Vài Nhận Xét Về Việc Kinh Phật Bằng Tiếng Việt

Có những đoạn kinh luận đọc không hiểu, hiểu mà không thấu đáo, chẳng biết hỏi ai ? Mời đem vào đây để mọi người cùng nhau thảo luận học hỏi...

Điều hành viên: binh

Hình đại diện của người dùng
kimcang
Bài viết: 1894
Ngày: 19/12/07 16:28
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Canada
Được cảm ơn: 1 time

Re: Vài Nhận Xét Về Việc Kinh Phật Bằng Tiếng Việt

Bài viết chưa xem gửi bởi kimcang »

Văn Phạm Việt Nam là dựa theo theo Văn Phạm Tây Phương như là các cách viết hoa các Danh Từ Riêng, tên thành phố, tên địa phương v.v...

Thí dụ có ai viết Hà nội, Nghệ an, Việt nam, Trần hưng đạo hay không?

Còn tên Kinh nếu mà viết là Pháp hoa thì tại sao lại không viết là Đại nam quốc sử diễn ca, Việt nam sử lược.

Kinh Chử Phạn khi viết tên Phật Bồ Tát tên Kinh thì có cách viết kính trọng khác với khi dùng với các danh từ thông thường.

Còn nói Phiên Âm thì như A Di Đà, Thích Ca Mâu Ni là tại tiếng Việt là đơn âm cho nên viết tách ra từng chử tiếng Phạn là đa âm cho nên không có viết tách rời ra.

Người Tây Phương dịch Kinh Phật thì viết hoa tên Phật Bồ Tát Thánh Tăng tên Kinh như vậy tại sao Phật Tử Việt Nam không làm như vậy?

Viết Hoa danh từ riêng là vấn đề Ngữ Pháp chứ không phải chỉ là sự kính trọng không mà thôi.

Tướng Tự Tâm Sanh, Tâm không cung kính thì việc hiện bên ngoài cũng không cung kính.

Mình phải theo cái hay bỏ cái dở.

Các Kinh sách của các Tôn Giáo khác đều viết hoa tên Thánh, tên Kinh của họ thì Phật Tử tại sao lại không làm như vậy?



Om Amitabha Hri, Om Mani Padme Hum, Om Vajrapani Hum.
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Vài Nhận Xét Về Việc Kinh Phật Bằng Tiếng Việt

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

các trang web phải viết chữ thường vì lý do kỹ thuật, vì viết chữ thường máy mới dễ nhận dạng và dễ tìm hơn.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Làng Đậu
Bài viết: 17
Ngày: 09/11/07 08:18
Giới tính: Nam
Nghề nghiệp: kĩ sư và cư sĩ :-)

Re: Vài Nhận Xét Về Việc Kinh Phật Bằng Tiếng Việt

Bài viết chưa xem gửi bởi Làng Đậu »

các trang web phải viết chữ thường vì lý do kỹ thuật, vì viết chữ thường máy mới dễ nhận dạng và dễ tìm hơn
.

Máy nào lạ vậy?

Riêng các "search engine" thì không hề phân biệt viết hoa-thường.

Kính


Chanhientam
Bài viết: 959
Ngày: 11/09/07 15:44

Re: Vài Nhận Xét Về Việc Kinh Phật Bằng Tiếng Việt

Bài viết chưa xem gửi bởi Chanhientam »

