Niệm Phật, vãng sanh Tịnh Độ

Có những đoạn kinh luận đọc không hiểu, hiểu mà không thấu đáo, chẳng biết hỏi ai ? Mời đem vào đây để mọi người cùng nhau thảo luận học hỏi...

Điều hành viên: binh

Cường nam
Bài viết: 249
Ngày: 30/09/11 19:27
Giới tính: Nam

Re: Niệm Phật, vãng sanh Tịnh Độ

Bài viết chưa xem gửi bởi Cường nam »

Thưa tinhnghia.
by tinhnghia » 06/Jul/'12, 00:55

- Tôi chẳng gắn sự thật vẫn là sự thật chẳng thể chối cãi!
Học Phật cứ nghĩ mình là Thánh, hay là Phật rồi vậy? Cứ chấp cái ông Phật trong tâm này là Phật đã thành rồi.
Mà không trở về thực tế!
- Phàm phu mà không nhận là phàm phu, thánh thì không phải là thánh...vậy là cái gì?
Ạnh bạn à, Cường nói một cái vì dụ này cho anh suy nghĩ thữ nhé.

Nếu chỡ về 2500 trước khi anh gạp Phật tổ thuyết pháp anh cũng điều nói như thế thôi, vì cái thấy của anh đối với Phật Tổ cũng chỉ là một phàm phu thôi, bỡi vì anh hành đạo mà chẳng hiểu thế nào gọi là đạo, cho nên anh mới có phân biệt thọ giả, và nhân, ngã.

Bỡi vì trong tư tưởng của anh ngoài ra Phật Tổ diên tịch rồi, có thể không còn ai là Phật hết, hoạc nếu có cũng phải chờ người ấy chết đi, rồi để lại các thứ như ảo thuật anh mới nhận ra, ấy là một sài lầm to. như Lục Tổ Huệ Năng Ông ta diên tịch rồi còn để lại cái nhục thân tại Trung Quốc cho đến bây giờ, vậy thì sao anh không theo cái pháp của Lục Tổ học đi? Vâng Ông Phật Tổ đâu có để lại cái nhục thân như Lục Tổ mà anh cứ nói đến Phật Tổ vậy, nếu muốn lấy cái chứng mình mà để so sánh với cái sự thật và thật tế hơn, vậy là Ông Lục Tổ hơn nhiều rồi chứ? đúng không?

Nếu như anh có biếc được ai là Phật, trước hoạc sau, cũng đâu có ích lợi gì cho anh đâu, bỡi vì việc Ông Phật hành là việc đạo hạnh của Ông Phật, còn việc anh học anh hành là việc của anh, đâu có liên cang gì đâu?, nếu giả thuyết anh đi hổi pháp được Phật Tổ cái gì gọi là tứ tướng, mà anh không ngộ ra được ỡ chính mình , thì cũng vô ích thôi, phải chăng nếu anh tự ngộ ra được, thì đồng với anh đã gạp Phật Tổ rồi, như vậy có khác gì đâu.

Vì vậy anh cứ bắt buộc người ta phải là phàm phu, hây Phật cũng đâu có ích lợi gì cho anh. người ta tự thấy tự biếc, đâu có làm trướng niệm anh đâu có đúng không?

vậy thì sao anh không tự thấy tự biếc mà lại cho người khác là không thật tế?, Cường có thật tế hây không nó đâu có làm trướng niệm anh, hơn nữa đâu có ảnh hưỡng đến đạo hạnh của anh được cái gì đâu? quang trọng là chính ỡ bản thân anh có thật tế hây không, nó mới là điều quang trong ỡ chính bản thân anh đó.

Vì vậy xin đừng bao giờ bận tâm người ta là ai, vì cái nó không có liên cang đến đạo hạnh của anh, và cũng chăng có lợi ích gì cho anh, hoạc tổn hại gì cho anh, nếu nói là có là do tâm sanh thôi.

Phàm phu mà không nhận là phàm phu, thánh thì không phải là thánh...vậy là cái gì? là cái gì chăng nữa cũng là do tâm sanh thôi, lại lọt vào tướng thọ giả, và nhân, ngã ,mà không thấy.

