Bát-nhã Tâm Kinh Dịch Và Chú Giải

Có những đoạn kinh luận đọc không hiểu, hiểu mà không thấu đáo, chẳng biết hỏi ai ? Mời đem vào đây để mọi người cùng nhau thảo luận học hỏi...

Điều hành viên: binh

duytan_am
Bài viết: 13
Ngày: 17/08/09 09:42
Giới tính: Nam
Đến từ: VietNam

Bát-nhã Tâm Kinh Dịch Và Chú Giải

Bài viết chưa xem gửi bởi duytan_am »

BÁT NHÃ TÂM KINH DỊCH VÀ CHÚ GIẢI.
Nguyễn Quốc Khanh An Minh, ngày 01/ 07/ 2009.

I.MỞ ĐẦU.

Bát-Nhã-Ba-La-Mật-Đa-Tâm Kinh còn gọi là Bát-Nhã Tâm Kinh hây Tâm Kinh, được Sư Huyền Trang dịch từ Phạm bản Ấn Độ sang Hán Ngữ vào giữa thế kỷ thứ VII, đời nhà Đường. Bản dịch văn Hán ngắn chỉ có 260 chữ nhưng là tinh yếu của toàn hệ kinh Bát-Nhã, nội dung bao quát toàn bộ giáo nghĩa của Phật Giáo Đại Thừa. Là kim chỉ nam cho tất cả Phật tử trên con đường đi đến chánh giác. Vì thế kiến giải nghĩa lý chân thật của bài kinh, giúp cho Hành Giả không bị lạt vào lối rẻ tà kiến trong quá trình tu tập. Bản dịch Việt và chú giải nầy, chủ yếu dựa vào bản dịch của Sư Huyền Trang có tham khảo thêm các bản dịch của các ngài: Cưu Ma La Thập, Nghĩa Huyền, Pháp Nguyệt, Bát Nhã, Lợi Ngôn, Trí Tuệ Luận, Pháp Thành, và Thi Hộ. Sau phần dịch Việt là phần chú giải nhằm làm sáng tỏ thêm giáo nghĩa của bài kinh.

II. CÁC BẢN DỊCH.

1. Bản dịch Hán.

BÁT NHÃ TÂM KINH.
Pháp Sư Huyền Trang
(Phiên âm Hán -Việt)

Quán-tự-tại Bồ-tát hành thâm Bát-nhã Ba-la mật-đa thời chiếu kiến ngũ -uẩn giai không, độ nhất thiết khổ ách.

Xá-Lợi-Tử! Sắc bất dị không, không bất dị sắc; sắc tức thị không, không tức thị sắc; thọ, tưởng, hành, thức, diệc phục như thị.

Xá-Lợi-Tử! Thị chư Pháp không tướng, bất sanh bất diệt, bất cấu bất tịnh, bất tăng bất giảm. Thị cố không trung, vô sắc, vô thọ, tưởng, hành, thức; vô nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý; vô sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp; vô nhãn giới, nãi chí vô ý-thức-giới. Vô vô-minh diệc, vô vô-minh tận, nãi chí vô lão tử, diệc vô lão tử tận; vô khổ, tập, diệt, đạo; vô trí diệc vô đắc. Dĩ vô sở đắc cố, Bồ-đề tát-đỏa y Bát-nhã-ba-la mật-đa cố tâm vô quái-ngại; vô quái-ngại cố vô hữu khủng-bố; viễn ly điên-đảo mộng tưởng; cứu cánh Niết-bàn.

Tam-thế chư Phật, y Bát-nhã-ba-la mật-đa cố đắc A-nậu-đa-la tam-miệu tam-bồ-đề. Cố tri Bát-nhã Ba-la-mật-đa, thị đại-thần chú, thị đại minh chú, thị vô-thượng chú, thị vô đẳng đẳng chú, năng trừ nhứt thiết khổ, chơn thiệt bất hư.

Cố thuyết Bát-nhã-ba-la-mật-đa chú, tức thuyết chú viết: Yết-đế, Yết-đế, Ba-la yết-đế, Ba-la-tăng yết-đế, Bồ-đề. Tát bà ha.

2. Bản dịch Việt


TRÍ TUỆ TRONG TỈNH THỨC -TÂM KINH.

Xem xét chính mình, Bồ Tát thực hành thâm sâu Trí tuệ trong tỉnh thức, thì thấy rằng: Thân xác, cảm thọ, tri giác, vận động và ý thức đều là Không, khi đó khổ đau ách nạn tan biến hết.

Nầy người thông minh, thân xác chẳng khác Không, Không chẳng khác thân xác, thân xác chính là Không, Không chính là thân xác, cảm thọ, tri giác, vận động và ý thức cũng đều như thế.

Nầy người thông minh, tướng Không là sự hiện hữu ấy chẳng sinh chẳng diệt, chẳng nhơ chẳng sạch, chẳng thêm chẳng bớt.

