Một bài kệ trong kinh "Đại Thừa Vô Lượng Nghĩa"

Có những đoạn kinh luận đọc không hiểu, hiểu mà không thấu đáo, chẳng biết hỏi ai ? Mời đem vào đây để mọi người cùng nhau thảo luận học hỏi...

Điều hành viên: binh

Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Một bài kệ trong kinh "Đại Thừa Vô Lượng Nghĩa"

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

tietphuochung đã viết:>:D<

* vì không thấy CHỦ NHÂN ÔNG nên gọi là Vô Tướng.

* vì đã thấy CHỦ NHÂN ÔNG nên gọi là Thật Tướng.

>:D< >:D< >:D<
Cái khởi ra tánh thấy là tâm thể, nó nằm sau tánh thấy nên không thể thấy, vì vậy gọi nó là "Vô Tướng"
Cái thể của tâm đó chính là "Thực Tướng", nó trống rỗng, sáng suốt và có tánh nhận biết.

Đừng tạo ra thêm một CHỦ NHÂN ÔNG nào khác.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: Một bài kệ trong kinh "Đại Thừa Vô Lượng Nghĩa"

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

Không vướn, chấp, dính nên mới gọi là Vô Tướng.

Gọi là Thật Tướng vì nó là bản thể của vạn pháp.

Mà bản thể của vạn pháp (thật tướng) thì "bổn lai vô nhất vật" tức không vướn chấp dính gì cả, nên gọi là Vô Tướng.

Vì vậy nói Thật Tướng Vô Tướng.

Chứ không phải:
Binh: Nói Thực tướng tức Vô tướng, hay nói Vô tướng là Thực tướng cũng không đúng,
Vì Thực tướng nằm ngoài hữu và vô, bao gồm cả hữu và vô.
Một chữ "Vô" đã lìa "hữu và vô rồi" nên mới nói Vô. Nếu còn chấp có (hữu) hoặc chấp không (vô) thì đâu gọi là Vô Tướng nữa!


Cũng không phải:
tietphuocchung:
* vì không thấy CHỦ NHÂN ÔNG nên gọi là Vô Tướng.

* vì đã thấy CHỦ NHÂN ÔNG nên gọi là Thật Tướng.
Vô Tướng là lìa cả tướng có và không. Chứ không phải không thấy mới gọi là Vô Tướng, còn thấy thì gọi là Hữu Tướng. Nếu còn đối đãi giữa "hữu và vô" thì làm sao gọi là Vô Tướng được!

Vì vậy Tâm Kinh nói: "Thị chư pháp vô tướng, bất sanh bất diệt bất cấu bất tịnh bất tăng bất giảm"


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Hình đại diện của người dùng
VO_HUU_BAT_KHONG606
Bài viết: 2587
Ngày: 08/04/08 22:33
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: ...
Đã cảm ơn: 1 time

Re: Một bài kệ trong kinh "Đại Thừa Vô Lượng Nghĩa"

Bài viết chưa xem gửi bởi VO_HUU_BAT_KHONG606 »

Vô Tướng với Thật Tướng cũng giống như Vô Ngã với Chân Tâm vậy.

Đệ nhất nghĩa thì Vô Tướng cũng là Thật Tướng, Vô Ngã cũng là Chân Tâm, chỉ là tên gọi thôi.

Còn theo quả vị tu chứng thì Vô Ngã, Vô Tướng được hiểu theo nhiều mức độ khác nhau nhưng căn bản ít nhất là chẳng còn chấp ngã hay lệ thuộc ngũ uẩn, hoặc các thứ tướng trạng (Các thánh quả Vô Sanh). Và cao nhất, tột cùng là chứng nghiệm đệ nhất nghĩa như đã nói ở trên, tức Thật Tướng, Chân Tâm (Phật Quả).


Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Một bài kệ trong kinh "Đại Thừa Vô Lượng Nghĩa"

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Thánh tri nói phải tangbong tangbong tangbong


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Một bài kệ trong kinh "Đại Thừa Vô Lượng Nghĩa"

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

6) Này thiện nam tử! Sức công đức không thể nghĩ bàn thứ sáu của kinh này, là nếu có người thiện nam hoặc thiện nữ nào, ở thời Phật đang tại thế, hoặc sau khi Phật diệt độ, được thọ trì đọc tụng kinh điển này, tuy vẫn còn bị phiền não trói buộc nhưng có thể vì chúng sinh mà nói pháp, khiến cho chúng sinh tiêu trừ phiền não, dứt hết khổ đau. Chúng sinh nghe rồi liền tu hành đắc pháp, đắc quả, đắc đạo, sánh ngang bằng với chư Phật, không có gì khác biệt; ví như vị vương tử, tuy tuổi vẫn còn nhỏ, nhưng nếu vua đi tuần du hay bị bệnh nặng, ủy thác cho trách nhiệm trị nước, vị vương tử ấy, lúc bấy giờ sẽ y theo mạng vua mà ban hành mệnh lệnh đúng pháp, quần thần bá quan văn võ đem chánh lệnh giáo hóa, khắp cả quốc dân đều được an bình, giống như chính đức vua cai trị, không khác chút nào. Người thiện nam hay thiện nữ thọ trì kinh này cũng giống như thế; hoặc thời Phật đang tại thế, hoặc sau khi Phật diệt độ, người thiện nam hay thiện nữ ấy tuy chưa trụ nơi Sơ-địa cho đến Bất-động-địa, nhưng y theo giáo pháp của Phật đã dạy mà diễn nói đúng như thế, chúng sinh nghe xong liền nhất tâm tu hành, đoạn trừ phiền não, đắc pháp, đắc quả, cho đến đắc đạo. Này thiện nam tử! Đó là sức công đức không thể nghĩ bàn thứ sáu của kinh này.

Công đức thứ 6: Thay Phật giáo hóa chúng sinh
Trong khi Phật đi vắng hay trong thời không có Phật,người nào thụ trì, đọc tụng kinh điến này, tuy vẫn còn là phàm phu, y theo giáo pháp đã học, diễn nói đúng như thế, chúng sinh nghe xong nhất tâm tu hành, đoạn trù phiền não, đắc quả, đắc pháp cho đến đắc đạo.
Người này cũng như thái tử con vua, tuy còn nhỏ tuổi, nhưng nếu vua đi tuần du hay bị bịnh nặng ủy thác trách nhiệm trị nước. Vị vương tử này y theo mạng vua banh hành lệnh đúng pháp khiến cho trong nước an ổn, giống như chính đức vua cai trị.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
tuniemphat
Bài viết: 216
Ngày: 19/02/10 20:04
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Hà Nội, Việt Nam

Re: Một bài kệ trong kinh "Đại Thừa Vô Lượng Nghĩa"

Bài viết chưa xem gửi bởi tuniemphat »

Đọc tụng "Kinh Đại thừa Vô lượng nghĩa" này được Phật gia trì hiểu rõ ý nghĩa trong kinh. Diễn giảng điều gì đều không trái pháp. Do đó, cũng như người thừa sự mà làm đúng như lời của chư Phật dạy, lại còn chỉ bảo người khác cũng làm đúng như vậy. Do hiểu và làm đúng như vậy nên mọi việc làm đều không trái. Cho dù trong thời không có Phật tại thế nhưng diễn nói đúng như ý tứ trong kinh điển.
Nam Mô A Di Đà Phật


[b]Nguyện đem tất cả công đức
Hồi hướng về Tây Phương Tịnh độ
Nguyện con cùng chúng sanh
Đều vãng sanh Cực Lạc[/b]

[b]A Di Đà Phật[/b]
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Một bài kệ trong kinh "Đại Thừa Vô Lượng Nghĩa"

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

7) Này thiện nam tử! Sức công đức không thể nghĩ bàn thứ bảy của kinh này, là nếu có người thiện nam hay thiện nữ nào, ở thời Phật đang tại thế hoặc sau khi Phật diệt độ, được nghe kinh này mà vui mừng tin nhận, cho là điều ít có, bèn thọ trì đọc tụng, biên chép giảng giải, theo đúng giáo pháp mà tu hành, phát tâm bồ-đề, sinh các căn lành, khởi tâm đại bi muốn cứu vớt tất cả khổ não cho chúng sinh, thì tuy chưa tu tập sáu pháp qua bờ mà sáu pháp ấy đã tự nhiên hiện ở trước mặt, và ngay nơi thân này mà chứng được pháp vô sinh nhẫn, mọi phiền não sinh tử liền bị tiêu trừ trong phút chốc, tức khắc đạt đến bậc Thất-địa của hàng Bồ-tát lớn. Ví như người anh hùng vì vua dẹp giặc, khi giặc bị dẹp yên rồi, nhà vua hết sức vui mừng, đem một nửa nước phong thưởng cho. Người thiện nam hoặc thiện nữ thọ trì kinh này cũng giống như thế. Đó là người dũng mãnh nhất trong những người tu hành, sáu pháp qua bờ quí báu không cầu mà tự nhiên đến, giặc oán sinh tử tự nhiên tiêu trừ, chứng vô sinh nhẫn, được phong thưởng một nửa của báu ở nước Phật, an vui tự tại. Này thiện nam tử! Đó là sức công đức không thể nghĩ bàn thứ bảy của kinh này.

