Trang 2 trên 3

Re: Các hành vô thường!

Đã gửi: 12/02/11 04:52
gửi bởi Huệ Hiền
VO_HUU_BAT_KHONG606 đã viết:
Lâm Nghĩa đã viết:Đơn giản hơn, chỉ cần Lục tự Di Đà, cả đời dư sức! tangbong
Các hành là vô thường. :D
Là sao ??? Em chưa hiểu lắm :-/

Re: Các hành vô thường!

Đã gửi: 12/02/11 05:07
gửi bởi VO_HUU_BAT_KHONG606
Lâm Nghĩa đã viết:
VO_HUU_BAT_KHONG606 đã viết:
Lâm Nghĩa đã viết:Đơn giản hơn, chỉ cần Lục tự Di Đà, cả đời dư sức! tangbong
Các hành là vô thường. :D
Là sao ??? Em chưa hiểu lắm :-/
Đừng vội vàng.

Re: Các hành vô thường!

Đã gửi: 12/02/11 05:10
gửi bởi Huệ Hiền
:(

Re: Các hành vô thường!

Đã gửi: 12/02/11 05:17
gửi bởi VO_HUU_BAT_KHONG606
Lâm Nghĩa đã viết::(
Rồi em sẽ hiểu, đừng như thế. ;)

Re: Các hành vô thường!

Đã gửi: 12/02/11 05:20
gửi bởi Huệ Hiền
:D

Re: Các hành vô thường!

Đã gửi: 12/02/11 07:44
gửi bởi binh
Muốn hiểu cả bài thì phải hiểu từng câu, từng từ trước đã.
Thế nào gọi là "hành" ?

Trong 12 nhân duyên : "Vô minh, hành, thức v.v..."
Thì hành có nghĩa là chuyển biến
Từ cái vô minh, chuyển biến thành thức v.v...
Mà đã chuyển biến thì nó phải biến đổi, tức là nó đã thành cái khác, nó không còn là nó nữa.
Nếu nó chính là nó mãi thì gọi là thường, còn do hành nên nó biến đổi vì vậy nó vô thường.

Vì vậy mới nói
Các hành là vô thường
là pháp sinh diệt (vì sao gọi là sinh diệt ? vì pháp bién đổi, diệt cái cũ để sinh cái mới nên gọi là pháp sinh diệt, mà sinh diệt thì tức là vô thường)
Sinh diệt diệt dĩ (là nếu các hiện tượng sinh diệt không còn nữa, cái sinh diệt đã bị diệt)
Tịch diệt vi lạc (Tịch diệt tức là Niết Bàn, tức là trạng thái hoàn toàn ngưng nghỉ, là như như . Tịch diệt vi lạc là hưởng cái vui Niết Bàn)

Re: Các hành vô thường!

Đã gửi: 12/02/11 09:52
gửi bởi Hieule
ĐH Lâm Nghĩa ngồi lại tư duy bộ Bát Nhã Tâm Kinh tự nhiên hiểu

Vô Thường, Khổ, Không, Vô Ngã mà.... :D :D :D

A Di Đà Phật

Re: Các hành vô thường!

Đã gửi: 12/02/11 16:42
gửi bởi Huệ Hiền
tangbong tangbong tangbong

Re: Các hành vô thường!

Đã gửi: 20/02/11 11:57
gửi bởi Thánh_Tri
Các hành vô thường
Là pháp sanh diệt
Sanh diệt diệt rồi
Tịch diệt là vui.
Hai câu đầu là giáo lý Nhị Thừa (Thanh Văn Duyên Giác)
Hai câu sau là giáo lý Đại Thừa (Bồ Tát Phật)

Thế thì Phật Pháp là một hóa trình tu tập thừ thấp đến cao. Tuy chia ra làm Ba Thừa mà thật chỉ là một đoạn đường dày để đến đích thôi (tức Phật Quả). Nếu nghĩ giữa đường thì là tạm nghĩ ngơi rồi phải tiếp tục đi, chứ không phải nói đến nữa đường là xong rồi.

Giống như chúng ta đi từ thành phố nầy sang thành phố khác. Trên đường đi xa, có những chạm ngừng nghĩ để chúng ta nghĩ chân, đi restroom. Rồi đi tiếp chừng nào đến mục đích mình muốn đến mới thôi. Không thể cho rằng nơi chạm nghĩ nữa đường đó là tới đích rồi.

Không có giáo lý Duyên Khởi thì không có Nhị Thừa.
Không có giáo lý Bát Nhã thì không có Đại Thừa.

1. Nhị Thừa là chỉ rõ các pháp duyên sanh nên không có tự tánh. Vì các pháp không có tự tánh, thật thể hay Vô Ngã (Nhân Pháp Vô Ngã) nên không có cố định, mà không cố định luôn dời đổi chuyển biến nên Vô Thường. Chính vì các pháp nó vô thường, vô ngã, duyên sanh, không tự tánh nên chúng ta không thể cho các pháp là có, cũng không thể cho các pháp là không. Không thể phủ định và khẳng định các pháp là gì nên dứt tuyệt đối đãi nhị biên (biên kiến). Mà khi nhị biên đối đãi dứt tuyệt thì Trí Bát Nhã hiện bài. Tới đây là Đại Thừa.