Cho nên trong Không đó, không có Thân xác, không có cảm thọ, tri giác, vận động và ý thức, không có mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, tư tưởng, không có hình dáng, âm thanh, mùi, vị, xúc chạm và các khái niệm, không có thế giới sự vật cho đến không có thế giới ý thức. Không có mê muội sai lầm, cũng không có hết mê muội sai lầm, không có già chết, cũng không có hết già chết, không có khổ đau, không có nguyên nhân dẫn đến khổ đau, không có chấm dứt sự khổ đau và không có con đường đưa đến chấm dứt sự khổ đau. Không có trí tuệ cũng không có chứng đắc. Vì không có gì để được, nên khi Bồ Tát nương tựa vào Trí Tuệ Trong Tỉnh Thức nầy, thì tâm không còn vướng mắc, vì tâm không còn vướng mắc nên không còn sợ hãi, xa lìa điên đảo mộng tưởng, đạt đến niết bàn. Các vị Phật đời quá khứ, đời hiện tại và đời tương lai, đều nương tựa vào Trí Tuệ Trong Tỉnh Thức nầy mà đạt đạo quả Vô Thượng, Chánh Đẳng Chánh Giác.

Phải biết rằng: Trí Tuệ Trong Tỉnh Thức là lời nói thật có sức mạnh lớn, là lời nói thật của trí tuệ lớn, là lời nói thật lớn nhất, là lời nói thật cao cấp nhất, luôn trừ hết các khổ não, chân thật không dối.
Cho nên, khi nói đến Trí Tuệ Trong Tỉnh Thức, tức là phải nói đến lời thật: Vượt qua, vượt qua, đến bờ tỉnh thức, nương vào tỉnh thức, thành tựu tuệ giác.


III. DỊCH VÀ CHÚ GIẢI.

1. ĐỀ KINH.

Bát-Nhã-Tâm Kinh tên đầy đủ là Bát-Nhã-Ba-La-Mật-Đa-Tâm Kinh.
-Bát-Nhã là trí tuệ.
-Ba-La-Mật-Đa là đến bờ kia, bờ kia ngụ ý là Sự Cứu Cánh hây một trạng thái Tỉnh Thức.
-Bát-Nhã-Ba-La-Mật-Đa là chỉ một loại Trí Tuệ có được trong trạng thái Tỉnh Thức.

Trí Tuệ Trong Trạng Thái Tỉnh thức và Trí Tuệ Thông Thường có thể phân biệt được như sau:

Trí tuệ thông tường, có thuộc tính là nhận thức được sự thật quy ước (các sự thật xuất phát trên cơ sở của Vô Minh), nhờ hoạt động của tâm thức trên nền tản các khái niệm.

Trí Tuệ Trong Tỉnh Thức có thuộc tính trực nhận sự thật tuyệt đối (các sự thật xuất phát trên cơ sở của Tỉnh Thức), khi tâm thức không còn vướng mắc vào các khái niệm.

Tóm lại: trí tuệ thông thường là trí tuệ khi Hành Giả chưa Tỉnh Thức. Trí Tuê Trong Tỉnh Thức là trí tuệ khi hành giả đã Tỉnh Thức nhờ thực hành thâm sâu Sáu Độ Ba-La-Mật (Lục Độ Ba-La-Mật).

Tâm kinh là kinh trung tâm, kinh trọng yếu. Của hệ kinh Bát Nhã.Trong bản dịch Việt nầy giữ nguyên từ Tâm Kinh.

Trí tuệ trong tỉnh thức- Tâm Kinh, là kinh trọng yếu của toàn hệ kinh Bát-Nhã, nói lên sự thật tuyệt đối về con người, được thấy trong trạng thái Tỉnh Thức và vai trò tất yếu của Trí Tuệ Trong Tỉnh Thức đối với sự giải thóat của các vị Bồ -Tát.

2. VĂN KINH.

Nội dung chính của Bát-Nhã-Tâm Kinh được tóm gọn trong câu đầu tiên của kinh nầy:

Quán-tự-tại Bồ-tát hành thâm Bát-nhã Ba-la mật-đa thời, chiếu kiến ngũ -uẩn giai không, độ nhất thiết khổ ách.

-Quán: Xem xét,

-Tự-tại: Chính mình.

-Bồ Tát viết tắt của Bồ Đề Tát Đỏa là danh từ chung chỉ tất cả chúng sanh phát tâm cầu đạo giác ngộ.

Quán-tự-tại Bồ-Tát, trong câu kinh trên có nghĩa là: Bồ Tát xem xét về chính mình.

-Hành thâm: Là thực hành thâm sâu.

-Bát-nhã Ba-la mật-đa là Trí Tuệ Trong Tỉnh Thức.

-Thời:Thì.

--Chiếu kiến: Soi thấy, nhận ra.

--Ngũ uẩn: Năm uẫn (Thân xác, cảm thọ, tri giác, vận động và ý thức).

--Giai không: Đều là không.

--Độ nhất thiết khổ ách: Khổ đau ách nạn tan biến hết.

Quán-tự-tại Bồ-tát hành thâm Bát-nhã Ba-la mật-đa thời, chiếu kiến ngũ -uẩn giai không, độ nhất thiết khổ ách.Nghĩa là:

Xem xét chính mình, Bồ Tát thực hành thâm sâu Trí Tuệ Trong Tỉnh Thức thì thấy rằng: Thân xác, cảm thọ, tri giác, vận động và ý thức đều là không, khi đó khổ đau ách nạn tan biến hết.

