Nghiên cứu Kinh Điển, bắt đầu từ đâu?

Có những đoạn kinh luận đọc không hiểu, hiểu mà không thấu đáo, chẳng biết hỏi ai ? Mời đem vào đây để mọi người cùng nhau thảo luận học hỏi...

Điều hành viên: binh

phatphap
Bài viết: 375
Ngày: 19/06/10 05:11
Giới tính: Nữ
Phật tử: Tại gia
Đến từ: không rõ

Nghiên cứu Kinh Điển, bắt đầu từ đâu?

Bài viết chưa xem gửi bởi phatphap »

Cho mình hỏi nếu muốn nghiên cứu kinh điển thì bắt đầu từ bộ Kinh nào? Vì nghe nói Kinh Phật thì rất nhiều: Trường bộ, Trung Bộ, Tương Ưng Bộ, Trường A Hàm, Tạp A Hàm...không biết các bộ Kinh này khác nhau ntn ? ~x(

Sẵn đây cho hỏi về hệ thống Kinh Điển Phật Giáo được phân chia sắp xếp ra sao?

Và có thể thỉnh Kinh ở đâu. Tks các bạn nhiều


Hình đại diện của người dùng
alphatran
Bài viết: 1385
Ngày: 04/05/11 20:42
Giới tính: Nam
Đến từ: Hữu Lậu Tịnh Tu Am

Re: Nghiên cứu Kinh Điển, bắt đầu từ đâu?

Bài viết chưa xem gửi bởi alphatran »

ThuongLacNgaTinh đã viết:Cho mình hỏi nếu muốn nghiên cứu kinh điển thì bắt đầu từ bộ Kinh nào? Vì nghe nói Kinh Phật thì rất nhiều: Trường bộ, Trung Bộ, Tương Ưng Bộ, Trường A Hàm, Tạp A Hàm...không biết các bộ Kinh này khác nhau ntn ? ~x(

Sẵn đây cho hỏi về hệ thống Kinh Điển Phật Giáo được phân chia sắp xếp ra sao?

Và có thể thỉnh Kinh ở đâu. Tks các bạn nhiều
Này hiền hữu,

Đây cũng là câu hỏi mà alpha tìm hiểu bấy lâu, chỉ mới tìm được cuốn này, hiền hữu thử xem sao:
HƯỚNG DẪN ĐỌC TAM TẠNG KINH ĐIỂN
Gs. U KO LAY (Yangon, Miến Điện)
Phật Lịch: 2546 - Dương Lịch: 2003 - Miến Lịch: 1365
Nguyên tác: "Guide to Tipitaka" Tỳ khưu ni Huyền Châu dịch

Link: http://www.thuvienhoasen.org/D_1-2_2-73 ... l_bookmark

Alpha đang cần một cuốn tương tự cho phần Bắc Truyền nhưng vẫn chưa có, nếu các vị nào biết xin cùng chỉ cho alpha.


Pháp môn vô lượng thệ nguyện học - Phiền não vô tận thệ nguyện đoạn - Phật đạo vô thượng thệ nguyện thành - Chúng sanh vô biên thệ nguyện độ
dieungo
Bài viết: 769
Ngày: 11/04/12 22:47
Giới tính: Nam
Đến từ: Hà Nội

Re: Nghiên cứu Kinh Điển, bắt đầu từ đâu?

Bài viết chưa xem gửi bởi dieungo »

Chào bạn TLNT bạn nghiên cứu kinh điển nhằm muc đích gì?


phatphap
Bài viết: 375
Ngày: 19/06/10 05:11
Giới tính: Nữ
Phật tử: Tại gia
Đến từ: không rõ

Re: Nghiên cứu Kinh Điển, bắt đầu từ đâu?

Bài viết chưa xem gửi bởi phatphap »

Tu Pháp Môn Gì Thì Cũng Cần Nên Tìm Đọc Kinh Luật Luận Của Phật Dạy Để Có Sự Hiểu Biết Đúng Đắn Về Giáo Pháp Của Đức Phật Cũng Như Là Có Đức Tin Thanh Tịnh.

