểu Lý Mà Chưa Chứng Sự Thì Chưa Thật Là Hiểu vì cái Hiểu đó chỉ là trên Văn Tự.

Lý Thì Chư Phật Cùng Chúng Sanh Đồng Thể Tánh.

Sự Thì Bậc Đẳng Giác Bồ Tát Vẫn Còn Sở Tri Chướng.


Tâm Tịnh Thì Độ Tịnh, Tâm Uế Thì Độ Uế

Trong Kinh Duy Ma Cật nói Ngài Xá Lợi Phật vẫn còn thấy cõi Phật sai biệt.

Trong Kinh Duy Ma Cật thì khi Thiên Nữ Rải hoa chẳng dính nơi các vị Bồ Tát nhưng dính lại nơi thân của các vị Thanh Văn.

Phân Biệt Thế Giới Chư Phật Tịnh Uết Sai Biệt là chính từ trong Kinh do chính Đức Phật Thích Ca Mâu Ni nói ra.

Trong Kinh Vô Lượng Thọ, Kinh Quán Vô Lượng Thọ, Kinh Đại Bảo Tích Đức Phật Thích Ca Mâu Ni nói cõi Ta Bà Uế Trược có đủ 5 điều dơ xấu và Ngài khuyên chúng sanh phát nguyện Vãng Sanh Cõi Cực Lạc Thanh Tịnh.

Kinh Đại Bát Nhã nói có Văn Tự Bát Nhã, Quán Chiếu Bát Nhã, Thật Tướng Bát Nhã

Nhiều người hay nói Lý Bát Nhã thao thao nhưng đó chỉ là Văn Tự Bát Nhã còn như Quán Chiếu Bát Nhã thì vẫn chưa có thể làm được nói chi là Chứng Thật Tướng Bát Nhã.

Thật Thấy Các Pháp Không thì phải được tự tại không bị danh, lợi, được, mất, khen, chê, khổ, vui làm lay động.

Thật Thấy Các Pháp Không thì khi đối cảnh Tâm Thường Biết Sáng Suốt Không Dấy Niệm Phân Biệt.

Đức Phật ở trong Kinh Nhân Vương Hộ Quốc Bát Nhã Ba La Mật vì các phàm phu khi nghe Lý Bát Nhã rồi Chấp Nơi Văn Tự, Chưa Thật Chứng mà chỉ hiểu trên danh từ rồi Khởi Chấp Không rơi vào Đoạn Diệt cho nên Ngài mới dạy rằng Thà Chấp Có Như Núi Tu Di Chứ Đừng Chấp Không Như Hạt Cải.

Chỉ Hiểu Lý Bát Nhã Mà Chưa Chứng Sự Bát Nhã thì cái hiểu đó chỉ là Kiến Giải không phải là Trí Chứng.

Kiến Giải là Vọng Tưởng không thể dùng được khi 4 Đại Tan Rã, 5 Ấm Phân Ly, Cảnh Trung Ấm Hiện.

Kiến Giải dù hay bao nhiêu đến khi Cảnh Trung Ấm Hiện thì vẫn bị Nghiệp Dẫn đi trong luân hồi.

Trí Chứng mới là có thể dùng khi Cảnh Trung Ấm Hiện, Làm Chủ Nghiệp được tự tại.



Om Amitabha Hri, Om Mani Padme Hum, Om Vajrapani Hum.
Hình đại diện của người dùng
Ân Uy Quang
Bài viết: 52
Ngày: 29/07/11 02:05
Giới tính: Nam
Đến từ: Đạo trường

Re: kinh thuyết về Phật A Súc

Bài viết chưa xem gửi bởi Ân Uy Quang »

không, chính Đức Phật Hương Tích nói rằng, do nguyện độ sinh mà thị hiện không hoàn toàn, tôi chỉ y theo lời chư Phật dạy mà viết ra, đâu dám tùy tiện nói này nói nọ
chứ còn, lợi, suy, hủy, dự, xưng, cơ, khổ, lạc, thực sự bấy lâu nay bỏ đã ngoài tai
tu chợ mới là tu, tu nhà mới là gốc của tu
còn thì ra chứng đạo tất cả chúng ta đây chưa ai chứng, miễn hành sự Bồ Tát, đó là Bồ Tát Đại Thừa rồi, việc phát đại nguyện không còn do căn duyên, nhân thiện ắt sẽ gặp duyên lành
Kim Cương chỉ dùng hoàn toàn kinh sách biện chứng mà rất ư xa rời thực tế
Đạo Phật là tôn giáo vô thần, vượt trên được siêu nhiên lẫn tự nhiên, không thể võ đoán theo một lối được
Đạo Hữu lấy hiệu là Kim Cương, vậy phải chăng Bát Nhã đã kim cương, phiền não không lay chuyển nổi. Tu còn có ngày chứng, còn sách vở mãi cũng chỉ là không mà thôi, hà cớ chi viện dẫn kinh sách tỏ ý rằng mình học rộng biết nhiều, sao lại khởi tâm kiêu mạn đến thế
Không
Ít ra duyên lành còn có ngày chứng đạo, chứ không còn duyên chắc gì dễ chứng đạo đây
Không biết nhân cần duyên mới nảy nở được như hạt giống vẫn cần các điều kiện ngoại lực tác động hay sao?
Chắc Kim Cương Đạo Hữu là một vị Giáo sư già nào, hoặc là một vị tăng nhân nào thì mới hay biện lý theo sách vở như thế
Do quán chiếu nỗi khổ mà phát tâm đại từ đại bi, đâu phải do chỉ gặp Phật mà có tâm đại bi của hàng Đại Thừa Phật Pháp
Còn dct, tôi không nói rằng ở Tịnh Độ toàn các bậc Bồ Tát A Duy Việt Trí mà lại không thể khởi tâm đại bi
Có chứ, vì các bậc Bồ Tát đó còn dạo chơi mười phương thế giới nữa
Tôi đang nói hàng Thanh Văn Duyên Giác mới như thế đó thôi, không nói đến hàng Bồ Tát bao giờ
Còn sự giác ngộ, không tiến không thoái, chỉ có sự suy ngẫm hàng ngày mà thôi
Sao lại dùng những dấu câu như vậy để hàm ý khinh miệt đồng đạo, rằng chỉ là người thường không bao giờ chứng đặng Phật quả
Lý luận sách vở giáo điều như vậy ai theo đây, Phật luôn dùng các ví dụ sinh động để chỉ dạy, chứ Phật không nói giáo lý suông
Phật cũng không dùng ngoặc kép trong câu bao giờ cả, Phật khi thấy chúng sinh có thiện duyên thì khuyến hóa, không khinh mạn
Các đạo hữu khinh người không biết tức là khinh người đã biết, vì người không biết tức là người sẽ biết, người không có duyên là người sẽ có duyên, huống chi ta đều có duyên lành phúc thiện cả
Nói vậy ai phục người mang danh Phật tử đây
Không lấy Bất nhị làm cửa pháp, lấy vắng lặng thanh tịnh làm cửa pháp
Hy vọng đạo hữu KC mau chứng Bát Nhã mà hóa độ quần sinh, không chưa chứng mà biện lý sách vở, không hí luận, không vọng ngữ thì cũng chẳng ai tin, thà rằng dựa vào các giáo lý căn bản Phật trao, dùng lời mình diễn thuyết người còn phục, chứ mà như thế, tuồng chi là khua môi múa mép tỏ mình học rộng tài cao, liệu tịnh được nghiệp của khẩu không đây?


Học tri thế sự thị vô thường
Sinh tử diệc như lôi điện dã
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.29 khách