CHÁNH - TÀ

Có những đoạn kinh luận đọc không hiểu, hiểu mà không thấu đáo, chẳng biết hỏi ai ? Mời đem vào đây để mọi người cùng nhau thảo luận học hỏi...

Điều hành viên: binh

Hình đại diện của người dùng
VO_HUU_BAT_KHONG606
Bài viết: 2587
Ngày: 08/04/08 22:33
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: ...
Đã cảm ơn: 1 time

CHÁNH - TÀ

Bài viết chưa xem gửi bởi VO_HUU_BAT_KHONG606 »

Trước khi thị hiện nhập Niết Bàn, Đức Phật có dạy chúng ta phân biệt chánh tà:

Mời các DH nghiên cứu và thảo luận:

http://www.quangduc.com/kinhdien/81daibatnietban07.html

Hoặc gọn hơn thì có ở đây:
https://namo84000.wordpress.com/2009/07 ... B%A9-chin/


royalcrocodile
Bài viết: 28
Ngày: 14/06/11 03:34
Giới tính: Nam
Đến từ: Royal Crocodile

Re: CHÁNH - TÀ

Bài viết chưa xem gửi bởi royalcrocodile »

Đức Phật thuyết pháp hoàn hảo đoạn đầu, đoạn giữa , đoạn cuối . Lời ngài trọn lành và trong sáng , không nói dối hay nói 2 lưỡi bao giờ. Xứng là bậc Alahan .
Chính vì do như vậy Kinh Điển của ngài có tính minh chứng cho nhau . Đức Phật đã dựa vào điều đó để giúp cho hàng hậu học sau này biết đâu là Giáo Pháp của ngài và đâu không phải là giáo pháp của ngài . Bậc Đạo Sư đã nhìn trước tương lai như vậy . Chúng ta hãy đọc đoạn kinh này để có thể phân biệt Chánh Tà .

8. - Này các Tỷ-kheo, có thể có Tỷ-kheo nói: "Này Hiền giả, tôi tự thân nghe từ miệng Thế Tôn, tự thân lãnh thọ, như vậy là Pháp, như vậy là Luật, như vậy là lời dạy của vị Ðạo Sư". Này các Tỷ-kheo, các Ngươi không nên tán thán, không nên hủy báng lời nói của Tỷ-kheo ấy. Không tán thán, không hủy báng, mỗi mỗi chữ, mỗi mỗi câu, cần phải được học hỏi kỹ lưỡng và đem so sánh với Kinh, đem đối chiếu với Luật. Khi đem so sánh với Kinh, đối chiếu với Luật, nếu chúng không phù hợp với Kinh, không tương ứng với Luật, thời các Ngươi có thể kết luận: "Chắc chắn những lời này không phải là lời Thế Tôn, và Tỷ-kheo ấy đã thọ giáo sai lầm". Và này các Tỷ kheo, các Ngươi hãy từ bỏ chúng. Khi đem so sánh với Kinh, đem đối chiếu với Luật, nếu chúng phù hợp với Kinh, tương ứng với Luật, thời các Ngươi có thể kết luận: "Chắc chắn những lời này phải là lời dạy của Thế Tôn và Tỷ-kheo ấy đã thọ giáo chơn chánh". Này các Tỷ-kheo, như vậy là Ðại giáo pháp thứ nhất, các Ngươi hãy thọ trì.

9. Này các Tỷ-kheo, nếu có Tỷ-kheo nói: "Tại trú xứ kia, có Tăng chúng ở với các vị Thượng tọa, với các Thủ chúng. Tôi tự thân nghe từ miệng Tăng chúng, tự thân lãnh thọ, như vậy là Pháp, như vậy là Luật, như vậy là lời dạy của vị Ðạo Sư". Này các Tỷ-kheo, các Ngươi không nên tán thán, không nên hủy báng lời nói của Tỷ-kheo ấy. Không tán thán, không hủy báng, mỗi mỗi chữ, mỗi mỗi câu, phải được học hỏi kỹ lưỡng và đem so sánh với Kinh, đem đối chiếu với Luật, nếu chúng không phù hợp với Kinh, không tương ứng với Luật, thời các Ngươi có thể kết luận: "Chắc chắn những lời này không phải là lời Thế Tôn, và Tỷ-kheo ấy đã thọ giáo sai lầm". Và này các Tỷ-kheo, các Ngươi hãy từ bỏ chúng. Khi đem so sánh với Kinh, đem đối chiếu với Luật, nếu chúng phù hợp với Kinh, tương ứng với Luật, thời các Ngươi có thể kết luận: "Chắc chắn những lời này phải là lời dạy của Thế Tôn, và Tỷ-kheo ấy đã thọ giáo chơn chánh". Này các Tỷ-kheo, như vậy là Ðại giáo pháp thứ hai, các Ngươi hãy thọ trì.

