PHẨM THIỀN ĐỊNH

Có những đoạn kinh luận đọc không hiểu, hiểu mà không thấu đáo, chẳng biết hỏi ai ? Mời đem vào đây để mọi người cùng nhau thảo luận học hỏi...

Điều hành viên: binh

Đồng Nát
Bài viết: 2529
Ngày: 29/06/11 10:05
Giới tính: Nam
Đến từ: TP.Ho Chi Minh

PHẨM THIỀN ĐỊNH

Bài viết chưa xem gửi bởi Đồng Nát »

Kinh Tăng Chi Bộ
HT. Thích Minh Châu dịch

--------------------------------------------------------------------------------
1
CHƯƠNG MỘT
MỘT PHÁP


--------------------------------------------------------------------------------

XX. PHẨM THIỀN ĐỊNH

1-192. THẬT SỰ LÀ VẬY


1.- Thật sự cái này là một trong những điều lợi, này các Tỷ-kheo, tức là sống trong rừng … sống kth … mang y phấn tảo … chỉ mang ba y thuyết pháp … trì luật … biết nhiều về sự thật … đã lâu ngày là vị trưởng lão … có oai nghi nghiêm chỉnh … có được hội chúng quy tụ … có đại hội chúng đoanh vây, con gia đình tốt đẹp … diện mạo đoan chánh … ngôn ngữ hòa nhã … thiểu dục … không có bệnh hoạn.

2-9. Nếu chỉ trong thời gian búng ngón tay, này các Tỷ-kheo, vị Tỷ-kheo tu tập Thiền thứ nhất, vị này, này các Tỷ-kheo, được gọi là một Tỷ-kheo trú Thiền không phải uống phí, đã làm theo lời dạy vị Đạo sư, là vị chịu nghe lời giáo giới, ăn đồ ăn quốc độ không phải vô ích, còn nói gì vị ấy làm cho sung mãn Thiền ấy.

Nếu chỉ trong thời gian búng ngón tay, này các Tỷ-kheo, vị Tỷ-kheo tu tập Thiền thứ hai, … Thiền thứ ba, … Thiền thứ tư … tu tập Từ tâm giải thoát … tu tập Bi tâm giải thoát … tu tập Hỷ tâm giải thoát … tu tập Xả tâm giải thoát …

10-13. Nếu vị ấy trú quán thân trên thân, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, nhiếp phục tham ưu ở đời … quán thọ trên các cảm quán thọ … quán tâm trên tâm, quán pháp trên các pháp, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, nhiếp phục tham ưu ở đời …

14-17. … Đối với các ác, bất thiện pháp chưa sanh, khởi lên ý muốn không cho sanh khởi, tinh cần, tinh tấn, quyết tâm, cố gắng … Đối với các ác, bất thiện đã sanh, khởi lên ý muốn đoạn tận, tinh cần, tinh tấn, quyết tâm, cố gắng … Đối với các pháp thiện chưa sanh, khởi lên ý muốn làm cho sanh khởi, tinh cần, tinh tấn, quyết tâm, cố gắng … Đối với các pháp thiện đã sanh, khởi lên ý muốn làm an trú, không cho vong thất, làm cho tăng trưởng, làm cho quảng đại, tu tập, làm cho viên mãn, tinh cần, tinh tấn, quyết tâm, cố gắng …

18-21. Tu tập như ý túc câu hữu với Dục định tinh cần hành … câu hữu với tinh tấn định tinh cần hành … câu hữu với Tâm định tinh cần hành … câu hữu với Tư duy định tinh cần hành …

22-31. Tu tập Tín căn … tu tập Tấn căn … tu tập Niệm căn … tu tập Định căn … tu tập Tuệ căn … Tu tập Tín lực … tu tập Tấn lực … tu tập Niệm lực … tu tập Định lực … tu tập Tuệ lực …

32-38. Tu tập Niệm giác chi … tu tập Trạch pháp giác chi … tu tập Tinh tấn giác chi … tu tập Hỷ giác chi … tu tập Khinh an giác chi … tu tập Định giác chi … tu tập Xả giác chi …

