GIÁO PHÁP CỦA PHẬT NHƯ CHIẾC THUYỀN ĐƯA NGƯỜI QUA SÔNG

Có những đoạn kinh luận đọc không hiểu, hiểu mà không thấu đáo, chẳng biết hỏi ai ? Mời đem vào đây để mọi người cùng nhau thảo luận học hỏi...

Điều hành viên: binh

Đồng Nát
Bài viết: 2529
Ngày: 29/06/11 10:05
Giới tính: Nam
Đến từ: TP.Ho Chi Minh

GIÁO PHÁP CỦA PHẬT NHƯ CHIẾC THUYỀN ĐƯA NGƯỜI QUA SÔNG

Bài viết chưa xem gửi bởi Đồng Nát »

Trích Phật Học Phổ Thông - HT. Thích Thiện Hoa
Nguồn: http://www.quangduc.com

10. GIÁO PHÁP CỦA PHẬT CŨNG NHƯ CHIẾC THUYỀN ĐƯA NGƯỜI QUA BỂ KHỒ

Phật dạy: "Nếu các ông còn chấp các tướng, hoặc chấp "tướng chánh pháp" hay chấp "tướng phi chánh pháp" thì cũng đều bị dính mắc nơi bốn tướng: ngã, nhơn, chúng sanh và thọ giả. Bởi thế nên khôngđược chấp "tướng chánh pháp" hay chấp "tướng phhi chánh pháp".

Cũng vì lẽ đó, nên Như Lai thường dạy: "Các thầy Tỳ kheo phải biết: giáo pháp của ta cũng như chiếc đò, đưa người qua sông; các ông không nên trụ chấp nơi giáo pháp.

"Chánh pháp" còn không nên trụ chấp huống chi là "phi pháp".

LƯỢC GIẢI

Đoạn này Phật dùng Trí huệ Bát Nhã, phá trừ cái chấp "chánh pháp" và chấp "phi chánh pháp".

Phật dạy hành giả, không nên chấp một tướng gì cả; dù là "chánh pháp" (hay Phật pháp) cũng không được chấp. Nếu còn trụ chấp, bất luận một tướng gì, thì cũng đếu bị mắc vào bốn tướng: ngã, nhơn, chúng sanh và thọ giả, hay nói gọn hơn là mắc vào tướng ngã, pháp. Nếu còn chấp ngã, pháp thì phiền não vọng chấp đua nhau sanh khởi. Phiền não vọng chấp sanh khởi, thì hành giả không thể hàng phục được vọng tâm và an trụ chơn tâm.

Bởi thế nên Phật dạy:" Giáo pháp của Phật cũng như chiếc đò đưa người qua sông". Khi đến bờ rồi hành giả phải bỏ chiếc đò, mà lên bờ. Trái lại, nếu hành giả cứ khư khư chấp giữ chiếc đò, thì không bao giờ lên bờ được. Người tu hành cũng thế, phải bỏ cái "chấp", mới lên bờ giải thoát được.

Trong kinh Viên giác chép:"Tất cả kinh giáo của Phật, cũng như ngón tay để chỉ mặt trăng. Người xem, phải nương ngón tay mới thấy được mặt trăng. Nhưng nếu chấp ngón tay (chỉ xem ngón tay) thì không bao giờ thấy được mặt trăng".

Tóm lại, Phật dạy:"chánh pháp" (Phật pháp) còn không nên chấp, huống chi là "phi pháp".

***

Ngài Xuyên Thiền sư ngộ được lý vô trước của kinh Bát Nhã, nên làm bài kệ rằng:

Nguyên văn (dịch âm):

Đắc thọ phàn chi mạt túc kỳ

Huiyền nhai tán thủ trượng phu nhi

Thuỷ hàn dạ lãnh ngư nan mích

Lưu đắc không thuyền tải nguyệt qui.

Dịch nghĩa:

Niu nhánh chuyền cây chẳng phải tài

Dốc đứng buông tay mới trượng phu

Gió lạnh đêm khuya câu chẳng có

Thuyền không chỉ chở bóng trăng thanh.