Nếu Không Đọc Kinh Phật Thì Rất Dễ Bị Các Loại Tà Kiến Làm Lung Lạc Và Thối Thất Trong Sự Tu Hành.
viewtopic.php?f=43&t=2390


dieungo
Bài viết: 769
Ngày: 11/04/12 22:47
Giới tính: Nam
Đến từ: Hà Nội

Re: Nghiên cứu Kinh Điển, bắt đầu từ đâu?

Bài viết chưa xem gửi bởi dieungo »

Tu Pháp Môn Gì Thì Cũng Cần Nên Tìm Đọc Kinh Luật Luận Của Phật Dạy Để Có Sự Hiểu Biết Đúng Đắn Về Giáo Pháp Của Đức Phật Cũng Như Là Có Đức Tin Thanh Tịnh.

Nếu Không Đọc Kinh Phật Thì Rất Dễ Bị Các Loại Tà Kiến Làm Lung Lạc Và Thối Thất Trong Sự Tu Hành.
Đúng là như vậy nhưng để đọc hết được kinh Phật thì...


Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Nghiên cứu Kinh Điển, bắt đầu từ đâu?

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

ThuongLacNgaTinh đã viết:Cho mình hỏi nếu muốn nghiên cứu kinh điển thì bắt đầu từ bộ Kinh nào? Vì nghe nói Kinh Phật thì rất nhiều: Trường bộ, Trung Bộ, Tương Ưng Bộ, Trường A Hàm, Tạp A Hàm...không biết các bộ Kinh này khác nhau ntn ? ~x(

Sẵn đây cho hỏi về hệ thống Kinh Điển Phật Giáo được phân chia sắp xếp ra sao?

Và có thể thỉnh Kinh ở đâu. Tks các bạn nhiều
Bắt đầu từ kinh Chuyển Pháp Luân đầu tiên, trong đó có kinh Tứ Thánh Đế và kinh Vô Ngã tướng.


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
mymamut
Bài viết: 353
Ngày: 29/05/10 23:14
Giới tính: Nam
Đến từ: vietnam

Re: Nghiên cứu Kinh Điển, bắt đầu từ đâu?

Bài viết chưa xem gửi bởi mymamut »

Kính chào các bạn kinhle Kính Đh BatTinh kinhle

Nhân
gửi bởi battinh » 20/Tháng 6/'12,


Bắt đầu từ kinh Chuyển Pháp Luân đầu tiên, trong đó có kinh Tứ Thánh Đế và kinh Vô Ngã tướng.
Với tôi, thiệt tế đây là những danh tự không có thừa sót, tỳ vết.

kinhle kinhle kinhle

Nhớ ơn VỊ GIẢI THOÁT, GIÁC NGỘ CÓ THẬT TRONG LỊCH SỬ NHÂN LOẠI VỚI DANH TỰ SIDDHARTHA GAUTAMA


Nhớ ơn VỊ GIẢI THOÁT, GIÁC NGỘ CÓ THẬT TRONG LỊCH SỬ NHÂN LOẠI VỚI DANH TỰ SIDDHARTHA GAUTAMA
nhuphap
Bài viết: 4
Ngày: 16/06/12 09:50
Giới tính: Nam

Re: Nghiên cứu Kinh Điển, bắt đầu từ đâu?

Bài viết chưa xem gửi bởi nhuphap »

alphatran đã viết:
Này hiền hữu,

Đây cũng là câu hỏi mà alpha tìm hiểu bấy lâu, chỉ mới tìm được cuốn này, hiền hữu thử xem sao:
HƯỚNG DẪN ĐỌC TAM TẠNG KINH ĐIỂN
Gs. U KO LAY (Yangon, Miến Điện)
Phật Lịch: 2546 - Dương Lịch: 2003 - Miến Lịch: 1365
Nguyên tác: "Guide to Tipitaka" Tỳ khưu ni Huyền Châu dịch

Link: http://www.thuvienhoasen.org/D_1-2_2-73 ... l_bookmark

Alpha đang cần một cuốn tương tự cho phần Bắc Truyền nhưng vẫn chưa có, nếu các vị nào biết xin cùng chỉ cho alpha.
Alphatran xem "Đại Tạng Kinh Nhập Môn - do TT. Thích Viên Lý dịch" cách trình bày khác với GS U Ko Lay nhưng cũng có thể nắm bắt được khái quát đại tạng kinh bắc truyền.

