Sa-môn Gotam chủ trương chủ nghĩa hư vô?

Có những đoạn kinh luận đọc không hiểu, hiểu mà không thấu đáo, chẳng biết hỏi ai ? Mời đem vào đây để mọi người cùng nhau thảo luận học hỏi...

Điều hành viên: binh

Đồng Nát
Bài viết: 2529
Ngày: 29/06/11 10:05
Giới tính: Nam
Đến từ: TP.Ho Chi Minh

Sa-môn Gotam chủ trương chủ nghĩa hư vô?

Bài viết chưa xem gửi bởi Đồng Nát »

Chào các thiện hữu,
Xin trích dẫn một đoạn kinh trong bài KINH VÍ DỤ CON RẮN thuộc Kinh Trung Bộ, cùng khảo cứu. Vì đây là một bài kinh rất dài cho nên các thiện hữu nào muốn tường tận thì nên theo đường dẫn (link) bên dưới để khảo cứu trọn bài Kinh này. Trong đoạn kinh này mọi thứ rất tỏ rõ, Ngài cũng chẳng có phủ định một điều gì cả, ngòai ra đức Phật có nói đến "hóa sanh, nhập diệt tại đây, không còn lui vào đời sống này", chúng ta liễu nghĩa như thế nào câu nói đó của đức Phật?

"Chư Tỷ-kheo, vì pháp được Ta khéo giảng, được loại trừ các vải quấn cũ, nên những Tỷ-kheo nào đã đoạn trừ năm hạ phần kiết sử, thì những vị này thành các vị hóa sanh, nhập diệt tại đây, không còn phải trở lui vào đời này nữa. Chư Tỷ-kheo, như vậy, pháp được Ta khéo giảng... được loại trừ các vãi quấn cũ. Chư Tỷ-kheo, vì pháp được Ta khéo giảng... được loại trừ các vải quấn cũ, nên những Tỷ-kheo nào đã đoạn trừ ba kiết sử, đã làm cho muội lược tham sân si, thì tất cả những vị ấy thành bậc Nhất lai, chỉ đến đời này một lần nữa sẽ diệt tận khổ đau."

Xin các thiện tri thức cùng kiến giải. Kính. kinhle


Kinh Trung bộ
HT. Thích Minh Châu dịch
22. KINH VÍ DỤ CON RẮN (Alaggadupamasutttam)
tangbong

