SỰ HIỂU VỀ TÁNH KHÔNG TRONG BÁT NHÃ TÂM KINH

Có những đoạn kinh luận đọc không hiểu, hiểu mà không thấu đáo, chẳng biết hỏi ai ? Mời đem vào đây để mọi người cùng nhau thảo luận học hỏi...

Điều hành viên: binh

Đồng Nát
Bài viết: 2529
Ngày: 29/06/11 10:05
Giới tính: Nam
Đến từ: TP.Ho Chi Minh

SỰ HIỂU VỀ TÁNH KHÔNG TRONG BÁT NHÃ TÂM KINH

Bài viết chưa xem gửi bởi Đồng Nát »

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật!
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Linh Cảm Quán Thế Âm Bồ Tát!

Đệ tử vì hữu duyên nên cảm thấy thích đọc và nghiên cứu kinh Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh và Kinh Đại Bát Nhã, mặt dù chỉ là người sơ cơ trên bước đường tu học.

Cầu thỉnh chư Tôn Đức chỉ giáo hoặc các thiện hữu chia sẻ thêm sự hiểu biết để được thấu đáo viên mãn, đệ tử biết rằng là có các bậc chư Tôn Đức đã giảng giải trọn vẹn về Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh nhưng chuyên sâu bằng thuật ngữ Phật Pháp nên người tu học sơ cơ chưa liễu nghĩa và nhất là các từ Hán việt đối với các Phật tử không chuyên tu thì không thể nắm bắt được một cách dễ dàng.

Đệ tử thiển nghĩ, cũng như nhiều nhiều Phật tử sơ cơ khác chưa có thể thâm sâu được trong thiền định nên không thể nào soi thấy biết được “ngũ uẩn giai không”, chúng ta chỉ nghe từ sự giảng giải của chu Tôn Đức Pháp Sư. Vì vậy đó không phải là một trải nghiệm thực tế, tức là chỉ “nghe” chứ chưa “nếm” cho nên nghe rồi nói theo vậy chứ không có hiểu được một cách sâu sắc tận cùng.

Nay đệ tử xin mạo muội nói ra theo sự hiểu về Tánh Không trong Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh.

Xin trích dẫn một đoạn:

XÁ LỢI TỬ! SẮC BẤT DỊ KHÔNG, KHÔNG BẤT DỊ SẮC, SẮC TỨC THỊ KHÔNG, KHÔNG TỨC DỊ SẮC.
Nầy Xá Lợi Tử! Sắc chẳng khác không, không chẳng khác sắc, sắc tức là không, không tức là sắc.


Vậy Sắc là gì? - Cái gì có hình tướng thì được gọi là sắc, cảnh vật cũng là sắc. "Sắc uẩn"

Tánh Không trong Bát Nhã Ba La Mật Đa là Không Thường Trụ, vì không thường trụ cho nên “không nắm bắt được”, Tánh không này cũng hiểu là bất định,
“Lý Bát Nhã” là lý của trời đất vũ trụ, là quy luật của vũ trụ. Cho nên vạn vật trong vũ trụ thì phải chịu sự chi phối của Tánh không.

Tánh không này mang tính “tương đối” nghĩa là trong “cái không” đã chứa sẵn “cái có”,

Vậy “Sắc chẳng khác không, không chẳng khác sắc, sắc tức là không, không tức là sắc” đó có phải là tuy hai mà là một? - bất nhị?

Như vậy ta có thể hiểu Bát Nhã Ba La Mật Đa nói lên “Tự Tánh” là không tự sinh ra cũng không tự mất đi, chỉ chuyển từ dạng này sang dạng khác."? Cho nên Kinh mới nói là “Ngũ Uẩn giai không”, nghĩa là năm căn không thường trụ, luôn luôn biến đổi, vậy nên Ngũ uẩn có mà cũng như không là vậy.

Thọ, Tưởng, Hành, Thức cũng như vậy luôn, luôn luôn biến đổi.


Vậy bạn có thể nói cho tôi biết cái mà người ta hay gọi là “không gian” trước mặt bạn đó, bạn đưa tay ra nhưng chẳng nắm bắt được gì…nó có thực sự là “không” hay là “có”?

Mạo muội đem vấn đề này ra luận bàn, kính mong nhận được chỉ dạy .
Sửa lần cuối bởi Đồng Nát vào ngày 08/07/11 06:47 với 1 lần sửa.