Nếu ai chưa thích nghiên cứu thẳng vào kinh thì có thể xem mấy quyển "con đường giải thoát" tác giả là ngài Rahula và quyển đức "Phật và Phật Pháp" tác giả ngài Narada, Quyển "37 phẩm trợ đạo" ngài Ledi Sayadaw khó nuốt hơn nhưng cực hay.


Hình đại diện của người dùng
alphatran
Bài viết: 1385
Ngày: 04/05/11 20:42
Giới tính: Nam
Đến từ: Hữu Lậu Tịnh Tu Am

Re: Nghiên cứu Kinh Điển, bắt đầu từ đâu?

Bài viết chưa xem gửi bởi alphatran »

nhuphap đã viết: Alphatran xem "Đại Tạng Kinh Nhập Môn - do TT. Thích Viên Lý dịch" cách trình bày khác với GS U Ko Lay nhưng cũng có thể nắm bắt được khái quát đại tạng kinh bắc truyền.

Nếu ai chưa thích nghiên cứu thẳng vào kinh thì có thể xem mấy quyển "con đường giải thoát" tác giả là ngài Rahula và quyển đức "Phật và Phật Pháp" tác giả ngài Narada, Quyển "37 phẩm trợ đạo" ngài Ledi Sayadaw khó nuốt hơn nhưng cực hay.


Alpha cả đời coi pháp quý giá vô cùng, nay hiền giả đem pháp cho alpha, thật cảm ơn nhiều lắm.

Alpha sẽ nương theo các tài liệu hiền giả đã chỉ mà học.

Một số bộ luận quý thực sự cũng là một con đường nhanh chóng cho người đi tìm hiểu tam tạng kinh điển. Trong luận có cả Luật và Kinh, có cả pháp học và pháp hành, giải thích chi tiết, giải nghi rất nhiều.


Pháp môn vô lượng thệ nguyện học - Phiền não vô tận thệ nguyện đoạn - Phật đạo vô thượng thệ nguyện thành - Chúng sanh vô biên thệ nguyện độ
Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: Nghiên cứu Kinh Điển, bắt đầu từ đâu?

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

Nghiên Cứu Kinh Điển nên bắc đầu từ Tâm. Bởi Tâm là nguồn của tất cả Kinh, là thể chất, là cốt tủy, là bí áo của tất cả kinh, mà chư Phật Bồ Tát muốn chỉ dạy cho mình.

Khi xưa vốn là "Bất lập văn tự, trực chỉ nhân tâm, minh tâm kiến tánh, kiến tánh thành Phật".

Mỗi mỗi lời Phật nói ra chỉ nhằm mục đích chỉ thẳng một việc ấy thôi, đó là giúp cho chúng sanh nhận thấy được và trở về với Tâm Tính Tri Kiến Phật mình vốn sẵn có (Pháp Hoa Kinh).

Nếu có thể nhận được và trở về được với Tâm Tính mình, thì Kinh đâu cần phải nhọc tâm nghiên cứu, học hỏi, ghi chép? Ngược lại muốn có kinh gì được kinh đó, muốn nói kinh gì liền nói được kinh đó, muốn giải kinh gì liền giải được kinh đó như Lục Tổ Huệ Năng khi xưa vậy, không có học, không biết chữ, vậy mà ngộ được Tâm Tính rồi thì tất cả Kinh đều nói được, giải được và thông suốt.

Do vậy Tổ khi xưa nói:

"Phật dạy tất cả pháp
Vì độ tất cả tâm
Nếu không tất cả tâm
Đâu cần tất cả pháp"


Do vậy mới hay khi ngộ được tâm tính bồ đề rồi mới hay ngàn kiếp miệt mài học kinh giải nghĩa chỉ là việc đùa của thời thơ ấu.

Miệt mài nghiên cứu kinh sách chỉ có thể làm được pháp sư, giảng sư, được một chút thông minh trí tuệ thế gian.

