Bát-nhã Tâm Kinh Dịch Và Chú Giải

Có những đoạn kinh luận đọc không hiểu, hiểu mà không thấu đáo, chẳng biết hỏi ai ? Mời đem vào đây để mọi người cùng nhau thảo luận học hỏi...

Điều hành viên: binh

duytan_am
Bài viết: 13
Ngày: 17/08/09 09:42
Giới tính: Nam
Đến từ: VietNam

Re: Bát-nhã Tâm Kinh Dịch Và Chú Giải

Bài viết chưa xem gửi bởi duytan_am »

Thánh_Tri đã viết:Muốn tu theo hạnh Quán Thế Âm thì phải tu phép Quán.

Tại sao không gọi là nghe tiếng âm thanh thế gian mà gọi là Quán?

Bởi vì dùng tai để nghe âm thanh thế gian tức là chạy theo thanh trần ở bên ngoài. Đó chính là chúng sanh. Do vì chấp dính vào thanh trần ở bên ngoài mà theo nó sanh diệt khổ đau, chấp dính là ràng buộc, cho nên đâu gọi là Tự Tại được?

Do vậy không phải dùng tai để nghe, mà dùng Tâm để Quán.

Do vậy Kinh Pháp Hoa toàn là dùng chữ Quán:

“Chân quán, Thanh Tịnh quán
Rộng lớn Trí Huệ quán
Bi quán cùng Từ quán
Thường nguyện thường chiêm ngưỡng”.


Do vậy Kinh Lăng Nghiêm mới nói "Phản văn, văn tự tánh". Phản văn nghĩa là không dùng tai để nghe thanh trần rồi chấp lấy thanh trần sinh ra nhĩ thức. Mà phải quay ngược lại vào trong tự tánh của mình.

Mà quay ngược lại vào trong tự tánh tức là dùng cái Tâm Năng Quán, để Quán cái Sở Quán.

Mà cái Sở Quán vốn không, nên Năng Quán không tìm được Sở Quán, không chấp dính được sở Quán. Nên dần hồi sở quán tiêu tan, nên Kinh Lăng Nghiêm Nhĩ Căn Viên Thông nói: "Bước đầu ở trong sự nghe được nhập lưu (chẳng chạy theo lục trần) mà quên cái sở nghe (vong, sở: vong nghĩa là quên). Sở nhập đã tịch, thì hai tướng động và tịnh chẳng sanh"

Nhập Lưu có nghĩa là đi ngược dòng nghiệp thức đồng nghĩa với "Phản Văn".

Đi ngược dòng nghiệp thức tức là không nhân nơi tiền trần (ở đây thanh trần) mà sanh vọng thức (nhĩ thức). Tức là căn không còn chạy theo trần để sanh thức.

Lâu ngày thì quên trần cảnh (sở quán), Lên nữa khi sở quán đã vong, thì năng quán cũng không. Dần dần mà tiến lên. Căn Trần đều sạch. Cứ thế mà dần tiến lên nữa đến khi hoàn toàn Giác Ngộ.

Khi đó mới gọi là Quán Tự Tại.

Do vậy phải tu tập. Không thể nói hết được, nói hoài tức là cứ theo dòng nghiệp thức hiểu biết chấp dính mãi thì không thể Tự Tại, không thể Phản Văn, không thể Nhập Lưu.

Đôi khi chú giải Kinh mà chưa thật hiểu, vì chưa hành tới nơi thì viết chú giải cũng không trúng vào đâu tất cả. Không liên cang gì đến việc giác ngộ giải thoát.

Chú giải là sự hiểu biết của thức. Vậy thì chưa thể tin vào lời chú giải của mình viết được.

Thành ra tôi có viết Kinh Lăng Nghiêm Học Giải và Kim Cang Bát Nhã Học Giải. Bây giờ tôi đọc lại tôi thấy mình ngây thơ quá! Chỉ viết để đó thôi chứ tôi đâu có cho ai xem, ngoại trừ vài thầy và thiện tri thức để xem tôi hiểu đúng không.
Bạn Thánh_tri thân! Chúng ta đang thảo luận “vì sau Ngài Huyền Trang dịch là Quán Tự Tại Bồ Tát mà không dịch là Quán Thế Âm Bồ Tát, nó có vai trò gì đối với Tâm Kinh khi Ngài dịch như thế”?. Còn ý nghĩa của từ Quán Tự Tại là gì thì thiết nghĩ bạn binh nói đã quá rỏ “Quán Tự Tại là quán sát chính mình”.