Người nào được nghe kinh này, tin nhận thọ trì, theo đúng giáo pháp tu hành, phát Bồ đề tâm cứu vớt chúng sinh, giảng giải rộng rãi cho chúng sinh. Thì người ấy dù chưa thực hành sáu pháp Ba la Mật, cũng tiêu trừ được mọi phiền não, chứng được vô sanh pháp nhẫn, đạt đến thất địa Bồ tát
Như người anh hùng, vì vua dẹp loạn. Khi giặc yên rồi, vua liền phong thưởng cho của báu: một nửa nước.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Một bài kệ trong kinh "Đại Thừa Vô Lượng Nghĩa"

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

8) Này thiện nam tử! Sức công đức không thể nghĩ bàn thứ tám của kinh này, là nếu có người thiện nam hay người thiện nữ, ở thời Phật đang tại thế hoặc sau khi Phật diệt độ, nghe được kinh điển này mà cung kính tin nhận, coi đó như chính thân Phật không khác, yêu thích kinh ấy và thọ trì đọc tụng, biên chép, tôn kính như đội trên đầu, theo đúng giáo pháp tu hành, chí giữ giới và tâm nhẫn nhục vững chắc, thực hành bố thí, phát tâm từ bi sâu xa, đem kinh Đại Thừa Vô Lượng Nghĩa trên hết này giảng nói rộng rãi cho mọi người nghe; nếu những người đến trước là hạng người không tin tội phước, thì lấy kinh này mà chỉ dạy, dùng các thứ phương tiện giáo hóa mạnh mẽ, khiến cho họ tin theo, dùng uy lực của kinh này giúp cho tâm họ sáng suốt mà quay về với chánh đạo. Khi lòng tin đã phát sinh thì tinh tấn dũng mãnh, được nhờ thế lực và oai đức của kinh này mà đắc quả, đắc đạo. Vì vậy người thiện nam hay thiện nữ ấy liền ngay nơi thân này mà chứng được vô sinh pháp nhẫn, ở bậc Địa-thượng, trở thành quyến thuộc của chư vị Bồ-tát, nhanh chóng thành tựu cõi Phật thanh tịnh nơi cảnh giới chúng sinh, không bao lâu sẽ chứng được quả vị Giác ngộ cao tột. Này thiện nam tử! Đó là sức công đức không thể nghĩ bàn thứ tám của kinh này.

Nếu ai y theo kinh này tu tập, lại giải nói rộng rãi cho mọi người nghe, Nhất là đối với những người ngoại đạo, không tin nhân quả, tội phước, mà dùng phương tiện giáo hóa cho họ quay về với chánh đạo nhẫn đến tu hành đắc quả, đắc đạo, thì người thiện nam, thiện nữ ấy liền chứng được vô sanh pháp nhẫn ở ngay đời này, dự vào hàng Bồ tát, làm quyến thuộc của Chư Phật, Như Lai


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Một bài kệ trong kinh "Đại Thừa Vô Lượng Nghĩa"

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

9) Này thiện nam tử! Sức công đức không thể nghĩ bàn thứ chín của kinh này, là nếu có người thiện nam hay thiện nữ nào, ở thời Phật đang tại thế hay sau khi Phật diệt độ, nghe được kinh này thì vui mừng nhảy nhót, cho là được điều chưa từng có, liền thọ trì đọc tụng, biên chép cúng dường, vì mọi người mà giảng giải nghĩa lí rõ ràng, thì bao nhiêu nghiệp chướng nặng nề từ nhiều kiếp trước còn sót lại, tức khắc đều được tiêu trừ hết sạch, thân tâm thanh tịnh, được biện tài lớn, lần lượt trang nghiêm các pháp qua bờ, đạt được các loại chánh định như chánh định Thủ-lăng-nghiêm, vào cửa tổng trì, được sức tinh tấn chuyên cần, nhanh chóng tiến lên bậc Địa-thượng, có thể phân thân vô số ở khắp mười phương quốc độ, cứu vớt tất cả chúng sinh đang chịu đau khổ cùng cực trong khắp hai mươi lăm cõi, khiến cho tất cả đều được giải thoát; cho nên kinh này có năng lực như thế. Này thiện nam tử! Đó là sức công đức không thể nghĩ bàn thứ chín của kinh này.

