Kinh Phạm Võng và đoạn trích của ông vấn_đạo

Có những đoạn kinh luận đọc không hiểu, hiểu mà không thấu đáo, chẳng biết hỏi ai ? Mời đem vào đây để mọi người cùng nhau thảo luận học hỏi...

Điều hành viên: binh

Hình đại diện của người dùng
alphatran
Bài viết: 1385
Ngày: 04/05/11 20:42
Giới tính: Nam
Đến từ: Hữu Lậu Tịnh Tu Am

Kinh Phạm Võng và đoạn trích của ông vấn_đạo

Bài viết chưa xem gửi bởi alphatran »

Cảnh báo: Trong những nội dung sau đây tôi có lý giải một phần nhỏ Kinh Phạm Võng theo cái hiểu của tôi, xin quý vị hãy xem những lời này để tham khảo mà thôi, còn ý kiến chính thức về Kinh Phạm Võng quý vị nên thỉnh ý kiến của Sư phụ của chính quý vị hoặc các bậc chân tu đạo hạnh cao thâm để học tập. Tôi cảnh báo như vậy vì tôi là người sơ cơ, tôi không thích giải thích kinh điển.

Giờ tôi sẽ chỉ rõ tại sao tôi nói Ý trong đoạn trích dẫn của ông vấn_đạo tại chủ đề này là khác biệt một trời một vực với Ý Kinh Phạm Võng:

DẪN NHẬP
Thứ nhất: về Duyên khởi của Kinh Phạm Võng, mong quý vị vui lòng đọc ở đoạn 1 đến hết đoạn 4 của Kinh trên trang của Thư viện Hoa Sen (theo link này: http://www.thuvienhoasen.org/D_1-2_2-69 ... 14-1_15-1/) để biết trước khi đọc tiếp những dòng sau đây.
Vấn đề liên quan của thread này đối với Kinh Phạm Võng nằm trong đoạn 5 và đoạn 6.

Thứ hai: người nghe là những vị Tỷ kheo, những người đã xuất gia theo Phật, đã thọ giới luật và được Phật chỉ dạy, ít nhất thì họ KHÔNG phải là những người chưa biết gì về Phật Pháp.
Còn ông vấn_đạo và ông cá_la_hán đem đăng trên Diễn đàn này thì người xem, người đọc gồm có nhiều thành phần trong đó có nhiều người chưa học Phật, có nhiều người mới học Phật và đang tìm hiểu Phật Pháp vốn chưa tự có được chánh kiến. Vậy là đối tượng tiếp nhận lời dạy của Kinh đã thay đổi, trong khi đó lại không nêu rõ đặc điểm của Kinh sẽ dẫn đến hiểu sai ý Kinh.

Thứ ba: về nội dung chính của Kinh Phạm Võng xin trích nguyên văn lời của người dịch: "...kinh Phạm Võng giải thích cặn kẽ về nguồn gốc của ngã chấp - một bản đồ đưa đến kho tàng vô ngã tướng kinh. Qua đó tôi có một niềm xác tín: căn nguyên của mọi tà chấp sinh khởi do trình độ nhận thức về vấn đề nhân sinh và vũ trụ, về sự ngộ nhận chân lý. Tất cả tà chấp cứ tái diễn vô cùng tận khi người ta tiếp tục xây dựng đời sống trên nền tảng ngã kiến. Nơi đây trong kinh Phạm Võng Đức Phật đã tung ra lưới chánh pháp trên đại dương của những tư tưởng tà kiến và xác chứng rằng Ngài chính là nhân vật đã ly thoát thế giới điên đảo đó. Phần đặc sắc nhất của kinh Phạm Võng liên quan đến sáu mươi hai tà kiến". Quý vị có thể xem thêm tại link này: http://www.thuvienhoasen.org/D_1-2_2-73 ... l_bookmark và đọc toàn bộ Kinh để biết Phật dạy gì trong Kinh ấy.

GIẢI THÍCH ĐOẠN 5 TRONG KINH PHẠM VÕNG
Giờ tôi giải thích theo từng câu từng chữ của đoạn 5:

Kinh văn 1: "Này các Tỷ-kheo, nếu có người hủy báng Ta, hủy báng Pháp hay hủy báng Tăng, các ngươi chớ có vì vậy sanh lòng công phẫn, tức tối, tâm sanh phiền muộn. Này các Tỷ-kheo, nếu có người hủy báng Ta, hủy báng Pháp hay hủy báng Tăng, và nếu các ngươi sanh lòng công phẫn, tức tối, tâm sanh phiền muộn, thời như vậy sẽ có hại cho các ngươi."