monggiac đã viết:Tên chư Phật bồ-tát viết hoa thì thấy có vẻ trang nghiên và tôn kính nhưng tôn kính không nằm trong đó, mà vấn đề là viết đúng để sau này không mất công sửa lại. Nếu mình viết theo cách cũ mà 80 triệu dân Việt Nam viết theo cách mới thì mình sẽ tự đào thải mình, sẽ lỗi thời. Nhưng nếu mình viết theo cách mời ít năm sau bộ giáo dục lại cải cách thêm một lần nữa thì mình lại mất công.
Mộng giác phải làm admin mới đúng.
monggiac đã viết:ngay cả quyển từ điển Huệ Quang mà cũng viết Thích-ca Mâu-ni Phật A-di-đà Phật,(quyển 4 trang 3595) vì họ dựa trên nguyên tắc phiên âm, nhưng lại viết hoa chữ Năng Nhân Thích Tôn (vì theo nguyên tắc dịch nghĩa và âm Hán)
Tên kinh thì td Huệ Quang viết hoa hết, nhưng sách TT Lê Mạnh Thát thì viết thường, thâm chí sách của HT Thiện Siêu cũng viết thường nhưng nghiên vd: Luận thành duy thức, Nghiên cứu thiền uyển tập anh, sách của HT Quảng Độ cũng vậy Nguyên thủy Phật giáo tư tưởng luận (in mới được thầy Thát edit)... đây không biết là do các ngài viết vậy hay do nhà in ấn trình bày ? chẳng lẽ thay đổi cách trình bày của một quyển sách mà không qua ý kiến của người viết ra nó. Đồng thời những quyển này in lần đầu.
theo Ht được biết, khi nào danh từ là phiên âm tiếng Tạng, thì ban nghiên cứu Phật học có qui định là viết theo kiểu này : A-di-đà. Không nhà in hay sắp chữ nào dám đụng đến bản in của mấy ông Thầy đâu. Ổng cạo đầu hết sao. Vả lại, bây giờ đâu có sắp chữ như hồi xưa. In là lấy bản đánh vi tính trên giấy nhủ ra in.
monggiac đã viết:Nhìn lại thấy bộ giáo dục Việt Nam thật tệ ngày xưa Mao Trạch Đông chỉ ra lệnh một cái, với 52 nhà học giả thế mà cải cách và thống nhất ngôn ngữ Trung Hoa (hơn tỷ dân chứ ít gì), thế mà ngày nay với một bộ giáo dục vn với vài chục ngàn nhân viên cả nước lãnh không biết bao nhiêu lương, ăn không biết bao nhiêu cơm gạo của quốc gia mà 32 năm qua không thể thống nhất được cách viết.
Đừng có trách ông giáo dục mà tội. Vì ông không cai quản vụ này. Ht làm sách rồi, Ht biết, mình muốn làm gì đó làm, miễn nội dung đừng "phản động" là được. Có tình trạng mỗi người viết mỗi kiểu vì ông nhà nước cho Phật giáo toàn quyền trong vụ này thì phải. Nhưng với Phật giáo thì không ai dưới quyền lãnh đạo của ai. Trong báo Giác Ngộ, thầy thư ký từng nói về việc này, sách Phật giáo tản mãn không qui tụ, thầy muốn qui tụ lại. Cái khổ là ... chỗ này xin (...) nghe. Nói ra thiên hạ lại chụp vô đó bàn tới thì mệt lắm.

Thành ra, chỉ sách của viện nghiên cứu in ra thì mới có cùng một "dạng". Còn ngoài ra, mỗi vị là ... Bồ tát của một phương. Có tập tục sắc thái riêng của phương ấy. Với ... thế giới Hoa Nghiêm thì chuyện này không phải lạ. Khi qui tụ về, mỗi vị sẽ đem sắc thái riêng ấy cúng dường Như Lai cùng chúng hội mười phương. Vậy là khoẻ.

Thiệt ra, chẳng ai luyến tiếc gì mấy cái chữ nghĩa mà không qui thuận theo cho có thứ tự. Nhưng không tham gia vào viện, thì nhiều khi không biết vậy thôi. Với lại đối với chư vị, có lẽ chư vị thấy không quan trọng. Cốt yếu là nằm ở ý của bài viết. kinhle kinhle


Monggiac
Bài viết: 686
Ngày: 19/07/07 17:41

Re: Vài Nhận Xét Về Việc Kinh Phật Bằng Tiếng Việt

Bài viết chưa xem gửi bởi Monggiac »

Mình cứ quan niệm cái tâm mãi cho nên Phật giáo mình càng ngày càng ... sao cũng được, rồi cứ tự phát, tự ...thiêu. Nhìn lui nhìn tới nói 60% dân Việt là tín đồ Phật giáo nhưng tới giờ này chắc không đến, cũng tại tu ở tâm mà, trên đã vậy thì dưới cũng vậy, thế thì trên nói dưới nào có nghe ?
----
ban nghiên cứu Phật học có qui định là viết theo kiểu này : A-di-đà.
Vấn đề nằm ở chổ này đơn giáo thế mà mình nghĩ không ra, thì ra mấy quyển sách mà mình ngâm cứu toàn là của viện nghiên cứu cả. Ban tôn giáo, và nhà xuất bản thành phố HCM cũng dựa theo viện nghiên cứu, cho nên giống nhau hết. 2 nhà xuất bản lớn của bắc và nam đã vậy thế là những nhà xuất bản nhỏ chỉ việc làm theo.