Huệ Hiền
Bài viết: 1447
Ngày: 31/05/10 18:35
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Kiên Giang - Việt Nam

Re: SỰ HIỂU VỀ TÁNH KHÔNG TRONG BÁT NHÃ TÂM KINH

Bài viết chưa xem gửi bởi Huệ Hiền »

Mình biết mà thực sự không phải biết mới thật là biết! :))


Cổ thi Phật Tổ để một phong
Dạy khuyên tu miệng lẫn tu lòng
Người đời tu miệng, lòng không sửa
Bần Tăng lòng sửa, miệng thì không.


- Tế Điên Hòa Thượng -
Hình đại diện của người dùng
alphatran
Bài viết: 1385
Ngày: 04/05/11 20:42
Giới tính: Nam
Đến từ: Hữu Lậu Tịnh Tu Am

Re: SỰ HIỂU VỀ TÁNH KHÔNG TRONG BÁT NHÃ TÂM KINH

Bài viết chưa xem gửi bởi alphatran »

Đồng Nát đã viết:Đệ tử vì hữu duyên nên cảm thấy thích đọc và nghiên cứu kinh Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh và Kinh Đại Bát Nhã, mặt dù chỉ là người sơ cơ trên bước đường tu học.
Huynh Đồng Nát à,

Đệ có ngu ý này, nếu mà sai có gì mong huynh chỉ dạy thêm cho.

Cái Kinh này hay phải biết, khỏi phải nói. Có điều Kinh này dù ngắn gọn nhưng khá lắc léo trong văn tự và phức tạp trong ý nghĩa. Đệ cũng nghe Như Huyễn Thiền Sư giảng Kinh này trước đây, thấy hay và thích thú vô cùng, nhất là cái lý nhập thế của Kinh.

Tuy nhiên cái chữ KHÔNG đó đó, chỉ cần sai một mảy may là xuống dưới. Ngay cả Như Huyễn Thiền Sư còn cảnh báo nghe là phải quán chiếu kỹ, và Thầy còn nói cái Kinh này mà nói không khéo là bị lỗ.

Bởi vậy đệ thì chỉ giới thiệu Kinh hoặc giới thiệu bài giảng cho người khác thôi, nếu có lòng giúp người mà giải thích thì chỉ dám giải thích mấy cuốn kinh nho nhỏ của bậc Nhơn Thừa.


Pháp môn vô lượng thệ nguyện học - Phiền não vô tận thệ nguyện đoạn - Phật đạo vô thượng thệ nguyện thành - Chúng sanh vô biên thệ nguyện độ
hlich
Bài viết: 1217
Ngày: 09/12/08 14:16
Giới tính: Nam

Re: SỰ HIỂU VỀ TÁNH KHÔNG TRONG BÁT NHÃ TÂM KINH

Bài viết chưa xem gửi bởi hlich »

tangbong
Tánh không này mang tính “tương đối” nghĩa là trong “cái không” đã chứa sẵn “cái có”,
mình thì hiểu tánh không tuyệt đối vì nó không luôn chính nó, cho nên không thể xác định là "chứa" các pháp; chỉ nói là do tánh không mà các pháp có thể thành
Cho nên vạn vật trong vũ trụ thì phải chịu sự chi phối của Tánh không.
tánh không cũng chẳng chi phối cái gì vì bất động
sắc tức là không, không tức là sắc” đó có phải là tuy hai mà là một không - bất nhị?
bất đồng bất dị, không xác định được vì không tướng
bạn đưa tay ra nhưng chẳng nắm bắt được gì…nó có thực sự là “không” hay là “có”?
thực sự là không vì nếu nó "có" thì thế gian không thể thành; tánh không của nó thì phải là có, phải không ạ? lộn xộn vì khái niệm là vậy đó

chỉ là chia sẻ một sự hiểu khác

cafene


Đồng Nát
Bài viết: 2529
Ngày: 29/06/11 10:05
Giới tính: Nam
Đến từ: TP.Ho Chi Minh

Re: SỰ HIỂU VỀ TÁNH KHÔNG TRONG BÁT NHÃ TÂM KINH

Bài viết chưa xem gửi bởi Đồng Nát »

Lâm Nghĩa đã viết:Mình biết mà thực sự không phải biết mới thật là biết! :))
Điều mà Đạo hữu nói trên cao sieu quá, nghĩ khong ra ý Đạo hữu nói gì. :D , có thể nói rõ hơn được không?


