Một bài kệ trong kinh "Đại Thừa Vô Lượng Nghĩa"

Có những đoạn kinh luận đọc không hiểu, hiểu mà không thấu đáo, chẳng biết hỏi ai ? Mời đem vào đây để mọi người cùng nhau thảo luận học hỏi...

Điều hành viên: binh

Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Một bài kệ trong kinh "Đại Thừa Vô Lượng Nghĩa"

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Bài tán Phật của các Đại Bồ Tát trong kinh “Đại thừa vô lượng nghĩa” như sau :

“Cao cả thay bậc Thánh Đại Ngộ!
Không dơ, không nhiễm, không đắm trước.
Đấng Điều Ngự của cả trời người,
Gió đạo, hương đức xông tỏa khắp.
Trí, tình bình lặng, ngưng suy lự,
Ý diệt, thức tiêu, tâm tịch tĩnh,
Dứt huyễn mộng, sạch hết vọng tưởng;
Không còn các đại, ấm, giới, nhập,

Thân Phật chẳng có cũng chẳng không,
Chẳng nhân, chẳng duyên, chẳng tự tha,
Chẳng vuông, chẳng tròn, chẳng dài ngắn,
Chẳng lộ, chẳng ẩn, chẳng sinh diệt,
Chẳng tạo, chẳng khởi, chẳng tác vi,
Chẳng ngồi, chẳng nằm, chẳng đi đứng,
Chẳng động, chẳng chuyển, chẳng nhàn tịnh,
Chẳng tiến, chẳng lùi, chẳng an nguy,
Chẳng phải, chẳng quấy, chẳng được mất,
Chẳng kia, chẳng đây, chẳng đi lại,
Chẳng xanh, chẳng vàng, chẳng đỏ trắng,
Chẳng hồng, chẳng tím bao màu sắc;

Giới, định, tuệ, giải, tri kiến sinh,
Ba minh, sáu thông, đạo phẩm phát,
Từ bi, mười lực, vô úy khởi,
Chúng sinh nương tựa sinh nghiệp lành.
Hiện thân trượng sáu màu vàng kim,
Nghiêm chỉnh phương phi chiếu sáng ngời,


8 câu đầu nói về tâm Phật :
Thanh tịnh, không nhiễm trước.

Câu trí tình bình lặng, ngưng suy lự
Chữ Trí là Đại viên cảnh trí
Chữ Tình là Bình đẳng tánh trí . Khi chưa thành Phật thì gọi là thức Mạt na tức chấp ngã. Người ta dựa vào thức này mà phát sinh tình cảm, không bình đẳng. Đến khi thành Phật thì thức này chuyển thành Bình Đẳng tánh trí. Không còn ta còn người, hoàn toàn bình đẳng. Không còn suy nghĩ, lo toan.

Câu Ý diệt, thức tiêu tâm tịch tĩnh
Vì thức Mạt na là ý căn. Nay thức ấy không còn nên ý cũng diệt. các thức khác như Nhãn thức, nhĩ thức v.v… cũng tiêu hết. Không còn căn - trần, không còn năng - sở . Bấy giờ căn tức là trần, tâm tức là cảnh.
Chính vì không còn năng-sở, tất cả bình đẳng trong một thẻ, nên tâm được tịch tĩnh.

Vì dứt hết huyễn mộng, sạch hết vọng tưởng , nên không còn ngũ ấm, lục nhập, thật bát giới nữa, vì những thứ này đều là vọng tưởng, không thật.

Các câu tiếp theo nói về tướng trạng của thân Phật :
Thân Phật chẳng có cũng chẳng không,
Chẳng nhân, chẳng duyên, chẳng tự tha,
Chẳng vuông, chẳng tròn, chẳng dài ngắn,
Chẳng lộ, chẳng ẩn, chẳng sinh diệt,
Chẳng tạo, chẳng khởi, chẳng tác vi,
Chẳng ngồi, chẳng nằm, chẳng đi đứng,
Chẳng động, chẳng chuyển, chẳng nhàn tịnh,
Chẳng tiến, chẳng lùi, chẳng an nguy,
Chẳng phải, chẳng quấy, chẳng được mất,
Chẳng kia, chẳng đây, chẳng đi lại,
Chẳng xanh, chẳng vàng, chẳng đỏ trắng,
Chẳng hồng, chẳng tím bao màu sắc;


Phật có 3 thân là Pháp thân, Báo thân và hóa thân.
Pháp thân Phật vốn thanh tịnh, tịch tĩnh, thường hằng, vô thỉ, vô chung. Là bổn lai diện mục của mỗi chúng sinh, là tánh của pháp giới, không có gì mà không hiện diện. Ở loài hữu tình thì gọi là Phật tánh, ở loài vô tình thì gọi là pháp tánh. Tính chất của nó , như đã nói ở trên :