Hải ngoại chỉ có nhà xuất bản kinh sách tầm cở nhất là Phật Học Viện Quốc Tế, nhưng hoàn toàn theo truyền thống cũ, ngoài ra đối với sách bản còn rõ thì cứ có sao để vậy nghĩa là lấy bản đó làm bản đáy. Còn lại Nhà xuất bản Khánh Anh bên Pháp nhưng in không nhiều và cũng theo truyền thống. Nhà xb Phú Lâu Na cũng không nhiều, và cũng theo lối truyền thống. Nói chung Hải ngoại theo lối truyền thống vì có nhiều nguyên nhân, mà nguyên nhân chủ yếu có lẽ là muốn khác với trong nước ?

Vấn đề đặc ra là ban nguyên cứu là ai ? cô có danh sách các vị đó không ? Dựa trên tiêu chuẩn nào ?

Ai cũng biết nếu viết theo lối phiên âm thì A-di-đà là đúng cách phiên âm, nhưng luận đúng sai như vậy thì không ổn. Có nhiều việc người ta biết đúng nhưng tất cả mọi người không chấp nhận vì luân lý, đạo đức truyền thống, sự kế thừa của ngàn đời, văn hóa của tổ tiên. Việc cải cách này lợi cái gì ? và tổn hại cái gì ? hay chỉ muốn đúng cho giống người ta ? MG không theo ai cả nên không bênh ai và cũng không phê phán ai, chỉ muốn tìm ra một phương pháp để dung hòa cả 2 mà nhiều người chấp nhận nhất. Chúng ta sống vào cái buổi giao thời, mới và cũ, trách nhiệm của chúng ta là kế thừa, bảo tồn và phát huy, đó là điều mình suy tư.

Tiếng Anh người ta phiên âm chuẩn thế mà Pháp không thèm dùng, vì sao ? lòng tự tôn của một dân tộc! vì vậy họ phiên âm khác! dù chỉ khác chút xíu thôi. Thế thì chúng ta có nền văn hóa 4000 năm sao lại muốn giống Tây phương ?

Bác Làng Đậu còn mắt nợ lời bàn, chỉ mấy câu đó chưa đủ.


Nguyện cho tôi, mọi người, tất cả loài hữu tình, vô tình, loài có sinh mạng, có hơi thở, không hơi thở, chúng sanh trong mười phương, đều thoát khỏi hận thù, khổ đau, được sống trong an lạc, không làm tổn hại ai, biết chia sẻ và thương yêu nhau, rốt ráo đều được giác ngộ giải thoát.
Hình đại diện của người dùng
kimcang
Bài viết: 1894
Ngày: 19/12/07 16:28
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Canada
Được cảm ơn: 1 time

Re: Vài Nhận Xét Về Việc Kinh Phật Bằng Tiếng Việt

Bài viết chưa xem gửi bởi kimcang »

KC thấy có điểm lạ rằng tên Phật Bồ Tát, Thánh Hiền không viết hoa mà tại sao tên Chư Tăng lại viết hoa?

Có ai viết là HT Thích thiện siêu, HT Thích quảng đức v.v.. hay không? Chẳng lẽ kính Tăng hơn Phật và Pháp?
Thế thì chúng ta có nền văn hóa 4000 năm sao lại muốn giống Tây phương ?
Không phải là muốn giống mà là học cái hay của người ta.

Việt Nam có văn hiến lâu đời mà cũng phải học theo các phát minh khoa học của Tây Phương?



Om Amitabha Hri, Om Mani Padme Hum, Om Vajrapani Hum.
Chanhientam
Bài viết: 959
Ngày: 11/09/07 15:44

Re: Vài Nhận Xét Về Việc Kinh Phật Bằng Tiếng Việt

Bài viết chưa xem gửi bởi Chanhientam »

Không, Ht không hề bàn đến tâm để biện minh cho vấn đề này. Bởi Ht chú trọng đến cái tùy duyên lắm. Đưa ra thế giới Hoa Nghiêm là nói tiếu tiếu cho vui cửa vui nhà thôi.

Ở thế giới Tà bà này thì cũng cần có cái luật ... vấn đề ở chỗ là đưa ra luật đó, mà người ta có đồng tình không. Như Mộng Giác không đồng tình với ý đó chẳng hạn. Không đồng tình mà Phật giáo là tôn giáo tự do thành ... mới ra như thế.