Đọan kinh văn nầy gồm các ý như sau.

-Đối tượng được Bồ -Tát xem xét là chính mình.

-Phương pháp xem xét của Bồ -Tát là thực hành thâm sâu Trí Tuệ Trong Tỉnh Thức.

-Kết quả đạt được của Bồ -Tát là thấy rằng: Thân xác, cảm thọ, tri giác, tư duy và ý thức đều là Không.

-Hệ quả từ kết quả đạt được của Bồ -Tát là tất cả khổ đau ách nạn tan biến hết.

2.1. Đối tượng được Bồ -Tát xem xét.

Chính mình.
Là cái thật có đằng sau con người làm cho con người được hiện hữu, cũng có khi được gọi là Tự Tính của mình hây cái Ngã của ta. Như vậy đối tượng được Bồ-Tát xem xét là chính con người của Bồ-Tát.

2.2. Phương pháp xem xét của Bồ -Tát.

Thực hành thâm sâu Trí Tuệ Trong Tỉnh Thức.
Phương pháp tu hành đạt đến Gíac Ngộ của Bồ Tát được khái quát trong Sáu Phương Tiện Đến Tỉnh Thức (Lục độ Ba-La-Mật) gồm:

-Bố thí trong Tỉnh Thức.
-Trì giới trong Tỉnh Thức.
-Nhẫn nhục trong Tỉnh Thức.
-Tinh tấn trong Tỉnh Thức.
-Thiền định trong Tỉnh Thức.
-Trí tuệ trong Tỉnh Thức.

Trong Sáu Phương Tiện trên Trí Tuệ Trong Tỉnh Thức là trọng yếu hơn cả, vì tu tập bằng phương tiện nào đi nữa cuối cùng cũng phải có Trí Tuệ Trong Tỉnh Thức thì mới đạt đến giải thoát. Nhưng để tu tập có được Trí Tuệ Trong Tỉnh Thức, thì phải tu năm phương tiện trợ duyên còn lại là Bố thí, Trì giới, Nhẫn nhục, Tinh tấn và Thiền định. Vì thế Thực hành thâm sâu Trí Tuệ Trong Tỉnh Thức, cũng có nghĩa là tu tập đến rốt ráo sáu phương tiện đến Tỉnh Thức (Lục độ Ba-La-Mật).

2.3. Kết quả đạt được của Bồ -Tát.

Thấy rằng: Thân xác, cảm thọ, tri giác, vận động và ý thức đều là Không.
Để tránh nhầm lẫn trước khi đi sâu vào ý nghĩa của của đoạn kinh nầy cần phải nhớ rằng: Lời thuyết giảng của chư Phật và Bồ Tát dựa trên hai sự thật, sự thật quy ước và sự thật tuyệt đối.

-Sự thật quy ước là các sự thật được xuất phát trên cơ sở Vô Minh.

-Sự thật tuyệt đối là các sự thật được xuất phát trên cơ sở Tỉnh Thức.

2.3.1. Sự thật quy ước về con người.

Từ sự thật quy ước Đức Phật dạy rằng: Con người được hợp bởi năm yếu tố (ngũ uẫn) gồm: Thân xác, cảm thọ, tri giác, vận động và ý thức. Và có các tính chất: Khổ, Vô Thường và Vô Ngã.

-Thân xác là bao gồm tất cả phần vật chất nơi thân.

-Cảm thọ là sự nhận lấy các cảm giác không phân biệt dể chịu khó chịu hây trung tính, các cảm giac nầy do sáu căn (lục căn) là: Mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và tư tưởng, tương tác với các đối tượng của chúng là sáu trần (lục trần): Hình ảnh, âm thanh, mùi, vị, xúc chạm và các khái niệm tạo nên.

-Tri giác là khả năng tạo tác khái niệm, từ các cảm giác nhận lấy (từ cảm thọ) trong hiện tại và quá khứ.

-Vận động bao gồm mọi vận động từ sự vận động của thân xác cho đến sự vận động của ý thức.

-Ý thức được chia làm tám thức bao gồm các khả năng nhận biết, phân biệt, tích chứa, so sánh ….Các khái niệm từ tri giác trong hiện tại và quá khứ.

Năm uẫn đều khổ (sinh ra, già, bệnh, chết, lo lắng, tuyệt vọng, cầu mà không được ...), vì sau mà Năm uẫn đều khổ? Là vì Năm Uẫn Vô Thường (luôn biến đồi không ngường), sở dĩ Năm Uẫn Vô Thường là vì Năm Uẫn Vô Ngã (không có tự tính), nhưng vì sau mà Năm Uẫn Vô Ngã? Là vì Năm uẫn được sinh ra từ Lý Duyên Khởi (được sinh ra bởi nhiều yếu tố hợp lại), mà Lý Duyên Khởi xuất phát từ Vô Minh (mê muội sai lầm).
Như vậy Con Người (Năm Uẫn), các tính chất Khổ, Vô Thường, Vô Ngã và Lý Duyên Khởi là những sự thật quy ước, các sự thật nầy được thấy trên cơ sở của Vô Minh (mê muội sai lầm). Vậy thì con người được thấy trên cơ sở của Tỉnh Thức hây con người được thấy như là chính nó thì Con Người là như thế nào? Đây cũng chính là điều mà Trí Tuệ Trong Tỉnh Thức-Tâm Kinh nói đến.