39-46. Tu tập Chánh tri kiến … tu tập Chánh tư duy … tu tập Chánh ngữ … tu tập Chánh nghiệp … tu tập Chánh mạng … tu tập Chánh tinh tấn … tu tập Chánh niệm … tu tập Chánh định …

47-54. Quán tưởng nội sắc, thấy các loại ngoại sắc có hạn lượng, đẹp, xấu, vị ấy nhận thức rằng : "Sau khi nhiếp thắng chúng, ta biết, ta thấy …"

Quán tưởng nội sắc, thấy các loại ngoại sắc vô lượng, đẹp, xấu, vị ấy nhận thức rằng : "Sau khi nhiếp thắng chúng, ta biết, ta thấy …"

Quán tưởng vô sắc ở nội tâm, thấy các loại ngoại sắc có hạn lượng, đẹp, xấu, vị ấy nhận thức rằng : "Sau khi nhiếp thắng chúng, ta biết, ta thấy …"

Quán tưởng vô sắc ở nội tâm, thấy các loại ngoại sắc vô lượng, đẹp, xấu, vị ấy nhận thức rằng : "Sau khi nhiếp thắng chúng, ta biết, ta thấy …"

Quán tưởng vô sắc ở nội tâm, thấy các loại loại ngoại sắc màu xanh, tướng sắc xanh, hình sắc xanh, ánh sáng xanh. Vị ấy nhận thức rằng : "Sau khi nhiếp thắng chúng, ta biết, ta thấy …"

Quán tưởng vô sắc ở nội tâm, thấy các loại loại ngoại sắc màu vàng, tướng sắc vàng, hình sắc vàng, ánh sáng vàng. Vị ấy nhận thức rằng : "Sau khi nhiếp thắng chúng, ta biết, ta thấy …"

Quán tưởng vô sắc ở nội tâm, thấy các loại loại ngoại sắc màu đỏ, tướng sắc đỏ, hình sắc đỏ, ánh sáng đỏ. Vị ấy nhận thức rằng : "Sau khi nhiếp thắng chúng, ta biết, ta thấy …"

Quán tưởng vô sắc ở nội tâm, thấy các loại loại ngoại sắc màu trắng, tướng sắc trắng, hình sắc trắng, ánh sáng trắng. Vị ấy nhận thức rằng : "Sau khi nhiếp thắng chúng, ta biết, ta thấy …"

55-62. Tự mình có thấy sắc, thấy các sắc. Quán tưởng nội sắc là vô sắc, thấy ngoại sắc … quán tưởng sắc là tịnh, chú tâm trên suy tưởng ấy … Vượt khỏi hoàn toàn sắc tưởng, diệt trừ các tưởng hữu đối, không suy tư đến các tưởng khác biệt, với suy tư : "Hư không là vô biên", chứng và trú Không vô biên xứ … vượt khỏi hoàn toàn Không vô biên xứ, với suy tư : "Thức là vô biên", chứng và trú Thức vô biên xứ … vượt khỏi hoàn toàn Thức vô biên xứ, với suy tư : "Không có vậy gì", chứng và trú Vô sở hữu xứ … vượt khỏi hoàn toàn Vô sở hữu xứ, chứng và trú Phi tưởng phi phi tưởng xứ, chứng và trú Diệt thọ tưởng

63-72. Tu tập địa biến xứ … tu tập thủy biến xứ … tu tập hỏa biến xứ … tu tập phong biến xứ … tu tập xanh biến xứ … tu tập vàng biến xứ … tu tập đỏ biến xứ … tu tập trắng biến xứ … tu tập hư không biến xứ … tu tập thức biến xứ …

73-82. Tu tập tưởng bất tịnh … tu tập tưởng về chết … tu tập tưởng yếm ly các món ăn … tu tập tưởng không hỷ lạc đối với tất cả thế giới … tu tập vô thường tưởng … tu tập tưởng khổ trên vô thường … tu tập tưởng vô ngã trên khổ … tu tập tưởng đoạn tận … tu tập tưởng ly tham … tu tập tưởng đoạn diệt …