Viện nghiên cứu Phật học, có ban phiên dịch. Ban này hội đủ chư tăng ni trong nước. Hòa Thượng Minh Cảnh trụ trì ban phiên dịch này. Mỗi tông lại có một chủ xị. Như Thiền tông thì có Hòa thượng Nhật Quang. Thiền Nguyên thủy thì có Thầy Viên Minh. Những vị quan trọng của ban phiên dịch là ht Minh Cảnh, Thầy Định Huệ v.v...
Trước Sư phụ có đưa vợ chồng Ht vô ban phiên dịch nhánh Thiền tông, Nhưng Ht tự động rút lui không tham gia.

Mộng Giác cứ hỏi thầy minh Cảnh hay Thích Nhật Từ ... thì rõ hơn Ht. Mấy cái sửa hay ấn định này chắc là do chư vị. Đoán thôi nghe. Có sai xin sám hối trước. Chỉ vì Ht nghĩ chư vị là sư tử của làng này thành phán vậy thôi.

Vì có dấu _ ở giữa, nên những chữ sau không viết hoa, coi như các chữ đó là một chữ thôi. Nên xem như ... vẫn viết hoa. Không phải không viết hoa.
Chắc vậy đó.

Ht làm sách, thì tên sách, tên Bồ tát, Phật hay tên chư vị Hòa thượng, thường dân gì, đều viết hoa tất cả. Không chừa chữ nào. Còn in nghiêng tên sách ở trang mở đầu chẳng hạn, là vì nhà xuất bản nói in nghiêng cho người dễ nhận. Ht cũng không thích mấy cái dấu nối đó. Bởi .... Ht không biết cái nào là tạng, cái nào là hán, thành không muốn dùng dấu nối chứ không có gì. Nhưng nếu làm sách mà nộp cho viện nghiên cứu thì Ht nghĩ mình cũng phải tuân theo những gì viện nghiên cứu đã qui định thôi. không có gì trở ngại.


Monggiac
Bài viết: 686
Ngày: 19/07/07 17:41

Re: Vài Nhận Xét Về Việc Kinh Phật Bằng Tiếng Việt

Bài viết chưa xem gửi bởi Monggiac »

Cách đây gần một năm, từ những ngày đầu tiên các anh em trong ban tu thư DTKVN thống nhất và quyết định viết theo lối truyền thống. Nhưng gần đây đem một số bài bên vi.wikipedia.org vào wikiphatgiao thì bên đó lại theo cách mới hết, không viết hoa tên kinh, tên phiên âm tiếng nước ngoài thì dùng dấu - (tức là cachs của từ điển Huệ Quang, (xin lưu ý một điểm bên đó hiện tại có trên 60 ngàn thành viên và trên 30 000 bài viết, tuy nhiên họ không phải là tín đồ Phật giáo.)

hiện tại cái database của wikiphatgiao đã là 68 Mg,i khoảng 800 bài. Nếu để vài tháng nữa số bài tăng lên thì không còn mở ra thay đổi được hàng loạt được nữa, nếu muốn thay đổi phải làm thủ công sai chổ nào sửa chổ đó mất công. vì vậy minh muốn xem lại và giải quyết dứt điểm, cho thống nhất. Về dấu chấm, phẩy... nói chung không có vấn đề gì, vấn đề là tên kinh có viết hoa hay không, tên chư Phật Bồ Tát có viết hoa hết hay chữ đầu viết hoa các chữ sau gạch nối. các bạn xem thêm ở đây: http://tudien.daitangkinhvietnam.org/in ... kiphatgiao mình lấy mấy cái này bên wiki nhưng sửa lại cũng nhiều mà vẫn chưa được.

Đây là một số tài liệu về Quy tắc viết chính tả trong tiếng Việt mình tìm được, mời các bạn tham khảo:

Bài này khá hay:

GS Cao Xuân Hạo - Tiếng Việt, mấy vấn đề ngữ âm, ngữ pháp, ngữ nghĩa - NXB Giáo Dục, TP Hồ Chí Minh
http://vns.hnue.edu.vn/WItemdetail.aspx ... ItemID=162
------------
Văn bản chính thức của chính phủ VN
Việc viết chữ hoa trong văn bản ... (ban hành kèm theo Quyết định số 09/1998/QĐ-CP ngày 25 tháng 11 năm 1998...), trên các quy tắc:

