Các hành vô thường!

Có những đoạn kinh luận đọc không hiểu, hiểu mà không thấu đáo, chẳng biết hỏi ai ? Mời đem vào đây để mọi người cùng nhau thảo luận học hỏi...

Điều hành viên: binh

Huệ Hiền
Bài viết: 1447
Ngày: 31/05/10 18:35
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Kiên Giang - Việt Nam

Các hành vô thường!

Bài viết chưa xem gửi bởi Huệ Hiền »

Quý đạo hữu thân mến! Trong kinh Niết Bàn (quyển 4) có bài kệ sau:
Chư hành vô thường
Thị sinh diệt pháp
Sinh diệt diệt dĩ
Tịch diệt vi lạc.
Nghĩa là:
Các hành vô thường
Là pháp sanh diệt
Sanh diệt diệt rồi
Tịch diệt là vui.
Quý đạo hữu nào có thể giải nghĩa bài kệ trên cho LN được không ạ ?
Trân trọng cảm ơn! tangbong tangbong tangbong


Cổ thi Phật Tổ để một phong
Dạy khuyên tu miệng lẫn tu lòng
Người đời tu miệng, lòng không sửa
Bần Tăng lòng sửa, miệng thì không.


- Tế Điên Hòa Thượng -
Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: Các hành vô thường!

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

Tôi nhớ tôi từng trả lời câu hỏi nầy ở một topic nào rồi. Hãy xem lại.

Trên đời có vật gì việc gì là không phải vô thường? Chúng ta biết ngay cả thân thể nầy nó đang biến đổi không ngừng, từng hơi thở ra vào đã biến đổi khác rồi, tế bào trong cơ thể sanh ra chết mất cũng nhanh lắm. Cho nên không có cái vật gì việc gì ở thế gian nầy không phải là vô thường cả. Chính vì chúng vô thường biến đổi, nên gọi chúng là pháp sanh diệt. Thoạt còn thoạt mất, nhân duyên hòa hợp thì gọi là tạm có sanh ra, nhân duyên biệt ly thì tạm gọi là diệt mất. Luôn luôn như thế. Ngay cả tâm niệm của ta khởi lên liên hồi, rồi cũng tan mất liên hồi. Thân Tâm đều là vô thường sanh diệt. Đó là ý nói của hai câu đầu.

Khi chúng ta có học có tu hành Phật Pháp thì chúng ta biết rằng Tâm và Cảnh đều nương nhau mà sanh diệt, các pháp Tâm Cảnh ấy là vô thường sanh diệt nên chúng ta không chạy theo chúng mà khổ theo.

Ví dụ, chúng ta thấy quả ổi (cảnh) chúng ta biết nó là vô thường sanh diệt, nên không khởi tâm ham muốn chạy theo quả ổi. Thì tự nhiên Cảnh quả ổi không làm cho tâm mình giao động sanh diệt theo quả ổi.

Lại khi Tâm mình nghĩ suy việc gì, như nghĩ về quả ổi thì bóng ảnh pháp trần quả ổi hiện ra trong tâm. Chúng ta biết bóng ảnh quả ổi là pháp trần sanh diệt nên không chạy theo bóng ảnh đó, thì tự nhiên bóng ảnh đó lặng xuống diệt mất. Tâm ta được an, không chạy đông tây.

Cho nên gọi đó là "Sanh diệt diệt rồi". Khi các pháp vô thường sanh diệt của Cảnh và Tâm đã lặng diệt rồi. Thì thế nào?

Thì tâm ta trở nên an lạc thanh tịnh. Trở về với cái Không Sanh Không Diệt của Tự Tánh. Vì vậy gọi nó là "Tịch Diệt".

Cái Không Sanh Không Diệt là Tịch Diệt đó, mới thật là cái chân an lạc giải thoát, cho nên nói "Tịch Diệt là Vui".