Trích đoạn chánh văn:
(...)Chư Tỷ-kheo, Tỷ-kheo đã giải thoát như vậy, thì chư Thiên ở Đế thích Thiên giới, Phạm thiên giới, Sanh chủ giới sẽ không tìm được dấu vết của Tỷ-kheo ấy, nếu nghĩ rằng: "Y ở đây, có thức của Như Lai". Vì sao vậy? Chư Tỷ-kheo, Ta nói ngay ở hiện tại, một Như Lai không thể tìm thấy dấu vết". Chư Tỷ-kheo, Ta nói như vậy, thuyết như vậy, một số Sa-môn, Bà-la-môn xuyên tạc Ta một cách phi chơn, hồ đồ, hư vọng, không thực: "Sa-môn Gotam hủ trương chủ nghĩa hư vô, đề cao đoạn diệt, hủy diệt, sự tiêu diệt các hữu tình". Nhưng này các Tỷ-kheo, Ta không là như vậy, Ta không nói như vậy, Ta không như các Sa-môn, Bà-la-môn ấy đã xuyên tạc một cách phi chơn, hồ đồ, hư vọng, không thật: "Sa-môn Gotam hủ trương chủ nghĩa hư vô, đề cao đoạn diệt, hủy diệt, sự tiêu diệt các hữu tình". Chư Tỷ-kheo, xưa cũng như nay, Ta chỉ nói lên sự khổ và sự diệt khổ. Chư Tỷ-kheo, nếu ở đây những người khác nhiếc mắng, phỉ báng, làm cho Như Lai tức giận, thì này các Tỷ-kheo, ở đây, Như Lai không có sân hận, không có bất mãn, tâm không phẫn nộ. Chư Tỷ-kheo, nếu ở đây, những người khác cung kính, tôn trọng, lễ bái, cúng dường Như Lai, thì này các Tỷ-kheo, ở đây Như Lai không có hoan hỷ, sung sướng, Tâm không thích thú. Chư Tỷ-kheo, nếu những người khác cung kính, tôn trọng, lễ bái, cúng dường Như Lai, thì này các Tỷ-kheo, ở đây Như Lai suy nghĩ: "Đây là điều xưa kia đã từng biết rõ: ở đây là trách nhiệm Ta phải làm". Do vậy, này các Tỷ-kheo, nếu có những người khác nhiếc mắng, phỉ báng, làm cho các Ông tức giận, ở đây các Ông chớ có sân hận, bất mãn, tâm chớ khởi phẫn nộ. Do vậy, này các Tỷ-kheo, nếu có những người khác cung kính, tôn trọng, lễ bái cúng dường các Ông, thì ở đây, các Ông chớ có hoan hỷ, sung sướng, tâm sanh thích thú. Do vậy, này các Tỷ-kheo, nếu có những người khác cung kính, tôn trọng, lễ bái cúng dường các Ông, thì ở đây, các Ông hãy suy nghĩ: "Đây là điều xưa kia đã từng biết rõ, đây là những trách nhiệm ta phải làm". Do vậy, này các Tỷ-kheo, cái gì không phải củ ác Ông, các Ông hãy từ bỏ. Các Ông từ bỏ, sẽ đưa lại hạnh phúc, an lạc lâu dài cho các Ông. Chư Tỷ-kheo, cái gì không phải của các Ông? Chư Tỷ-kheo, sắc không phải của các Ông, hãy từ bỏ sắc. Các Ông từ bỏ sắc sẽ đưa lại hạnh phúc, an lạc lâu dài cho các Ông. Chư Tỷ-kheo, thọ không phải củ ác Ông, hãy từ bỏ thọ. Các Ông từ bỏ thọ sẽ đưa lại hạnh phúc, an lạc lâu dài cho các Ông. Chư Tỷ-kheo, tưởng không phải của các Ông, hãy từ bỏ tưởng. Các Ông từ bỏ tưởng sẽ đem lại hạnh phúc, an lạc lâu dài cho các Ông. Chư Tỷ-kheo, các hành không phải của các Ông, hãy từ bỏ các hành. Các Ông từ bỏ các hành sẽ đem lại hạnh phúc, an lạc lâu dài cho các Ông. Chư Tỷ-kheo, thức không phải của các Ông, hãy từ bỏ thức. Các Ông từ bỏ thức sẽ đem lại hạnh phúc, an lạc lâu dài cho các Ông. Chư Tỷ-kheo, các Ông nghĩ thế nào? Trong rừng Jetavana này, nếu có người thâu lượm cỏ, cây, nhành, lá rồi đốt hay làm với chúng tùy theo ý muốn, các Ông có nghĩ chăng? Người ấy thâu lượm chúng ta, đốt chúng ta hay làm với chúng ta tùy theo ý muốn?

– Bạch Thế Tôn, không. Vì sao vậy? Bạch Thế Tôn, vì nó không phải tự ngã hay không phải sở thuộc của ngã.

– Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, cái gì không phải của ác Ông, các Ông hãy từ bỏ. Các Ông từ bỏ sẽ đưa lại hạnh phúc, an lạc lâu dài cho các Ông. Chư Tỷ-kheo, và cái gì không phải của các Ông? Chư Tỷ-kheo, sắc không phải của các Ông, hãy từ bỏ sắc. Các Ông từ bỏ sắc sẽ đưa lại hạnh phúc, an lạc lâu dài cho các Ông. Chư Tỷ-kheo, thọ... (như trên)... Chư Tỷ-kheo tưởng... (như trên)... Chư Tỷ-kheo, hành... Chư Tỷ-kheo, thức không phải củ ác Ông, hãy từ bỏ thức. Các Ông từ bỏ thức sẽ đem lại hạnh phúc, an lạc lâu dài cho các Ông.