2.3.2. Sự thật tuyệt đối về con người.

Từ sự thật tuyệt đối Tâm Kinh khẳng định rằng: Năm uẫn là Không (Thân xác, cảm thọ, tri giác, vận động và ý thức đều là không) và dẫn lời Phật thuyết giản như sau:

Xá-Lợi-Tử! Sắc bất dị không, không bất dị sắc; sắc tức thị không, không tức thị sắc; thọ, tưởng, hành, thức, diệc phục như thị.

Nầy người thông minh, thân xác chẳng khác không, không chẳng khác thân xác, thân xác chính là không, không chính là thân xác, cảm thọ, tri giác, vận động và ý thức cũng đều như thế.

Đoạn kinh nầy chỉ ra rằng: Không có sự khác biệt giữa Năm Uẫn và Không, cũng không có sự khác biệt giữa Không và Năm Uẫn, Không là năm uẫn, năm uẫn là không, vì Năm Uẫn là biểu hiện của Không được thấy trên cơ sở của mê muội sai lầm (Vô Minh). Vậy thì cái Không đó như thế nào? Tâm Kinh dẫn lời Phật thuyết giản như sau:

Xá-Lợi-Tử! Thị chư Pháp không tướng, bất sanh bất diệt, bất cấu bất tịnh, bất tăng bất giảm.

Nầy người thông minh, tướng không là sự hiện hữu ấy chẳng sinh chẳng diệt, chẳng nhơ chẳng sạch, chẳng thêm chẳng bớt.

Sinh - diệt, nhơ - sạch, thêm - bớt là biểu hiện của các tính chất Khổ, Vô Thường và Vô Ngã nơi sự vật được sinh ra từ lý duyên khởi. Nhưng Không chẳng có các biểu hiện nầy. Điều đó có nghĩa là: Không chẳng có Khổ, chẳng phải Vô Thường, chẳng phải Vô Ngã và cũng chẳng phải được sinh ra từ Lý Duyên Khởi.

Vì Không chẳng phải sinh ra từ Lý Duyên Khởi cho nên trong Không chẳng có Năm Uẫn (ngũ uẫn) chẳng có sáu căn (lục căn), chẳng có đối tượng của sáu căn (sáu trần), chẳng có sự hiện hữu cho đến chẳng có chủ thể nhận thức. Tâm Kinh dẫn lời Phật thuyết giản như sau:

Thị cố không trung, vô sắc, vô thọ, tưởng, hành, thức; vô nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý; vô sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp; vô nhãn giới, nãi chí vô ý-thức-giới.

Cho nên trong không đó: Không có Thân xác, cảm thọ, tri giác, vận động và ý thức. Không có mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, tư tưởng. Không có hình dáng, âm thanh, mùi, vị, xúc chạm và các khái niệm. Không có thế giới sự vật cho đến không có thế giới ý thức.

Chẳng những trong Không chẳng có sự vật hiện hữu bởi Vô Minh mà chính Vô Minh cũng chẳng có. Vì chằng có Vô Minh cho nên chẳng có già –chết, vì chẳng có già-chết cho nên chẳng có cái gọi là hết già-chết, vì chẳng có hết gìa-chết cho nên chẳng có Bốn Chân Lý Huyền Diệu (Tứ Diệu Đế), vì chẳng có Bốn Chân Lý Huyền Diệu cho nên chẳng có cái gọi là Trí Tuệ và cũng chẳng có chứng Đạo hây đắc Đạo gì cả. Tâm Kinh dẫn lời Phật thuyết giản như sau:

Vô vô-minh diệc, vô vô-minh tận, nãi chí vô lão tử, diệc vô lão tử tận; vô khổ, tập, diệt, đạo; vô trí diệc vô đắc.

Không có mê muội sai lầm, cũng không có hết mê muội sai lầm. Không có già chết, cũng không có hết già chết. Không có khổ đau, không có nguyên nhân dẫn đến khổ đau, không có chấm dứt sự khổ đau và không có con đường đưa đến chấm dứt sự khổ đau.Không có trí tuệ cũng không có chứng đắc.

Tóm lại: Con Người là một tập hợp bởi Năm Uẫn (duyên hợp), không có Tự Tính bên trong (Vô Ngã), luôn biến đổi không ngừng (Vô Thường), luôn chịu Khổ.(sinh ra – già đi – bệnh – chết…). Để được hết khổ thì phải diệt trừ mê muội sai lầm (Vô Minh), mà muốn diệt trừ mê muội sai lầm (Vô Minh) thì phải có Trí Tuệ, mà có Trí Tuệ là hiểu Bốn Chân Lý Huyền Diệu (Tứ Diệu Đế). Tất cả những chân lý đó là do ta thấy chưa đúng như thật về Con Người. Nói cách khác là Con Người được thấy trên cơ sở mê muội sai lầm (Vô Minh).

Từ cái thấy trên cơ sở Tỉnh Thức Tâm Kinh nói với chúng ta rằng: Con Người là Không, chẳng phải sinh ra từ Lý Duyên Khởi, chẳng có chết, chẳng có Khổ, chẳng phải Vô Thường, chẳng phải Vô Ngã và cũng chẳng có cái gọi là Vô Minh. Đó là sự thật tuyệt đối về Con Người được thấy như là chính nó.