Chẳng phải có, vì không thể nắm bắt, xem xét, quan sát, nghĩ tưởng tới được.
Chẳng phải không, vì pháp giới do nó tạo thành, vì mọi nhận thức đều là tác dụng của nó.
Chẳng do nhân duyên tạo ra, chẳng phải hợp lại mà thành. Tự có từ vô thỉ, và hiện hữu mãi đến vô chung.
Chẳng tự, chẳng tha vì không phân năng sở, vì tất cả chỉ là một.
Chẳng có hình tướng , chỉ ứng theo pháp mà có các hình tướng vuông, tròn, dài, ngắn v.v…
Chẳng lộ vì không thể thấy, biết. Chẳng ẩn vì thường hiển tướng
Chẳng sinh, vì thường tự như, không biến đổi. Chẳng diệt vì không sinh.
Chẳng tạo ra cái gì khác, chẳng khởi động cái gì, cũng chẳng tác động vật gì.
Vì tất cả đều là tâm, nên không có tướng đi, đứng, ngồi, nằm do đó chẳng có tiến, lui, động, tịnh.
Vì khắp pháp giới đều là tâm nên không có kia, đây, không có đi, lại.
Vì mọi hình tướng, màu sắc đều là tâm nên chẳng phải xanh, vàng, đỏ trắng v.v…

Do các công đức của Pháp thân là vô lượng, nên Báo thân Phật đầy đủ tướng đẹp mà mọi người đều ưa mến.

Để hóa độ chúng sinh nên Phật hiện vô lượng hóa thân, vào vô lượng cõi nước để thuyết pháp, giáo hóa, độ sinh.

Giới, định, tuệ, giải, tri kiến sinh,
Ba minh, sáu thông, đạo phẩm phát,
Từ bi, mười lực, vô úy khởi,
Chúng sinh nương tựa sinh nghiệp lành.
Hiện thân trượng sáu màu vàng kim,
Nghiêm chỉnh phương phi chiếu sáng ngời



Giới, định, huệ đầy đủ, đã giải quyết xong thì phát sinh tri kiến đầy đủ, dẫn đến giác ngộ, chứng đắc.
Do chứng đắc đó mà có tam minh, lục thông , lại do đó mà phát khởi đạo phẩm, khởi lòng từ bi, hóa độ chúng sinh.
Làm nền tảng cho chúng sinh nương tựa, làm nguồn gốc phát khởi mọi nghiệp lành cho chúng sinh.
Để chúng sinh tuân phục, yêu mến, ưa gần, ngài hiện thân đầy đủ tướng đẹp, cao trượng sáu, tỏa ánh sáng vàng như huỳnh kim để soi sáng thế gian.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
tuniemphat
Bài viết: 216
Ngày: 19/02/10 20:04
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Hà Nội, Việt Nam

Re: Một bài kệ trong kinh "Đại Thừa Vô Lượng Nghĩa"

Bài viết chưa xem gửi bởi tuniemphat »

Nam Mô A Di Đà Phật tangbong tangbong tangbong


[b]Nguyện đem tất cả công đức
Hồi hướng về Tây Phương Tịnh độ
Nguyện con cùng chúng sanh
Đều vãng sanh Cực Lạc[/b]

[b]A Di Đà Phật[/b]
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Một bài kệ trong kinh "Đại Thừa Vô Lượng Nghĩa"

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Bấy giờ Bồ-tát Đại Trang Nghiêm cùng tám vạn vị Bồ-tát, liền đồng thanh bạch Phật rằng:
“Bạch Đức Thế Tôn! Hàng Bồ-tát lớn muốn chứng quả vị Giác ngộ cao tột một cách nhanh chóng, cần phải tu tập những pháp môn gì? Những pháp môn gì có thể giúp cho hàng Bồ-tát lớn nhanh chóng chứng được quả vị Giác ngộ cao tột?”
Phật bảo Bồ-tát Đại Trang Nghiêm và tám vạn vị Bồ-tát rằng:
“Này thiện nam tử! Có một pháp môn có thể giúp cho hàng Bồ-tát nhanh chóng chứng được quả vị Giác ngộ cao tột. Nếu có Bồ-tát nào tu tập pháp môn này thì có thể nhanh chóng chứng được quả vị Giác ngộ cao tột.”
“Bạch Đức Thế Tôn! Pháp môn đó tên gọi là gì? Nghĩa lí ra sao? Bồ-tát nên tu tập như thế nào?”