Chư Tỷ-kheo, như vậy, pháp được Ta khéo giảng, làm cho tỏ lộ, làm cho khai thông, làm cho khai thị, được loại trừ các vải quấn cũ. Chư Tỷ-kheo, vì pháp được Ta khéo giảng, làm tỏ lộ, làm cho khai thông, làm cho khai thị, được loại trừ các vải quấn cũ, nên những vị Tỷ-kheo, là bậc A-la-hán, các lậu hoặc đã tận, tu hành thành mãn, việc nên làm đã làm, gánh nặng đã đặt xuống, lý tưởng đã thành đạt, hữu kiết sử đã đoạn trừ, được giải thoát nhờ chánh trí, vòng luân chuyển (sanh tử) của những vị này không thể chỉ bày. Chư Tỷ-kheo, như vậy, pháp được Ta khéo giảng... được loại trừ các vải quấn cũ. Chư Tỷ-kheo, vì pháp được Ta khéo giảng, được loại trừ các vải quấn cũ, nên những Tỷ-kheo nào đã đoạn trừ năm hạ phần kiết sử, thì những vị này thành các vị hóa sanh, nhập diệt tại đây, không còn phải trở lui vào đời này nữa. Chư Tỷ-kheo, như vậy, pháp được Ta khéo giảng... được loại trừ các vãi quấn cũ. Chư Tỷ-kheo, vì pháp được Ta khéo giảng... được loại trừ các vải quấn cũ, nên những Tỷ-kheo nào đã đoạn trừ ba kiết sử, đã làm cho muội lược tham sân si, thì tất cả những vị ấy thành bậc Nhất lai, chỉ đến đời này một lần nữa sẽ diệt tận khổ đau. Chư Tỷ-kheo, như vậy, pháp được Ta khéo giảng... được loại trừ các vãi quấn cũ. Chư Tỷ-kheo, vì pháp được Ta khéo giảng... được loại trừ các vải quấn cũ, nên những Tỷ-kheo nào đoạn trừ ba kiết sử, thì tất cả những vị ấy trở thành bậc Dự lưu, không còn bị đọa lạc ác thú, quyết định hướng đến chánh giác. Chư Tỷ-kheo, như vậy, pháp được Ta khéo giảng... được loại trừ các vải quấn cũ. Chư Tỷ-kheo, vì pháp được ta khéo giảng... được loại trừ các vải quấn cũ, nên những Tỷ-kheo nào là những vị tùy pháp hành, tùy tín hành, thì tất cả những vị này sẽ hướng về chánh giác, chư Tỷ-kheo, như vậy pháp được Ta khéo giảng... được loại trừ khỏi các vải quấn cũ. Chư Tỷ-kheo, vì pháp được Ta khéo giảng, làm cho tỏ lộ, làm cho khai thông, làm cho khai thị, được loại trừ các vải quấn cũ, nên những vị nào chỉ đủ lòng tin nơi Ta, chỉ đủ lòng thương mến đối với Ta, thì tất cả những vị ấy được hướng về chư Thiên.

Thế Tôn thuyết giảng như vậy. Những Tỷ-kheo ấy hoan hỷ, tín thọ lời Thế Tôn dạy."

http://www.buddhismtoday.com/viet/kinh/ ... -5.htm#top

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật !!! kinhle kinhle kinhle


Hình đại diện của người dùng
kimcang
Bài viết: 1894
Ngày: 19/12/07 16:28
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Canada
Được cảm ơn: 1 time

Re: Sa-môn Gotam chủ trương chủ nghĩa hư vô?