Giải thích 1: điều này chúng ta đều hiểu được, vì chúng ta tu tập là có diệt trừ SÂN (trong THAM SÂN SI) mà, nếu mà SÂN thì hại cho chính mình thôi, vì thế nên Phật khuyên là "chớ nên".

Kinh văn 2: "Nếu có người hủy báng Ta, hủy báng Pháp hay hủy báng Tăng, và nếu các ngươi công phẫn và phiền muộn, thời các ngươi có thể biết được lời nói của những kẻ ấy là đúng hay sai lạc chăng?"

Giải thích 2: Trước tiên tôi muốn nói rằng đây là một câu hỏi. Phật đặt ra vấn đề để tự các vị Tỷ kheo trả lời, tự mà giải lấy, các vị ấy tự phải có chánh kiến của chính mình. Đây là điểm then chốt và quan trọng mà Phật muốn các vị đệ tử cần có. Tôi nhận thấy những trường hợp như thế này Phật thường muốn tự các vị đệ tử có kiến giải của riêng họ. Câu hỏi có sắc thái rất nhẹ nhàng, đầy lòng từ bi của Phật. Phật là bậc chánh đẳng chánh giác thì làm gì có chuyện sai. Đây là điểm căn bản cốt yếu mà một vị đệ tử Phật phải biết rõ, bất di bất dịch. Vậy thì cái ý "...thời các ngươi có thể biết được lời nói của những kẻ ấy là đúng hay sai lạc chăng?" là nói về cái đúng và cái sai lạc gì? Để dễ hiểu, tôi kể quý vị nghe câu chuyện này.

Câu chuyện minh họa 2: Quý vị vui lòng đọc câu chuyện ở link này: http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/Phon ... 80%9D.html.

Tóm tắt nội dung câu chuyện 2: Câu chuyện này kể về nỗi oan của thầy Minh Tâm khi phải nuôi đứa con sơ sinh của hai vợ chồng trẻ bỏ rơi trước cửa chùa. Chính vì thế mà thầy bị nhiều người hủy báng, "Có người xỉ vả “sư hổ mang” tằng tịu trai gái mà còn trơ mặt đem con về chùa. Nhiều người đã muốn đuổi sư ra khỏi chùa". May mắn thay là sau đó Thầy được giải oan.

Phân tích câu chuyện 2: Vậy theo câu Kinh mà Phật dạy nói trên thì ta làm thế nào?

Thứ nhất: chúng ta không công phẫn và phiền muộn, vì sao? vì khi công phẫn phiền muộn thì chúng ta mất sự sáng suốt để mà suy xét sự việc. Chính vì thế mà không phân biệt được đúng sai.

Thứ hai: ngay cả lúc thầy Minh Tâm chưa được giải oan, việc nhiều người người hủy báng tăng là việc sai quá rõ ràng. Vì sao? Vì tăng là thuộc Tam Bảo: Phật là người chỉ dạy chánh pháp, Pháp là con đường giải thoát do Phật chỉ dạy cho chúng sanh, Tăng là những người duy trì chánh Pháp đưa chánh Pháp đến với chúng sanh. Ơn trọng của Tam Bảo như vậy mà đi hủy báng Tam Bảo thì việc đó là sai rõ ràng, không cần phải bàn cải gì nữa.

Thứ ba: cái đúng cái sai mà Phật dạy cần phải bình tĩnh để biết là ở chỗ này đây. Nếu mà chúng ta "sanh lòng công phẫn, tức tối, tâm sanh phiền muộn" thì sẽ không đủ sáng suốt, không thấy được cái đúng cái sai trong nội tình của những người hủy báng.

Xin hỏi quý vị tại sao những kẻ hủy báng Thầy Minh Tâm lại đi hủy báng Thầy Minh Tâm?