83-92. Tu tập tưởng vô thường … tu tập tưởng vô ngã … tu tập tưởng về chết … tu tập tưởng ghê tởm đối với các món ăn … tu tập tưởng không hỷ lạc đối với tất cả thế giới … tu tập tưởng hài cốt … tu tập tưởng bị trùng bọ ăn … tu tập tưởng bị xanh bầm … tu tập tưởng bị đầy những lỗ hổng … tu tập tưởng bị sưng phồng lên …

93-102. Tu tập niệm Phật … tu tập niệm Pháp … tu tập niệm Tăng … tu tập niệm Giới … tu tập niệm Thí … tu tập niệm Thiên … tu tập niệm hơi thở vô, hơi thở ra … tu tập niệm Chết … tu tập thân niệm … tu tập An tịnh niệm …

103-112. Tu tập Tín căn đồng với sơ Thiền … tu tập Tấn căn đồng với sơ Thiền … tu tập Niệm căn đồng với sơ Thiền … tu tập Định căn đồng với sơ Thiền … tu tập Tuệ căn đồng với sơ Thiền … tu tập Tín lực … tu tập Tấn lực … tu tập Niệm lực … tu tập Định lực … tu tập Tuệ lực đồng với sơ Thiền.

113-122. Tu tập Tín căn đồng với Thiền thứ hai … Tu tập Tuệ lực đồng với Thiền thứ hai …

123-132. Tu tập Tín căn đồng với Thiền thứ ba… Tu tập Tuệ lực đồng với Thiền thứ ba …

133-142. Tu tập Tín căn đồng với Thiền thứ tư … Tu tập Tuệ lực đồng với Thiền thứ tư …

143-152. Tu tập Tín căn câu hữu với Từ … Tu tập Tuệ lực câu hữu với Từ …

153-162. Tu tập Tín căn câu hữu với Bi … Tu tập Tuệ lực câu hữu với Bi …

163-172. Tu tập Tín căn câu hữu với Hỷ… Tu tập Tuệ lực câu hữu với Hỷ …

173-182. Tu tập Tín căn câu hữu với Xả… Tu tập Tuệ lực câu hữu với Xả …

183-192. Nếu tu tập Tín căn … nếu tu tập Tấn căn … nếu tu tập Niệm căn … nếu tu tập Định căn … nếu tu tập Tuệ căn … nếu tu tập Tín lực … nếu tu tập Tấn lực … nếu tu tập Niệm lực … nếu tu tập Định lực … nếu tu tập Tuệ lực …, vị này, này các Tỷ-kheo, được gọi là Tỷ-kheo trú Thiền không phải trống không, đã làm theo lời dạy vị Đạo sư, là vị chịu nghe lời giáo giới, ăn đồ ăn quốc độ không phải vô ích, còn nói gì vị ấy làm cho sung mãn pháp ấy.

Nguồn http://www.quangduc.com/kinhdien/tangch ... chi20.html


Đồng Nát
Bài viết: 2529
Ngày: 29/06/11 10:05
Giới tính: Nam
Đến từ: TP.Ho Chi Minh

Thảo luận

Bài viết chưa xem gửi bởi Đồng Nát »

Không hiểu sao trong bài Kinh THẬT SỰ LÀ VẬY thuộc phẩm thiền định này có nhiều dấu ba chấm đến như vậy "..."? Có phải vì lược bỏ bớt cho nên phải ba chấm như vậy? và thế là đọc từ đầu đến cuối xong chẳng thể lĩnh hội được Thật Sự Vậy là gì.

Namo Gautama Buddha.
Sửa lần cuối bởi Đồng Nát vào ngày 18/08/11 03:23 với 2 lần sửa.


Đồng Nát
Bài viết: 2529
Ngày: 29/06/11 10:05
Giới tính: Nam
Đến từ: TP.Ho Chi Minh

Re: PHẨM THIỀN ĐỊNH

Bài viết chưa xem gửi bởi Đồng Nát »

Kinh Tăng Chi Bộ
Anguttara Nikàya
Hòa Thượng Thích Minh Châu dịch

--------------------------------------------------------------------------------


2
CHƯƠNG HAI
HAI PHÁP
I. PHẨM HÌNH PHẠT

1-10. - HAI LOẠI TỘI

Như vầy tôi nghe.