Cái vui giả tạm chạy theo Cảnh Trần, chạy theo Tâm Vọng Tưởng thì cái vui đó đâu phải là chân vui, chỉ là giả tạm hư vọng mà thôi!

Chỉ có cái vui của Tự Tánh Thanh Tịnh Không Sanh Không Diệt ấy, không còn bị chi phối bởi vô thường sanh diệt nữa thì đó mới là cái vui chân thật, vĩnh viễn.

Niệm Phật thì tâm mình chỉ chuyên chú vào câu Phật hiệu, không còn chạy theo những cảnh trần vọng tưởng khác, tự nhiên các cảnh trần vọng tưởng sanh diệt khác đều diệt mất.

Tham thiền cũng thế.

Tùy nghi mà tu tập. Hiểu rồi thì tu thôi.

Bởi vì dù có nói nhiều, có học nhiều mà không tu thì không thể hiểu được lời Phật dạy, không nếm được hương vị của lời Phật dạy. Thế thì hiểu trên chữ nghĩa cũng không thắm đâu.

Khi mình có tu tập, và nghe câu "Các hành vô thường ...." liền cảm nhận được ngay là đúng như vậy! Bởi vì mình có trải nghiệm bản thân.


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
nguynlinhtam
Bài viết: 1141
Ngày: 07/06/10 04:08
Giới tính: Nam

Re: Các hành vô thường!

Bài viết chưa xem gửi bởi nguynlinhtam »

Hư không pháp giới
Duy tâm sở hiện, duy thức sở biến.
(Trích Kinh Hoa Nghiêm)

Năng biến là Tự Tánh (tâm), sở biến là vạn vật. Tánh thể của năng biến là Tịch Tịnh.
Thức là Vọng Tưởng, Phân Biệt, Chấp Trước. Mọi sự, vạn vật trong vũ trụ này đều là do Tâm Thức biến hiện ra. Có sanh thì có diệt.

Nên nói:
Các hành vô thường
Là pháp sanh diệt

Phàm những gì có tướng đều là hư vọng.
----------------
Sanh diệt diệt rồi
Tịch diệt là vui.

Sanh diệt tức là Vọng Tưởng. Vọng Tưởng diệt rồi. Thì Pháp Thân (=Chân Thân) của mình hiện ra, cái đó mới là cái Ta thật sự, vốn thanh tịnh, vĩnh hằng, an vui mãi mãi.
kinhle kinhle kinhle
Nếu nói nói sai xin Sám Hối.
kinhle kinhle kinhle caunguyen


Nam Mô A Di Đà Phật
Huệ Hiền
Bài viết: 1447
Ngày: 31/05/10 18:35
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Kiên Giang - Việt Nam

Re: Các hành vô thường!

Bài viết chưa xem gửi bởi Huệ Hiền »

Cảm ơn chú Thánh_Tri và anh nguynlinhtam! tangbong tangbong tangbong
kinhle kinhle kinhle


Cổ thi Phật Tổ để một phong
Dạy khuyên tu miệng lẫn tu lòng
Người đời tu miệng, lòng không sửa
Bần Tăng lòng sửa, miệng thì không.


- Tế Điên Hòa Thượng -
Hieule
Điều Hành Viên
Bài viết: 767
Ngày: 21/02/09 20:06
Giới tính: Nam
Đến từ: California

Re: Các hành vô thường!

Bài viết chưa xem gửi bởi Hieule »

ĐH Lâm Nghĩa hỏi Kim Cang đi. Tôi thấy Kim Cang dùng bài kệ đó làm chử ký :D

Còn không hỏi ĐH Laughinghaha hay Hlich đi...quý vị đó hiểu biết nhiều và nghiên cứu kinh rất nghiêm túc giống Thánh Tri vậy :D :D :D

Tôi vì chưa học kinh Đại Bát Niết Bàn nên không dám lạm bàn.