Bài viết chưa xem gửi bởi kimcang »

Ngài cũng chẳng có phủ định một điều gì cả, ngòai ra đức Phật có nói đến "hóa sanh, nhập diệt tại đây, không còn lui vào đời sống này", chúng ta liễu nghĩa như thế nào câu nói đó của đức Phật?
Các Ngoại Đạo cho là Đức Phật chủ trương HƯ VÔ nhưng Đức Phật đã nói rất rõ ràng trong bài Kinh là các Ngoại Đạo hiểu sai lạc và xuyên tạc giáo lý của Ngài.
Nhưng này các Tỷ-kheo, Ta không là như vậy, Ta không nói như vậy, Ta không như các Sa-môn, Bà-la-môn ấy đã xuyên tạc một cách phi chơn, hồ đồ, hư vọng, không thật: "Sa-môn Gotam chủ trương chủ nghĩa hư vô, đề cao đoạn diệt, hủy diệt, sự tiêu diệt các hữu tình".
Hư Vô nghĩa là Trống Không Vô Tri như là Hư Không vậy nhưng Niết Bàn không phải là Hư Vô vì nếu Niết Bàn là Hư Vô thì Hư Không là Niết Bàn rồi.



Om Amitabha Hri, Om Mani Padme Hum, Om Vajrapani Hum.
Đồng Nát
Bài viết: 2529
Ngày: 29/06/11 10:05
Giới tính: Nam
Đến từ: TP.Ho Chi Minh

Re: Sa-môn Gotam chủ trương chủ nghĩa hư vô?

Bài viết chưa xem gửi bởi Đồng Nát »

Cám ơn Kimcang chia sẻ rất rõ ràng. Nếu mà lấy trong kinh điển Đại thừa ra dẫn giải thì sẽ có người hồ đồ chửi bới um sùm kêu là truyền bá tà đạo. kinhle kinhle kinhle

Đây là bài kinh thứ 2 trích ra từ trong Tạng Nikàya để khảo cứu về vấn đề này, cầu xin chư Phật chư Bồ tát sẽ gia hộ giúp Đồng Nát chỉ ra thêm vài bài Kinh nữa trong tạng Kinh Nikàya hầu sáng tỏ hơn nan đề này. kinhle


Đồng Nát
Bài viết: 2529
Ngày: 29/06/11 10:05
Giới tính: Nam
Đến từ: TP.Ho Chi Minh

Re: Sa-môn Gotam chủ trương chủ nghĩa hư vô?

Bài viết chưa xem gửi bởi Đồng Nát »

Xin trích dẫn đối đáp giữa Milinda Panha và thuộc kinh Milindapanha - phẩm Niết-bàn, rộng đường khảo cứu:

Các bậc Thinh văn A-la- hán, do nhờ có tu tập, do nhờ có trí tuệ nên các ngài đã thoát khỏi sự chi phối của căn trần; đã liễu ngộ sinh tử, không còn trôi dạt trong ba cõi, sáu đường, đã chấm dứt ái dục! Khi ái dục đã diệt tận thì mọi chấp thủ tiêu vong; thủ diệt thì ba hữu đâu có còn?(...) Như vậy, mọi nguyên nhân của phiền não đau khổ thảy đều ngưng nghỉ, vắng lặng; nếu không gọi là diệt, là tịch diệt thì gọi là gì (...)


Mi Tiên Vấn Ðáp
(Milinda Panha)


Dịch giả: Hòa thượng Giới Nghiêm tangbong
(Maha Thera Thita Silo)



46. Niết bàn

- Thưa đại đức! Tại sao Niết bàn thường được nói là diệt (nirodha), là tịch diệt? Trẫm nghi ngờ điều đó lắm!

- Xin thưa, Niết bàn chính là diệt, là tịch diệt, một trạng thái ngưng nghỉ và vắng lặng, đại vương hãy nghe đây, bần tăng sẽ nói.