ĐẠI Ý

Câu thứ nhứt, nói về tiệm tu, phải lần hồi, còn chấp trụ nơi danh tướng; cũng như người đi mà níu nhánh vịn cây, thì không có gì hay cả.

Câu thứ hai, nói về đốn tu, không trụ chấp các tướng; cũng như người đi lên dốc ngược, mà không níu vịn đâu hết, mới là bực đại tài.

Câu thứ ba, nói về tâm cảnh đều vắng lặng, cũng như canh khuya thanh vắng, bầu trời yên lặng, mặt nước phẳng lặng như tờ, cá chim cũng đều lặng nghỉ, không hoạt động.

Câu thứ tư, nói về khi các vọng chấp các tướng ngã, pháp đã hết, thì chỉ còn ánh Trí huệ Bát Nhã chơn không; cũng như chiếc thuyền không (không chấp) chỉ chở bóng trăng thanh (Trí huệ Bát Nhã).

GIẢI DANH TỪ

Chấp thủ: nắm giữ

Chánh Pháp: Pháp chơn chánh

Phi Pháp: Pháp không chơn chánh

Vô vi: Pháp không bị tạo tác thi vi, không sanh diệt, tức là chơn như hay Phật tánh.


Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: GIÁO PHÁP CỦA PHẬT NHƯ CHIẾC THUYỀN ĐƯA NGƯỜI QUA SÔNG

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

Trong kinh Viên giác chép:"Tất cả kinh giáo của Phật, cũng như ngón tay để chỉ mặt trăng. Người xem, phải nương ngón tay mới thấy được mặt trăng. Nhưng nếu chấp ngón tay (chỉ xem ngón tay) thì không bao giờ thấy được mặt trăng".
Xin Đạo hữu giải đoạn này lại một lần nửa?

Thí dụ: Có phải khi một Hành-giải học và hiểu được lý của Kinh "Quán Vô Lượng Thọ" rồi. Thì chỉ y Pháp mà thực hành. Còn bao nhiêu pháp khác trong kinh. Nếu không cần thuyết thì cố gắng bỏ. Có phải vậy không. Nếu bỏ luôn cã từ ngữ trong kinh thì tốt hơn không?


hlich
Bài viết: 1217
Ngày: 09/12/08 14:16
Giới tính: Nam

Re: GIÁO PHÁP CỦA PHẬT NHƯ CHIẾC THUYỀN ĐƯA NGƯỜI QUA SÔNG

Bài viết chưa xem gửi bởi hlich »

tangbong

giáo pháp thì hữu vi mặc dù vô lậu

nhất thiết hữu vi pháp như mộng huyễn bào ảnh

ngón tay huyễn thì mặt trăng cũng bất khả đắc vậy?

cafene


Hình đại diện của người dùng
alphatran
Bài viết: 1385
Ngày: 04/05/11 20:42
Giới tính: Nam
Đến từ: Hữu Lậu Tịnh Tu Am

Re: GIÁO PHÁP CỦA PHẬT NHƯ CHIẾC THUYỀN ĐƯA NGƯỜI QUA SÔNG

Bài viết chưa xem gửi bởi alphatran »

Bởi thế nên không được chấp "tướng chánh pháp" hay chấp "tướng phi chánh pháp".
== KHÔNG CHẤP
"Chánh pháp" còn không nên trụ chấp huống chi là "phi pháp"
== CHẤP

Tên thì là Đồng Nát mà post bài nào cũng hay cũng ý nghĩa cả. Nếu mà bác nêu rõ tên Kinh nữa thì tốt lắm bác à.


Pháp môn vô lượng thệ nguyện học - Phiền não vô tận thệ nguyện đoạn - Phật đạo vô thượng thệ nguyện thành - Chúng sanh vô biên thệ nguyện độ
Hình đại diện của người dùng
kimcang
Bài viết: 1894
Ngày: 19/12/07 16:28
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Canada
Được cảm ơn: 1 time

Re: GIÁO PHÁP CỦA PHẬT NHƯ CHIẾC THUYỀN ĐƯA NGƯỜI QUA SÔNG

Bài viết chưa xem gửi bởi kimcang »

Trong Kinh Phật có câu qua sông thì bỏ bè.