Lưu ý:
Không thể nói rằng: "Con Người được thấy như là chính nó" có tính Lạc vì chẳng có Khổ, có tính thường vì chẳng phải Vô Thường, có Ngã vì chẳng phải Vô Ngã. Bởi vì nói như thế thì có nghĩa là ta thấy Con Người thông qua các Khái niệm, mà Khái niện lại là sản phẩm của Vô Minh. Cho nên Tâm Kinh dùng phương pháp phủ định, phủ định tất cả Khái niệm nói về nói lên sự thật tuyệt đối, nhằm không cho Hành Giả cố tìm Chính Mình trong các khái niệm của Vô Minh.

(còn nữa)


duytan_am
Bài viết: 13
Ngày: 17/08/09 09:42
Giới tính: Nam
Đến từ: VietNam

Re: Bát-nhã Tâm Kinh Dịch Và Chú Giải

Bài viết chưa xem gửi bởi duytan_am »

II.4. Hệ quả từ kết quả đạt được của Bồ-Tát.

Tất cả khổ đau ách nạn tan biến hết.

Như đã trình bày ở trên, nhờ Trí Tuệ Trong Tỉnh Thức mà Bồ Tát thấy được sự thật về Con Người của mình, vậy thì sự thật nầy có vai trò gì đối với sự Giải Thoát khỏi khổ đau ách nạn của Bồ Tát? Tâm Kinh dẫn giải:

Dĩ vô sở đắc cố, Bồ-đề tát-đỏa y Bát-nhã-ba-la mật-đa cố tâm vô quái-ngại; vô quái-ngại cố vô hữu khủng-bố; viễn ly điên-đảo mộng tưởng; cứu cánh Niết-bàn. Nghĩa là:

Vì không có gì để được. Nên khi Bồ Tát nương tựa và Trí Tuệ Trong Tỉnh Thức nầy thì tâm không còn vướng mắc, vì tâm không còn vướng mắc nên không còn sợ hãi, xa lìa điên đảo mộng tưởng, đạt đến Niết Bàn.

Đoạn kinh nầy chỉ ra rằng: Gỉai Thoát khỏi khổ đau ách nạn là hệ quả tất yếu khi Bồ Tát thực hành Trí Tuệ Trong Tỉnh Thức,đồng thời cũng chỉ rỏ quá trình đó diễn ra như thế nào:(Nên khi Bồ Tát nương tựa và Trí Tuệ Trong Tỉnh Thức nầy thì tâm không còn vướng mắc, vì tâm không còn vướng mắc nên không còn sợ hãi, xa lìa điên đảo mộng tưởng, đạt đến Niết Bàn).Toàn bộ qúa trình đi đến Giải Thoát nầy được Tâm Kinh cô đọng trong phần kết của bài Kinh bằng một câu Chân Ngôn.

Chính vì Trí Tuệ Trong Tỉnh Thức có vai trò tất yếu như thế đối với sự Giải Thoát cho nên Tâm Kinh khẳng định:

Tam-thế chư Phật, y Bát-nhã-ba-la mật-đa cố đắc A-nậu-đa-la tam-miệu tam-bồ-đề. Nghĩa là:

Các vị Phật đời quá khứ, đời hiện tại và đời tương lai đều nương tựa vào nhận biết trong tỉnh giác nầy mà đạt đạo quả Vô Thượng, Chánh Đẳng Chánh Giác.

Đoạn Kinh nầy đồng thời nói rằng Trí Tuệ Trong Tỉnh Thức là con đường duy nhất đề thành Phật.

Vì sự thật về con người và sự Giải Thoát được thấy nhờ Trí Tuệ Trong Tỉnh Thức thật khó tin, cho nên Tâm Kinh lại phải một lần nữa nhắn nhủ rằng:

Cố tri Bát-nhã Ba-la-mật-đa, thị đại-. thần chú, thị đại minh chú, thị vô-thượng chú, thị vô đẳng đẳng chú, năng trừ nhứt thiết khổ, chơn thiệt bất hư. Nghĩa là:

Phải biết rằng: Trí Tuệ Trong Tỉnh Thức là lời nói thật có sức mạnh lớn, là lời nói thật của trí tuệ lớn, là lời nói thật lớn nhất, là lời nói thật cao cấp nhất, luôn trừ hết các khổ não, chân thật không dối.

Để kết lại bài kinh, Tâm Kinh nói lên một cách cô đọng toàn bộ quá trình đi đến Giải Thoát mà Trí Tuệ Trong Tỉnh Thức mang lại như sau:

Cố thuyết Bát-nhã-ba-la-mật-đa chú, tức thuyết chú viết: Yết-đế, Yết-đế, Ba-la yết-đế, Ba-la-tăng yết-đế, Bồ-đề. Tát bà ha. Nghĩa là:

Khi nói đến Trí Tuệ Trong Tỉnh Thức, tức là phải nói đến lời thật: Vượt qua, vượt qua, đến bờ tỉnh thức, nương vào tỉnh thức, thành tựu tuệ giác.