- Vì họ biết rằng đệ tử nhà Phật xuất gia thì thọ giới trong đó có cấm dâm dục. Đã xuất gia mà phạm giới dâm là điều xấu, giới luật trong chùa không cho phép, dư luận và xã hội đều không chấp nhận điều này. Thế điều này họ đúng không? Rõ ràng là đúng. Việc này còn có ảnh hưởng tích cực đến việc giữ giới của các vị tu sĩ xuất gia.
- Họ sai là sai ở chỗ chỉ nhìn thấy Thầy Minh Tâm có nuôi một đứa trẻ sơ sinh thì kết luận là Thầy phạm giới dâm mà hủy báng. Đó là chỗ sai. Họ không biết rằng nhà chùa từ xưa đến giờ thường là nơi gửi gắm của những kẻ làm cha làm mẹ bỏ rơi con.

Vậy cái sai cái đúng mà Phậy dạy các vị Tỷ kheo cần phải sáng suốt để biết là cái sai cái đúng bên trong nội tình của kẻ hủy báng. Còn việc hủy báng Tam Bảo thì sai là rõ ràng.

Kinh văn 3: "- Bạch Thế Tôn, không thể được!"

Giải thích 3: Đây là câu trả lời nhanh nhẹn và dứt khoát của các vị Tỷ kheo. Sắc thái của câu này thể hiện sự nhanh nhẹn, trả lời được ngay mà không phải chần chừ suy nghĩ gì, tính dứt khoát thể hiện qua câu nói quyết định một cách ngắn gọn và mạnh mẽ "không thể được!". Tôi nhận thấy câu này rất quan trọng. Vì sao? Vì nó cho ta biết được người nghe là người như thế nào, đã học được gì. Ít nhất thì họ KHÔNG phải là những người chưa biết gì về Phật Pháp.

Vậy xin hỏi quý vị, biết đúng biết sai để làm gì vậy? Thưa quý vị, đệ tử Phật trước mong thành Phật, sau độ chúng sanh. Biết đúng biết sai trong nội tình của kẻ hủy báng là để biết phải làm gì, nói gì, khuyên giải ra sao để cứu kẻ ấy. Vì thế nên Phật dạy tiếp:

Kinh văn 4: "Này các Tỷ-kheo, khi có người hủy báng Ta, hủy báng Pháp hay hủy báng Tăng, các ngươi phải nói rõ những điểm không đúng sự thật là không đúng sự thật: - "Như thế này, điểm này không đúng sự thật; như thế này, điểm này không chính xác; việc này không có giữa chúng tôi; việc này không xảy ra giữa chúng tôi".

Giải thích 4: Đoạn này Phật dạy các vị Tỷ kheo "nói rõ những điểm không đúng sự thật là không đúng sự thật". Vậy thì nói với ai? Ở đây không xác định là nói với ai cả. Và nói như thế nào? Qúy vị hãy để ý sắc thái trong câu văn ấy rất ôn tồn, nhẹ nhàng, ngay cả cách mở đầu câu nói bằng cụm từ "Như thế này" đã cho chúng ta cảm nhận được điều đó.

KẾT LUẬN VỀ ĐOẠN 5 KINH PHẠM VÕNG
- Đoạn 5 này, Phật dạy các vị Tỷ kheo cách xử lý tình huống khi có người hủy báng Tam Bảo. Khi đó, các vị Tỷ kheo được khuyên rằng "chớ có vì vậy sanh lòng công phẫn, tức tối, tâm sanh phiền muộn" mà nên giữ tâm sáng suốt để có được chánh kiến. Có chánh kiến mới phân tích được cái đúng sai trong nội tình của kẻ hủy báng, tức là xem xét vì sao họ hủy báng, lý lẽ nào khiến họ hủy báng, trong những lý lẽ ấy điểm nào đúng, điểm nào sai. Từ đó mà lựa lời giải thích, khuyên răng họ, cứu giúp họ để giảm cái tội hủy báng mà họ đã phạm.