Phật dạy:
“Này thiện nam tử! Pháp môn đó được gọi là “Vô Lượng Nghĩa”. Bồ-tát muốn được tu học pháp môn Vô Lượng Nghĩa, cần phải quán sát tất cả các pháp, từ xưa đến nay, tánh tướng đều rỗng lặng; không lớn không nhỏ, không sinh không diệt, không tiến không lùi, không đứng yên cũng không lay động; giống như hư không, không có hai pháp.
- Nhưng chúng sinh thì hư vọng phân biệt chấp trước, có đây có kia, có được có mất, rồi khởi niệm bất thiện, tạo các nghiệp ác, luân hồi trong sáu nẻo, chịu đủ mọi điều đau khổ, trải vô lượng ức kiếp không thể tự thoát khỏi. Hàng Bồ-tát lớn quán sát thật kĩ càng như thế, sinh lòng thương xót, phát tâm từ bi rộng lớn, muốn đến cứu độ.
- Bồ-tát lại quán chiếu sâu xa, thâm nhập vào tất cả các pháp để thấy rõ: pháp có pháp tướng như thế thì sinh như thế; pháp có pháp tướng như thế thì trụ như thế; pháp có pháp tướng như thế thì dị (biến đổi) như thế; pháp có pháp tướng như thế thì diệt như thế; pháp tướng như thế thì hay sinh pháp ác, pháp tướng như thế thì hay sinh pháp thiện; ba tướng trụ, dị, và diệt cũng giống như vậy. Bồ-tát cứ như thế mà quán chiếu bốn tướng, từ lúc khởi đầu cho đến lúc cuối cùng, thảy đều biết rõ. Thứ đến lại quán chiếu tất cả các pháp, từng niệm từng niệm không đứng yên, lúc nào cũng có cái mới sinh, lúc nào cũng có cái mới diệt; lại quán chiếu để thấy rõ bốn tướng sinh trụ dị diệt đang xảy ra ngay trong giây phút hiện tại.
- Quán chiếu như thế rồi, Bồ-tát lại thâm nhập vào căn tánh ham muốn của chúng sinh, để thấy rõ rằng, tánh ham muốn của chúng sinh thật là vô lượng, cho nên nói pháp cũng phải vô lượng; nói pháp vô lượng thì nghĩa lí cũng vô lượng. Vô Lượng Nghĩa là do từ một pháp sinh ra; một pháp đó tức là “vô tướng”. Vô tướng như thế tức là không có tướng nào mà chẳng có tướng, chẳng có tướng nào là không tướng, đó gọi là “thật tướng”. Hàng Bồ-tát lớn đã an trụ nơi tướng chân thật như thế rồi, thì tâm từ bi phát khởi rõ ràng, chắc chắn, không hư dối; đối với chúng sinh thật có thể cứu khổ. Khổ đã cứu rồi thì lại thuyết pháp, khiến cho chúng sinh được an vui.


Hết thảy các pháp đều từ một pháp sinh ra, pháp đó gọi là “Vô tướng”, còn có tên gọi : Thật tướng, Tâm, Phật tánh, pháp tánh, thanh tịnh pháp thân, bổn lai diện mục, bổn tánh v.v… Vì pháp đó vô tướng nên ứng hiện được tất cả tướng, và vì vậy các tướng đều có tính chất của Vô Tướng. Các pháp tuy khác nhau, nhưng tánh của tướng đều như nhau, là một, mà tánh đó là tánh của Vô tướng. cho nên đều rỗng lặng (vô tướng), không lớn, không nhỏ, không sinh, không diệt, không tiến, không lùi, không đứng yên, không lay động v.v…
Các pháp, về tánh đều như thế cả. Nhưng vì chúng sanh mê muội nên thấy có kia, có đây, có được, có mất v.v…do đó khởi tâm yêu ghét, muốn chiếm đoạt hoặc muốn tiêu diệt, tạo ra đủ thứ ác nghiệp, chịu đủ thứ đau khổ, mãi chìm đắm trong sáu nẻo luân hồi.
Bồ Tát dùng trí tuệ quán chiếu các pháp. Thấy rằng pháp như thế thì sanh như thế, trụ như thế, biến đổi như thế, và diệt như thế. Tùy theo từng loại, tùy theo hình tướng. Tuy hình thức và tiến trình có khác nhau, có cái nhanh, có cái chậm, cái biến đổi thế này, cái biến đổi thế kia, nhưng tất cả các pháp đều trải qua bốn giai đoạn : Sinh, trụ , dị, diệt.
Bồ tát lại nhận thấy rằng trong từng sát na, luôn luôn có pháp được sanh ra, có pháp bị diệt đi, Nhưng toàn thể thì không thay đổi. Ví như số lượng vật chất trên trái đất này, mất đi ở nơi này, do những chúng sinh này mất, nhưng lại xuất hiện ở nơi khác, do các chúng sinh khác sinh ra.
Bồ tát thâm nhập vào tâm tánh chúng sinh, để thấy rằng ham muốn của chúng sinh là vô lượng (túi tham không đáy) đau khổ của chúng sinh là vô lượng (bể khổ), hoàn cảnh của chúng sinh cũng nhiều vô lượng. Phải tùy theo từng hoàn cảnh của chúng sinh mà cứu giúp, nên Bồ tát hiện vô lượng phương tiện, nói ra vô lượng pháp, có vô lượng nghĩa để cứu giúp chúng sinh. Vô lượng pháp, vô lượng nghĩa mà Bồ Tát nói ra cũng phát sinh từ một pháp, là Tâm, là tánh, là Thực tướng, là Vô tướng


