Sơ lược về TRIỆU LUẬN

Có những đoạn kinh luận đọc không hiểu, hiểu mà không thấu đáo, chẳng biết hỏi ai ? Mời đem vào đây để mọi người cùng nhau thảo luận học hỏi...

Điều hành viên: binh

Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Sơ lược về TRIỆU LUẬN

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Lý duyên khởI

Theo lý duyên khởI thì mọI sự, mọI vật đêu do nhân duyên hợp lạI mà thành, nên nó không có tự tánh.
Thí dụ con ngườI có hay không? Ta có hay không?
Con ngườI gồm có 2 phần : Thể xác và tinh thần. Chúng ta hãy phân tich:

Về thể xác
Thể xác này do tứ đạI hợp thành, nếu thiếu một thì không thành cái thân này. Vì vậy không thể nói thân này tánh của nó là đất hay là nước v v…
Hơn nữa thể xác thì biến đổI từng ngày, nay trẻ, mai già. Thể xác không bất biến mà Ta thì bất biến ( bởI vì nếu biến đổI thì Ta không còn là Ta nữa) vì vậy thể xác không phảI là “cái Ta” .

Như vậy có lẽ phần tinh thần sẽ là cái Ta chăng? Tinh thần gồm có tư tưởng và tình cảm. Về tình cảm thì khi ta buồn, lúc ta vui, nó luôn thay đổI, vậy thì tình cảm không thể là cái Ta được. Vậy có lẽ là tư tưởng chăng? LạI càng không phảI bởI vì tư tưởng biến đổI còn nhanh hơn nữa.
Vậy thể xác không phảI là Ta, mà tư tưởng, tình cảm cũng không phảI là ta. Vậy thì ta không có thật hay không có tự tánh.

Các vật dụng cũng thế.
Xét chiếc xe chẳng hạn. Chiếc xe hợp thành bởI rất nhiều bộ phận, nếu xét riêng từng bộ phận thì nó đều chẳng phảI chiếc xe.
Tay lái ư? Không phảI xe
Bánh xe ư ? cũng không phảI xe,
Yên xe ư ? khung xe ư đêu không phảI xe.
Như vậy xe là một tổng thể của tất cả những cái trên. Nó do những cái khác hợp lạI mà thành, nó không có tự tánh.

Xét cái ấm trà này, nó làm bằng gì, xin thưa bằng sành. Vậy sành tự nhiên mà có à? Không phảI , muốn có cái ấm này phảI có đất xét, có tay thợ nặn ra, có men, có thợ vẽ hoa văn, có củI lửa có lò nung mớI ra cái ấm này. Trong các duyên phụ trợ đó, nếu thiếu một cái thì đã không thành cái ấm trà.

Vì vậy ta thấy rằng mọI ngườI, mọi vật, mọI sự ở trên đờI này đều do nhân duyên tạo thành, nó không tự có. Vì vậy chúng không có tự tánh hay chúng không có tánh.

VẬT BẤT THIÊN

Chúng ta biết rằng , mọI vật đều do duyên sanh, không có tự tánh.
Chúng ta ở trong không gian và thờI gian.
Lúc xưa chúng ta còn trẻ, Bây giờ chúng ta đã già.
Nhưng chẳng có gì biến đổI cả,. TạI sao vậy?
Vì rằng cái khuôn mắt trẻ đó, nó ở ngày xưa chứ không ở hiện nay. Nó không đến hiện nay. Nó ở chỗ của nó.
Còn cái mặt già này nó ở hiện tạI, nó không phảI là cái mặt ngày xưa. Nó cũng ở chỗ của nó.
BởI vậy mớI nói CHẲNG CÓ GÌ BIẾN ĐỔI CẢ. mọI vật tự ở vị trí của mình nên VẬT TỨC CHƠN.
Đó là xét trong một thờI gian dài. Nếu chúng ta để ý , quan sát kỹ sẽ thấy lúc nào vật cũng chơn. Thí dụ :
Sáng nay chúng ta ở nhà. Trưa nay chúng ta ở chùa.
Nhưng không thể nói ta bây giờ là ta buổI sáng. BởI vì mọI vật đều do nhân duyên hợp lạI mà thành. Do đó giữa 2 cái ta đó có nhiều khác biệt. Ta buổI trưa này nhiều bụI bậm hơn, mệt mỏI hơn, đói khát hơn, nhưng tỉnh táo hơn v v… cái ta buổI sáng.
Vậy có thể nói Ta buổI sáng nó ở buổI sáng. Còn ta bây giờ là ta lúc trưa.
Vậy thì cái ta buổI sáng nó đâu có đến buổI trưa ? còn cái ta buổI trưa đâu phảI là cái ta buổI sáng
Vậy thì cái ta nào tự nó ở vị trí của nó, chẳng có gì thay đổI cả, vì vậy nên nó là chơn. Hay Vật tức chơn.
Nếu xét cho kỹ thì trong từng sát na, con ngườI hay vật đều có thay đổi. Vậy thì trong mỗI sát na vật tự ở vị trí của mình, nó chẳng chuyển động, chẳng biến đổI nên nó tức chơn. Vì vậy mớI nói :