2. Đại Thừa là mở ra Tri Kiến Phật cho tất cả chúng sanh đều thấy rỏ, quay về, sống thực với chính Tri Kiến Phật mà mình sẵn có. Trí Bát Nhã hay Tri Kiến Phật là Trí Tuệ sẵn có tròn đầy của Tự Tánh Giác mà ai ai cũng có. Chỉ vì mê muội mà bị che lấp.

Cho nên Phật phương tiện dạy Tam Thừa, trước tiên là dạy quán các pháp là vô thường, khổ, vô ngã để chúng ta buông xuống mọi chấp trước lầm mê về thân tâm thế giới vạn vật.

Lên đến cao hơn thì dạy quán Duyên Sanh Không Tánh để cho chúng ta biết đã buông xuống không chấp trước rồi, nhưng cũng không chấp vào cái không chấp trước ấy, không thể phủ định và khẳn định các pháp là có hay không, nhị nguyên đều dứt tuyệt thì Tri Kiến Phật hiển lộ.

Lên đến cao nửa là trở về chứng nhập với Tánh Giác và sống thật với tánh giác của mình sẵn có.

Đó là tiến trình của Phật Pháp. Cho nên chúng ta không nên chê bai lẫn nhau giữa Nhị Thừa và Đại Thừa. Chỉ có người không hiểu mới chê bai thôi. Trong Kinh Đại Thừa, Phật nói lời chê trách Nhị Thừa là bởi vì phương tiện muốn khuyên họ tiến lên nữa, chứ không phải là thật chê trách. Chúng ta phàm phu đọc chấp vào lời Phật chê trách Nhị Thừa, rồi chúng ta cũng chê trách thì không được vì sanh ra hận thù, chia rẽ Phật Pháp.

Do vậy tôi mới viết bài nầy bày tỏ nỏi lòng.
Kính mong chúng ta cùng hòa với nhau một nhà.

Re: Các hành vô thường!

Đã gửi: 21/02/11 21:52
gửi bởi tqh009
-Lành thay, sự thấy hiểu này !

-Lắm kẻ trống rỗng ba hoa, thấy trong kinh sách Phật chê hàng Thanh Văn Duyên Giác, cũng nháo nhào lên, học đòi bắt chước, cũng khua môi múa mép chê bai theo, càng đọc càng thấy buồn.......cười.
Thân mình không lo, lại đi chia chẻ giáo pháp thành cái này cái khác, cho mình cao, người thấp...ưa hí luận.

-Đi mà hỏi tất cả những thiện tri thức trong hàng tứ chúng, có ai không thật sự muốn thành tựu Phật quả, có ai thật sự không muốn giúp đỡ, sát cánh cùng muôn loài hữu tình tiến đến quả vị Phật.

-Thứ lớp tiệm tiến tu tập thì bị cho là hạ căn. Họ không biết rằng hàng thượng căn thì cũng từ nhiều đời nhiều kiếp là hạ căn do nỗ lực tiến tu mà đời này mới có được những căn duyên xuất chúng.

-Người ta cứ mải nhìn quả ngọt mà quên đi cội rễ bị chôn vùi sâu dưới lòng đất, chịu bao cay đắng, tích góp nhân lành.

Re: Các hành vô thường!

Đã gửi: 07/08/11 20:49
gửi bởi vô thường vô ngã
à em là người tại gia tuy ko có nghiên cứu kinh pháp cũng ít khi niệm danh hiệu phật a di đà bởi tâm em lun có dục vọng và tạp niệm quấy rối ,các anh giúp em tránh đi và xua đuổi mấy cái tư tưởng phiền não ko tốt đó dc ko khungbo

Re: Các hành vô thường!

Đã gửi: 07/08/11 20:58
gửi bởi vô thường vô ngã
thật ra thì trong diễn đàn phật pháp em cũng xin đưa ra vấn đề về nhẫn nhục:nhẫn nhục khi mà thấy mình bị đánh ko chống cự lại nhưng miệng luôn nói ra những lời ác ôn nguyền rủa người đánh mình đó chưa phải là nhẫn nhục,khi bị đánh và miệng cũng không nói ra những lời ác ôn nhưng trong thâm tâm thì sanh khởi niệm nóng giận chữi thầm người ta cũng chưa phải là nhẫn nhục.Nếu muốn đạt được nhẫn nhục thật sự thì phải nhẫn nhục thân,khẩu,ý trong đó ý nhẫn là khó nhất mọi người cố gắng lên nhe và nhớ nhẫn nhục đừng sanh khởi niệm sân giận vì cũng có câu:một ngọn lửa sân đốt cháy cả rừng công đức nên mọi người chịu khó nhẫn nhục trong tâm coi như không có gì cả.Cứ bình thản bước đi và quán rằng:ko thấy cái cảnh để ta nhẫn nhịn hoặc không thấy cái gì làm cho mình phải nhẫn nhục cả như vậy đấy