Nhưng nói đến việc giác ngộ giải thoát thì tuyệt không có phần.

Do vậy Tổ Đức Sơn khi ngộ rồi, liền đốt hết bộ Thanh Long Sớ Sao (Kim Cang Kinh) của mình trước đại chúng và nói:

“Tột cùng các biện luận siêu huyền như một sợi lông ném trong hư không; hết sạch các trọng yếu trong đời như một giọt nước rơi vào hồ lớn.”


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Hình đại diện của người dùng
alphatran
Bài viết: 1385
Ngày: 04/05/11 20:42
Giới tính: Nam
Đến từ: Hữu Lậu Tịnh Tu Am

Re: Nghiên cứu Kinh Điển, bắt đầu từ đâu?

Bài viết chưa xem gửi bởi alphatran »

Thánh_Tri đã viết:Nghiên Cứu Kinh Điển nên bắc đầu từ Tâm. Bởi Tâm là nguồn của tất cả Kinh, là thể chất, là cốt tủy, là bí áo của tất cả kinh, mà chư Phật Bồ Tát muốn chỉ dạy cho mình.

Khi xưa vốn là "Bất lập văn tự, trực chỉ nhân tâm, minh tâm kiến tánh, kiến tánh thành Phật".

Mỗi mỗi lời Phật nói ra chỉ nhằm mục đích chỉ thẳng một việc ấy thôi, đó là giúp cho chúng sanh nhận thấy được và trở về với Tâm Tính Tri Kiến Phật mình vốn sẵn có (Pháp Hoa Kinh).

Nếu có thể nhận được và trở về được với Tâm Tính mình, thì Kinh đâu cần phải nhọc tâm nghiên cứu, học hỏi, ghi chép? Ngược lại muốn có kinh gì được kinh đó, muốn nói kinh gì liền nói được kinh đó, muốn giải kinh gì liền giải được kinh đó như Lục Tổ Huệ Năng khi xưa vậy, không có học, không biết chữ, vậy mà ngộ được Tâm Tính rồi thì tất cả Kinh đều nói được, giải được và thông suốt.

Do vậy Tổ khi xưa nói:

"Phật dạy tất cả pháp
Vì độ tất cả tâm
Nếu không tất cả tâm
Đâu cần tất cả pháp"


Do vậy mới hay khi ngộ được tâm tính bồ đề rồi mới hay ngàn kiếp miệt mài học kinh giải nghĩa chỉ là việc đùa của thời thơ ấu.

Miệt mài nghiên cứu kinh sách chỉ có thể làm được pháp sư, giảng sư, được một chút thông minh trí tuệ thế gian.

Nhưng nói đến việc giác ngộ giải thoát thì tuyệt không có phần.

Do vậy Tổ Đức Sơn khi ngộ rồi, liền đốt hết bộ Thanh Long Sớ Sao (Kim Cang Kinh) của mình trước đại chúng và nói:

“Tột cùng các biện luận siêu huyền như một sợi lông ném trong hư không; hết sạch các trọng yếu trong đời như một giọt nước rơi vào hồ lớn.”
Đây là một con đường khác để thông tam tạng kinh điển, nhưng muốn thành tựu trên con đường này:

- phải có thầy hướng dẫn (nhưng gốc gác nó vẫn từ kinh điển mà thôi ngoài trừ thời Phật còn tại thế)
- nếu không có thầy hướng dẫn thì phải vào kinh điển trước mới biết cách để mà minh tâm kiến tánh.


Pháp môn vô lượng thệ nguyện học - Phiền não vô tận thệ nguyện đoạn - Phật đạo vô thượng thệ nguyện thành - Chúng sanh vô biên thệ nguyện độ
Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: Nghiên cứu Kinh Điển, bắt đầu từ đâu?

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

alphatran đã viết: - nếu không có thầy hướng dẫn thì phải vào kinh điển trước mới biết cách để mà minh tâm kiến tánh.
Nếu không ngộ được tự tâm thì các kinh điển, đặc biệt thuộc lý Bát Nhã sẽ không bao giờ hiểu được và thông suốt được triệt để. Có hiểu cũng chỉ ngoài da bởi dùng tâm ý thức mà lãnh hội nên không trúng với lời Phật dạy trong Kinh. Bởi tâm y suy diễn ra nhiều điều không đúng với sự thật chân lý, ta bị nó đánh lừa. Đi sai một ly là xa ngàn dậm. Do vậy nói "y kinh giải nghĩa tam thế Phật oan".