Một thời, Thế Tôn trú ở Sàvatthi, tại Thắng lâm, khu vườn ông Anàthapindika. Tại đấy, Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo : - Này các Tỷ-kheo. - Bạch Thế Tôn. Các tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế tôn nói như sau :

- Có hai loại tội này, này các Tỷ-kheo. Thế nào là hai ? Tội có kết quả ngay trong hiện tại, và tội có kết quả trong đời sau. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là tội có kết quả ngay trong hiện tại ? Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người thấy vua chúa bắt được một người ăn trộm, kẻ vô loại, liền áp dụng nhiều hình phạt sai khác. Họ đánh bằng roi, họ đánh bằng gậy, họ đánh bằng côn, họ chặt tay, họ chặt chân, họ chặt tay chân, họ xẻo tai, họ cắt mũi, họ xẻo tai cắt mũi. Họ dùng hình phạt vạc dầu, họ dùng hình phạt bối đầu hình (xẻo đỉnh đầu thành hình con sò), họ dùng hình phạt La-hầu khẩu hình … hỏa man hình (lấy lửa đốt thành vòng hoa) … đốt tay … khu hành hình (lấy rơm bện lại rồi siết chặt) … bì y hình (lấy vỏ cây làm áo) … linh dương hình (hình phạt con dê núi) … câu nhục hình (lấy câu móc vào thịt) … tiền hình (cắt thịt thành đồng tiền) … khối chắp hình … chuyển hình … cao đạp đài … Họ tưới bằng dầu sôi, họ cho chó ăn, họ đóng cọc những người sống, họ lấy gươm chặt đầu.

Người thấy vậy suy nghĩ như sau : "Do nhân các ác nghiệp như vậy, vua chúa bắt được một người ăn trộm, kẻ vô loại, liền áp dụng nhiều hình phạt sai khác. Họ đánh bằng roi … họ lấy gươm chặt đầu. Nếu ta làm các ác nghiệp như vậy, vua sẽ bắt ta và áp dụng các hình phạt ấy". Người ấy sợ hãi tội phạm ngay trong hiện tại, không có cướp phá tài sản của những người khác. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là tội có kết quả ngay trong hiện tại.

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là tội có kết quả trong đời sau ? Ở đây, có người suy xét như sau : "Quả dị thục của thân làm ác trong đời sau là ác và khổ. Quả dị thục của miệng nói ác trong đời sau là ác và khổ. Quả dị thục của ý nghĩ ác trong đời sau là ác và khổ. Nếu thân ta làm ác, nói điều ác, nghĩ việc ác, sao ta lại không có thể, sau khi thân hoại mạng chung, phải sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục". Người ấy sợ hãi tội có kết quả trong đời sau, từ bỏ thân làm ác, tu tập thân làm thiện, từ bỏ miệng nói ác, tu tập miệng nói thiện, từ bỏ ý nghĩ ác, tu tập ý nghĩ thiện, và cư xử tự ngã hoàn toàn thanh tịnh. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là tội có kết quả trong đời sau.

Này các Tỷ-kheo, trên đây là hai loại tội. Do vậy, này các Tỷ-kheo, cần phải học tập như sau : "Chúng ta phải sợ hãi đối với tội có kết quả hiện tại. Chúng ta phải sợ hãi đối với tội có kết quả trong đời sau. Chúng ta phải tránh xa các tội. Chúng ta phải thấy rõ sự nguy hiểm của các tội". Như vậy, này các Tỷ-kheo, các Thầy cần phải học tập. Đối với ai tránh xa các tội, này các Tỷ-kheo, đối với ai thấy rõ sự nguy hiểm của các tội, thời được chờ đợi rằng người ấy sẽ được giải thoát tất cả các tội.

2. Có hai sự tinh cần này rất khó thực hiện ở đời. Thế nào là hai ? Sự tinh cần của các gia chủ ở nhà với mục đích bố thí các vật dụng như đồ ăn khất thực, các sàng tọa, các dược phẩm trị bệnh, và sự tinh cần của các người xuất gia từ bỏ đời sống không gia đình, với mục đích từ bỏ tất cả sanh y. Hai sự tinh cần này rất khó thực hiện ở đời.