- Phật là bậc chánh đẳng chánh giác chỉ dạy chánh pháp, Pháp là con đường giải thoát do Phật chỉ dạy cho chúng sanh nhằm cứu vớt chúng sanh thoát khỏi bể khổ, Tăng là những người duy trì chánh Pháp đưa chánh Pháp đến với chúng sanh. Ơn trọng của Tam Bảo đối với chúng sanh như vậy mà hủy báng thì phải nhận tội nghiệp nặng nề là điều tất yếu theo quy luật nhân quả của vũ trụ. Việc hủy báng Tam Bảo là việc sai trái, đem lại tội nghiệp nặng nề cho kẻ hủy báng. Điều này được khẳng định trong rất nhiều Kinh điển nhà Phật. Điều này cũng là điều căn bản cốt yếu đệ tử Phật phải nắm rõ. "Nếu Phật tử tự mình hủy báng Tam bảo, xui người hủy báng Tam bảo, nhơn hủy báng, duyên hủy báng, cách thức hủy báng, nghiệp hủy báng. Phật tử khi nghe một lời hủy báng Tam bảo của ngoại đạo và kẻ ác, còn đau lòng như ba trăm cây nhọn đâm vào tim mình huống là tự mình hủy báng, không có đức tin và lòng hiếu thuận đối với Tam bảo, lại còn giúp sức cho những kẻ ác và tà kiến hủy báng nữa, Phật tử này phạm tội Ba-la-di." (PHẬT NÓI KINH PHẠM VÕNG BỒ TÁT - Dịch giả: Theo Thích Nữ Trí Hải - Xem tại link: http://www.thuvienhoasen.org/D_1-2_2-60 ... l_bookmark).

TRỞ LẠI VỚI ĐOẠN TRÍCH CỦA ÔNG VẤN_ĐẠO

Xin chép lại nguyên đoạn trích của vấn_đạo: "Có ai hủy báng công kích Phật, Pháp, Tăng mà các người sanh lòng phiền muộn, công phản, tức tối thì sẽ có hại cho chính các người. Bởi vì làm như vậy, các người sẽ không thể biết được lời nói của kẻ ấy là đúng hay sai. Trái lại, các người phải bình tĩnh, phải nói rõ những điều không đúng sự thật là không đúng sự thật.”

Tôi xin phép phân tích từng câu:

Câu 1: "Có ai hủy báng công kích Phật, Pháp, Tăng mà các người sanh lòng phiền muộn, công phản, tức tối thì sẽ có hại cho chính các người."
Phân tích 1: Câu này tôi tạm cho rằng đúng với tinh thần Kinh Phạm Võng, nhưng xét về từ ngữ có sai biệt, sắc thái không còn thể hiện được sự ân cần, từ bi của Phật khi dạy chúng đệ tử.

Câu 2: "Bởi vì làm như vậy, các người sẽ không thể biết được lời nói của kẻ ấy là đúng hay sai."
Phân tích 2: Câu này hoàn toàn KHÔNG có trong Kinh Phạm Võng. Trong Kinh, Phật dùng câu hỏi rõ ràng rằng: "Nếu có người hủy báng Ta, hủy báng Pháp hay hủy báng Tăng, và nếu các ngươi công phẫn và phiền muộn, thời các ngươi có thể biết được lời nói của những kẻ ấy là đúng hay sai lạc chăng?" thì trọng tâm của câu hỏi này là khuyên các Tỷ kheo tránh sân giận, giữ tâm sáng suốt để đạt được chánh kiến mà suy xét sự việc. Mà chánh kiến của một vị đệ tử Phật thì làm gì có chuyện nghĩ rằng Phật còn có chỗ sai!
Còn câu "Bởi vì làm như vậy, các người sẽ không thể biết được lời nói của kẻ ấy là đúng hay sai." làm mất hết ý nghĩa của câu Kinh Phật dạy mà khẳng định luôn, việc này sẽ gây hiểu nhầm nhất là khi rời khỏi Kinh văn, cụ thể là câu này dễ làm người đọc nghĩ rằng Phật còn có khi sai khi đúng.