Chúng sanh hằng chịu thế lực của căn trần chi phối, mãi trôi dạt giữa biển đời sanh tử, mãi quẩn quanh trong lục đạo luân hồi, mãi chìm đắm giữa dòng ái dục; nên chẳng bao giờ thoát ly được sự bủa vây của phiền não do sanh, già, bệnh, chết, ưu sầu, bất bình, uất ức, thống khổ v.v... Các bậc Thinh văn A-la- hán, do nhờ có tu tập, do nhờ có trí tuệ nên các ngài đã thoát khỏi sự chi phối của căn trần; đã liễu ngộ sinh tử, không còn trôi dạt trong ba cõi, sáu đường, đã chấm dứt ái dục! Khi ái dục đã diệt tận thì mọi chấp thủ tiêu vong [*]; thủ diệt thì ba hữu [**] đâu có còn? Ba hữu không còn thì lấy đâu ra sanh, già, bệnh, chết, sầu bi khổ ưu não? Như vậy, mọi nguyên nhân của phiền não đau khổ thảy đều ngưng nghỉ, vắng lặng; nếu không gọi là diệt, là tịch diệt thì gọi là gì hở đại vương?[/b]

- Hay lắm! Chính xác lắm!

[*] Có bốn thủ: dục thủ, kiến thủ, ngã thủ và giới cấm thủ.

[**] Dục hữu, sắc hữu và vô sắc hữu.

* * *

47. Ai sẽ đắc Niết bàn?

Đức vua hỏi:

- Ai tu hành đều đắc quả Niết bàn như nhau cả chứ?

- Không chắc như vậy. Người nào thực hành đúng chánh pháp, giác ngộ những pháp mà bậc trí tuệ đã giác ngộ, biết chắc những pháp mà bậc trí tuệ đã biết chắc, dứt bỏ những pháp mà bậc trí tuệ dứt bỏ, tiến hành những pháp mà bậc trí tuệ tiến hành, thấy rõ những pháp mà những bậc trí tuệ đã thấy rõ; người ấy mới đắc được Niết bàn, tâu đại vương .

* * *

48. Làm sao biết Niết bàn là tối thượng lạc?

- Chưa đắc Niết bàn thì làm sao biết được Niết bàn là tối thượng lạc, đại đức ?

- Thưa, biết chứ. Ví như một người chưa từng bị chặt tay, chặt chân có biết rằng bị chặt tay chặt chân là khổ không?

- Thưa, biết.

- Làm sao mà biết được?

- Nghe tiếng kêu la, than khóc quằn quại đau đớn của những nạn nhân ấy nên biết.

- Cũng như thế ấy, dầu chưa chứng đắc Niết bàn, nhưng nghe những vị Thánh nhân A-la-hán nói lại và thấy đời sống thanh tịnh, nhàn lạc, an vui của họ nên biết Niết bàn là tối thượng lạc.

- Đúng lắm.

Nguồn http://www.phathoc.net/thu-vien/kinh/na ... ap/p4.aspx


Hình đại diện của người dùng
kimcang
Bài viết: 1894
Ngày: 19/12/07 16:28
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Canada
Được cảm ơn: 1 time

Re: Sa-môn Gotam chủ trương chủ nghĩa hư vô?

Bài viết chưa xem gửi bởi kimcang »

Niết Bàn là Tối Thượng An Lạc cho nên không thể nói là Đức Phật chủ trương Hư Vô.

Hư Vô là trống không vô tri đâu thể gọi là Tối Thượng An Lạc.

Niết Bàn nghĩa là Chấm Dứt Sanh Diệt chứ không phải là Đoạn Diệt Hư Vô như các Phàm Phu và Ngoại Đạo hiểu làm.



Om Amitabha Hri, Om Mani Padme Hum, Om Vajrapani Hum.
Đồng Nát
Bài viết: 2529
Ngày: 29/06/11 10:05
Giới tính: Nam
Đến từ: TP.Ho Chi Minh

Re: Sa-môn Gotam chủ trương chủ nghĩa hư vô?

Bài viết chưa xem gửi bởi Đồng Nát »

kimcang đã viết:Niết Bàn là Tối Thượng An Lạc cho nên không thể nói là Đức Phật chủ trương Hư Vô.

Hư Vô là trống không vô tri đâu thể gọi là Tối Thượng An Lạc.

Niết Bàn nghĩa là Chấm Dứt Sanh Diệt chứ không phải là Đoạn Diệt Hư Vô như các Phàm Phu và Ngoại Đạo hiểu làm.
Một lần nữa cảm ơn thiện hữu chia sẻ cùng.
Kính chúc an lạc!