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
tuniemphat
Bài viết: 216
Ngày: 19/02/10 20:04
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Hà Nội, Việt Nam

Re: Một bài kệ trong kinh "Đại Thừa Vô Lượng Nghĩa"

Bài viết chưa xem gửi bởi tuniemphat »

Nam Mô A Di Đà Phật tangbong
Đại huynh nói rất đúng. Pháp vốn chỉ có một, nhưng vì tâm chúng sanh sai biệt quá lớn nên phải dùng vô lượng sự diễn giải cho phù hợp, vì diễn vô lượng pháp nên nghĩa lý cũng vô lượng. Nói vô lượng mà thực chỉ là nói về một pháp chứ không có hai. Pháp đó chính là 'Vô tướng', đó cũng chính là "Thật tướng". Vì là vô tướng nên không có sinh - diệt, đúng - sai, động - tịnh, không đi - không đến, không rời đạo tràng mà cũng không phải không rời đạo tràng, đạo tràng ở đỉnh núi Linh Thứu mà cũng không phải chỉ ở đỉnh núi Linh Thứa,...
Thật tướng vốn là thân vô biên, không có bờ mé, như người ở giữa biển khơi mà muốn nhìn thấy bốn phương bờ mé là điều không thể. Thân vô biên đó đồng với thân của tất cả Như lai không khác, nên chỉ có Như Lai mới hiểu được cặn kẽ mà thôi.

Đúng như kinh điển nói, phàm tất cả những gì có tướng thì đều có Tử tướng, và nó cũng đều là giả tướng, không phải là Thật tướng.
Buông xả tất cả xuống cái hiển hiện sau cùng còn lại đó chính là Thật tướng, đó cũng chính là cái bản tánh Phật trong mỗi chúng sinh.
Đọc tụng kinh điển, niệm phật được thật nhiều, thật sâu, hiểu rõ thêm ý nghĩa tinh túy trong kinh điển là để chúng sinh buông bỏ mọi thứ giả tướng để rồi còn lại Thật tướng. Khi buông bỏ hết thì khai ngộ và chứng Bồ Đề.

Chúng sanh thấy thế giới có kiếp sinh, hoại, mà thực không hề có sinh hoại, Phật không hề nhập niết bà mà hiện tướng nhập niết bàn. Đã có tướng nhập niết bàn thì đó không phải là thật tướng, nên Phật nói Như Lai không hề nhập niết bàn. Đức Thích Ca Mâu Ni thành phật đến nay đã hơn 2500 năm, mà thực Như lai thành phật đến nay thực đã hằng hà sa vi trần thế giới.
Tâm chúng sinh bị che lấp nên Như lai và Thánh chúng ẩn thân không hiện ra.
Thật vĩ bởi tâm Bồ đề của Như lai đã phải vất vả bao nhiêu kiếp để hiện thân sinh diệt nhằm độ chúng sanh.
Đã sinh để giáo hóa chúng sinh, cả đời giáo hóa chúng sinh, rồi còn chấp nhận lấy tướng Như lai nhập diệt cũng là để giáo hóa và độ chúng sinh.
Hiện thân vô biên để độ chúng sinh mà thực Thế tôn không hề rời khỏi đạo tràng.
Nam Mô A Di Đà Phật. tangbong tangbong tangbong
Nam Mô Bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật tangbong tangbong tangbong


[b]Nguyện đem tất cả công đức
Hồi hướng về Tây Phương Tịnh độ
Nguyện con cùng chúng sanh
Đều vãng sanh Cực Lạc[/b]

[b]A Di Đà Phật[/b]
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Một bài kệ trong kinh "Đại Thừa Vô Lượng Nghĩa"

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

A di đà Phật
Đạo hữu nói rất đúng, phù hợp với sự hiểu biết của tôi.
tangbong tangbong tangbong


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Một bài kệ trong kinh "Đại Thừa Vô Lượng Nghĩa"

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

“Này thiện nam tử! Giáo pháp ví như nước, có thể rửa sạch các nhơ uế. Dù là nước giếng, nước ao, nước khe, nước suối, nước rạch, nước sông, hay nước biển cả, đều có thể rửa sạch nhơ uế; nước pháp kia cũng như vậy, có thể tẩy trừ mọi cấu uế phiền não cho chúng sinh. Này thiện nam tử! Tính chất của nước chỉ có một, nhưng nước giếng, nước ao, nước khe, nước suối, nước rạch, nước sông, nước biển cả thì khác biệt nhau; tính của pháp kia cũng như vậy, khả năng tẩy trừ phiền não thì không khác nhau, nhưng ba pháp, bốn quả, hai đường thì không đồng nhau. Này thiện nam tử! Nước tuy rửa sạch tất cả, nhưng nước giếng không phải là nước ao, nước ao không phải là nước sông rạch, nước suối khe không phải là nước biển