Vì cớ sao? Bởi dùng ý thức phân biệt suy diễn thêu dệt ra mộng tưởng ảo huyền về từng chữ trong Kinh.

Phật dạy những gì trong vô vàng Kinh điển?

Tóm tắc lại không ngoài bài kệ Kinh Pháp Cú:

"Đừng làm các việc ác
Nên làm các việc lành
Giữ tâm ý trong sạch
Đấy lời dạy chư Phật"


Hai câu đầu là dạy cho hạng người tu tập theo pháp thế gian.
Hai câu sau cùng là dạy cho hạng người tu tập theo pháp xuất thế gian.

Hãy tịnh tâm mình, thì tịnh độ hiện tiền.
Hãy xoay trở về với tâm tính của mình tức là giác ngộ, mà giác ngộ tức là Phật.


Mục đích Phật thị hiện ra đời chỉ vì một việc đó thôi, chỉ cho người nhận thấy được Phật Tánh nơi mình.

Vậy mình cần phải xoay về mà nhận được Phật Tánh nơi mình. Đó là ý nghĩa chính, mình đừng chạy theo ngôn từ mà đánh mất ý chính của Kinh.

Lời Phật dạy không phải để đem ra giảng giải qua ngôn từ, lời nói, chữ viết, câu văn về Phật Tánh. Mà phải tự lãnh hội và thâm nhập vào Phật tánh nơi mình. Bởi Phật Tánh thì ngoài khả năng diễn đạt của tư tưởng và ngôn ngữ thế gian. Chỉ có người nào đạt được mới hiểu. Làm thế nào để diễn tả được? Chính do không thể nói ra được, nên Phật sau khi giác ngộ ở cội Bồ Đề liền toan nhập Niết Bàn, nhưng lại muốn chỉ bày cho chúng sanh, nên Phật miễn cưỡng mà nói ra lời, nên mới có Kinh.

Kiến Tánh không thể hiểu bằng tâm ý và ngôn từ, cũng không thể học từng phần, không thể biết từng phần, không thể hành từng phần, mà phải trực nhận và lãnh hội trực tiếp một cách trọn vẹn. Giống như uống một hớp nước. Khi uống nước ta không bao giờ dùng tâm thức và ngôn ngữ để nói viễn vong chung quanh việc uống nước. Ta uống hay không uống vậy thôi. Rất thẳng tắc và giản dị. Cũng thế ngàn kinh muôn luận cũng chỉ đi quanh vấn đề nhằm chỉ cho ta, diễn ta cho ta, khuyên chúng ta hãy trờ về với Phật Tánh nơi mình, lãnh hội rồi thì tức là giác ngộ là giải thoát, là Phật.

Do vậy Kinh sách giáo lý chỉ giúp ta chủng bị, nhưng kinh sách giáo lý không thể tạo ra giác ngộ, càng không thể giác ngộ cho mình. Bởi không ai và không gì có thể giác ngộ cho mình ngoài mình vì tự tánh là ở nơi mình mà mình cần phải trực tiếp lãnh hội và trực nhận.

Xin đính chính: Kinh Sách giáo lý của Phật không có lỗi gì, chỉ tại do tâm ý con người suy diễn viễn vong y kinh giải nghĩa tam thế Phật oan mới thành ra lỗi lầm sai lạc. Mọi người thời nay đua nhau học thật nhiều thật cao, lấy nhiều bằng cấp Phật Học để rồi y kinh giải nghĩa tam thế Phật oan. Đưa Phật Pháp vào con đường lý thuyết xuông qua ngôn từ lời nói chữ nghĩa câu văn, mà không phải bằng con đường đạo học trực nhận tâm tính Bồ Đề nơi mình mà Phật, Tổ từ xưa đã dạy. Buồn thay!

Xin Cẩn Thận. Chúc an vui.


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.13 khách