Cường Nam AO SEN.


Hình đại diện của người dùng
tinhnghia
Bài viết: 694
Ngày: 18/07/10 22:32
Giới tính: Nam
Đến từ: TP.HCM

Re: Niệm Phật, vãng sanh Tịnh Độ

Bài viết chưa xem gửi bởi tinhnghia »

- Thôi tôi không muốn mất thời gian quý báu vào việc này nữa. STOP


Cường nam
Bài viết: 249
Ngày: 30/09/11 19:27
Giới tính: Nam

Re: Niệm Phật, vãng sanh Tịnh Độ

Bài viết chưa xem gửi bởi Cường nam »

Bỡi tinhnghia
- Thôi tôi không muốn mất thời gian quý báu vào việc này nữa. STOP
Biếc vậy thì tốt lấm cám ơn anh.

Cường Nam AO SEN.


Hình đại diện của người dùng
tinhnghia
Bài viết: 694
Ngày: 18/07/10 22:32
Giới tính: Nam
Đến từ: TP.HCM

Re: Niệm Phật, vãng sanh Tịnh Độ

Bài viết chưa xem gửi bởi tinhnghia »

- nếu anh bạn viết nhiều vậy thà tham thiền, hay niệm Phật đi thì hay hơn. Vô Bổ
------
TẠM BIỆT

-


Cường nam
Bài viết: 249
Ngày: 30/09/11 19:27
Giới tính: Nam

Re: Niệm Phật, vãng sanh Tịnh Độ

Bài viết chưa xem gửi bởi Cường nam »

Thưa anh tinhnghia,
by tinhnghia » 06/Jul/'12, 02:17

- nếu anh bạn viết nhiều vậy thà tham thiền, hay niệm Phật đi thì hay hơn. Vô Bổ
------
TẠM BIỆT
nếu anh còn nói nữa thì Cường phải tham thiền mới trả lời cho anh một cách chung đạo, vâng riêng cường thì tự vốn chẳng sanh, cho nên cũng chẳng có mà tham.

Còn việc anh thì luôn luôn nhớ niệm Phật để đi cực lạc, nếu niêm danh Phật thì được đi cực lạc, nếu niệm danh phi thuyền Apollo, thì sẽ lên thiên đang luôn. niệm cái nào ra cái ấy, có đúng công bằng không?

Cường Nam AO SEN.


Huệ Hiền
Bài viết: 1447
Ngày: 31/05/10 18:35
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Kiên Giang - Việt Nam

Re: Niệm Phật, vãng sanh Tịnh Độ

Bài viết chưa xem gửi bởi Huệ Hiền »

Nên đọc những bài luận của chư Tổ về pháp niệm Phật:

Phổ Hiền Bồ Tát lấy thập đại nguyện để làm chỉ dẫn quy hướng Cực Lạc

Pháp môn niệm Phật, chẳng sợ đi không thành, chỉ sợ không đầy đủ tín nguyện trì danh. Kinh nói: Vạn người tu vạn người đi . Không tu đương nhiên không được đi.

Tám mươi bốn ngàn pháp môn, trở về nguồn không hai đường, thử nhìn xem giáo nội ngoại, đến cuối cùng có vị nào mà không hồi hướng quy về tịnh độ.

Người học Phật, đối với thánh giáo phải liễu giải, vả lại cần phải ghi nhớ, cảnh giới hiện tiền, nhất định phải y theo phương pháp nghĩa lý của Phật dạy, để mà đối trị, nếu không ghi nhớ thì làm sao biết đối trị.

Thanh tịnh là Tăng bảo, bình đẳng là Pháp bảo, giác là Phật bảo, tức là Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác. Pháp môn niệm Phật tức là pháp môn xưng tánh.

Cổ đức đều lấy Kinh Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm là viên mãn nhất, nhưng Kinh A Di Đà, Kinh Vô Lượng Thọ còn trên Hoa Nghiêm, là tối cao đệ nhất, bởi vì ở phẩm sau cùng Kinh Hoa Nghiêm Phổ Hiền Hạnh Nguyện, Phổ Hiền Bồ Tát lấy thập đại nguyện để làm chỉ dẫn quy hướng Cực Lạc, thì Kinh Hoa Nghiêm công đức mới được viên mãn.