10. Này các Tỷ-kheo, có thể có vị Tỷ-kheo nói: "Tại trú xứ kia có nhiều Tỷ-kheo Thượng tọa ở, những vị này là bậc đa văn, gìn giữ truyền thống, trì pháp, trì luật, trì pháp yếu. Tôi tự thân nghe từ miệng những vị Thượng tọa ấy, tự thân lãnh thọ, như vậy là Pháp, như vậy là Luật, như vậy là lời dạy của vị Ðạo Sư". Này các Tỷ-kheo, các Ngươi không nên tán thán, không nên hủy báng lời nói của Tỷ-kheo ấy. Không tán thán, không hủy báng, mỗi mỗi chữ, mỗi mỗi câu, phải được học hỏi kỹ lưỡng và đem so sánh với Kinh, đem đối chiếu với Luật. Khi đem so sánh với Kinh, đối chiếu với Luật, và nếu chúng không phù hợp với Kinh, không tương ứng với Luật, thời các Ngươi có thể kết luận: "Chắc chắn những lời này không phải là lời Thế Tôn và Tỷ-kheo ấy đã thọ giáo sai lầm". Và, này các Tỷ-kheo, các Ngươi hãy từ bỏ chúng. Khi đem so sánh với Kinh, đem đối chiếu với Luật, nếu chúng phù hợp với Kinh, tương ứng với Luật, thời các Ngươi có thể kết luận: "Chắc chắn những lời ấy phải là lời dạy của Thế Tôn và Tỷ-kheo ấy đã thọ giáo chơn chánh". Này các Tỷ-kheo, như vậy là Ðại giáo pháp thứ ba, các Ngươi hãy thọ trì.

11. Này các Tỷ-kheo, có thể có Tỷ-kheo nói: "Tại trú xứ kia, có một vị Thượng tọa, vị này là bậc đa văn, gìn giữ truyền thống, trì pháp, trì luật, trì pháp yếu. Tôi tự thân nghe từ Thượng tọa, tự thân lãnh thọ; như vậy là Pháp, như vậy là Luật, như vậy là lời dạy của vị Ðạo Sư". Này các Tỷ-kheo, các Ngươi không nên tán thán, không nên hủy báng lời nói của Tỷ-kheo ấy. Không tán thán, không hủy báng, mỗi mỗi chữ, mỗi mỗi câu, cần phải được học hỏi kỹ lưỡng và đem so sánh với Kinh, đối chiếu với Luật. Khi đem so sánh với Kinh, đối chiếu với Luật, và nếu chúng không phù hợp với Kinh, không tương ứng với Luật, thời các ngươi có thể kết luận: "Chắc chắn những lời này không phải là lời của Thế Tôn, và Tỷ-kheo ấy đã thọ giáo sai lầm". Và này các Tỷ-kheo, các Ngươi hãy từ bỏ chúng. Khi đem so sánh với Kinh, đem đối chiếu với Luật, nếu chúng phù hợp với Kinh, tương ứng với Luật, thời các ngươi có thể kết luận: "Chắc chắn những lời ấy phải là lời dạy của Thế Tôn và Tỷ-kheo ấy đã thọ giáo chơn chánh". Này các Tỷ-kheo, như vậy là Ðại giáo pháp thứ tư, các Ngươi hãy thọ trì.

Này các Tỷ-kheo, bốn Ðại giáo pháp này, các Ngươi hãy thọ trì.

Trích Trường Bộ 16


nguynlinhtam
Bài viết: 1141
Ngày: 07/06/10 04:08
Giới tính: Nam

Re: CHÁNH - TÀ

Bài viết chưa xem gửi bởi nguynlinhtam »