Đồng Nát
Bài viết: 2529
Ngày: 29/06/11 10:05
Giới tính: Nam
Đến từ: TP.Ho Chi Minh

Re: Sa-môn Gotam chủ trương chủ nghĩa hư vô?

Bài viết chưa xem gửi bởi Đồng Nát »

(...)"Tại sao Ông tự nghi chơn tánh của mình? Nói kiến tánh là Phật muốn chỉ cái chơn tâm ngay nơi kiến văn tri giác của chúng ta hàng ngày; vì kiến đứng đầu kiến văn tri giác cho nên chỉ nói kiến tánh." (...)

(...)"có người nói Niết-bàn là dứt trừ hết tham sân si; đó là cách nói về mặt tiêu cực, nói về mặt trừ hoặc chứ không nói về mặt hiển chơn.

Vì thế cho nên có nhiều người nghĩ rằng Niết-bàn là ngộ được cái không gì hết, dứt phiền não. Hỏi Niết-bàn ra sao thì họ không diễn tả được. Họ nghĩa rằng Niết-bàn là trống không, cho nên kinh mới nói Niết-bàn là Thường Lạc ngã Tịnh, cũng để phá cái chấp cho rằng Niết-bàn là cái gì trống rỗng. Thế cho nên trong kinh Niết-bàn lấy nghĩa Thường Lạc ngã Tịnh, cũng như trong Nikàya nói rằng có cảnh giới ở trong đó, không có mặt trăng không có mặt trời, không có sanh, không có diệt, không có hữu, không có vô, không biên tế, không có trung gian. Nếu không có cảnh giới đó thì làm sao nói giải thoát chứng Niết-bàn, dứt phiền não được?"(...) HT. Thích thiện Siêu.


Hình đại diện của người dùng
kimcang
Bài viết: 1894
Ngày: 19/12/07 16:28
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Canada
Được cảm ơn: 1 time

Re: Sa-môn Gotam chủ trương chủ nghĩa hư vô?

Bài viết chưa xem gửi bởi kimcang »

Niết Bàn Là Không Tất Cả Cảnh Giới Sanh Diệt Đối Đãi cho nên không thể hiểu theo nghĩa thế gian.

Chúng sanh sống trong Sanh Diệt Đối Đãi cho nên luôn luôn hiểu theo nghĩa Sanh Diệt Đối Đãi.

Như người mới sanh ra đã bị mù thì không thể nào mà có thể hiểu được mặt trời là như thế nào.

Trong Kinh Đại Bảo Tích thì Đức Phật hỏi Ngài Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi là « Thế nào là cảnh giới Phật?»

Ngài Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi trả lời với Đức Phật là « Không tất cả cảnh giới là cảnh giới Phật?»



Om Amitabha Hri, Om Mani Padme Hum, Om Vajrapani Hum.
Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: Sa-môn Gotam chủ trương chủ nghĩa hư vô?

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

Người đặc câu hỏi và chủ đề nầy vẫn chưa hiểu rõ Phật Pháp, do vậy lời khuyên chân thành là cần phải nghiên cứu Phật Pháp và nhấn mạnh là thực hành và đi từ từ. Chới vọi vàng hiểu sai và lầm nhận.

Người tu hành Phật Pháp, tâm lực đến đâu thì sẽ hiểu tới đó. Nếu không thực hành, dầu cho có học hiểu, cho có người giảng dạy tận tình thì nào có ích gì, dẫn đến nhận thức sai lầm lọt vào tà kiến nhị biên.

Hễ nghe trong Phật Pháp nói về Pháp "Không" liền chấp vào không, hư vô, đoạn diệt. Thế thì đâu khác gì ngoại đạo hơn 2500 trước chủ thuyết? Rồi lại cho cái đoạn diệt hư vô là do Phật thuyết thì thật là lầm lắm thay!