Nhưng chúng ta đây có ai qua sông sanh tử luân hồi chưa?



Om Amitabha Hri, Om Mani Padme Hum, Om Vajrapani Hum.
nguynlinhtam
Bài viết: 1141
Ngày: 07/06/10 04:08
Giới tính: Nam

Re: GIÁO PHÁP CỦA PHẬT NHƯ CHIẾC THUYỀN ĐƯA NGƯỜI QUA SÔNG

Bài viết chưa xem gửi bởi nguynlinhtam »

kimcang đã viết:Trong Kinh Phật có câu qua sông thì bỏ bè.

Nhưng chúng ta đây có ai qua sông sanh tử luân hồi chưa?
Đang qua sông ĐH ơi! :D
Ngồi trên bè qua sông thấy có vài người có nhân duyên với mình mà còn ở giữa dòng sắp chết đuối thì chèo thuyền lại giúp người cái rồi qua luôn cho vui!
-----------------------------------------------------
Qua sông tức là nói Kiến Tánh!
Thuyền ý là nói lý luận, phương pháp, làm thế nào để kiến tánh.
Phải tuân theo đây mà thực hành!
Phải tuân theo đây mà thực hành!
Phải tuân theo đây mà thực hành!
Chấp chiếc thuyền là cảnh giới Kiến Tánh thì sai rồi!


Nam Mô A Di Đà Phật
Hình đại diện của người dùng
tinhnghia
Bài viết: 694
Ngày: 18/07/10 22:32
Giới tính: Nam
Đến từ: TP.HCM

Re: GIÁO PHÁP CỦA PHẬT NHƯ CHIẾC THUYỀN ĐƯA NGƯỜI QUA SÔNG

Bài viết chưa xem gửi bởi tinhnghia »

Chưa qua sông thì tu tất cả Pháp, qua sông rồi thì bỏ tất cả Pháp.
- Qua sông của Phật thâm ý rất sâu xa: chính là thành Phật, nhập Đại Niết Bàn mới gọi là diệt độ khi đó mới gọi là bỏ bè.
- Thâu nhiếp tất cả Pháp chỉ cần niệm Nam Mô A Di Đà Phật.


Hình đại diện của người dùng
kimcang
Bài viết: 1894
Ngày: 19/12/07 16:28
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Canada
Được cảm ơn: 1 time

Re: GIÁO PHÁP CỦA PHẬT NHƯ CHIẾC THUYỀN ĐƯA NGƯỜI QUA SÔNG

Bài viết chưa xem gửi bởi kimcang »

Bồ Tát Đẳng Giác vẫn còn chưa dứt Biến Dịch Tử vẫn còn nương Phật Pháp để tu hành.



Om Amitabha Hri, Om Mani Padme Hum, Om Vajrapani Hum.
Đồng Nát
Bài viết: 2529
Ngày: 29/06/11 10:05
Giới tính: Nam
Đến từ: TP.Ho Chi Minh

Re: GIÁO PHÁP CỦA PHẬT NHƯ CHIẾC THUYỀN ĐƯA NGƯỜI QUA SÔNG

Bài viết chưa xem gửi bởi Đồng Nát »

Thien Nhan đã viết:
Trong kinh Viên giác chép:"Tất cả kinh giáo của Phật, cũng như ngón tay để chỉ mặt trăng. Người xem, phải nương ngón tay mới thấy được mặt trăng. Nhưng nếu chấp ngón tay (chỉ xem ngón tay) thì không bao giờ thấy được mặt trăng".
Xin Đạo hữu giải đoạn này lại một lần nửa?