Gió bão bay núi mà thường tịnh
Nước sông đổ gấp mà chẳng trôi
BụI trần lăng xăng mà chẳng động
Trăng qua bầu trờI mà chẳng đi.

Mọi biến đổi chỉ có thể diễn ra trong dòng chảy của thời gian.
Ngược lại, thời gian cũng chỉ có khi sự vật biến đổi.
Vì hai nhân tố này phụ thuộc lẫn nhau không thể tách rời nên chúng đều do duyên khởi, không có tự tánh.
Hay nói cách khác Thời gian và sự biến đổi của sự vật đều không có thực, bổn tánh của chúng là không.

(còn tiếp)


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Sơ lược về TRIỆU LUẬN

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

BẤTCHƠN KHÔNG

Vạn vật là pháp hữu vi , do nhân duyên sanh nên không có tự tính vì vậy thể tánh vốn không. Vì giả có mà thực không nên gọI là “ Diệu Hữu”.

Vạn vật vốn từ tánh không lưu xuất, mà tánh không là chơn tâm, chẳng phảI là không có nên còn là “ Diệu không “.

Vậy xét về thực thể của vạn vật, vốn “ chẳng phảI có, chẳng phảI không ” nên gọI là Trung Đạo. Đó là ý nghĩa của Trung Đạo Đệ Nhất Nghĩa Đế.

Nếu ta luôn luôn quán sát vạn vật như thực tánh của nó ( tức có mà chẳng có, không mà chẳng không ) thì tâm sẽ không bị vướng mắc vào sự, không bị nhiễm ô. Gặp cảnh nào cũng tự do, tự tạI. Nếu chấp sự là có liền bị vật chuyển. Nếu chấp sự là không liền bị pháp chuyển ( Pháp đoạn diệt ).

Tánh của vạn vật do nhân duyên sanh nên chẳng phảI thực có, do tánh chơn khởI nên chẳng phảI thực không. Vì vậy mọI vật “ tức giả, tức chơn”. Hay nói cách khác “ Tánh của sắc vốn không “ chẳng phảI đợI sắc hoạI rồI mớI thành không. Nghĩa là “ Sắc, Không bất nhị “ sắc và không chẳng phảI hai, nên Tâm kinh nói “ Sắc tức thị không”.

Vì vật không có tự tánh, do nhân duyên mà giả có nên nó vốn không. Do đó tên của vật cũng là gượng đặt để gọI, vì khi gọI không biết để chỉ cái gì trong đống nhân duyên hỗn độn ấy.
Vậy vật cũng giả mà tên cũng giả, thì không biết vạn vật ở đâu ?