Sabbe sankhara anicca
Sabbe sankhara dukkha
Sabbe dhamma anatta.
A Di Đà Phật


Sabbe sankhara anicca
Sabbe sankhara dukkha
Sabbe dhamma anatta.
Huệ Hiền
Bài viết: 1447
Ngày: 31/05/10 18:35
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Kiên Giang - Việt Nam

Re: Các hành vô thường!

Bài viết chưa xem gửi bởi Huệ Hiền »

Cảm ơn chú Hieule đã chia sẻ, nhưng chú Thánh_Tri và anh nguynlinhtam trả lời rồi. Nhưng cho con hỏi cái này:
Ta ví "các hành vô thường" là vật thể sống (bị vô thường chi phối) nên phải bị sanh diệt.
Cứ sanh diệt mãi nhưng khi đoạn được diệt rồi, thì tức là vui vậy!
Quý đạo hữu thấy được không ạ ? Nếu sai con xin hối lỗi! kinhle kinhle kinhle


Cổ thi Phật Tổ để một phong
Dạy khuyên tu miệng lẫn tu lòng
Người đời tu miệng, lòng không sửa
Bần Tăng lòng sửa, miệng thì không.


- Tế Điên Hòa Thượng -
Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: Các hành vô thường!

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

="Hieule"]

Tôi vì chưa học kinh Đại Bát Niết Bàn nên không dám lạm bàn.
Một kinh đã hiểu thì các Kinh điều hiểu.

Đã học Kim Cang Kinh rồi thì nghe câu Kinh nầy của Kinh Niết Bàn là hiểu thôi. Hoặc nghe Kinh Nikaya nói về Vô Thường, khổ, Vô Ngã cũng đã hiểu được hai câu đầu rồi "Các hành vô thường là pháp sanh diệt".

Nhưng hiểu là một lẽ, hành được tới đó chưa là lẽ khác vậy.

Lục Tổ nghe Kinh Kim Cang ngộ đạo, về sau có ai hỏi về các Kinh Pháp Hoa Niết Bàn, tổ đều bắt họ đọc lên (vì ngài không biết chữ), khi môn đồ đọc lên thì ngày giảng giải tường tận. Xem Kinh Pháp Bảo Đàn sẽ rõ.

Thế thì cần yếu là tự mình tu, tự mình trải nghiệm, tự mình thật chứng, thì khi nghe một câu Kinh gì liền hiểu ngay mà không cần phải học.

Vậy là có hai đường lối:

1. Học một Kinh hiểu rồi thì nghe các Kinh khác liền hiểu
2. Tự mình tu tập trải nghiệm rồi thì nghe các Kinh liền hiểu


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: Các hành vô thường!

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

Lâm Nghĩa đã viết: Ta ví "các hành vô thường" là vật thể sống (bị vô thường chi phối) nên phải bị sanh diệt.
Cứ sanh diệt mãi nhưng khi đoạn được diệt rồi, thì tức là vui vậy!
Quý đạo hữu thấy được không ạ ? Nếu sai con xin hối lỗi! kinhle kinhle kinhle
Các hành nghĩa là mọi việc làm, cũng nói chung là mọi vật dù là hữu tình hay vô tình, dù là vật sống (con người, thú vậy, cỏ cây) hay không sống như đá, đất v.v...

Chứ không phải chỉ có vật thể sống mới bị chi phối bởi vô thường. Người ta nói "Nước Chảy Đá Mòn", "Biển Sông cũng Cạn".

Thế thì đá, nước là vật không sống mà cũng bị chi phối bởi vô thường. Do vậy Kinh Kim Cang nói "Phàm những gì có hình tướng là hư vọng".

Không phải chỉ có những gì mình thấy là vô thường, mà cho đến nghe, ngửi, nếm, xúc đều là vô thường cả.

Nói chung trên tướng trạng: Sắc, Thanh, Hương, Vị, Xúc, Pháp (Sáu Cảnh Trần) đều là vô thường sanh diệt cả.

Tướng trạng của Lục Trần từ đâu ra? Không ngoài Tâm Tánh của mình mà có vậy.