Nước ao, nước giếng, nước sông hồ, nước biển đều có thể rửa sạch cac nhơ uế. Cũng thế các pháp Phật nói ra, dù là Tiểu thừa, Trung thừa, Đại thừa hay Tối thượng thừa, đều có thể tẩy sạch phiền não của chúng sanh, và đem chúng sanh đến chỗ an vui


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
tuniemphat
Bài viết: 216
Ngày: 19/02/10 20:04
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Hà Nội, Việt Nam

Re: Một bài kệ trong kinh "Đại Thừa Vô Lượng Nghĩa"

Bài viết chưa xem gửi bởi tuniemphat »

Thế tôn thuyết pháp độ chúng sanh không có sự phân biệt, do đó không có phân cao thấp giữa tiểu thừa và đại thừa, mà là do chúng sanh phân biệt. Như trong rừng lớn có nhiều loài cây cỏ với kích thước lớn nhỏ khác nhau. Nhưng chỉ cần một trận mưa xuống rộng khắp thì tất cả chúng đều được lợi ích cả.
Pháp của Như Lai cũng vậy, không có phân ra cao thấp, hơn kém, mà là do chúng sanh căn tính sai biệt nên phân ra cao thấp hơn kém.

Khi Thế tôn nói về pháp Tứ diệu đế, thì độ được 5 anh em ông Kiều Trần Như nhập vào A-la-han. Nhưng cũng trong chúng hội đó cón tới hơn tám vạn chư thiên lại chứng đạo bích chi phật, bồ tát,...phát tâm vô thượng chánh đẳng chánh giác.
Khi Thế tôn thuyết về pháp Mười hai nhân duyên không chỉ độ chúng sanh được quả thanh văn, duyên giác mà có tới vô lượng chúng sanh đến nghe pháp có vô số chứng quả alahan, bích chi phật,...và phát tâm vô thượng chánh đẳng chánh giác...

Vậy đâu phải Tứ diệu đế, Mười hai nhân duyên,... mà nhiều người gọi đó là Tiểu thừa không đạt được quả Vô Thượng chánh đẳng chánh giác và phát khởi Bồ đề tâm vô thượng.
Tất cả là vì tâm trí chúng sanh sai biệt mà Như lai nói vốn chỉ có một pháp nhưng sự chứng đạo lại khác nhau. Nhưng dù có khác nhau thì tất cả đều sẽ đạt đến quả vị Phật cả mà thôi, không có khác.
Cho dù là Thanh văn thừa, Duyên giác thừa, hay Bồ tát thừa thì đều sẽ dẫn đến Phật thừa. Thuyết vô lượng pháp môn mà thực Thế tôn chỉ nói về một pháp mà thôi. Đó chính là Vô tướng, đó chính là Thật tướng.

Kinh
vốn chính là Khế kinh ( là sự khế hợp cho các chúng sanh khác nhau).
Nam Mô A Di Đà Phật tangbong
Sửa lần cuối bởi tuniemphat vào ngày 31/03/11 01:03 với 1 lần sửa.


[b]Nguyện đem tất cả công đức
Hồi hướng về Tây Phương Tịnh độ
Nguyện con cùng chúng sanh
Đều vãng sanh Cực Lạc[/b]

[b]A Di Đà Phật[/b]
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Một bài kệ trong kinh "Đại Thừa Vô Lượng Nghĩa"