Kinh nói: Nhất Đa Bất Dị, một câu A Di Đà, viên dung ba tạng mười hai phần giáo, tám vạn bốn ngàn pháp môn, đều ở trong đó.

Trong Kinh Vô Lượng Thọ chổ nói Nhất Thời, là lúc Tam Tư Lương tương ứng . (Tín, Nguyện, Hạnh)

Kinh Hoa Nghiêm nói kỹ là Kinh Vô Lượng Thọ, Kinh Di Đà nói sơ lược là Kinh Vô Lượng Thọ, hai bộ Kinh này liễu nghĩa nhất thừa. Kinh Vô Lượng Thọ cũng là trung bản Hoa Nghiêm.

Đức Phật nơi vườn Lộc Uyễn thuyết pháp độ năm vị tỳ kheo, Ngài Kiều Trần Như là khai ngộ đệ nhất, Kinh Vô Lượng Thọ lấy Tôn Giả Kiều Trần Như là hành thượng thủ, làm đại biểu cho pháp môn niệm Phật, là pháp môn được độ đệ nhất.

Ngài Xá Lợi Phất là Trí Huệ Đệ Nhất, Ngài Mục Kiền Liên là Thần Thông Đệ Nhất, trong Kinh Vô Lượng Thọ đều ở dưới Ngài Kiều Trần Như, cái ý này là nói Xá Lợi Phất và Mục Kiều Liên, làm đại biểu cho kinh này là trí huệ thần thông đệ nhất trong đệ nhất.

Kinh Vô Lượng Thọ lấy Ngài Phổ Hiền làm đại biểu Mật Tông, trong Phật môn tôn sùng Ngài Long Thọ làm Tổ của tám tông, các Ngài đều là đại Bồ Tát, cũng đều cầu vãng sanh tây phương tịnh độ.

Trong mật tông Ngài Kim Cang Tát Đỏa tức là hóa thân của Phổ Hiền, Chuẩn Đề Bồ Tát là hóa thân của Quan Thế Âm Bồ Tát. Ngài Văn Thù làm đại biểu thiền tông, Di Lặc Bồ Tát làm đại biểu ngàn vị Phật trong hiền kiếp.

Trong mười sáu vị chánh sĩ chỉ có Ngài Hiền Hộ là một bổn thổ Bồ Tát, ngoài ra đều là Bồ Tát ở cõi khác, trong hội Kinh Vô Lượng Thọ, tất cả các Ngài đều cầu vãng sanh tây phương cực lạc tịnh độ, là nói rõ tất cả pháp môn Hiển, Mật, Tông Môn, Giáo Hạ, đến sau cùng đều quy hướng tịnh độ, đồng thời cũng nói rõ, pháp môn niệm Phật là pháp môn của tất cả mười phương ba đời chư Phật đều cùng hoằng dương.

Đại Thế Chí Bồ Tát là sư Tổ Pháp Giới của Tịnh Độ Tông.

Tịnh Độ Tông, giải môn thì y theo tịnh độ ngũ kinh, hành môn thì y theo tam phước (quán kinh), lục hòa, tam học, lục độ, thập nguyện. Tam phước là chính nhân tịnh nghiệp của ba đời chư Phật, là nền tảng thành Phật.

Tự tánh không hai không khác, mười phương chư Phật, tam giới chúng sanh đều cùng một thể.

Tất cả pháp môn giáo hóa, đều kiến lập trong thật tướng.

Đạo là từ trong tâm giác ngộ, chẳng phải từ bên ngoài mà được.

Nếu tâm hiểm ác, Phật tức là tâm chúng sanh; trong tâm thanh tịnh bình đẳng, chúng sanh tức là Phật.

Trong tâm của chúng sanh vốn có Phật, Phật ở trong tâm mới là chân Phật.

Bồ Tát đại thừa độ tất cả chúng sanh, Bồ Tát tiểu thừa chỉ độ người có duyên, hoàn toàn khác biệt là trong tâm lượng.