Vật vốn không thực nên chẳng thể nói nó có bỉ, thử. Bỉ, thử do kiến chấp của con ngườI tạo ra. Giả sử có một vật đặt ở giữa hai người. Một ngườI đứng đàng đông, một ngườI đứng đàng tây. . NgườI đứng đàng đông thì nói vật ở đàng tây. Còn ngườI đứng đàng tây thì nói vật ở đàng đông. Vật vốn không có đông, tây mà do kiến chấp của con ngườI mà thành ra có đông, tây.
Cũng vậy, các pháp không có tự có tha , mà ngườI mê lầm thành chấp có, chấp không.
Nếu khéo được ý quên lờI, ngay đó mà khế cơ, khế lý thì sự chấp bỉ, thử đâu còn, lờI thị phi cũng sạch thì đâu còn pháp nào dính dáng đến tình cảm, không còn vướng mắc điều gì cả.
Vì vậy kinh nói
“ Lạ quá Thế Tôn! Ngay chỗ bất động chơn tâm mà kiến lập vạn pháp”
“ Chẳng phảI lìa chơn tâm mà có chỗ kiến lập”
“ Ngay chỗ kiến lập tức là chơn tâm vậy”.

Như thế đạo đâu có xa. Sự tiếp xúc nào cũng là chơn đạo.
Thánh đâu có xa. Thể hội được việc trước mắt tức là bậc thánh vậy.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Sơ lược về TRIỆU LUẬN

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

BÁT NHÃ VÔ TRI

Bát nhã là trí huệ, là thực trí của Pháp thân, là căn bản trí.
Hai luận “ Vật Bất Thiên” và “ Bất Chơn Không “ đều nói về tính bất nhị của Vật ( chẳng phảI có, chẳng phảI không) theo tục đế và chơn đế, đều là Vật bị quán, còn gọI là “Cảnh Sở Quán “. Còn Bát Nhã là trí năng quán.

Bát Nhã là thực trí của Pháp thân, tức là dụng của chơn tâm, là tính chiếu soi của Phật tánh. Nhưng sao lạI gọI là Bát Nhã Vô Tri ?

Vì nếu có sở tri, tức là có cái bị biết, thì cũng có cái không biết tới. Giống như khi ta ở gần một đống cát, nếu ta nhìn kỹ một hạt cát, thì chẳng biết tớI tất cả những hạt khác.
Còn trí Bát Nhã là biết tất cả, bình đẳng không thiên vị, không chú ý đến một cái nào, (nhưng không cái gì không biết), mà biết tất cả thì cũng như chẳng biết gì cả. Giống như ta nhìn đống cát, thấy toàn bộ các hạt cát, bình đẳng như nhau, nên hình như chẳng biết gì cả, vì vậy nên nói là Bát Nhã Vô Tri.
Kinh Đạo Hạnh nói “ Bát Nhã vô sở tri, vô sở kiến” hay kinh …..nói “ Chơn tâm bậc Thánh chẳng có chỗ tri, chẳng có chỗ bất tri”.
Vì thấy biết tất cả bình đẳng nên không cần tác ý. Vì không tác ý nên tâm bậc Thánh trong sạch, trống rỗng. Và càng trống rỗng, trong sạch chừng nào thì sự chiếu dụng càng đầy đủ chừng ấy. Giống như mặt gương càng sạch thì càng sáng. Do đó suốt ngày tri mà chưa từng tri là vậy. ( Vì không có tác ý).

Bát Nhã thấy biết tất cả, chiếu soi tất cả, không chướng ngạI, không có cái thứ hai nên còn gọI là độc chiếu hay độc giác.

Bát Nhã ngoài thực trí chiếu soi tất cả mà vô tri, còn có quyền trí. Quyền trí có công dụng ứng cơ hóa độ mà không qua sự tác ý. Do chẳng cần tác ý nên siêu việt trên thế tục, vì thế quyền trí suốt ngày ở trong thế gian mà chẳng nhiễm, suốt ngày tùy cơ hóa độ vô biên chúng sanh mà chẳng thấy lao nhọc.

Bát Nhã là tánh thấy biết, nhưng thể của nó thì trống rỗng ( thể của nó là Phật tánh, là Pháp thân). Thể thì trống rỗng nhưng dụng thì chẳng phảI không. Cho nên nói có cũng chẳng phảI, nói không cũng chẳng phải.