Thí dụ: Có phải khi một Hành-giải học và hiểu được lý của Kinh "Quán Vô Lượng Thọ" rồi. Thì chỉ y Pháp mà thực hành. Còn bao nhiêu pháp khác trong kinh. Nếu không cần thuyết thì cố gắng bỏ. Có phải vậy không. Nếu bỏ luôn cả từ ngữ trong kinh thì tốt hơn không?
"Nếu các ông còn chấp các tướng, hoặc chấp "tướng chánh pháp" hay chấp "tướng phi chánh pháp" thì cũng đều bị dính mắc nơi bốn tướng: ngã, nhơn, chúng sanh và thọ giả..." Bản tính chúng ta hay "chấp thủ" còn chấp thủ thì còn mắc kẹt ngay cái chỗ mà ta chấp thủ "đó đó..." :D

Bạn tin vào phương pháp mình có được, học cách sử dụng và thực hành nhuần nhuyễn phương pháp đó, thực hành ngày qua ngày để kết quả đạt được là tự bạn thấy thân-tâm của bạn chuyển hóa một cách sâu sắc như thế nào (tự bạn biết điều đó, người khác không biết được diễn biến trong thân-tâm bạn), rồi đến một lúc nào đó bạn quên luôn cả phương pháp đó "nói gì" nhưng bạn vẫn biết cách hành động trong mỗi hoàn cảnh (cảnh giới) khác nhau mà vẫn không sai nguyên tắc của phương pháp, cái gì cũng không nằm ngoài lẽ tự nhiện: tiến trình của lẽ tự nhiên là từ chỗ không biết đi đến chỗ biết, thực hành và đánh giá kết quả, sai chỗ nào điều chỉnh chổ đó, biết ít và biết chắc.

Những vấn đề trong quá trình tu học của người tu thời này cũng đâu có khác gì thời Phật còn tại thế, bản chất vấn đề vẫn luôn luôn vậy, vì thế Phật mới có "Ngón tay chỉ trăng" để làm cho hành giả nhận biết đâu là "phương tiện" đâu là "đích đến" và cho đến hôm nay vẫn còn giá trị cho người tu học đó sao?

Con gà con chưa đủ lông đủ cánh thì cần có vỏ trứng để bảo bọc che chở chính nó, cho đến khi nó "tự biết" là đã đến lúc nó không cần sự bao bọc của cái vỏ trứng nữa thì lúc đó nó sẽ tự phá bỏ vỏ trứng mà chui ra... Khi bạn cần Pháp làm phương tiện tu học cho bạn thì hãy cứ giữ lấy cho bạn, cho đến môt lúc tự bạn biết là khi nào sẽ không cần đến phương tiện đó nữa.

Một chân lý, một sự việc mà bạn không thể hiểu được hôm nay cũng không sao, hãy ghi nhớ và giữ nó ở trong lòng bạn, sau đó cho tới một ngày trong cuộc sống, trong lúc thực hành bạn sẽ vỡ lẽ ra "ah! vậy mà lâu nay minh khong nghĩ ra"...khi bạn "vỡ lẽ" ra một điều gì đó thì bạn đã "ngộ" rồi đó! "Ngộ" là bạn đã thấy được bản chất của vấn đề một cách sâu sắc do suốt một quá trính thực hành và chiêm nghiệm, chứ không phải chỉ ngồi đó suy nghĩ suốt ngày mà có được!

Mách nhỏ bạn một mẹo đơn giản mà tôi đã thực hành. Bạn đứng trước bàn thờ Phật hoặc Bồ Tát Quán Thế Âm, thắp nén nhang khấn như vầy "Con cầu xin cho con thọ kinh và thông đạt được các Pháp của các ngài!" Chỉ có sự cầu xin với sự chân thành, khi bạn "khởi tâm" với sự khát khao liễu ngộ chân lý Phật pháp thì sẽ có linh ứng, có cầu có ứng (nhưng phải nhờ là cầu đừơng tu học dễ được chứng, dễ được độ. Còn cầu tài cầu lộc vì do chưa hiểu Phật pháp thì sẽ thấy không linh ứng thì sinh nghi ngờ), cầu cái gì xong rồi phải hành động, bạn khong "hành động tạo tác" thì các ngài không thể dựa vào đâu độ được và cũng đừng quên cứ thong dong mà làm, làm như không làm, tu như không tu, không gượng ép thúc bách...

Trên đây chỉ là một chút chia sẻ với bạn, và cũng không tránh khỏi là những suy nghĩ đó chưa thật rốt ráo nói lên hết bản chất vấn đề bạn gút mắc của bạn. Cảm ơn bạn dành thời gian quan tâm đọc bài.
Sửa lần cuối bởi Đồng Nát vào ngày 05/07/11 22:59 với 2 lần sửa.