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

“Này thiện nam tử! Khi ta từ cội cây bồ-đề đứng dậy, đi đến vườn Nai ở thành Ba-la-nại, vì nhóm ông A Nhã Kiều trần vân vân năm người mà chuyển bánh xe pháp, cũng nói các pháp xưa nay vốn rỗng lặng, chuyển biến không ngừng, sinh diệt trong từng giây phút. Sau đó vào lúc giữa, ở tại đạo tràng này và nhiều nơi khác, ta vì chúng Tì-kheo và hàng Bồ-tát tuyên nói, biện giải Mười hai nhân duyên, Sáu pháp qua bờ, cũng nói các pháp xưa nay vốn rỗng lặng, chuyển biến không ngừng, sinh diệt trong từng giây phút. Hôm nay lại ở nơi đây diễn nói Kinh Đại Thừa Vô Lượng Nghĩa, cũng nói các pháp xưa nay vốn rỗng lặng, chuyển biến không ngừng, sinh diệt trong từng giây phút. Vì vậy cho nên, này thiện nam tử, các pháp nói lúc đầu, nói lúc giữa, hay nói hôm nay, văn từ thì đồng nhất mà nghĩa lí thì sai khác. Vì nghĩa lí sai khác cho nên kiến giải của chúng sinh cũng sai khác. Vì kiến giải sai khác nên sự đắc pháp, đắc quả, đắc đạo cũng sai khác.
“Này thiện nam tử! Lúc ban đầu ta vì những người cầu các quả vị Thanh-văn mà nói pháp Tứ đế, vậy mà tám ức chư thiên đã hạ giáng nghe pháp và phát tâm Bồ-đề. Lúc giữa ta vì những người cầu quả vị Bích-chi Phật mà nói pháp Mười hai nhân duyên ở khắp nơi, vậy mà đã có vô lượng chúng sinh phát tâm Bồ-đề, hoặc an trú nơi các quả vị Thanh-văn. Tiếp đó ta nói các kinh phương đẳng, mười hai bộ kinh, các kinh Đại Bát Nhã, Hoa Nghiêm, nhằm nêu lên công hạnh tu hành của hàng Bồ-tát trải qua nhiều đời kiếp, vậy mà đã có đến hàng trăm ngàn Tì-kheo, vạn ức trời người, vô lượng chúng sinh chứng các quả Tu-đà-hoàn, Tư-đà-hàm, A-na-hàm, A-la-hán, hoặc an trụ nơi pháp nhân duyên của hàng Bích-chi Phật. Này thiện nam tử! Do ý nghĩa này mà biết rằng, pháp nói ra thì đồng nhau mà nghĩa lí thì sai khác; do nghĩa lí sai khác nên chúng sinh liễu ngộ khác nhau; do liễu ngộ khác nhau nên sự đắc pháp, đắc quả, đắc đạo cũng khác nhau


Các pháp Phật nói ra chỉ có một thứ, nhưng vì chúng sinh kiến giải sai khác, hiểu nghĩa sai khác nên sự liễu ngộ sai khác. Do liễu ngộ sai khác mà sự đắc pháp, đắc quả , đắc đạo cũng sai khác nhau.

Lúc đầu Phật nói pháp cho anh em ngài Kiều Trần Như, vì những người cầu quả vị Thanh văn mà nói nói pháp Tứ Đế, (cũng nói về các pháp khổ không, vô thường, vô ngã) mà có tám ức chư thiên phát tâm Bồ Đề.

Lúc giữa Phật vì những người cầu quả vị Bích Chi Phật mà nói pháp mười hai nhân duyên (cũng là nói về khổ không, vô thường, vô ngã) mà có vô lượng chúng sinh phát tâm Bồ Đề, và vô số chúng sinh an trụ vào các quả vị Thanh Văn.

Sau đó Phật nói mười hai bộ kinh Phương Đẳng là kinh dành cho các Bồ Tát, ngươi cầu Đại thừa, mà vẫn có vô lượng chúng sinh đắc các quả vị của Thanh văn hay an trụ vào pháp nhân duyên của hàng Bích Chi Phật.

Do đó nên biết Pháp nói ra thì đồng nhau (nói về khổ không, vô thường, vô ngã) nhưng sự hiểu nghĩa khác nhau nên sự liễu ngộ khác nhau. Do vậy sự đắc pháp, đắc quả , đắc đạo cũng khác nhau.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
tuniemphat
Bài viết: 216
Ngày: 19/02/10 20:04
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Hà Nội, Việt Nam

Re: Một bài kệ trong kinh "Đại Thừa Vô Lượng Nghĩa"

Bài viết chưa xem gửi bởi tuniemphat »

Tất cả pháp vốn rỗng lặng, không có phân biệt tiểu thừa hay đại thừa. Nói Đại Thừa cũng chính là phương tiện của Thế tôn để khuyến khích chúng sanh dũng mãnh đi tiếp từ ngôi thành giữa đường do Như lai biến hiện ra để chúng sanh tạm nghỉ, sau khi đã nghỉ ngơi xong thì cần tiếp tục đi tiếp. Con đường đạt đến đích cuối cùng vốn không thay đổi, đó là đường đến Vô thượng chánh đẳng chánh giác như Phật không khác.
Tất cả pháp mà Thế tôn thuyết đều do quán xét tâm trí của chúng sanh mà thuyết nhưng vẫn chỉ vì một đại sự nhân duyên mà thôi. Tất cả kinh văn từ khi Thế tôn chuyển bánh xe pháp luân đến tận vị lai vẫn không khác, chỉ có phương tiện lực là khác mà thôi.
Điểm cốt yếu là phải vãng sanh về Tây phương để dứt trừ nghiệp chướng, dũng mãnh tu hành thẳng đến quả vị bất thối chuyển, đến nhất sanh bổ xứ, đến Vô thượng chánh đẳng chánh giác, đến như hằng hà sa chư phật không khác.
Kinh văn Thế tôn thuyết vốn chỉ thẳng vào con đường lợi ích nhất cho chúng sanh tu tập đạt đến như Phật, vì vậy khi đức Phật còn tại thế có rất nhiều chúng sanh đắc đạo, dũng mãnh tu hành. Nhưng sau khi Thế tôn nhập diệt thì số chúng sanh đạt đao rất ít. Tại sao vậy?