Trong hai tinh cần này, này các Tỷ-kheo, tối thắng là tinh cần với mục đích từ bỏ tất cả sanh y.. Do vậy, này các Tỷ-kheo, các Thầy cần phải học tập như sau : "Ta sẽ cố gắng tinh cần để từ bỏ tất cả sanh y". Như vậy, này các Tỷ-kheo, các Thầy cần phải học tập.

3. Có hai pháp này, này các Tỷ-kheo, làm cho nung nấu. Thế nào là hai ? Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người thân làm ác, thân không làm thiện, miệng nói lời ác, miệng không nói thiện, ý nghĩ ác, ý nghĩ không thiện. Vị ấy bị nung nấu bởi ý nghĩ : "Thân ta đã làm ác". Vị ấy bị nung nấu với ý nghĩ : "Thân ta đã không làm thiện". Vị ấy bị nung nấu bởi ý nghĩ : "Miệng ta đã nói lời ác". Vị ấy bị nung nấu bởi ý nghĩ : "Miệng ta đã không nói lời thiện". Vị ấy bị nung nấu bởi ý nghĩ : "Ý ta đã nghĩ ác". Vị ấy bị nung nấu bởi ý nghĩ : "Ý ta đã không nghĩ thiện". Có hai pháp này, này các Tỷ-kheo, làm cho nung nấu.

4. Có hai pháp này, này các Tỷ-kheo, không làm cho nung nấu. Thế nào là hai ? Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người thân làm thiện, thân không làm ác, miệng nói lời thiện, miệng không nói ác, ý nghĩ thiện, ý nghĩ không ác. Vị ấy không bị nung nấu bởi ý nghĩ : "Thân ta đã làm thiện". Vị ấy không bị nung nấu với ý nghĩ : "Thân ta đã không làm ác". Vị ấy không bị nung nấu bởi ý nghĩ : "Miệng ta đã nói lời thiện". Vị ấy không bị nung nấu bởi ý nghĩ : "Miệng ta đã không nói lời ác". Vị ấy không bị nung nấu bởi ý nghĩ : "Ý ta đã nghĩ thiện". Vị ấy không bị nung nấu bởi ý nghĩ : "Ý ta đã không nghĩ ác". Có hai pháp này, này các Tỷ-kheo, không làm cho nung nấu.

5. Có hai pháp này, này các Tỷ-kheo, đã học được, biết được. Thế nào là hai ? Không biết đủ đối với thiện pháp và không có thối chuyển đối với tinh cần. Không có thối chuyển, này các Tỷ-kheo, ta cố gắng như sau : "Ta sẵn sàng, dầu chỉ còn da, gân và xương, dầu thịt và máu trên thân bị khô héo, mong rằng sẽ có tinh tấn kiên trì đế chứng đắc những gì chưa chứng đắc, nhờ sức mạnh của người, nhờ tinh tấn của người, nhờ cần dõng của người. Ta nhờ không phóng dật, chứng được Chánh Giác. Nhờ không phóng dật, chứng được Vô thượng an ổn khỏi các khổ ách". Và này các Tỷ-kheo, nếu các Thầy không có thối chuyển, cố gắng như sau : "Ta sẵn sàng, dầu chỉ còn da, gân và xương, dầu thịt và máu trên thân bị khô héo, mong rằng sẽ có tinh tấn kiên trì đế chứng đắc những gì chưa chứng đắc, nhờ sức mạnh của người, nhờ tinh tấn của người, nhờ cần dõng của người". Thời không bao lâu, này các Tỷ-kheo, các Thầy sẽ đạt được mục đích mà các Thiện nam tử chơn chánh xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình : "Đó chính là vô thượng cứu cánh Phạm hạnh, ngay trong hiện tại, tự mình với thắng trí, chứng ngộ, chứng đạt và an trú. Do vậy, này các Tỷ-kheo, các Thầy cần phải học tập như sau : "Không có thối chuyển, chúng ta cố gắng, chúng ta sẵn sàng, dầu chỉ còn da, gân và xương, dầu thịt và máu trên thân bị khô héo, mong rằng sẽ có tinh tấn kiên trì đế chứng đắc những gì chưa chứng đắc, nhờ sức mạnh của người, nhờ tinh tấn của người, nhờ cần dõng của người". Như vậy, này các Tỷ-kheo, các Thầy cần phải học tập.