Câu 3: "Trái lại, các người phải bình tĩnh, phải nói rõ những điều không đúng sự thật là không đúng sự thật.”
Phân tích 3:
+ Câu này dùng từ "trái lại", tức là liền mạch và trái với ý của câu 2, mà trong Kinh câu hai không có. Cho dù là coi câu 2 là một hình thức khác của câu hỏi mà Phật đặt ra cho các Tỷ kheo thì vị trí của câu 3 này cũng không phải ở ngay sau câu hỏi ấy mà giữa đó còn có câu trả lời của các vị Tỷ kheo như phân tích ở phần Kinh văn 3 trên đây.
+ Còn cụm từ "các người phải bình tĩnh" cũng chẳng có, cái mà Phật yêu cầu đệ tử trước khi trình bày "những điều không đúng sự thật là không đúng sự thật" là phải có chánh kiến, đó là điều quan trọng, không phải là cái thứ "bình tĩnh" như ông vấn_đạo nói kia.
+ So với Kinh văn 4 trên đây, câu này đã bỏ mất nhiều từ ngữ quan trọng mà lại thêm vào những từ ngữ làm lệch lạc ý Kinh.
+ Tóm lại, câu này bị sắp xếp thay đổi trầm trọng, những từ ngữ cần giữ thì lại bỏ đi, từ ngữ sai lệch được thêm vào. Một điều quan trọng nữa khi trình bày là Tỷ kheo phải từ tốn, nhẹ nhàng và mang trong lòng tấm lòng từ bi để khuyên giải kẻ ấy, điều này thể hiện qua lời khuyên giàu sắc thái từ bi của Phật: "Này các Tỷ-kheo, khi có người hủy báng Ta, hủy báng Pháp hay hủy báng Tăng, các ngươi phải nói rõ những điểm không đúng sự thật là không đúng sự thật: - "Như thế này, điểm này không đúng sự thật; như thế này, điểm này không chính xác; việc này không có giữa chúng tôi; việc này không xảy ra giữa chúng tôi".

Vậy tại sao câu 1 lại thay đổi sắc thái, câu 2 lại đổi sang khẳng định, câu 3 lại liền mạch với câu 2 mà mất hết ý nghĩa đi, tại sao họ lại rút ngắn khoảng cách để cả 3 câu này ở sát và liền mạch với câu 2, chỗ cần giữ lại thì bỏ chỗ sai lại thêm vào? rồi khăng khăng nói rằng trích trong Kinh Phạm Võng hẳn hoi?
+ Vì chúng cố tình làm như vậy để người sơ cơ rời Kinh Phạm Võng thì dễ hiểu sai. Cụ thể 3 câu đấy sẽ KHIẾN NGƯỜI ĐỌC DỄ HIỂU NHẦM RẰNG: khi có ai hủy báng Phật Pháp Tăng thì đừng có sanh lòng phiền muộn, công phản, tức tối làm gì, vì lời hủy báng đó có thể đúng có thể sai đấy ngầm ám chỉ Phật cũng sai; trái lại phải tranh luận với bọn chúng để giải thích với chúng mục đích của chúng là tạo điều kiện cho chúng có mặt ở Diễn đàn ngang nhiên nói lời xằng bậy, gây rối quấy nhiễu đại chúng đến với chánh pháp.
+ Hơn nữa, quý vị biết đấy, Kinh Phạm Võng là Kinh quan trọng, chỉ ra 62 tà kiến. Thay vì chúng ta học Kinh này để có được chánh kiến trừ bỏ tà kiến thì ngay bước đầu đã bị chúng mê hoặc rồi chuyển ngược hướng sang ám chỉ Tam Bảo còn có thể bị sai. Quý vị thấy có đau không?

Khi rời hoàn cảnh (Duyên Khởi) của Kinh Phạm Võng mà áp dụng vào trường hợp Diễn đàn này thì cần cân nhắc cho hợp lý. Vì trong Diễn đàn này không thể để những lời hủy báng Tam Bảo làm hoang mang đại chúng phần đông là kẻ sơ cơ chưa thể tự có chánh kiến, lại càng không thể mắc bẫy của bọn phá hoại tạo điều kiện để chúng gieo rắc những lời xằng bậy trên diễn đàn.

Như bài viết trước tôi đã nói: "Một cuốn kinh Phật thuyết có nhiều đặc điểm không thể tách rời như văn tự (tất nhiên), người nghe là ai, duyên khởi là gì...Tất cả những yếu tố đấy quyết định ý kinh như thế nào. Chỉ khi chúng ta đặt ý kinh trong tập hợp đầy đủ tất cả những đặc điểm đó thì mới có thể hiểu đúng chánh pháp. Bọn tà ma phá hoại chánh pháp hạng khôn ranh thì chúng thường khéo léo trích từ kinh điển ra nhưng rời bỏ tất cả những đặc điểm ấy, đồng thời sắp xếp lại văn tự để người sơ cơ hiểu nhầm, hiểu sai cộng theo lời lẽ tà đạo của chúng khiến người khác dễ bị chúng dẫn vào đường ác."

