Kinh Pháp Cú: khác nhau giữa Tham ái/ Hỷ ái/ Dục ái?

Có những đoạn kinh luận đọc không hiểu, hiểu mà không thấu đáo, chẳng biết hỏi ai ? Mời đem vào đây để mọi người cùng nhau thảo luận học hỏi...

Điều hành viên: binh

phatphap
Bài viết: 375
Ngày: 19/06/10 05:11
Giới tính: Nữ
Phật tử: Tại gia
Đến từ: không rõ

Kinh Pháp Cú: khác nhau giữa Tham ái/ Hỷ ái/ Dục ái?

Bài viết chưa xem gửi bởi phatphap »

Chào các đạo hữu, trong Kinh pháp Cú có đoạn:

213. "Ái luyến sinh sầu ưu,
Ái luyến sinh sợ hải.
Ai giải thoát ái luyến
Không sầu, đâu sợ hải ?"

214. "Hỷ ái sinh sầu ưu,
Hỷ ái sinh sợ hãi.
Ai giải thoát hỷ ái,
Không sầu, đâu sợ hãi ?

215. "Dục ái sinh sầu ưu,
Dục ái sinh sợ hãi,
Ai thoát khỏi dục ái,
Không sầu, đâu sợ hãi ?"

216. "Tham ái sinh sầu ưu,
Tham ái sinh sợ hãi.
Ai giải thoát tham ái,
Không sầu, đâu sợ hãi."

nhưng mình không rõ sự khác nhau giữa tham ái, hỷ ái và dục ái là thế nào :-? nhưng chắc chắn là có khác nhau. Nếu ''dục'' nghĩa là ''tham muốn'' thì dục ái nghĩa nó giống như tham ái rồi sao? Còn hỷ ái là gì? Tại sao ''hỷ'' lại còn sinh sầu ưu? Còn ái luyến phải chăng là...luyến ái? ~x( Trong các bản dịch khác thì chú giải thế nào? chẳng hạn như trong bản tiếng Pali? Mong các bạn chia sẻ với mình vấn đề này tangbong
Vì muốn đánh thắng được quân giặc thì trước tiên phải biết rõ mặt mũi nó mới được kinhle


whale
Bài viết: 350
Ngày: 23/09/09 02:04
Giới tính: Nam

Re: Kinh Pháp Cú: khác nhau giữa Tham ái/ Hỷ ái/ Dục ái?

Bài viết chưa xem gửi bởi whale »

tangbong Theo mình thì thế này:

Trước hết về mặt giới hạn ngôn ngữ; tiếng Việt của ta có quá nhiều từ Hán Việt. Do vậy có rất nhiều từ ta cứ dùng một cách hiển nhiên mà không hiểu rõ ý nghĩa của nó. Đó là một điều bất cập; bắt nguồn sâu xa từ lịch sử.Nhưng dù có là từ thuần việt đi nữa;thì mỗi người có thể sử dụng với ý nghĩa khác nhau.

Tất cả những từ đó đều chỉ tâm trạng; vậy điều quan trọng là bạn hãy quan sát thật rõ trạng thái tâm của bạn;hãy nhìn ngắm nó hoàn toàn bằng trí tuệ trực giác;trực tiếp; mà không cần quan tâm đến tên gọi của nó;quan sát không có từ ngữ can thiệp vào càng tốt. Từ ngữ chỉ là pháp chế định để giao tiếp với nhau thôi;nên bạn đừng quá bận lòng. Muốn hiểu kẻ thù trong tâm thì cứ nhìn tận mặt nó.

Hiểu nó rõ ràng rồi thì sẽ có cách hóa giải được nó. :)

Khi đã nhìn thấy cái thực; thì người ta có gọi con trâu là con bò cũng được;nếu tiện cho giao tiếp mà vẫn không thay đổi bản chất của "con trâu" :D


bi_kute
Bài viết: 37
Ngày: 18/03/11 09:44
Giới tính: Nam
Đến từ: vietnam

Re: Kinh Pháp Cú: khác nhau giữa Tham ái/ Hỷ ái/ Dục ái?