Đồng Nát
Bài viết: 2529
Ngày: 29/06/11 10:05
Giới tính: Nam
Đến từ: TP.Ho Chi Minh

Re: SỰ HIỂU VỀ TÁNH KHÔNG TRONG BÁT NHÃ TÂM KINH

Bài viết chưa xem gửi bởi Đồng Nát »

alphatran đã viết:
Đồng Nát đã viết:Đệ tử vì hữu duyên nên cảm thấy thích đọc và nghiên cứu kinh Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh và Kinh Đại Bát Nhã, mặt dù chỉ là người sơ cơ trên bước đường tu học.
Huynh Đồng Nát à,

Đệ có ngu ý này, nếu mà sai có gì mong huynh chỉ dạy thêm cho.

Cái Kinh này hay phải biết, khỏi phải nói. Có điều Kinh này dù ngắn gọn nhưng khá lắc léo trong văn tự và phức tạp trong ý nghĩa. Đệ cũng nghe Như Huyễn Thiền Sư giảng Kinh này trước đây, thấy hay và thích thú vô cùng, nhất là cái lý nhập thế của Kinh.

Tuy nhiên cái chữ KHÔNG đó đó, chỉ cần sai một mảy may là xuống dưới. Ngay cả Như Huyễn Thiền Sư còn cảnh báo nghe là phải quán chiếu kỹ, và Thầy còn nói cái Kinh này mà nói không khéo là bị lỗ.

Bởi vậy đệ thì chỉ giới thiệu Kinh hoặc giới thiệu bài giảng cho người khác thôi, nếu có lòng giúp người mà giải thích thì chỉ dám giải thích mấy cuốn kinh nho nhỏ của bậc Nhơn Thừa.
Cảm ơn đệ góp ý, Đồng Nát cũng suy nghĩ đắn đo nhiều trước khi đưa bài lên.
Tuy nhiên cái chữ KHÔNG đó đó, chỉ cần sai một mảy may là xuống dưới. Ngay cả Như Huyễn Thiền Sư còn cảnh báo nghe là phải quán chiếu kỹ, và Thầy còn nói cái Kinh này mà nói không khéo là bị lỗ. Đồng nát không biết Thầy sợ lỗ cái gì??? Chắc là Thầy ở vị trí là người thuyết giảng cho nên trọng trách rất lớn, nếu Thầy diễn giải không chính xác ý kinh thì tức là thấy gieo "chủng tử lệch lạc" cho Phật tử nên Thầy thận trọng và sợ "lỗ" (mà chưa biết lỗ cái gì? :D ).

Còn Đồng Nát chỉ đem ra thử trao đổi để tăng hiểu biết thì có gì phải lo? Vì cầu Đạo-cầu Pháp tu học nếu vấp váp thì mắc nghiệp sao? Cho nên Đồng Nát không lo về vấn đề. :D

Đồng nát học về Bát Nhã Tâm Kinh tuy chưa được lâu - chỉ mới mấy năm nhưng hữu duyên, vì nhờ sự gia hộ của Ngài Quán Thế Âm trong việc học Kinh Bát Nhã mà Đồng Nát mới chuyển hóa được mê chấp trước đây, về sau đọc các kinh khác hay tụng niệm thấy tiếp nhận dễ dàng hơn trước khi học chua học Kinh Bát Nhã.

Không vọng ngữ, không ngã mạn cứ nói lời chân thật, còn hơn cứ giữ khư khư trong lòng rồi nhưng suốt đời lầm mê. :)

Cảm ơn đệ lần nữa.
Sửa lần cuối bởi Đồng Nát vào ngày 09/07/11 02:07 với 1 lần sửa.


Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: SỰ HIỂU VỀ TÁNH KHÔNG TRONG BÁT NHÃ TÂM KINH

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Ông bạn Đồng nát này nói chuyện nghe giống Vấn đạo đi hỏi đạo quá.
Có điều các khái niệm của ông về tánh không, theo tôi là trật lất rồi.
ông bạn nói
Tánh không này mang tính “tương đối” nghĩa là trong “cái không” đã chứa sẵn “cái có”
tức là ông vẫn còn chấp có và không.
mà còn chấp tức là chưa đúng.
Nên biết "Tánh không" ngoài có và không, nó chẳng phải hư không, vì hư không cũng là một pháp.
Các tổ gọi nó là "Chơn không vô sở hữu"
Gọi là chơn không vì nó thực sự không, không phải hư không, cũng không phải có - không.
Gọi nó vô sở hữu, vì trong nó hoàn toàn không có một cái gì cả. "Nếu có một pháp, chẳng thành pháp thân"
Nó là thể của tâm, trống không, lặng lẽ, bất động. (trống không thì lấy cái gì mà động)
Nhưng nó có tánh biết. (vì vậy người ta gọi nó là tánh không).
Chí do tánh biết của nó , mà nó nhận biết mọi sự vật. Hết thảy đều hiện trong tâm thể của nó.
Nếu tâm thể không trống không thì làm sao mọi sự vật hiện lên được.
Biến đổi là mọi sự vật, nhưng cái tâm không đó thì không đổi (vì nó trống không mà).
Mọi sự vật có sanh, có diệt, nhưng tâm không thì nằm ngoài sanh diệt.
Sanh diệt là do tánh nhận biết thấy các sự vật có biến đổi chứ thể của tánh (tức tâm) thì không hề biến đổi.
Giống như khi ta xem tivi, mọi sự vật, người, vật hoát động, biến đổi, nhưng cái màn hình thì không biến đổi.
Ở đây cũng thế, chỉ khác là nó 3 chiều, và có tác động đến lục thức, còn trên Tivi thì chi có 2 chiều và chỉ tác động đến nhãn thức mà thôi.