Tôi đã tận lời giải thích, xin quý vị suy nghĩ xem.


Pháp môn vô lượng thệ nguyện học - Phiền não vô tận thệ nguyện đoạn - Phật đạo vô thượng thệ nguyện thành - Chúng sanh vô biên thệ nguyện độ
Cá_La_Hán
Bài viết: 19
Ngày: 27/05/11 08:01
Giới tính: Nam
Đến từ: Niết bàn

Re: Kinh Phạm Võng và đoạn trích của ông vấn_đạo

Bài viết chưa xem gửi bởi Cá_La_Hán »

:D Trước khi tôi trả lời ông, tôi kính mong các quý thầy, quý đh tu học theo nguyên thủy nếu ai có , biết, hiểu qua đoạn kinh này thì mong hãy cho ý kiến để rộng đường tri kiến, tôi không muốn chỉ mình tôi và ông tranh luận vì 1 điều , tâm ông hiểu sai , chớ kinh không hề sai , rồi sau đó tôi mới phân tích cho ông thấy chổ sân hận,cái kiến chấp, nông cạn trong phật học của ông, rồi sau đó tôi khẳng định 1 điều nếu tiếp tục học phật thế ông tu chắc chắn sẽ thành ma vương với tinh thần tu học như thế nếu ông không mau sửa đổi thì ngày thành tựu chỉ còn là tưởng tượng :D


[b]1. Này các Tỷ-kheo, nếu có Tỷ-kheo nào mắng nhiếc, chỉ trích quở trách các bậc Thánh.... gặp một trong mười một tai họa. Thế nào là mười một ?[/b]
2. [color=#0000FF][b]Không chứng điều chưa chứng, đã chứng được thời mất đi, diệu pháp không được tỏ rõ, hay là tự kiêu trong diệu pháp,....đạt đến điên cuồng loạn tâm, hay là bất tỉnh mệnh chung, sau khi thân hoại mạng chung rơi vào cõi dữ, ác thú đọa xứ, địa ngục.[/b][/color]
Hình đại diện của người dùng
alphatran
Bài viết: 1385
Ngày: 04/05/11 20:42
Giới tính: Nam
Đến từ: Hữu Lậu Tịnh Tu Am

Re: Kinh Phạm Võng và đoạn trích của ông vấn_đạo

Bài viết chưa xem gửi bởi alphatran »

Tôi học đạo cũng mong được tinh tấn, nếu lời hợp với chánh pháp thì xin cứ nói, kẻ hậu sinh như tôi xin được thành tâm học hỏi.

Tôi chỉ yêu cầu lời lẽ phải ngắn gọn, trình bày rõ ràng, nói thì phải có sở cứ sở luận, trích dẫn thì phải chỉ lấy từ Kinh ra.


A DI ĐÀ PHẬT!
Sửa lần cuối bởi alphatran vào ngày 29/05/11 18:12 với 5 lần sửa.


Pháp môn vô lượng thệ nguyện học - Phiền não vô tận thệ nguyện đoạn - Phật đạo vô thượng thệ nguyện thành - Chúng sanh vô biên thệ nguyện độ
Hình đại diện của người dùng
kimcang
Bài viết: 1894
Ngày: 19/12/07 16:28
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Canada
Được cảm ơn: 1 time

Re: Kinh Phạm Võng và đoạn trích của ông vấn_đạo

Bài viết chưa xem gửi bởi kimcang »

Phật Dạy Trong Kinh Phạm Võng Là Nghe Người Khác Chê Bai Phỉ Báng Phật Thì Không Sanh Tâm Sân Hận Nhưng Không Có Nghĩa Là Chấp Nhận Để Người Đó Gieo Rắc Tà Kiến Làm Mê Hoặc Người Khác.

Lý Do Đức Phật Nói Ra Kinh Phạm Võng Chính Là Đức Phật Muốn Phá Cái Chấp Của Ngoại Đạo.

Trong Kinh Phạm Võng Nói Rõ 62 Tà Kiến Để Người Tu Phật Biết Mà Không Dính Mắc.



Om Amitabha Hri, Om Mani Padme Hum, Om Vajrapani Hum.
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.9 khách