- Vượt qua: Hết chấp (Tâm không còn vướng mắc).


- Vượt qua: Hết sợ hãi (Không còn sợ hãi).


- Đến bờ tỉnh thức -Nương vào tỉnh thức: Hết Vô Minh (Xa lìa điên đảo mộng tưởng).


- Thành tựu tuệ giác: Đạt được Gỉai Thoát (Đạt đến Niết Bàn).


Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Bát-nhã Tâm Kinh Dịch Và Chú Giải

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Chữ tự tại có nghĩa là không bị ngăn trở chứ không phải là chính mình.
Quán Tự Tại là một tên khác của Bồ tát Quán Thế Âm chứ không có nghĩa là Bồ tát xem lại chính mình.

Câu đầu tiên có nghĩa là Bồ Tát Quán Tự Tại (Quán Thế Âm) thực hành trí huệ sâu xa v.v...
chứ không có nghĩa là Bồ Tát quán sát lại chính mình.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
kimcang
Bài viết: 1894
Ngày: 19/12/07 16:28
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Canada
Được cảm ơn: 1 time

Re: Bát-nhã Tâm Kinh Dịch Và Chú Giải

Bài viết chưa xem gửi bởi kimcang »

Hệ Kinh Bát Nhã Bao Gồm Nhiều Kinh Giảng Giải Rất Sâu Rộng Về Trí Tuệ Bát Nhã Gồm Các Kinh:

Phóng Quang Bát Nhã Ba La Mật Kinh
Đại Bát Nhã Ba La Mật Kinh
Quang Tán Bát Nhã Ba La Mật Kinh
Đạo Hạnh Bát Nhã Ba La Mật Kinh
Tiểu phẩm Bát Nhã Ba La Mật Kinh
Phật Mẫu Xuất Sanh Tam Pháp Tạng Bát Nhã Ba La Mật Kinh
Phẩm Mẫu Bảo Đức Tạng, Bát Nhã Ba La Mật Kinh
Đại Lạc Kim Cang Bất Không Chân Thật Tam Ma Địa Kinh
Thắng Thiên Vương, Bát Nhã Ba La Mật Kinh
Văn Thù Sư Lợi Sở thuyết Bát Nhã Ba La Mật Kinh
Phật Thuyết Phổ Hiền Bồ Tát Vô Thượng Thanh Tịnh Phần Vệ Kinh
Kim Cang Bát Nhã Ba La Mật Kinh


Bát Nhã Tâm Kinh Là Bài Kinh Ngắn Tóm Gọn Tất Cả Tinh Túy Của Hệ Kinh Bát Nhã.



Om Amitabha Hri, Om Mani Padme Hum, Om Vajrapani Hum.
duytan_am
Bài viết: 13
Ngày: 17/08/09 09:42
Giới tính: Nam
Đến từ: VietNam

Re: Bát-nhã Tâm Kinh Dịch Và Chú Giải

Bài viết chưa xem gửi bởi duytan_am »

binh đã viết:Chữ tự tại có nghĩa là không bị ngăn trở chứ không phải là chính mình.
Quán Tự Tại là một tên khác của Bồ tát Quán Thế Âm chứ không có nghĩa là Bồ tát xem lại chính mình.

Câu đầu tiên có nghĩa là Bồ Tát Quán Tự Tại (Quán Thế Âm) thực hành trí huệ sâu xa v.v...
chứ không có nghĩa là Bồ Tát quán sát lại chính mình.

Bạn binh than mến!

Thật sự từ nầy (tự tại) làm cho tôi mất nhiều thời gian nhất. Đa số các bản dịch đều dịch như bạn nói. (Quán Tự Tại là một tên khác của Bồ tát Quán Thế Âm), nhưng điều nầy có những trở ngại:

-Thứ nhất: Theo các nhà khảo cứu Kinh, các Kinh sách trước thời kỳ Kinh Bát Nhã không có tên Bồ Tát Quán Tự Tại.

-Thứ hai: Tại sau Tâm Kinh không nói là Bồ Tát Quán Thế Âm thực hành trí huệ sâu xa ...Trong khi người thực hành Bát- Nhã chính là Bồ Tát Quán Thế Âm.

Đó là những trở ngại mà tôi gặp phải, cho tới khi tôi xem lại bản văn Hán thì mới phát hiện ra. Chữ Tự tại trong văn Hán là thế nầy: 自在 chử tự (自)có nghĩa là: Mình, Chính mình chứ không phải chử tự (沮) có nghĩa là: trở, ngăn cản. Còn chử tại (在) có nghĩa là: ở, nơi. Vì vậy chử Tự tại trong bản kinh (自在) có nghĩa là: ở chính mình hây nơi mình thì mới phải. Vì vậy “Quán Tự Tại Bồ Tát” tôi mới dịch là “Bồ Tát xem xét chính mình” (bạn có thể tham khảo thêm trong từ điển Hán –Việt của Thiều Chửu)

Có ý gì thêm bạn cứ nêu lên chúng ta cùng trao đổi.