Các thứ tà pháp đức Phật chẳng hề nói đến
Trích Kinh Di Lặc Bồ Tát Sở Vấn:
Di Lặc! Ta chẳng hề nói:
+ Có lòng mong cầu là thực hành pháp thí thanh tịnh. Vì sao vậy? Nếu tâm có mong cầu thì pháp sẽ không bình đẳng.
+ Ta chẳng nói rằng: Kẻ tâm tham ô có thể thành thục chúng sanh
Vì sao cố? Chính mình chưa thành thục mà lại có thể thành thục người khác, quyết không có lẽ đó.
+ Này Di Lặc! Ta chẳng hề nói: tôn trọng, cúng dường, yên vui cái thân, tham đắm thâu góp các vật bất tịnh là chuyện lợi ích.
Vì sao vậy? Vì muốn cho thân mình được an ổn, dư dật, yên vui mà nhiếp thọ chúng hội, chẳng thể làm cho họ an trụ trong chánh tín.
+ Này Di Lặc! Ta chẳng nói là người giả dối, man trá trụ nơi tịch tĩnh
+ Kẻ kém phước đức mà [đáng coi] là thiểu dục.
+ Kẻ tham mùi vị thù thắng mà đáng gọi là “dễ thỏa mãn”.
+ [Chẳng thể coi kẻ] ham thích có đồ ăn ngon là đi khất thực.
+ Này Di Lặc! Ta chẳng nói rằng: Xin tìm các thứ y phục tốt đẹp thì cũng giống như mặc y phấn tảo.
+ Này Di Lặc! Ta chẳng nói rằng: kẻ tại gia, xuất gia không ai biết đến bèn là xa lìa chốn ồn náo
+ Này Di Lặc! Ta chẳng nói rằng người dua vạy sẽ gặp Phật xuất hiện trong cõi đời.
+ [Chẳng nói] kẻ tìm chỗ dở của người khác là tu hành đúng lý.
+ [Chẳng nói] kẻ gây nhiều tổn hại mà được gọi là giới uẩn thanh tịnh
+ [Chẳng nói] tâm tăng thượng mạn là đa văn bậc nhất.
+ Này Di Lặc! Ta chẳng hề nói kẻ thích kết bè kéo đảng mà đáng gọi là người giữ luật nghi
+ [Chẳng nói] kẻ có tâm ngạo nghễ [mà đáng] gọi là tôn kính pháp sư.
+ [Chẳng bảo kẻ] nói thêu dệt, bỡn cợt là khéo thuyết pháp
+ Giao du hỗn tạp với người đời mà có thể lìa các lầm lỗi đối với tăng chúng
+ Này Di Lặc! Ta chẳng nói: Coi thường phước điền thù thắng là bố thí mà chẳng mong được báo
+ [Chẳng nói] kẻ mong được đền ơn là khéo nhiếp các sự
+ [Chẳng nói] cầu cung kính, lợi dưỡng là chí ưa thanh tịnh.
+ [Chẳng nói] kẻ lắm tính toán xằng bậy là xuất gia
+ Này Di Lặc! Ta chẳng nói kẻ phân biệt ta - người gọi là thích trì giới
+ [Chẳng nói] kẻ không tôn kính mà gọi là nghe pháp
+ Ưa đắm sách vở thế tục, bùa chú, lý luận, cho đó là thọ pháp
+ Này Di Lặc! Ta chẳng nói rằng: Kẻ không có sự hiểu biết thù thắng đối với các tánh Không mà có thể thoát lìa sanh tử
+ [Chẳng nói] kẻ có nhiều chấp trước là lìa các hạnh
+ Này Di Lặc! Ta chẳng nói rằng: Còn trụ vào sở đắc nơi Bồ Đề phần mà gọi là chứng trí
+ Này Di Lặc! Ta không nói rằng: kẻ không có thế lực là thành tựu nhẫn nhục
+ [Chẳng nói kẻ] không bị quyến rũ là mặc giáp nhẫn nhục
+ [Chẳng nói] người ít phiền não gọi là luật nghi thanh tịnh
+ [Chẳng nói] kẻ dùng tà phương tiện là tu hành đúng như lời dạy
+ Này Di Lặc! Ta chẳng nói rằng: Kẻ thích ăn nói là trụ vào nhất tâm
+ [Chẳng nói] kẻ thích lo toan việc đời mà chẳng tổn hoại nơi pháp
+ [Ta chẳng nói] người tâm chí ưa thích thanh tịnh mà đọa trong các đường ác
+ [Chẳng nói] tu tập trí huệ là hạnh ồn náo
+ Này Di Lặc! Ta chẳng nói rằng: Phương tiện tương ứng mà gọi là siểm khúc
+ [Chẳng nói] chẳng cầu lợi dưỡng là vọng ngữ.
+ [Chẳng nói] kẻ không chấp trước là phỉ báng chánh pháp, kẻ hộ trì chánh pháp mà còn tiếc thân mạng
+ Việc làm hèn kém mà chẳng phải là thắng mạn.
Như thế đó, Di Lặc! Vào đời mạt sau, trong năm trăm năm, sẽ có những Bồ Tát độn căn, trí nhỏ, dua vạy, hư dối, giữ lấy hạnh giặc, ông nên gìn giữ.


Nam Mô A Di Đà Phật
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Google [Bot]23 khách