- Là vì những chúng sanh đời sau này đức mỏng, tâm tánh can cường, trí huệ cạn cợt, không nhìn thấu, buông xuống được.
- Do tâm trí chúng sanh bị ngã chấp che lấp nên kinh văn cũng dần ẩn mất, lợi ích chúng sanh cũng bị giảm dần.
- Do truyền kinh văn sau này có nhiều sự sai biệt, thường hay dẫn dụ bằng lời vặn được gọt rũa cho hay mà làm ẩn hoặc mất đi cái cốt tủy của Kinh. Vốn gốc kinh văn chỉ thẳng vào yếu điểm để chúng sanh tu tập nên liễu nghĩa rất nhanh và chính xác.
Điều này có lẽ cần phải xem kỹ trong những lời khai thị của bồ tát Giác Minh Diệu Hạnh hiện thân từ Tây Phương chỉ dạy sau này. Đạo hữu nào muốn đọc nên tìm đọc thử xem. Tây phương xác chỉ tangbong .

Nam Mô A Di Đà Phật tangbong


[b]Nguyện đem tất cả công đức
Hồi hướng về Tây Phương Tịnh độ
Nguyện con cùng chúng sanh
Đều vãng sanh Cực Lạc[/b]

[b]A Di Đà Phật[/b]
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Một bài kệ trong kinh "Đại Thừa Vô Lượng Nghĩa"

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

MƯỜI CÔNG ĐỨC KHÔNG THỂ NGHĨ BÀN CỦA KINH ĐẠI THỪA VÔ LƯỢNG NGHĨA

1) Này thiện nam tử! Thứ nhất là kinh này có thể khiến cho Bồ-tát chưa phát tâm thì phát tâm bồ-đề; người không có lòng nhân từ thì phát khởi lòng nhân từ; người từng thích giết hại thì khởi tâm đại bi; người hay ganh ghét thì khởi tâm tùy hỉ; người chỉ biết ôm giữ thì khởi tâm xả bỏ; người tham lam keo kiệt thì khởi tâm bố thí; người nhiều kiêu mạn thì khởi tâm hành trì giới luật; người sân hận ngập tràn thì khởi tâm nhẫn nhục; người biếng nhác thì khởi tâm tinh tấn; người thường bị rối loạn thì khởi tâm tu tập thiền định; người ngu si thì khởi tâm trí tuệ; người chưa độ người khác thì khởi tâm độ người khác; người hay làm mười điều ác thì khởi tâm làm mười điều thiện; người ưa thích tu pháp hữu vi thì khởi tâm quyết chí tu pháp vô vi; người có tâm thối lui thì làm cho tâm không còn thối lui; người tu phước hữu lậu thì khởi tâm tu phước vô lậu; người nhiều phiền não thì khởi tâm diệt trừ phiền não. Này thiện nam tử! Đó là sức công đức không thể nghĩ bàn thứ nhất của kinh này


Ai đã đọc kinh Đại Thừa Vô Lượng Nghĩa, thấu hiểu nghĩa Thật tướng Vô tướng, thấu hiểu pháp tánh của vũ trụ, Phật tánh của chúng sinh, biết mình và chúng sinh chỉ là một, tất nhiên khởi tâm thương xót, muốn cứu độ chúng sinh. Cho nên ai chưa có lòng nhân từ thì sẽ khởi lòng nhân từ. Ai thích giết hại thì sẽ khởi tâm đại bi. Ai keo kiệt thì khởi tâm bố thí. Ai ganh gét thì khởi tâm tùy hỷ. Ai sân hận thì khởi tâm nhẫn nhục v.v…
Vì thấu hiểu nghĩa Thật tướng Vô tướng, thấu hiểu pháp tánh của vũ trụ, Phật tánh của chúng sinh vốn là bổn tâm của chính mình thì sẽ muốn trở lại, an trụ trong pháp thân thanh tịnh. Do đó người chưa phát tâm Bồ đề thì sẽ phát tâm Bồ Đề. Người biếng nhác thì khởi tâm tinh tiến. người ngu si thì khởi tâm trí tuệ. Người tu pháp hữu vi thì khởi tâm tu pháp vô vi, v.v…


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Một bài kệ trong kinh "Đại Thừa Vô Lượng Nghĩa"

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

2) Này thiện nam tử! Sức công đức không thể nghĩ bàn thứ nhì của kinh này, là nếu chúng sinh nào được nghe kinh này, hoặc nghe một lần, hoặc một bài kệ, cho đến chỉ một câu, thì có thể hiểu suốt trăm ngàn ức ý nghĩa, trải vô lượng vô số kiếp mà không thể nói hết những pháp môn đã được thọ trì, vì sao thế? Vì nghĩa lí của pháp này nhiều vô lượng vậy. Này thiện nam tử! Kinh này ví như từ một hạt giống mà sinh ra trăm ngàn vạn, rồi từ mỗi một trong trăm ngàn vạn hạt giống kia lại sinh ra trăm ngàn vạn nữa, cứ như thế dần dà cho đến vô lượng. Kinh điển này cũng giống như thế, từ một pháp sinh ra trăm ngàn nghĩa, rồi từ mỗi một trong trăm ngàn nghĩa ấy lại sinh trăm ngàn vạn nghĩa nữa, cứ như thế cho đến vô lượng vô biên nghĩa. Vì vậy cho nên kinh này có tên là Vô Lượng Nghĩa. Này thiện nam tử! Đó là sức công đức không thể nghĩ bàn thứ nhì của kinh này.