Đồng Nát
Bài viết: 2529
Ngày: 29/06/11 10:05
Giới tính: Nam
Đến từ: TP.Ho Chi Minh

Re: GIÁO PHÁP CỦA PHẬT NHƯ CHIẾC THUYỀN ĐƯA NGƯỜI QUA SÔNG

Bài viết chưa xem gửi bởi Đồng Nát »

alphatran đã viết:
Bởi thế nên không được chấp "tướng chánh pháp" hay chấp "tướng phi chánh pháp".
== KHÔNG CHẤP
"Chánh pháp" còn không nên trụ chấp huống chi là "phi pháp"
== CHẤP

Tên thì là Đồng Nát mà post bài nào cũng hay cũng ý nghĩa cả. Nếu mà bác nêu rõ tên Kinh nữa thì tốt lắm bác à.
Trích trong kinh Kim Cang đó bạn ạ, có ghi rõ ở đầu bài "Trích Phật Học Phổ Thông - HT. Thích Thiện Hoa
Nguồn: http://www.quangduc.com" mà bạn lười tìm kiếm, chỉ cần trích một câu, một đoạn trong nội dung đưa vào Google search thì dẫn bạn đến ngay.

Trước giờ mình đâu có học kinh Kim Cang, đêm qua mở cuốn sách Phật Học Phổ thông ra thì trúng ngay cái trang có nội dung bài Kinh post ở trên, nên đưa lên để mọi người tiện tham khảo. Bộ sách 3 cuốn Phật Học Phổ Thông - HT. Thích Thiện Hoa giải thích dễ hiểu một cách có hệ thống và căn bản, thắc mắc gì trong quá trình tu học thì tra trong mục lục tìm phần mình đang thắc mắc quan tâm để tra cứu.


Đồng Nát
Bài viết: 2529
Ngày: 29/06/11 10:05
Giới tính: Nam
Đến từ: TP.Ho Chi Minh

Re: GIÁO PHÁP CỦA PHẬT NHƯ CHIẾC THUYỀN ĐƯA NGƯỜI QUA SÔNG

Bài viết chưa xem gửi bởi Đồng Nát »

kimcang đã viết:Bồ Tát Đẳng Giác vẫn còn chưa dứt Biến Dịch Tử vẫn còn nương Phật Pháp để tu hành.
ĐH ơi, tôi dẫn kinh ra đang để ai cần tìm kiếm hay thắc mắc thì thuận tiện để tham khảo nghiên cứu tu học, Tôi không có đủ năng lực mà luận bàn phân tích câu chữ kinh điển đâu, với lại sợ lăn hụp mãi trong biển ngôn từ. Mà mình thường quan sát thấy là khi luận kinh đển thì không có ai sai cả, chỉ có là người hiểu lý thì nói theo lý-tánh, còn ai hiểu theo sự-tướng thì nói theo sự-tướng...vì chưa thấy được tính bao quát của vấn đề, khi nào nắm bắt được "lý Bát Nhã" thì sẽ nhìn sự việc một cách bao quát rộng lớn hơn... Lý-Tánh thì không biến đổi, còn sự-tướng thì biến đổi liên tục...

câu chuyện sau cũng giải thích dược phần nào về chuyện "ai đúng ai sai mỗi khi tranh luận về vấn đề gì", nói chẳng ai sai cả thì thì thành ra "thịt ba rọi", nhưng sự thật là vậy mà:

CON VOI VÀ BỐN NGƯỜI MÙ

Bốn người mù đi dò dẫm trên đường. Từ phía trước, một con voi đang tiến lại.

- Kìa hãy tránh cho voi đi! Khách qua đường thét bốn anh mù.

Bị tính tò mò kích thích, họ hỏi :

- Thế con voi nó như thế nào? Cho chúng tôi xem với?

Khách qua đường bèn xin ông quản tượng dừng voi lại. Ông quản tượng đồng ý dừng voi lại và bốn người mù lần đến sờ voi. Người thứ nhất sờ được cái vòi, người thứ hai sờ cái chân, người thứ ba sờ cái bụng và người thứ tư túm được cái đuôi. Sờ xong ông quản tượng liền đánh voi đi. Khách qua đường hỏi bốn người mù:

- Thế nào? Bây giờ các anh đã biết được hình dáng con voi rồi chứ?