Các đạo hữu hãy nhìn thẳng vào tâm mình. Nếu thấy biến đổi tức là vọng tưởng, là dụng của tánh. Hãy bỏ qua hết, đừng chạy theo nó. khi nào thấy tâm mình trong suốt, không một chút gợn động là đã gần đến chỗ hiện của tâm thể rồi.
Tai sao tôi nói là gần đến,
Là vì trong cái thấy đó còn chút chấp ngã, , có chút chờ đợi "Ta sẽ thấy".


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Huệ Hiền
Bài viết: 1447
Ngày: 31/05/10 18:35
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Kiên Giang - Việt Nam

Re: SỰ HIỂU VỀ TÁNH KHÔNG TRONG BÁT NHÃ TÂM KINH

Bài viết chưa xem gửi bởi Huệ Hiền »

Không nhưng thực sự không phải không mới gọi là không!
Thấy 32 tướng tốt của Như Lai mà không phải 32 tướng tốt của Như Lai mới thật là thấy Như Lai!
Càng nói sao càng rối, thà không nói thì sẽ không rối. Nhưng thấy rối mà thật không phải rối thì............ ./..,., :-?


Cổ thi Phật Tổ để một phong
Dạy khuyên tu miệng lẫn tu lòng
Người đời tu miệng, lòng không sửa
Bần Tăng lòng sửa, miệng thì không.


- Tế Điên Hòa Thượng -
Đồng Nát
Bài viết: 2529
Ngày: 29/06/11 10:05
Giới tính: Nam
Đến từ: TP.Ho Chi Minh

Re: SỰ HIỂU VỀ TÁNH KHÔNG TRONG BÁT NHÃ TÂM KINH

Bài viết chưa xem gửi bởi Đồng Nát »

binh đã viết:Ông bạn Đồng nát này nói chuyện nghe giống Vấn đạo đi hỏi đạo quá.
Có điều các khái niệm của ông về tánh không, theo tôi là trật lất rồi.
ông bạn nói
Tánh không này mang tính “tương đối” nghĩa là trong “cái không” đã chứa sẵn “cái có”
tức là ông vẫn còn chấp có và không.
mà còn chấp tức là chưa đúng.
Nên biết "Tánh không" ngoài có và không, nó chẳng phải hư không, vì hư không cũng là một pháp.
Các tổ gọi nó là "Chơn không vô sở hữu"
Gọi là chơn không vì nó thực sự không, không phải hư không, cũng không phải có - không.
Gọi nó vô sở hữu, vì trong nó hoàn toàn không có một cái gì cả. "Nếu có một pháp, chẳng thành pháp thân"
Nó là thể của tâm, trống không, lặng lẽ, bất động. (trống không thì lấy cái gì mà động)
Nhưng nó có tánh biết. (vì vậy người ta gọi nó là tánh không).
Chí do tánh biết của nó , mà nó nhận biết mọi sự vật. Hết thảy đều hiện trong tâm thể của nó.
Nếu tâm thể không trống không thì làm sao mọi sự vật hiện lên được.
Biến đổi là mọi sự vật, nhưng cái tâm không đó thì không đổi (vì nó trống không mà).
Mọi sự vật có sanh, có diệt, nhưng tâm không thì nằm ngoài sanh diệt.
Sanh diệt là do tánh nhận biết thấy các sự vật có biến đổi chứ thể của tánh (tức tâm) thì không hề biến đổi.
Giống như khi ta xem tivi, mọi sự vật, người, vật hoát động, biến đổi, nhưng cái màn hình thì không biến đổi.
Ở đây cũng thế, chỉ khác là nó 3 chiều, và có tác động đến lục thức, còn trên Tivi thì chi có 2 chiều và chỉ tác động đến nhãn thức mà thôi.