Bài viết chưa xem gửi bởi bi_kute »

tham ái . hỷ ái . dục ái
có cùng pháp bản thể là tham cả thôi.
nhưng tham ái chấp cứng trên cảnh không muốn rời xa.
dục ái là chấp cứng sự muốn của mình .
hỷ ái là chấp cứng ko buôn bỏ cái sự vui thú. vd : trong thiền ái thiền lấy pháp hỷ để ái .
ái ở đây chỉ sự tâm cột trên cảnh quá mạnh trở nên chấp cứng .
nghĩa từ thì chỉ có như thế.


mọi chi tiết thắc mắc xin liên hệ . hoho
yh : heaven_bj3_hell
hlich
Bài viết: 1217
Ngày: 09/12/08 14:16
Giới tính: Nam

Re: Kinh Pháp Cú: khác nhau giữa Tham ái/ Hỷ ái/ Dục ái?

Bài viết chưa xem gửi bởi hlich »

tangbong
213. ái (luyến) ở đây chỉ sự (yêu) thích; chữ ái ở ba tụng sau hàm nghĩa thích và yêu thích

214-216 những điều mình yêu thích thì đủ thứ nhưng có thể nói thuộc ba khía cạnh:

có tính cách tâm lý, như lời khen, danh vọng, ... được diễn tả bởi chữ hỷ
có tính cách tính dục, như chuyện trai gái, ... được diễn tả bởi chữ dục
có tính cách vật chất, thể lý, như đồ ngon, đồ quí, ... được diễn tả bởi chữ tham

các cảm thọ đến rồi đi, muốn đánh nó thì nó đã mất tiêu; chỉ do mê (ái) rồi chấp vào thành ấn tượng (ký ức) rồi mình đánh lộn với mình (sanh tạp niệm)?
:)


Hieule
Điều Hành Viên
Bài viết: 767
Ngày: 21/02/09 20:06
Giới tính: Nam
Đến từ: California

Re: Kinh Pháp Cú: khác nhau giữa Tham ái/ Hỷ ái/ Dục ái?

Bài viết chưa xem gửi bởi Hieule »

Giải đáp của các ĐH đều rất hay. Hy vọng giúp được cho ĐH TLNT.


Sabbe sankhara anicca
Sabbe sankhara dukkha
Sabbe dhamma anatta.
phatphap
Bài viết: 375
Ngày: 19/06/10 05:11
Giới tính: Nữ
Phật tử: Tại gia
Đến từ: không rõ

Re: Kinh Pháp Cú: khác nhau giữa Tham ái/ Hỷ ái/ Dục ái?

Bài viết chưa xem gửi bởi phatphap »

Tất cả những từ đó đều chỉ tâm trạng; vậy điều quan trọng là bạn hãy quan sát thật rõ trạng thái tâm của bạn;hãy nhìn ngắm nó hoàn toàn bằng trí tuệ trực giác;trực tiếp; mà không cần quan tâm đến tên gọi của nó;quan sát không có từ ngữ can thiệp vào càng tốt. Từ ngữ chỉ là pháp chế định để giao tiếp với nhau thôi;nên bạn đừng quá bận lòng. Muốn hiểu kẻ thù trong tâm thì cứ nhìn tận mặt nó.
tangbong tangbong
có tính cách tâm lý, như lời khen, danh vọng, ... được diễn tả bởi chữ hỷ
có tính cách tính dục, như chuyện trai gái, ... được diễn tả bởi chữ dục
có tính cách vật chất, thể lý, như đồ ngon, đồ quí, ... được diễn tả bởi chữ tham
tangbong tangbong
hỷ ái là chấp cứng ko buôn bỏ cái sự vui thú. vd : trong thiền ái thiền lấy pháp hỷ để ái .
=D>


Hình đại diện của người dùng
LaughingHaHa
Bài viết: 84
Ngày: 06/04/09 01:57
Giới tính: Nam
Đến từ: USA

Re: Kinh Pháp Cú: khác nhau giữa Tham ái/ Hỷ ái/ Dục ái?

Bài viết chưa xem gửi bởi LaughingHaHa »

ThuongLacNgaTinh đã viết:Chào các đạo hữu, trong Kinh pháp Cú có đoạn:

213. "Ái luyến sinh sầu ưu,
Ái luyến sinh sợ hải.
Ai giải thoát ái luyến
Không sầu, đâu sợ hải ?"