- Đầu câu: tiêu đề, lời nói đầu, các chương, mục, điều, kết luận, … của văn bản;
- Đầu câu sau dấu chấm hỏi (?), dấu chấm than (!);
- Đầu dòng sau dấu chấm (.), dấu chấm phẩy (;) … xuống dòng (như trường hợp các căn cứ để ra quyết định, chỉ thị …);
- Đầu câu trong dấu hai chấm mở, đóng ngoặc kép: “…” (đoạn trích đầy đủ nguyên văn câu của tác giả, tác phẩm);
- Chỉ địa danh, chỉ tên người;
- Chỉ tên riêng của các cơ quan Đảng, Nhà nước, tổ chức kinh tế, xã hội;
- Chỉ chức danh của Đảng, Nhà nước, quân đội, tổ chức kinh tế, xã hội;
- Chỉ các danh hiệu cao quý;
- Chỉ các ngày lễ, ngày kỷ niệm lớn, các hoạt động xã hội, các sinh hoạt nghi lễ trong cộng đồng;
- Chỉ tên các văn kiện của Đảng, Nhà nước, đoàn thể chính trị xã hội và các tổ chức quốc tế.
các bạn có thể xem nguyên bản tại đây
http://209.85.173.104/search?q=cache:Tc ... =firefox-a
------
Tham khảo
tiếng Việt
http://209.85.173.104/search?q=cache:Aj ... =firefox-a
http://www.phavico.com.vn/product/produ ... =25&id=806
http://www.quangngai.gov.vn/quangngai/t ... B/1091224/
citation
Tiếng Anh đa số đều dựa trên quyển The Chicago Manual of Style edition 15 th, quyển này lại dựa trên The Manual of Style xuất bản năm 1906
http://www.oah.org/pubs/magazine/style-manual.html
http://library.williams.edu/citing/styles/chicago1.php hướng dẫn tông quát manual of style
http://en.wikipedia.org/wiki/Wikipedia:Manual_of_Style

Sau khi tham khảo nhiều bài viết về cách trình bày, nếu chẳng muốn động não lôi thôi thì cứ theo Viện nghiên cứu Phật giáo Việt Nam, bằng không cứ y theo truyền thống cũ. Nếu đủ sức và đa sự :D thì thế này:

Phật giáo chúng ta có thể soạn cách trình bày kinh điển Phật giáo riêng mà không nhất thiết/cần thiết phải theo bộ giáo dục vn hay bất kỳ ai cả. Mình có thể chẳng cần phải giống ai. Vì mình có nền văn học Phật giáo khá lâu đời, và mình có đủ khả năng độc lập phát triển mà không sợ lạc hậu hay đào thải. Tuy nhiên để Phật giáo có thể lan rộng và phát triển chúng ta sẽ dung hòa. Những tổ chức hay nhà in ấn, báo chí của Mỹ họ cũng có cái sách hướng dẫn trình bày riêng, thế thì minh của có thể làm được ?

Vậy thì mình có thể:

Tên kinh, luật, luận, Phật, Bồ Tát, A La Hán, thánh tăng viết hoa hết, sách viết thường. Còn lại những thứ khác trình bày như bình thường.
Phần trích dẫn mình sẽ dịch và theo cách này, nhưng sẽ đưa tên tác phẩm đứng trước tên tác giả, ý nghĩa thì mình thấy nó thuận hơn, chỉ đơn giản vậy thôi.
http://www.chicagomanualofstyle.org/too ... guide.html

ngoài ra mục trích dẫn kinh điển Pali sẽ theo cách này, http://daitangkinhvietnam.org/content/view/730/234/ mình sẽ dựa trên Bộ Pali test society PTS để soạn lại vì mình thấy cách trình bày của một số trích dẫn của tạng Pali vẫn chưa thông nhất.

Xin bà con vô tư mổ xẻ, mình hoa mắt rồi.


Nguyện cho tôi, mọi người, tất cả loài hữu tình, vô tình, loài có sinh mạng, có hơi thở, không hơi thở, chúng sanh trong mười phương, đều thoát khỏi hận thù, khổ đau, được sống trong an lạc, không làm tổn hại ai, biết chia sẻ và thương yêu nhau, rốt ráo đều được giác ngộ giải thoát.
Chanhientam
Bài viết: 959
Ngày: 11/09/07 15:44

Re: Vài Nhận Xét Về Việc Kinh Phật Bằng Tiếng Việt

Bài viết chưa xem gửi bởi Chanhientam »

Mô Phật! cái đầu của ông Mộng Giác này kinh quá. Để từ từ con đọc kỹ lại từng phần rồi ... xung phong theo ông. Nếu thấy có gì không hay bằng người ta thì con góp ý. ông chịu khó chờ nhe. Con bận quá.