hlich
Bài viết: 1217
Ngày: 09/12/08 14:16
Giới tính: Nam

Re: Bát-nhã Tâm Kinh Dịch Và Chú Giải

Bài viết chưa xem gửi bởi hlich »

tangbong
bản Tâm kinh nổi tiếng mà người Việt chúng ta thường biết chính là bản dịch của Ngài Huyền Trang (Tráng); trong bản dịch này Bồ tát Quán thế âm được gọi là Bồ tát Quán tự tại

xin trích Digital Dictionary of Buddhism,

Regarding the difference in the Chinese renderings: When Xuánzàng rendered the name as 觀自在, he was reading the original Sanskrit as avalokita ( 'observe' ) + iśvara ( 'unimpeded' ), which accords with the Tibetan rendering of spyan ras gzigs dbaṅ phyug.

khi Ngài Huyền Trang (Xuánzàng) dùng chữ Quán tự tại (觀自在), Ngài đã ngắt chữ phạn Avalokitêśvara ra thành avalokita ( 'quán' ) + iśvara ( 'tự tại' ), cho nên tự tại ở đây có nghĩa vô ngại (unimpeded)
các Kinh sách trước thời kỳ Kinh Bát Nhã không có tên Bồ Tát Quán Tự Tại
Ngài Cưu ma la thập dịch Avalokitêśvara là Quán thế âm cho nên các bộ kinh bát nhã do ngài dịch không có tên Quán tự tại là vậy
cafene


Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Bát-nhã Tâm Kinh Dịch Và Chú Giải

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Nếu Bồ tát quán sát tự tại (chính mình) thì Hán văn phải ghi là Bồ tát quán tự tại chứ không nói Quán Tự tại Bồ tát (về văn phạm)


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hieule
Điều Hành Viên
Bài viết: 767
Ngày: 21/02/09 20:06
Giới tính: Nam
Đến từ: California

Re: Bát-nhã Tâm Kinh Dịch Và Chú Giải

Bài viết chưa xem gửi bởi Hieule »

Quán Tự Tại (tính từ) Bồ Tát (danh từ chế định)...theo tôi nghỉ việc nói về Bồ Tát quán sát tự thân và các pháp một cách tự tại nên kết lại để gọi "Quán Tự Tại Bồ Tát" giống như "Quán Thế Âm Bồ Tát"

Quán Tự Tại (tính từ) Bồ Tát (danh từ) hành (động từ) thâm Bát Nhã Ba La Mật.

Tôi đồng ý cách phân tích của đạo hửu Hlich và đạo hửu Duytan_am :D

Tôi nghỉ dịch Trí Tuệ tỉnh thức thì không ổn. Dịch trí tuệ vô thượng thì tôi thấy đúng nghỉa hơn.

Vì chử Trí (bộ chử Hán) có hai bộ Tri (biết) và Nhật (Mặt Trời). Chỉ có trí tuệ vô thượng mới sáng như mặt trời mà thôi.

Củng giống danh hiệu đức Phật A Di Đà vậy. A Di Đà tiếng Phạn là "vô lượng quang" ánh sáng không thể đo được hoặc "vô lượng thọ" tuổi thọ không thể nghỉ bàn.


Sabbe sankhara anicca
Sabbe sankhara dukkha
Sabbe dhamma anatta.
duytan_am
Bài viết: 13
Ngày: 17/08/09 09:42
Giới tính: Nam
Đến từ: VietNam

Re: Bát-nhã Tâm Kinh Dịch Và Chú Giải

Bài viết chưa xem gửi bởi duytan_am »

Bạn hlich thân!

Bạn viết: “trong bản dịch này Bồ tát Quán thế âm được gọi là Bồ tát Quán tự tại”

Điều nầy thì hầu hết mọi người ai cũng công nhận. Vì người thực hành Bát Nhã trong kinh nầy chính là Quán thế âm Bồ Tát. Chỉ có điều là vì sau Ngài Huyền Trang lại dịch là Quán tự tại Bồ Tát, Ngài có ý gì khi dịch như thế?

Bạn binh viết: “Nếu Bồ tát quán sát tự tại (chính mình) thì Hán văn phải ghi là Bồ tát quán tự tại chứ không nói Quán Tự tại Bồ tát (về văn phạm)”.

Điều nầy tôi cũng có nghĩ tới. Chúng ta có thể hiểu như thế nầy không:

Quán thế âm Bồ tát là chỉ đến vị Bồ Tát có sở trường xem xét (quán) mọi âm thanh thế gian. Vì thế, Quán tự tại Bồ tát được Ngài Huyền Trang dịch trong trong Tâm Kinh là ý Ngài nói lên vị Bồ tát nầy có sở trường xem xét tự tại (chính mình). Nếu là như thế thì dịch là “Bồ Tác xem xét chính mình” nghĩ cũng không ngoài ý của Ngài.

Bạn Hieule thân! Bạn viết:” Tôi nghỉ dịch Trí Tuệ tỉnh thức thì không ổn. Dịch trí tuệ vô thượng thì tôi thấy đúng nghỉa hơn”.