Còn thực hành như thế nào để được gọi là quán sát chính mình (Quán Tự Tại) thì ở đây chúng ta chưa thảo luận đến. Tuy nhiên thông qua từ “quán sát chính mình (Quán Tự Tại)”chúng ta có thể hiểu được phải thực hành điều đó như thế nào.( quán sát chính mình, mà chính mình là Không vậy quán sát chính mình là không có gì để quán) như thế đã quá rỏ, không cần phải chia cắt ra năng quán- sở quán…. Rồi phân tích dài dòng đến cuối cùng cũng chỉ để nói “không có gì để quán”. Tuy nhiên nói như thế cũng có cái dụng của nó.


Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: Bát-nhã Tâm Kinh Dịch Và Chú Giải

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

1. Đối với người trình độ mới vào đạo tôi khuyên nghiên cứu Kinh Điển để biết đâu chánh đâu tà, mà bỏ tà quy chánh, cải ác tùng thiện.

2. Đối với người trình độ khá tôi khuyên họ muốn hiểu đúng nghĩa Kinh Đại Thừa văn chương bóng bẩy chỉ có thể qua sự tu tập mà thôi, đặc biệt là Thiền Tông. Còn dùng cả đời phân tích nghĩa lý Kinh Đại Thừa bằng tri thức của bộ não qua lời nói ngôn ngữ (kẹt lòng vòng vào ngôn ngữ) thì không trúng vào đâu tất cả.

Tôi cũng từng ở giai đoạn thích phân tích diễn giải Kinh Phật, nhưng tôi đã không còn như vậy nữa. Nói thế không có nghĩa là không làm vì nếu nói cho người ta nghe về Phật Pháp mà không có trích Kinh Phật để dẫn chứng thì họ đâu có tin, nên bắc buộc tùy duyên mà làm thế thôi. Tôi cũng bớt đọc Kinh sách rồi.

Dĩ nhiên tôi nói là nói vậy thôi theo cảm nhận kinh nghiệm của tôi chia sẽ vậy. Mong các vị lưu ý một chút thôi. Còn ở đây là diễn đàn Phật Pháp thì các vị có thể tiếp tục trao đỗi học hỏi phân tích nghĩa lý trong Kinh với nhau. Không sao cả!

Chúc chia sẽ thảo luận an vui.

TT

* À xin lưu ý, tôi nói tôi bớt đọc Kinh Sách, bớt diễn giải Kinh không có nghĩa là tôi đã hiểu hết Kinh Phật rồi bây giờ không đọc không học nữa. Mà chỉ có nghĩa là vì tôi thấy sự tu hành của mình chưa có đủ để hiểu Kinh Phật, diễn giải theo ý thức bộ não của mình nên không thể thông hiểu được Kinh Phật, nên tạm đóng Kinh Sách lại, chờ có sức tu tập rồi mới mở ra xem thì mới mong sáng tỏ được.


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
duytan_am
Bài viết: 13
Ngày: 17/08/09 09:42
Giới tính: Nam
Đến từ: VietNam

Re: Bát-nhã Tâm Kinh Dịch Và Chú Giải

Bài viết chưa xem gửi bởi duytan_am »

Thánh_Tri đã viết:1.

2. Đối với người trình độ khá tôi khuyên họ muốn hiểu đúng nghĩa Kinh Đại Thừa văn chương bóng bẩy chỉ có thể qua sự tu tập mà thôi, đặc biệt là Thiền Tông. Còn dùng cả đời phân tích nghĩa lý Kinh Đại Thừa bằng tri thức của bộ não qua lời nói ngôn ngữ (kẹt lòng vòng vào ngôn ngữ) thì không trúng vào đâu tất cả.

Tôi cũng từng ở giai đoạn thích phân tích diễn giải Kinh Phật, nhưng tôi đã không còn như vậy nữa. Nói thế không có nghĩa là không làm vì nếu nói cho người ta nghe về Phật Pháp mà không có trích Kinh Phật để dẫn chứng thì họ đâu có tin, nên bắc buộc tùy duyên mà làm thế thôi. Tôi cũng bớt đọc Kinh sách rồi.
Bạn Thánh_Tri thân!

Bạn nói rất phải dùng ngôn ngữ thì không không thể nói "trúng" những gì chúng ta "trải nghiệm" trong quá trình tu tập được, vì khi dùng ngôn ngữ để nói lên "sự kiện" thì nó đã bị sai rồi! Tuy nhiên nếu ta không dùng ngôn ngữ như là một phương tiện thì làm sau giúp cho người khác đi theo con đường Giải thoát nầy được. Chính Đức Phật đã từng e ngại điều nầy khi đã đắt Đạo. Nhưng cuối cùng Ngài cũng phải sử dụng công cụ ngôn ngữ để truyền đạo, vì dù sau vẫn hơn im lặng Giải thoát một mình.


Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: Bát-nhã Tâm Kinh Dịch Và Chú Giải

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

Nên lưu ý:

1. Dùng ngôn ngữ học hiểu để thực hành
2. Dùng ngôn ngữ để học hiểu ngôn ngữ và diễn giảng quá xa vời và lòng vòng theo ngôn ngữ (chấp ngôn ngữ) mất đi mục đích chính hiểu rõ cách tu tập và thực hành.

Theo tôi thì nên tìm hiểu cách tu tập và thực hành Kinh Bát Nhã Tâm như thế nào mới đúng chánh pháp, chứ không phải đi lòng vòng tại sao ngài Huyền Trang dịch là Tự Tại mà không để là Thế Âm.

Nói Quán Chính Mình, mà mình là không, thì không có gì để quán, thì đó chỉ là lý luận theo ý thức hiểu biết của mình. Chứ chưa phải gọi là Quán.


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
hlich
Bài viết: 1217
Ngày: 09/12/08 14:16
Giới tính: Nam

Re: Bát-nhã Tâm Kinh Dịch Và Chú Giải

Bài viết chưa xem gửi bởi hlich »

tangbong
tự tại là "thoải mái, tự do" và là "vô ngại" trong thuật ngữ
tự kỷ mới là "chính mình"

Bồ tát Quán tự tại cũng còn được gọi là Bồ tát Quán thế tự tại; nếu hiểu tự tại là chính mình thì Quán thế tự tại có nghĩa gì đây?

đó là ý nghĩa của tên thôi; không nên dịch tên ra thành động tự, tĩnh tự - chẳng hạn một người xấu xí có cái tên đẹp đẽ mà dịch lầm thành ra người đẹp đẽ sao
:D


Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: Bát-nhã Tâm Kinh Dịch Và Chú Giải

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

hlich đã viết: chẳng hạn một người xấu xí có cái tên đẹp đẽ mà dịch lầm thành ra người đẹp đẽ sao
:D
tangbong

Đúng Thế. Tên khác hẳng với Người.

Tên là ngôn ngữ
Người là thật chất

Ngôn ngữ chỉ tạm đặc cho người, chứ không thể diễn tả đúng người.

Không thể chấp vào Ngôn Từ Hoa Mỹ rồi kết với ý thức của mình và vẽ ra một người ảo, hình mộng. Rồi cho người ảo hình mộng đó là người thật chất được.

Tôi không biết phải giải thích như thế nào để mọi người được hiểu.

*Lưu ý học Đại Thừa:

Văn Từ Đại Thừa rất hoa mỹ bóng bẩy. Phải hiểu ý quên lời mới được.

Như Kinh Pháp Hoa toàn là ví dụ nào là Viên Ngọc Bảo Châu trong tuối của người Cùng Tử, nào là Viên Ngọc trên buối tóc của tràng Tướng Sĩ.

Nếu chấp vào văn từ mà diễn giải thì:

Viên Ngọc = Hột tròng lóng lánh
Cùng Tử = Đường Cùng đứa con

Cứ lòng vòng viên ngọc, lòng vòng cùng tử một câu chuyện bóng bẩy mà không nắm được ý chính.


Nhưng hiểu ý thì lại khác

Viên Ngọc = Tánh Phật
Cùng Tử = Chúng Sanh


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
duytan_am
Bài viết: 13
Ngày: 17/08/09 09:42
Giới tính: Nam
Đến từ: VietNam

Re: Bát-nhã Tâm Kinh Dịch Và Chú Giải

Bài viết chưa xem gửi bởi duytan_am »

Thánh_Tri đã viết:Nên lưu ý:

1. Dùng ngôn ngữ học hiểu để thực hành
2. Dùng ngôn ngữ để học hiểu ngôn ngữ và diễn giảng quá xa vời và lòng vòng theo ngôn ngữ (chấp ngôn ngữ) mất đi mục đích chính hiểu rõ cách tu tập và thực hành.

Theo tôi thì nên tìm hiểu cách tu tập và thực hành Kinh Bát Nhã Tâm như thế nào mới đúng chánh pháp, chứ không phải đi lòng vòng tại sao ngài Huyền Trang dịch là Tự Tại mà không để là Thế Âm.

Nói Quán Chính Mình, mà mình là không, thì không có gì để quán, thì đó chỉ là lý luận theo ý thức hiểu biết của mình. Chứ chưa phải gọi là Quán.
Bạn Thánh_Tri thân: Nói vòng vo Ông lại mâu thuẫn vói chính mình, rồi!


Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: Bát-nhã Tâm Kinh Dịch Và Chú Giải

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

Dĩ nhiên tôi không phải nói để ngăn cắm cản trở thảo luận gì hết. Tôi chỉ mong khi chia sẽ mọi người lưu ý mấy điều bài tỏ đó thôi.

Nếu không nghe thì cũng đâu có gì, chỉ là góp ý vậy, có quyền không nhận, không nhận thì không cần nói chi, cứ bỏ qua, rồi tiếp tục thảo luận thôi.


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Hình đại diện của người dùng
tinhnghia
Bài viết: 694
Ngày: 18/07/10 22:32
Giới tính: Nam
Đến từ: TP.HCM

Re: Bát-nhã Tâm Kinh Dịch Và Chú Giải

Bài viết chưa xem gửi bởi tinhnghia »

Khi hành Bát Nhã Ba La
Ngài Quán Tự Tại soi ra tột cùng
Thấy ra năm uẩn đều Không
Bao nhiêu khổ ách khốn cùng độ qua.

Xem các câu thơ trên ta thấy ngài Quán Tự Tại (Quán Thế Âm Bồ Tát) quán chiếu (nhìn rõ) tâm mình và chúng sinh có 5 uẩn đều là không. Vì vậy không bị ràng buộc bởi thân và tâm nên tự tại với sanh tử, không bị chi phối bởi khổ đau và ách nạn.


duytan_am
Bài viết: 13
Ngày: 17/08/09 09:42
Giới tính: Nam
Đến từ: VietNam

Re: Bát-nhã Tâm Kinh Dịch Và Chú Giải

Bài viết chưa xem gửi bởi duytan_am »

hlich đã viết:tangbong
tự tại là "thoải mái, tự do" và là "vô ngại" trong thuật ngữ
tự kỷ mới là "chính mình"

Bồ tát Quán tự tại cũng còn được gọi là Bồ tát Quán thế tự tại; nếu hiểu tự tại là chính mình thì Quán thế tự tại có nghĩa gì đây?

đó là ý nghĩa của tên thôi; không nên dịch tên ra thành động tự, tĩnh tự - chẳng hạn một người xấu xí có cái tên đẹp đẽ mà dịch lầm thành ra người đẹp đẽ sao
:D
Bạn hlich thân! Bạn hãy đọc thật kỹ Tâm Kinh một lần nữa và hãy lắng nghe môt cách tự nhiên thì bạn có thể hiểu được vì sau tôi dịch như thế! mà không dịch như những bản Kinh khác. Hi vọng bạn cho ý kiến sau khi đọc thật kỹ bản dịch trên.


hlich
Bài viết: 1217
Ngày: 09/12/08 14:16
Giới tính: Nam

Re: Bát-nhã Tâm Kinh Dịch Và Chú Giải

Bài viết chưa xem gửi bởi hlich »

tangbong
ngài Quán Tự Tại (Quán Thế Âm Bồ Tát) quán chiếu (nhìn rõ) tâm mình và chúng sinh có 5 uẩn đều là không
Ngài bồ tát đâu thấy tướng ngã, nhân, chúng sinh, thọ giả thì làm sao có "tâm mình và chúng sinh" ở đây? kinh nói "chiếu kiến ngũ uẩn" thì dịch là "thấy rõ năm uẩn" được rồi, tại sao phải thêm thắt?

:)


bi_kute
Bài viết: 37
Ngày: 18/03/11 09:44
Giới tính: Nam
Đến từ: vietnam

Re: Bát-nhã Tâm Kinh Dịch Và Chú Giải

Bài viết chưa xem gửi bởi bi_kute »

_kinh này áp dụng cho tất cả các vị hành ba la mật những vị có chí nguyện giải thoát ( tức bồ tát ) . kinh văn thì dịch ra cho có vần.

_nói cho ngắn gọn ở đây : khi vị bồ tát quán ngũ uẫn đến 1 lúc tự tại , giai không , thì vị ấy đang hành độ bát nhã ba la mật ( tức trí tuệ ba la mật ). thì vị ấy không còn mọi chướng ngại của khổ ách nữa....................

_ kinh phật thì luận ra kiểu nào cũng đc nhưng cũng phải có tình có lý. như là phật dạy kinh này cho tất cả mọi người có chí nguyện giải thoát. chứ không riêng gì ngài quán thế âm , hay quán tự tại .
riêng em thì thấy bản chú giải của anh duytan_am thì hay. nhưng phật thị chư pháp bất sanh bất diệt ...... ............. về sau. cần nên giải rõ hơn chứ có nhìu người đọc vào sẽ lệch đi tri kiến .
tangbong anh


mọi chi tiết thắc mắc xin liên hệ . hoho
yh : heaven_bj3_hell
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.8 khách