Dầu có dẫn chứng Kinh Phật thì cũng hoàn toàn vô ích và làm Phật Pháp suy vi. Vì sao? Vì Phật Giáo không phải là triết học (philosophy) ở trường học. Triết học chỉ học và luận lý nên đọc nhiều sách, trích dẫn nhiều sách để biện minh cho triết lý tư tưởng của mình. Phật giáo chẳng phải thế.

HT Narada trong sách Đức Phật và Phật Pháp viết:

"Vậy, một cách chính xác, Phật Giáo không phải là một triết học vì Phật Giáo không phải chỉ là: "Sự yêu chuộng trí tuệ, lòng ham thích thúc đẩy đi tìm trí tuệ" (Webster's Dictionary). Phật Giáo cũng không phải là "một lối giải thích căn cứ trên lý thuyết, cái không bao giờ cũng được biết (như trong siêu hình học) hay cái được biết không rành mạch (như trong triết học, luân lý hay chính trị)"

Triết học đại để quan tâm đến sự hiểu biết và không chú ý đến phần thực hành, trong khi đó Phật Giáo đặc biệt đặt trong tâm trên phần thực hành và chứng ngộ."


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Đồng Nát
Bài viết: 2529
Ngày: 29/06/11 10:05
Giới tính: Nam
Đến từ: TP.Ho Chi Minh

Re: Sa-môn Gotam chủ trương chủ nghĩa hư vô?

Bài viết chưa xem gửi bởi Đồng Nát »

Thánh_Tri đã viết:Người đặc câu hỏi và chủ đề nầy vẫn chưa hiểu rõ Phật Pháp, do vậy lời khuyên chân thành là cần phải nghiên cứu Phật Pháp và nhấn mạnh là thực hành và đi từ từ. Chới vọi vàng hiểu sai và lầm nhận.

Người tu hành Phật Pháp, tâm lực đến đâu thì sẽ hiểu tới đó. Nếu không thực hành, dầu cho có học hiểu, cho có người giảng dạy tận tình thì nào có ích gì, dẫn đến nhận thức sai lầm lọt vào tà kiến nhị biên.

Hễ nghe trong Phật Pháp nói về Pháp "Không" liền chấp vào không, hư vô, đoạn diệt. Thế thì đâu khác gì ngoại đạo hơn 2500 trước chủ thuyết? Rồi lại cho cái đoạn diệt hư vô là do Phật thuyết thì thật là lầm lắm thay!
Thiện hữu nói gì không hiểu lắm, bài KINH VÍ DỤ CON RẮN đó dẫn ra là để khẳng định Phật không có chủ thuyết hư vô mà, các bài khác trích dẫn ở đây cũng vậy luôn, vì có người cho rằng không óc thường trụ, hết ngũ uẩn là chẳng có gì hết, còn tiêu đề chỉ là cách đặt vấn đề thôi.

Cám ơn, Kính.


Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: Sa-môn Gotam chủ trương chủ nghĩa hư vô?

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

Không cái nầy tôi nói rộng đến mọi người cùng liễu tri.

Tôi thấy bây giờ Phật Pháp có cái đà trở thành môn Triết Học. Rồi ai học cũng viết bài luận văn, luận án, tiểu luận v.v... rồi trích dẫn kinh nầy sách nọ vv... y chang như trường học thế gian.

Tôi cho rằng cái đà hướng đó là phá hoại phật pháp! Vì chỉ chủ trương luận biện văn chương bóng bẩy, quên mất sự thực hành.

Rồi sau nầy chẳng còn ai biết thực hành Phật pháp là như thế nào nữa! Chỉ biết lấy kinh ra mà ép lời Phật, thêm lời mình, dùng lời Phật cao siêu thâm diệu, biện minh cho tà thuyết sai lầm vọng động của mình. Lầm lạc lắm thay!

Ta phải thực hành lời Phật dạy, rồi mới đem lời Phật dạy ra ấn chứng cho mình, xem mình có tu đúng như lời Phật dạy chưa. Tâm lực ta ở mức độ nào rồi, hiểu đoạn Kinh đó sâu hơn thêm hay không?