Nếu chúng ta dịch là Trí Tuệ Vô Thượng thì không ổn vì Trí Tuệ Vô Thượng là để nói lên trí tuệ của Phật, mà Tâm Kinh thì nói rằng nhờ nương tựa vào trí tuệ nầy mới đạt Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Gíac. Cho nên sử dụng từ nầy sẻ sinh nhằm lẫn. Thực ra từ Bát Nhã dịch là Trí huệ hây Nhận biết thì mới sát nghĩa. Vì theo Tâm Kinh nhờ nó mà (thấy) được “Ngũ uẫn giai Không”. Nhưng vì từ đó rất dể gây tranh cải nên tôi dùng từ Trí tuệ theo lẻ thông thường dể chấp nhân hơn.


Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: Bát-nhã Tâm Kinh Dịch Và Chú Giải

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

Muốn tu theo hạnh Quán Thế Âm thì phải tu phép Quán.

Tại sao không gọi là nghe tiếng âm thanh thế gian mà gọi là Quán?

Bởi vì dùng tai để nghe âm thanh thế gian tức là chạy theo thanh trần ở bên ngoài. Đó chính là chúng sanh. Do vì chấp dính vào thanh trần ở bên ngoài mà theo nó sanh diệt khổ đau, chấp dính là ràng buộc, cho nên đâu gọi là Tự Tại được?

Do vậy không phải dùng tai để nghe, mà dùng Tâm để Quán.

Do vậy Kinh Pháp Hoa toàn là dùng chữ Quán:

“Chân quán, Thanh Tịnh quán
Rộng lớn Trí Huệ quán
Bi quán cùng Từ quán
Thường nguyện thường chiêm ngưỡng”.


Do vậy Kinh Lăng Nghiêm mới nói "Phản văn, văn tự tánh". Phản văn nghĩa là không dùng tai để nghe thanh trần rồi chấp lấy thanh trần sinh ra nhĩ thức. Mà phải quay ngược lại vào trong tự tánh của mình.

Mà quay ngược lại vào trong tự tánh tức là dùng cái Tâm Năng Quán, để Quán cái Sở Quán.

Mà cái Sở Quán vốn không, nên Năng Quán không tìm được Sở Quán, không chấp dính được sở Quán. Nên dần hồi sở quán tiêu tan, nên Kinh Lăng Nghiêm Nhĩ Căn Viên Thông nói: "Bước đầu ở trong sự nghe được nhập lưu (chẳng chạy theo lục trần) mà quên cái sở nghe (vong, sở: vong nghĩa là quên). Sở nhập đã tịch, thì hai tướng động và tịnh chẳng sanh"

Nhập Lưu có nghĩa là đi ngược dòng nghiệp thức đồng nghĩa với "Phản Văn".

Đi ngược dòng nghiệp thức tức là không nhân nơi tiền trần (ở đây thanh trần) mà sanh vọng thức (nhĩ thức). Tức là căn không còn chạy theo trần để sanh thức.

Lâu ngày thì quên trần cảnh (sở quán), Lên nữa khi sở quán đã vong, thì năng quán cũng không. Dần dần mà tiến lên. Căn Trần đều sạch. Cứ thế mà dần tiến lên nữa đến khi hoàn toàn Giác Ngộ.

Khi đó mới gọi là Quán Tự Tại.

Do vậy phải tu tập. Không thể nói hết được, nói hoài tức là cứ theo dòng nghiệp thức hiểu biết chấp dính mãi thì không thể Tự Tại, không thể Phản Văn, không thể Nhập Lưu.

Đôi khi chú giải Kinh mà chưa thật hiểu, vì chưa hành tới nơi thì viết chú giải cũng không trúng vào đâu tất cả. Không liên cang gì đến việc giác ngộ giải thoát.

Chú giải là sự hiểu biết của thức. Vậy thì chưa thể tin vào lời chú giải của mình viết được.

Thành ra tôi có viết Kinh Lăng Nghiêm Học Giải và Kim Cang Bát Nhã Học Giải. Bây giờ tôi đọc lại tôi thấy mình ngây thơ quá! Chỉ viết để đó thôi chứ tôi đâu có cho ai xem, ngoại trừ vài thầy và thiện tri thức để xem tôi hiểu đúng không.


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Bát-nhã Tâm Kinh Dịch Và Chú Giải

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Đ/h Thánh Tri hiểu đúng như tôi hiểu rồi đó. tangbong tangbong tangbong


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
hlich
Bài viết: 1217
Ngày: 09/12/08 14:16
Giới tính: Nam

Re: Bát-nhã Tâm Kinh Dịch Và Chú Giải

Bài viết chưa xem gửi bởi hlich »

tangbong
Ngài Huyền Trang lại dịch là Quán tự tại Bồ Tát, Ngài có ý gì khi dịch như thế?
dĩ nhiên là Ngài Huyền Trang hiểu chữ Avalokitêśvara khác với Ngài Cưu ma la thập, nhưng đó vẫn là tên của bồ tát thôi

kinh phật thường khởi đầu với sự giới thiệu người giảng và người nghe; dịch như đạo hữu thì đã không nêu tên bồ tát, không nêu tên người nghe

mình coi các bản dịch từ tiếng Phạn hoặc tiếng Tây tạng ra tiếng Anh đều duy trì tên của người giảng (Avalokitesvara) và tên của người nghe (Sariputra); mặc dù tên có ý nghĩa trong đó nhưng dịch tên (danh tự) ra thành hành động (động tự) là một lỗi trầm trọng

cafene


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.20 khách