Bát Nhã chiếu soi mà hằng trống rỗng nên dù lẫn lộn trong thế gian mà vẫn trạm nhiên, chẳng đổi. ( vì bản thể trống rỗng, lấy gì đổI được).
Bát Nhã trống rỗng mà hằng chiếu soi nên tịch diệt mà chẳng bỏ chúng sanh.

Kinh Bảo Tích nói “ Vì vô tâm mà được hiện hành ”
Kinh Phóng Quang nói “ Đẳng giác bất động mà kiến lập các pháp “

Vì thế Bát Nhã trống rỗng mà chiếu soi
Vạn vật xáo động mà thường tịnh.

Bậc Thánh ứng cơ tiếp vật, trống rỗng mà vẫn làm thành
Chẳng biết mà không gì không biết, chẳng làm mà không gì không làm.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Sơ lược về TRIỆU LUẬN

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

NIẾT BÀN VÔ DANH

Niết –Bàn, tiếng Phạn, tức là viên tịch. Tức là tất cả đều sạch trơn, đều ngừng nghỉ.
Viên là tất cả phiền não đều sạch trơn, Phiền não do mê lầm mà sanh nên dẹp hết mê lầm tức dẹp hết phiền não. Phiền não gồm 5 thứ:
1) Kiến nhất thiết trụ địa phiền não: tức phiền não do tất cả các kiến giải mê lầm.
2) Dục ái trụ địa phiền não: là phiền não do mê lầm của cõi dục giới. Nhất là các vọng tưởng tham ái.
3) Sắc ái trụ địa phiền não: là phiền não do các mê lầm của cõi sắc giới.
4) Hữu ái trụ địa phiền não: là phiền não do mê lầm của cõi vô sắc giới. Cõi vô sắc dù chẳng có sắc thân, nhưng vẫn còn chấp có cái ngã là Alaya thức, do còn ngã nên còn ái nên gọi là hữu ái.
5) Vô minh trụ địa phiền não: là phiền não do vô minh. Vô minh là gốc của tất cả phiền não

Tịch là không còn 2 việc Tử :
1) Phần đoạn sanh tử: là loại sanh tử của phàm phu. Việc sanh tử gián đoạn từ phần này sang phần kia, từ đời này sang đời kia.
2) Biến dịch sanh tử : Là sanh tử của bậc thánh đã thoát khỏi luân hồi, sự sanh tử chỉ diễn ra do sự biến dịch của tâm thức. Thí dụ như từ Bồ tát Sơ địa lên Bồ-Tát nhị địa.

Trong kinh Phật có bốn thứ Niết Bàn là :
1) Tự Tánh Niết Bàn: Tâm này cùng khắp, là bản thể của các pháp, tánh tướng thường trụ, vốn không sanh khởi nên gọi Niết Bàn.
2) Hữu dư Niết Bàn: Sự chứng đạo của tam thừa, vô minh chưa sạch hết, biến dịch sinh tử chưa hết , sự chứng lý chưa cùng tột, nghĩa là vẫn còn dư một khoảng đường chưa đạt đến nên gọi là “ Hữu dư Niết Bàn”.
3) Vô dư Niết-Bàn: Sự tu chứng đã cùng tột, đã thành Phật. Vọng đã hết, chơn đã sạch. Thể, dụng bất nhị. Chứng quả Vô thượng Đại Niết-Bàn. Còn gọi là “ Vô dư Niết-Bàn ”
4) Vô Trụ Niết-Bàn: Tất cả các bậc thánh chẳng trước hữu vi, chẳng trụ vô vi, nhị biên đều bất trụ , Trung đạo cũng chẳng lập, động – tịnh bất nhị mà lập Niết Bàn nên gọi là “ Vô Trụ Niết- Bàn “.

Bốn thứ tên gọi này chỉ theo Thể và Dụng mà đặt tên. Kỳ thật trong Nhất Tâm, danh tướng đều tịch nên gọi là “Vô Danh “ tức là sanh-tử và Niết-Bàn cả hai đều bất khả đắc cho nên “ Vô Danh “ là cái tổng danh của Nhất Tâm Thường Trụ , bất sanh, bất diệt.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.16 khách