Lời Phật dạy là ngài chứng thật được phương tiện tạm mà nói ra thành ngôn từ. Ta chưa thực hành Phật Pháp, chưa giác ngộ, lại đem lời dạy của của ngài thật chứng được, suy nghĩ vọng động phân tích biện luận. Đó là sai lầm!

Kinh Viên Giác nói: "Người chưa thoát luân hồi mà nói Viên Giác thì Viên Giác cũng trở thành luân hồi". Câu nầy thật là đúng thay và hợp cho người thời nay!

Người mê mà nói về Tánh Giác hoặc Sự Giác Ngộ mà Phật thật chứng trong Kinh nói ra thì cái đó cũng trở thành mê.

Trừ khi ta theo lời dạy đó tu hành giác ngộ thật chứng thì mới được.

Tôi chỉ mong cảnh giác mọi người thế thôi. Không riêng ai. Ngay cả tôi.


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Đồng Nát
Bài viết: 2529
Ngày: 29/06/11 10:05
Giới tính: Nam
Đến từ: TP.Ho Chi Minh

Re: Sa-môn Gotam chủ trương chủ nghĩa hư vô?

Bài viết chưa xem gửi bởi Đồng Nát »

Thánh_Tri đã viết:Không cái nầy tôi nói rộng đến mọi người cùng liễu tri.

Tôi thấy bây giờ Phật Pháp có cái đà trở thành môn Triết Học. Rồi ai học cũng viết bài luận văn, luận án, tiểu luận v.v... rồi trích dẫn kinh nầy sách nọ vv... y chang như trường học thế gian.

Tôi cho rằng cái đà hướng đó là phá hoại phật pháp! Vì chỉ chủ trương luận biện văn chương bóng bẩy, quên mất sự thực hành.

Rồi sau nầy chẳng còn ai biết thực hành Phật pháp là như thế nào nữa! Chỉ biết lấy kinh ra mà ép lời Phật, thêm lời mình, dùng lời Phật cao siêu thâm diệu, biện minh cho tà thuyết sai lầm vọng động của mình. Lầm lạc lắm thay!

Ta phải thực hành lời Phật dạy, rồi mới đem lời Phật dạy ra ấn chứng cho mình, xem mình có tu đúng như lời Phật dạy chưa. Tâm lực ta ở mức độ nào rồi, hiểu đoạn Kinh đó sâu hơn thêm hay không?

Lời Phật dạy là ngài chứng thật được phương tiện tạm mà nói ra thành ngôn từ. Ta chưa thực hành Phật Pháp, chưa giác ngộ, lại đem lời dạy của của ngài thật chứng được, suy nghĩ vọng động phân tích biện luận. Đó là sai lầm!

Kinh Viên Giác nói: "Người chưa thoát luân hồi mà nói Viên Giác thì Viên Giác cũng trở thành luân hồi".

Người mê mà nói về Tánh Giác hoặc Sự Giác Ngộ mà Phật thật chứng trong Kinh nói ra thì cái đó cũng trở thành mê.

Trừ khi ta theo lời dạy đó tu hành giác ngộ thật chứng thì mới được.

Tôi chỉ mong cảnh giác mọi người thế thôi. Không riêng ai. Ngay cả tôi.
Cảm ơn Thánh_Tri chia sẻ, thiện hữu cũng hiểu rõ như vậy nhưng đôi khi vì lý do chính đáng thiện hữu bất đắc dĩ phải lên tiếng đó thôi.
:) , Đạo là hành, là không giáo điều, còn tôn giáo là tôn thờ sùng bái, giáo điều và lễ nghi - coi trọng hình thức. Suy cho rộng thì cũng do tâm chúng sanh biến đổi, chỉ thích cái gì dễ làm cái gì mau chóng, gặp khó thì không ưa, phàm ở đời ai cũng biết đạt chân lý là khó nên họ chỉ cầu cái dễ có dễ được và dễ mất. :D, sự tu học của Đồng Nát cũng chưa tới, nhờ trao đổi cũng biết thêm, biết cái còn thiếu thì học thêm, học rồi nhưng hiểu sai thì phải học lại, đó là điều không tránh khỏi.


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.23 khách