Ai vì kinh này đọc tụng, viết chép, giải nói cho người khác nghe thì sẽ tiêu diệt hết nghiệp chướng các đời trước. Thân tâm được thanh tịnh, đạt các chính định, tinh tiến tu trì tiến lên địa thượng


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
tuniemphat
Bài viết: 216
Ngày: 19/02/10 20:04
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Hà Nội, Việt Nam

Re: Một bài kệ trong kinh "Đại Thừa Vô Lượng Nghĩa"

Bài viết chưa xem gửi bởi tuniemphat »

Nam Mô A Di Đà Phật
Kinh Đại Thừa vô lượng nghĩa công đức không thể nghĩ bàn. Đại huynh đem kinh điển này post lên diễn đàn để các đệ được nhiều lợi ích.
Kính nguyện đại huynh thân tâm an lạc, hết báo thân này được vãng sanh về Tây Phương Cực Lạc.
Nam Mô A Di Đà Phật tangbong


[b]Nguyện đem tất cả công đức
Hồi hướng về Tây Phương Tịnh độ
Nguyện con cùng chúng sanh
Đều vãng sanh Cực Lạc[/b]

[b]A Di Đà Phật[/b]
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Một bài kệ trong kinh "Đại Thừa Vô Lượng Nghĩa"

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

A Di Đà Phật
Đạo hữu có công tìm ra và đưa kinh này lên diễn đàn, công đức cũng chẳng nhỏ.
Chúc đ/h hết báo thân này được vãng sanh về Tây phuơng Cực Lạc.
tangbong tangbong tangbong


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Một bài kệ trong kinh "Đại Thừa Vô Lượng Nghĩa"

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

10) Này thiện nam tử! Sức công đức không thể nghĩ bàn thứ mười của kinh này, là nếu có người thiện nam hay thiện nữ nào, ở thời Phật đang tại thế hoặc sau khi Phật diệt độ, được nghe kinh này liền sinh tâm vui mừng cho là điều ít có, rồi tự mình thọ trì đọc tụng, biên chép cúng dường, y theo kinh dạy mà tu hành, sau đó lại khuyến hóa rộng rãi mọi người trong hàng xuất gia cũng như tại gia cùng thọ trì đọc tụng, biên chép, giảng giải, cúng dường, theo đúng giáo pháp mà tu hành. Những người xuất gia và tại gia này tu hành, nhờ năng lực của kinh này mà đắc đạo, đắc quả, đó là đều do lòng từ bi và sức khuyến hóa của người thiện nam hay thiện nữ kia; cho nên người thiện nam hay thiện nữ ấy ngay nơi thân này liền đạt được vô lượng các môn đà-la-ni, ở địa vị phàm phu mà tự nhiên ngay lúc ban đầu có thể phát vô số a-tăng-kì thệ nguyện rộng lớn, thành tựu tâm đại bi, cứu vớt đau khổ rộng khắp chúng sinh, huân tập thiện căn sâu dầy, làm lợi ích cho tất cả, diễn nói giáo pháp làm cho thấm nhuần những chỗ khô cằn, lấy những phương thuốc giáo pháp ban phát cho chúng sinh, làm cho tất cả đều được an vui, dần dần tiến lên đến Pháp-vân-địa. Ân đức của người thiện nam hay thiện nữ ấy thấm nhuần khắp nơi, lòng từ phủ khắp không có gì bị bỏ sót, nhiếp thọ hết chúng sinh đau khổ, dẫn dắt tất cả đều vào đường đạo. Cho nên chẳng bao lâu thì người thiện nam hay thiện nữ ấy chứng được quả vị Giác ngộ cao tột. Này thiện nam tử! Đó là sức công đức không thể nghĩ bàn thứ mười của kinh này vậy.

Ai tự mình thọ trì đọc tụng, theo đúng lý thuyết tu hành, khuyến khích mọi người cùng đọc tụng, thọ trì, thì người đó sẽ được vô lượng môn đà la ni, hay phát đại thệ nguyện, làm lợi ích cho chúng sinh, tiến dần lên Pháp Vân Địa.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.38 khách