6. Có hai pháp này, này các Tỷ-kheo, Thế nào là hai ? Thấy vị ngọt trong các pháp có thể khởi lên kiết sử. Và thấy nhàm chán trong các pháp có thể khởi lên kiết sử. Ai sống thấy vị ngọt trong các pháp có thể khởi lên kiết sử, này các Tỷ-kheo, tham không đoạn tận, sân không đoạn tận, si không đoạn tận. Do tham không đoạn tận, sân không đoạn tận, si không đoạn tận, nên không giải thoát khỏi sanh, già, chết, sầu, bi, khổ, ưu, não. Ta nói rằng người ấy không giải thoát khỏi khổ đau. Ai sống thấy nhàm chán trong các pháp có thể khởi lên kiết sử, này các Tỷ-kheo, tham được đoạn tận, sân được đoạn tận, si được đoạn tận. Do tham được đoạn tận, sân được đoạn tận, si được đoạn tận, nên được giải thoát khỏi sanh, già, chết, sầu, bi, khổ, ưu, não. Ta nói rằng người ấy giải thoát khỏi khổ đau. Những pháp này, này các Tỷ-kheo, là hai pháp.

7. Hai pháp này, này các Tỷ-kheo, là pháp đen. Thế nào là hai ? Không tàm và không quý. Các pháp này, này các Tỷ-kheo, là hai pháp đen.

8. Hai pháp này, này các Tỷ-kheo, là pháp. Thế nào là hai ? Tàm và quý. Các pháp này, này các Tỷ-kheo, là hai pháp trắng.

9. Hai pháp trắng này, này các Tỷ-kheo, che chở cho thế giới. Thế nào là hai ? Tàm và quý. Nếu hai pháp trắng này, không che chở cho thế giới, thời không thể chỉ được đây là mẹ hay là em, hay đây là vợ của anh hay em của mẹ, hay đây là vợ của Thầy hay đây là vợ của các vị tôn trưởng. Và thế giới sẽ đi đến hỗn loạn như giữa các loài dê, loài gà vịt, loài heo, loài chó, loài dã can. Vì rằng, này các Tỷ-kheo, có hai pháp trắng này che chở thời giờ thế giới, nên mới có thể chỉ được đây là mẹ hay là em, hay đây là vợ của anh hay em của mẹ, hay đây là vợ của Thầy hay đây là vợ của các vị tôn trưởng.

10. Có hai thời kỳ an cư mùa mưa, này các Tỷ-kheo. Thế nào là hai ? Tiền an cư và hậu an cư. Những pháp này, này các Tỷ-kheo, là hai thời kỳ an cư mùa mưa.


vanphapquitam
Bài viết: 58
Ngày: 17/12/11 22:03
Giới tính: Nam
Đến từ: bien hoa

Re: PHẨM THIỀN ĐỊNH

Bài viết chưa xem gửi bởi vanphapquitam »

Đồng Nát đã viết:Không hiểu sao trong bài Kinh THẬT SỰ LÀ VẬY thuộc phẩm thiền định này có nhiều dấu ba chấm đến như vậy "..."? Có phải vì lược bỏ bớt cho nên phải ba chấm như vậy? và thế là đọc từ đầu đến cuối xong chẳng thể lĩnh hội được Thật Sự Vậy là gì.

Namo Gautama Buddha.
Chào bạn
Các dấu .... để chỉ cho các phần ở trước câu đó mà người viết ko muốn viết lại thôi. Nhưng mình thấy ko cần hiểu có gì ở trong những dấu .... đó đâu vì nghĩa của các đoạn vẫn mạch lạc và dễ hiểu
Đây là bài kinh nói về cách tu thiền, từ thấp đến cao. Và tiêu đề " THẬT SỰ LÀ VẬY " có lẽ do người viết trên mạng hiểu lệch lạc nghĩa của đoạn văn này


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.22 khách