- Vâng, bây giờ thì chúng tôi biết rồi.

- Thế nó ra làm sao?

Người mù sờ được vòi nói:

- Nó giống như như con rắn to cuộn tròn lại.

Người mù sờ cái chân nói:

- Không phải, anh nhầm rồi. Nó giống như cái cột nhà chứ!

Người mù sờ cái bụng nói:

- Hai anh nhầm. Con voi giống như thùng chứa nước.

Người mù sờ đuôi nói:

- Các anh điều nói sai bét. Nó giống sợi dây tam cố dùng để buộc thuyền.

Thế là bốn người mù đều bị nhầm lại ba hoa với nhau.

Tuy vậy mỗi người trong bọn họ đã nói được một phần sự thực: ai biết ngần nào thì nói ngần ấy.

------------

có Bạn nào học mỹ thuật hay kiến trúc thì khi thực hành vẽ tượng mẫu, cũng một pho tượng đó nhưng người vẽ ngồi chính diện thì thấy phần chính diện của pho tượng, người ngồi bên trái thì chỉ nhìn thấy và vẽ lại phần bên trái của pho tượng, người ngồi bên phải chỉ thấy và vẽ được phần bên phải của pho tượng mẫu, vậy người này không thể thấy sau khi mỗi bức vẽ khác nhau mà nói rằng ngươi kia vẽ sai...sai thế nào được, rành rành họ thấy sao vẽ vậy mà??? Cái đó gọi là "phiến diện".

Nam Mô Đại Từ Đại Bi Quảng Đại Linh cảm Quán Thế Âm Bồ Tát.
Đệ tử cầu xin chư Phật và chư Bồ Tát vì lòng đại bi độ đệ tử và tất cả Đạo hữu thọ đâu đủ các giáo Pháp, trí huệ như biển, thông đạt kinh điển để tự độ và độ tha.
Sửa lần cuối bởi Đồng Nát vào ngày 06/07/11 23:40 với 1 lần sửa.


BATKHONG1985
Bài viết: 1620
Ngày: 03/07/11 06:10
Giới tính: Nam
Đến từ: CHỖ TẤT CẢ MỌI NGƯỜI ĐẾN

Re: GIÁO PHÁP CỦA PHẬT NHƯ CHIẾC THUYỀN ĐƯA NGƯỜI QUA SÔNG

Bài viết chưa xem gửi bởi BATKHONG1985 »

Đồng Nát đã viết:
kimcang đã viết:Bồ Tát Đẳng Giác vẫn còn chưa dứt Biến Dịch Tử vẫn còn nương Phật Pháp để tu hành.
ĐH ơi, tôi dẫn kinh ra đang để ai cần tìm kiếm hay thắc mắc thì thuận tiện để tham khảo nghiên cứu tu học, Tôi không có đủ năng lực mà luận bàn phân tích câu chữ kinh điển đâu, với lại sợ lăn hụp mãi trong biển ngôn từ. Mà mình thường quan sát thấy là khi luận kinh đển thì không có ai sai cả, chỉ có là người hiểu lý thì nói theo lý-tánh, còn ai hiểu theo sự-tướng thì ngưới hiểu sự-tướng...vì chưa thấy được tính bao quát của vấn đề, khi nào nắm bắt được "lý Bát Nhã" thì sẽ nhìn sự việc một cách bao quát rộng lớn hơn... Lý-Tánh thì không biến đổi, còn sự-tướng thì biến đổi liên tục...
Người Lý - Sự viên dung thì DH thấy thế nào?


Tái sanh là do VÔ MINH=không rõ bản chất của sắc, thọ, tưởng, hành, thức
Sang - hèn, đẹp - xấu, khổ - vui, ... là do THÂN, KHẨU, Ý đã tạo
Khéo tạo hưởng niềm vui, có ác sẽ nhận ác, tất thảy do nơi mình
Người trí cầu triệt Vô Minh, thanh tịnh THÂN, KHẨU, Ý, được an lành giải thoát
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.28 khách