Như nói bọt biển từ đâu ra? Không ngoài từ nước biển mênh mông của đại dương vậy.

Mình mê muội chấp lấy bọt biển mà bỏ mất cả nước biển mênh mông của đại dương. Chấp lấy lục trần mà bỏ mất Tâm Tánh. Do vậy mà theo bọt biển, lục trần sanh rồi diệt, diệt rồi sanh, luân hồi sanh tử mãi trong sáu đường, bốn loài từ vô thỉ kiếp đến nay.

Tu hành Phật pháp là trở về bới Tánh Giác của mình, cũng như bọt biển lặng trở về với nước biển mênh mông bao la ấy.

Bọt biển chỉ cho vọng tâm, vọng cảnh, chúng là vô thường sanh diệt.

Mà khi bọt biển nó tịch diệt rồi, nó trở về với nước biển, ta trở về với tánh giác thanh tịnh sáng suốt của mình sẵn có rồi thì không còn sanh diệt nữa, bởi vì vốn như như, chưa từng sanh thì làm gì có diệt mất. Do vậy gọi là "Tịch Diệt Vi Lạc", cũng gọi là "Ngộ Nhập Tri Kiến Phật", cũng gọi là "Quy Y Tam Bảo Tự Tánh", cũng gọi là "Bồ Đề Niết Bàn", "Viễn ly điên đảo mộng tưởng cứu cánh niết bàn" v.v... muôn ngàn kinh, muôn ngàn lời nói ngôn từ cũng chỉ để diễn tả và nói lên một điều ấy mà thôi!


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Huệ Hiền
Bài viết: 1447
Ngày: 31/05/10 18:35
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Kiên Giang - Việt Nam

Re: Các hành vô thường!

Bài viết chưa xem gửi bởi Huệ Hiền »

kinhle kinhle kinhle


Cổ thi Phật Tổ để một phong
Dạy khuyên tu miệng lẫn tu lòng
Người đời tu miệng, lòng không sửa
Bần Tăng lòng sửa, miệng thì không.


- Tế Điên Hòa Thượng -
nguynlinhtam
Bài viết: 1141
Ngày: 07/06/10 04:08
Giới tính: Nam

Re: Các hành vô thường!

Bài viết chưa xem gửi bởi nguynlinhtam »

Thôi mà ít Vọng Tường nữa đi, nổi 1000 cái Vọng Tưởng là 1000 câu hỏi ai trả lời cho suể. Sai rồi, Sai rồi.
kinhle kinhle kinhle .
1 quyển Kinh Thập Thiện, 1 quyển Kinh A Di Đà nhỏ gọn, đơn giản, hiểu và thực hành theo cũng đủ cho mình sanh lên trời và vượt thoát thập pháp giới rồi.
kinhle kinhle kinhle


Nam Mô A Di Đà Phật
Huệ Hiền
Bài viết: 1447
Ngày: 31/05/10 18:35
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Kiên Giang - Việt Nam

Re: Các hành vô thường!

Bài viết chưa xem gửi bởi Huệ Hiền »

Đơn giản hơn, chỉ cần Lục tự Di Đà, cả đời dư sức! tangbong


Cổ thi Phật Tổ để một phong
Dạy khuyên tu miệng lẫn tu lòng
Người đời tu miệng, lòng không sửa
Bần Tăng lòng sửa, miệng thì không.


- Tế Điên Hòa Thượng -
Hình đại diện của người dùng
VO_HUU_BAT_KHONG606
Bài viết: 2587
Ngày: 08/04/08 22:33
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: ...
Đã cảm ơn: 1 time

Re: Các hành vô thường!

Bài viết chưa xem gửi bởi VO_HUU_BAT_KHONG606 »

Lâm Nghĩa đã viết:Đơn giản hơn, chỉ cần Lục tự Di Đà, cả đời dư sức! tangbong
Các hành là vô thường. :D


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.15 khách