214. "Hỷ ái sinh sầu ưu,
Hỷ ái sinh sợ hãi.
Ai giải thoát hỷ ái,
Không sầu, đâu sợ hãi ?

215. "Dục ái sinh sầu ưu,
Dục ái sinh sợ hãi,
Ai thoát khỏi dục ái,
Không sầu, đâu sợ hãi ?"

216. "Tham ái sinh sầu ưu,
Tham ái sinh sợ hãi.
Ai giải thoát tham ái,
Không sầu, đâu sợ hãi."

nhưng mình không rõ sự khác nhau giữa tham ái, hỷ ái và dục ái là thế nào :-? nhưng chắc chắn là có khác nhau. Nếu ''dục'' nghĩa là ''tham muốn'' thì dục ái nghĩa nó giống như tham ái rồi sao? Còn hỷ ái là gì? Tại sao ''hỷ'' lại còn sinh sầu ưu? Còn ái luyến phải chăng là...luyến ái? ~x( Trong các bản dịch khác thì chú giải thế nào? chẳng hạn như trong bản tiếng Pali? Mong các bạn chia sẻ với mình vấn đề này tangbong
Vì muốn đánh thắng được quân giặc thì trước tiên phải biết rõ mặt mũi nó mới được kinhle
Chào bạn ThuongLacNgaTinh,

1. Nguyên bản của Kinh Pháp Cú là bằng tiếng Pali . Cho nên nếu thật sự muốn hiểu thật rõ nghĩa của mấy chữ trên thì chỉ có cách là tìm đọc ở nguyên bản Pali của Kinh Pháp Cú . Ngày nay với phương tiện của internet thì việc này không khó khăn gì, chỉ có điều là những chữ Pali này đều được cắt nghĩa qua tiếng Anh . Dưới đây là nguyên văn mấy câu Kinh trên bằng tiếng Pali cùng bản dịch sang tiếng Anh và phần giải nghĩa từ ngữ cũng qua tiếng Anh (KKT thêm vào phần dịch Việt trong ngoặc):

http://ccbs.ntu.edu.tw/new/lesson/pali/ ... 212.htm#st
http://ccbs.ntu.edu.tw/new/lesson/pali/ ... 213.htm#st
http://ccbs.ntu.edu.tw/new/lesson/pali/ ... 214.htm#st
http://ccbs.ntu.edu.tw/new/lesson/pali/ ... 215.htm#st
http://ccbs.ntu.edu.tw/new/lesson/pali/ ... 216.htm#st

(212) piyato jayati soko piyato jayati bhayaj
piyato vippamuttassa natthi soko kuto bhayaj


From affection, grief is born. From affection, fear is born.
One freed from affection has no grief, whence fear?

piyato: piya- : affection (thương yêu, yêu mến, cảm tình), a pleasant thing, pleasure (vui thích, khoái lạc).

(213) pemato jayati soko pemato jayati bhayaj
pemato vippamuttassa natthi soko kuto bhayaj


From love, grief is born. From love, fear is born.
One freed from love has no grief, whence fear?

pemato: pema- : love (yêu, thương).

(214) ratiya jayati soko ratiya jayati bhayaj
ratiya vippamuttassa natthi soko kuto bhayaj


From attachment, grief is born. From attachment, fear is born.
One freed from attachment has no grief, whence fear?

ratiya: rati- : love (yêu, thương), attachment (quyến luyến, gắn bó).

(215) kamato jayati soko kamato jayati bhayaj
kamato vippamuttassa natthi soko kuto bhayaj


From pleasure, grief is born. From pleasure, fear is born.
One freed from pleasure has no grief, whence fear?

kamato: kama- : pleasure (khoái lạc).

(216) tanhaya jayati soko tanhaya jayati bhayaj
tanhaya vippamuttassa natthi soko kuto bhayaj


From thirst, grief is born. From thirst, fear is born.
One freed from thirst has no grief, whence fear?

tanhaya: tanha- : thirst (khát).

2. Thêm một bản dịch sang chữ Hán của Kinh Pháp Cú để bạn so sánh với bản Việt dịch của Hòa thượng Thích Minh Châu mà bạn trích ở trên:

(212) Tùng hỷ ái sinh ưu,
Tùng hỷ ái sinh bố;
Ly hỷ ái vô ưu,
Hà xứ hữu khủng bố .