Ai đã đọc qua, thậm chí xem qua một bài kệ, một câu trong kinh Đại Thừa Vô Lượng Nghĩa, mà nhớ, hiểu sâu xa ý nghĩa của kinh thì có thể tùy theo sức hiểu biết đó mà giải thích nghĩa của vô lượng các pháp, trong vô lượng trường hợp khác nhau. Vì sao ? Vì tất cả các pháp đều từ một pháp mà sanh. Người có trí thì tùy theo từng trường hợp mà biết được hành trạng, cấu tạo của từng pháp.

(Bồ-tát lại quán chiếu sâu xa, thâm nhập vào tất cả các pháp để thấy rõ: pháp có pháp tướng như thế thì sinh như thế; pháp có pháp tướng như thế thì trụ như thế; pháp có pháp tướng như thế thì dị (biến đổi) như thế; pháp có pháp tướng như thế thì diệt như thế; pháp tướng như thế thì hay sinh pháp ác, pháp tướng như thế thì hay sinh pháp thiện; ba tướng trụ, dị, và diệt cũng giống như vậy. Bồ-tát cứ như thế mà quán chiếu bốn tướng, từ lúc khởi đầu cho đến lúc cuối cùng, thảy đều biết rõ. Thứ đến lại quán chiếu tất cả các pháp, từng niệm từng niệm không đứng yên, lúc nào cũng có cái mới sinh, lúc nào cũng có cái mới diệt; lại quán chiếu để thấy rõ bốn tướng sinh trụ dị diệt đang xảy ra ngay trong giây phút hiện tại. )


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Một bài kệ trong kinh "Đại Thừa Vô Lượng Nghĩa"

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

3) Này thiện nam tử! Sức công đức không thể nghĩ bàn thứ ba của kinh này, là nếu có chúng sinh được nghe kinh này, hoặc nghe một lần, hoặc một bài kệ, cho đến chỉ một câu, liền thông suốt trăm ngàn vạn ức nghĩa lí; thông suốt nghĩa lí như thế rồi thì tuy có phiền não mà như không phiền não, ra vào sinh tử mà không hề có ý tưởng sợ sệt, đối với chúng sinh thì sinh tâm thương xót, đối với các pháp được ý tưởng mạnh mẽ, như người lực sĩ có thể vác, cầm các vật nặng. Người hành trì kinh này cũng giống như thế, có thể gánh vác trách nhiệm nặng nề của đạo quả Bồ-đề Vô-thượng, có thể mang chúng sinh vượt ra khỏi con đường sinh tử. Người đó tuy chưa độ được mình mà đã độ được người, giống như có ông thuyền trưởng gặp lúc bệnh nặng, tay chân bải hoải, phải nằm nghỉ trên bờ, nhưng nhờ có thuyền bè chắc chắn, lại có các vật dụng cần thiết, ông cũng có thể giúp cho hành khách sang được bên kia sông. Người hành trì kinh này cũng giống như thế, tuy thân bị ràng buộc trong năm nẻo hữu tình, thường bị 108 thứ bệnh nặng hành hạ, phải nằm trên bờ vô minh già chết, nhưng nhờ có những trang bị chắc chắn của kinh Đại Thừa Vô Lượng Nghĩa này mà có thể cứu độ chúng sinh; chúng sinh y theo kinh này mà tu hành thì vượt thoát được biển sinh tử. Này thiện nam tử! Đó là sức công đức không thể nghĩ bàn thứ ba của kinh này.

Biết rằng mọi pháp do tâm tạo, thảy đều là hư huyễn thì không còn sợ hãi, không còn phiền não, vì không bị ràng buộc. Ra vào sinh tử tự tại, cứu vớt chúng sinh, gánh vác Phật sự, viên thành Bồ tát đạo, để đạt tới đạo quả Bồ đề.
Người đó dù chưa ra khỏi luân hồi mà đã độ được người (vì biết chơn lý, biết con đường giải thoát). Người này tuy ở trong biển khổ sinh tử, nhưng nhờ phương tiện thuyền bè chắc chắn (là kinh Đại thừa vô lượng nghĩa) mà có thể giúp cho hành khách lên đến bờ giác


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.20 khách