à quên, xin ông viết toàn tiếng Việt cho con nhờ. Con hơi ... dốt tiếng anh. Nhiều khi không có con nai con, con không biết hỏi ai.


Monggiac
Bài viết: 686
Ngày: 19/07/07 17:41

Re: Vài Nhận Xét Về Việc Kinh Phật Bằng Tiếng Việt

Bài viết chưa xem gửi bởi Monggiac »

A cái này có gì mà ghê gớm đâu, cứ dùng google và thêm mở ngoặc đóng ngoạc "Chân Hiền Tâm" nếu cần thì thêm "Phật giáo" nữa sẽ tìm ra các bài viết có tên Chân Hiền Tâm và Phật giáo. ;) mấy cái đó nó là tiếng Anh tiếng u thì đành để vậy luôn, để xem cái nào cần thì dịch ra còn cái nào không thì thôi.

Bạn thử nghiên cứu đi, không biết bác Làng Đậu đi đâu vắng. Hy vọng tìm được cách mà nhiều chấp nhận nhất.


Nguyện cho tôi, mọi người, tất cả loài hữu tình, vô tình, loài có sinh mạng, có hơi thở, không hơi thở, chúng sanh trong mười phương, đều thoát khỏi hận thù, khổ đau, được sống trong an lạc, không làm tổn hại ai, biết chia sẻ và thương yêu nhau, rốt ráo đều được giác ngộ giải thoát.
Monggiac
Bài viết: 686
Ngày: 19/07/07 17:41

Re: Vài Nhận Xét Về Việc Kinh Phật Bằng Tiếng Việt

Bài viết chưa xem gửi bởi Monggiac »

Tìm sách của thầy Lê Mạnh Thát nghiên cứu thì ra cái này:
Về tên người, tên đất, tên chùa và tên sách thì tên người được viết hoa toàn bộ không có dấu nối, còn các tên khác thì chỉ viết hoa chữ đầu. Riêng tên sách nếu có tên người, thì tên người cũng được viết hoa toàn bộ. Mọi tên sách đều được gạch dưới.
Đoạn này nằm trong mục Phàm lệ tức là cách biên soạn và sử dụng từ điển bách khoa Phật giáo Việt Nam, là quy định chính thức.

Còn của Huệ Quang từ điển thì viết Hoa chữ đầu, gạch nối các âm còn lại
vd:
Hướng dẫn sử dụng từ điển (Phàm Lệ)) trang XVII

Cõi Ta-bà, thành Ca-tì-la-vệ không dùng
Cõi Ta Bà thành Ca Tì La Vệ

vd2:
A-nan, Xá-lợi-phất, Mục-kiền-liên không dùng
A Nan, Xá Lợi Phất, Mục Kiền Liên

TT Lê Mạnh Thát nhà ta bữa nay người ta gọi là thiền sư rồi) hết gọi là là giáo sư rồi nhé. nhà báo phỏng vấn TT Lê Mạnh Thát sao thầy là tu sĩ mà để tóc, TT chỉ hình Tổ Đạt Ma bảo tôi thua ông ấy bộ râu rồi cười hì hì.


Nguyện cho tôi, mọi người, tất cả loài hữu tình, vô tình, loài có sinh mạng, có hơi thở, không hơi thở, chúng sanh trong mười phương, đều thoát khỏi hận thù, khổ đau, được sống trong an lạc, không làm tổn hại ai, biết chia sẻ và thương yêu nhau, rốt ráo đều được giác ngộ giải thoát.
Hình đại diện của người dùng
nhampl
Bài viết: 611
Ngày: 25/03/08 17:51
Giới tính: Nam
Đến từ: dalat

Re: Vài Nhận Xét Về Việc Kinh Phật Bằng Tiếng Việt

Bài viết chưa xem gửi bởi nhampl »

kính thưa quý vị về vấn đề này pL có ý kiến như sau
xưa,khi kết tập kinh lần thứ nhất ngài anan lúc đó chưa.... ngài phải....sau đó mới được dự . ở đây pL này chỉ đưa ra ý kiến là mỗi người chúng ta cần cố gắng tu học
mới giải quyết đươc vấn đề này vì theo chỗ PL biết thì trong kinh Phật nó ẩn mật mã
ở trong đó .vì thế kinh chỉ dùng để ấn chứng .đôi lời gop ý !SINH TỬ SỰ ĐẠI ,VÔ THƯỜNG CHÓNG LẮM !


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.29 khách