Các đạo hữu hãy nhìn thẳng vào tâm mình. Nếu thấy biến đổi tức là vọng tưởng, là dụng của tánh. Hãy bỏ qua hết, đừng chạy theo nó. khi nào thấy tâm mình trong suốt, không một chút gợn động là đã gần đến chỗ hiện của tâm thể rồi.
Tai sao tôi nói là gần đến,
Là vì trong cái thấy đó còn chút chấp ngã, , có chút chờ đợi "Ta sẽ thấy".
Ái da, thiệt là uyên thâm...thấy chưa! thấy chưa! :D không hỏi thì sao biết nhờ hỏi mới biết...nhưng mà Đạo hữu Binh nói dùm cho biết luôn:" Vậy bạn có thể nói cho tôi biết cái mà người ta hay gọi là “không gian” trước mặt bạn đó, bạn đưa tay ra nhưng chẳng nắm bắt được gì…nó có thực sự là “không” hay là “có”?"
Chân thành cảm ơn.


Đồng Nát
Bài viết: 2529
Ngày: 29/06/11 10:05
Giới tính: Nam
Đến từ: TP.Ho Chi Minh

Re: SỰ HIỂU VỀ TÁNH KHÔNG TRONG BÁT NHÃ TÂM KINH

Bài viết chưa xem gửi bởi Đồng Nát »

Lâm Nghĩa đã viết:Không nhưng thực sự không phải không mới gọi là không!
Thấy 32 tướng tốt của Như Lai mà không phải 32 tướng tốt của Như Lai mới thật là thấy Như Lai!
Không phải không có lý nhưng Đồng Nát mà vẫn không hiểu!!! Không phải 32 tướng của Như Lai thì là của ai??? Mà 32 tướng đó không phải của Như Lai thì sao lại là ...thật thấy Như Lai!!! :-/
Lâm Nghĩa đã viết:Càng nói sao càng rối, thà không nói thì sẽ không rối. Nhưng thấy rối mà thật không phải rối thì............ ./..,., :-?
Đồng Nát cũng rối theo Đạo hữu luôn! :D


Huệ Hiền
Bài viết: 1447
Ngày: 31/05/10 18:35
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Kiên Giang - Việt Nam

Re: SỰ HIỂU VỀ TÁNH KHÔNG TRONG BÁT NHÃ TÂM KINH

Bài viết chưa xem gửi bởi Huệ Hiền »

Đồng Nát đã viết:
Lâm Nghĩa đã viết:Không nhưng thực sự không phải không mới gọi là không!
Thấy 32 tướng tốt của Như Lai mà không phải 32 tướng tốt của Như Lai mới thật là thấy Như Lai!
Không phải không có lý nhưng Đồng Nát mà vẫn không hiểu!!! Không phải 32 tướng của Như Lai thì là của ai??? Mà 32 tướng đó không phải của Như Lai thì sao lại là ...thật thấy Như Lai!!! :-/
Lâm Nghĩa đã viết:Càng nói sao càng rối, thà không nói thì sẽ không rối. Nhưng thấy rối mà thật không phải rối thì............ ./..,., :-?
Đồng Nát cũng rối theo Đạo hữu luôn! :D
Như Lai có đắc pháp chăng ?


Cổ thi Phật Tổ để một phong
Dạy khuyên tu miệng lẫn tu lòng
Người đời tu miệng, lòng không sửa
Bần Tăng lòng sửa, miệng thì không.


- Tế Điên Hòa Thượng -
BATKHONG1985
Bài viết: 1620
Ngày: 03/07/11 06:10
Giới tính: Nam
Đến từ: CHỖ TẤT CẢ MỌI NGƯỜI ĐẾN

Re: SỰ HIỂU VỀ TÁNH KHÔNG TRONG BÁT NHÃ TÂM KINH

Bài viết chưa xem gửi bởi BATKHONG1985 »

bạn có thể nói cho tôi biết cái mà người ta hay gọi là “không gian” trước mặt bạn đó, bạn đưa tay ra nhưng chẳng nắm bắt được gì…nó có thực sự là “không” hay là “có”?"
Thực sự: không có thật.


Tái sanh là do VÔ MINH=không rõ bản chất của sắc, thọ, tưởng, hành, thức
Sang - hèn, đẹp - xấu, khổ - vui, ... là do THÂN, KHẨU, Ý đã tạo
Khéo tạo hưởng niềm vui, có ác sẽ nhận ác, tất thảy do nơi mình
Người trí cầu triệt Vô Minh, thanh tịnh THÂN, KHẨU, Ý, được an lành giải thoát
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.32 khách