(213) Tùng thân ái sinh ưu,
Tùng thân ái sinh bố;
Ly thân ái vô ưu,
Hà xứ hữu khủng bố .

(214) Tùng tham dục sinh ưu,
Tùng tham dục sinh bố;
Ly tham dục vô ưu,
Hà xứ hữu khủng bố .

(215) Tùng dục lạc sinh ưu,
Tùng dục lạc sinh bố;
Ly dục lạc vô ưu,
Hà xứ hữu khủng bố .

(216) Tùng ái dục sinh ưu,
Tùng ái dục sinh bố;
Ly ái dục vô ưu,
Hà xứ hữu khủng bố .

3. Nói chung thì tất cả mấy chữ trên đều không khác gì nhau mấy và đều có liên hệ với nhau: thương, yêu, luyến, ái, dục vọng, khoái lạc, khát dục đều là nguyên nhân đưa đến ưu sầu, khổ não và lo sợ (lo sợ vì sợ mất).

4. Trong tất cả các chữ trên thì có một chữ đáng chú ý nhất là chữ tanha. Chữ tanha cũng được Phật Thích Ca dùng ngay trong bài thuyết pháp đầu tiên là Kinh Chuyển Pháp Luân . Trong Kinh này Phật thuyết về Tứ Diệu Đế và khi nói về Tập Đế tức là nguyên nhân của Khổ thì Phật nói là đó là tanha (chữ Sanskrit là trsna). Khi kinh Phật được dịch sang chữ Hán thì chữ này thường được dịch là Dục . Dục (ham muốn) là nguồn gốc của Khổ . Người Việt đọc kinh Phật cũng đều quen với chữ Dục này và riêng KKT thì thấy rằng nghĩa chữ của nó cũng "nhẹ nhàng" thôi .

Đến khi KKT được đọc các bản dịch sang tiếng Pháp và tiếng Anh thì mới giật mình! Giật mình là vì bây giờ mới hiểu được nghĩa chính xác của nó! Tanha có nghĩa là khát (bản dịch tiếng Pháp dịch là soif và tiếng Anh dịch là thirst đều có nghĩa là khát). Khát ở đây có nghĩa giống như là khát nước vậy . Thử tưởng tượng bạn đang đi trong sa mạc và lại bị khát nước nữa mà không có nước thì sự khát đó nó mới "mãnh liệt", khổ sở và dằn vặt như thế nào! Cũng vậy, chữ tanha (khát) ở đây mà Phật dùng có nghĩa là khát dục, khao khát dục vọng và khoái lạc! Ý nghĩa này thật là "mãnh liệt", không còn "nhẹ nhàng" như chữ Dục suông dịch ở trên . Phải nhận cho ra được cái khát khao dục vọng và khoái lạc ở trong lòng thì mới thấy được cái sức mạnh mãnh liệt của nó kéo lôi người ta vào vòng sinh tử và khổ não là như thế nào! :)


Thử thân bất hướng kim sinh độ
Cánh hướng hà sinh độ thử thân ?


Thân này chẳng thẳng đời này độ
Lại đợi đời nào độ thân này ?
phatphap
Bài viết: 375
Ngày: 19/06/10 05:11
Giới tính: Nữ
Phật tử: Tại gia
Đến từ: không rõ

Re: Kinh Pháp Cú: khác nhau giữa Tham ái/ Hỷ ái/ Dục ái?

Bài viết chưa xem gửi bởi phatphap »

Cám ơn đường link của bạn nhiều lắm >:D< nhiều thông tin hữu ích, vừa có thể học thêm Tiếng Anh, làm quen được tiếng Pali lại vừa hiểu biết thêm kinh điển. tangbong tangbong Giáo lý của Đức Phật nghĩa lý rất sâu xa nhưng vì chuyển ngữ nên nhiều khi tinh túy bị thất thoát đi không ít. Bạn nói đúng chữ Khát Ái mới diễn tả đúng bản chất tình trạng của chúng ta hiện giờ. Đang đi trong sa mạc thì thấy dòng nước, mừng rỡ nhưng đâu ngờ đó là nước muối, càng uống càng khát. Nên khát vẫn hòan khát, mãi đi trong sanh tử, không có ngày ra.


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.20 khách