Vô lượng làm thể, tất cả sự trang nghiêm đều sanh từ trong vô lượng, tự tánh năng sanh chỉ có một cái, sở sanh vạn pháp thì vô lượng vô biên.

Nếu như trong đầu não chứa đầy vọng tưởng, trong bụng uất ức, tâm nhiều phiền não mà được vãng sanh, không biết vãng sanh vào một phẩm nào? Là một độ nào?

Bốn mươi tám đại nguyện của Phật A Di Đà, chúng ta triệt để có thể học được một, hai nguyện, thì tuyệt đối cũng đủ vãng sanh.

Trong lúc tâm lâm chung, A Di Đà Phật đến tiễn dẫn, thì nên lập tức đi liền, đến lúc đó mà không chịu buông bỏ tài sản, con cháu v.v… còn sợ con cháu không thành tài, dặn dò từng chút, Phật A Di Đà làm gì có thời gian để chờ đợi, bởi vì còn rất nhiều người đang chờ Phật đến tiếp dẫn đó!

Người hoằng pháp lợi sanh, trước khi đi vãng sanh giảng nói một đoạn khai thị, rồi mới đi vãng sanh, cũng như lão cư sĩ Lý Thế Hoa, đây mới là công đức chân thật.

Người thế gian đều muốn cầu thọ mạng dài lâu như ông Bành Tổ, tuy nhiên thân thể phải khoẻ mạnh, nếu như cần phải có sự đặc biệt chiếu cố, vậy thì quá khổ cũng quá phiền phước, sớm đi vãng sanh còn tốt hơi.

Ngày 18 tháng tư, chùa Quang Hiếu thuộc tỉnh Quảng Đông kính thỉnh Tịnh Không Pháp Sư đến để hoằng pháp.

Bổn Hoán lão Pháp Sư giới thiệu nói: Xin quý vị hãy dụng tâm mà nghe pháp.

Tịnh Không Pháp Sư nói: Có thể đến ngôi chùa cổ Quang Hiếu này để hoằng pháp, thật vô cùng vinh hạnh, trong 5 ngày vội vã, giới thiệu cho quý vị sự nghiên cứu giảng kinh đã qua, cùng với quý vị làm đề tài tham khảo. Trước tiên phải nhận thức Phật giáo, chúng ta có thể nhìn thấy hiện nay trên thế giới có mấy loại Phật giáo: 1. Phật giáo tôn giáo. 2. Phật giáo học thuật. 3. Phật giáo tà giáo. 4. Phật giáo truyền thống. Phật Thích Ca là đạo sư của chín pháp giới, tư tưởng của Phật giáo và nhà Nho có nhiều chổ giống nhau, nội dung giáo học của Phật giáo là Chư Pháp Thật Tướng, tức là chân tướng của vũ trụ nhân sanh. Đây là vấn đề của chính mình. Nhất định phải phát tâm chân chính mà dụng tâm học tập. Định nghĩa của Phật Trí và Giác. Trí là chân như trí huệ, tức là tối triệt để trí huệ viên mãn. Tác dụng của trí huệ, tức là hiểu thấu và giác ngộ, cho nên nói, sự giáo dục của Phật đà là sự giáo dục của lý tánh.

Sở cầu của người thế gian quy nạp lại, là không ngoại gia đình mỹ mãn, hạnh phúc, êm đềm hòa thuận, và thế giới hòa bình. Tất cả khoa học gia, triết học gia v.v…đều không ngoài lệ. Bởi quan sát những sự thật như thế, đều yêu cầu không ngoài những thứ này. Cho nên sự giáo dục của Phật đà, mới được tất cả chúng sanh mong cầu tiếp nhận. Đơn giản mà nói, hiện nay trong Phật giáo rất thiếu thốn giáo sư truyền dạy, hội Phật giáo trong nước có hội hợp thảo luận, làm thế nào đem Phật giáo nạp vào học thuật giáo dục. Phật giáo quan trọng nhất là thấy được tự tánh, nhà thiền thì nói minh tâm kiến tánh, giáo hạ thì giảng đại khai viên giải, tịnh tông nói nhất tâm bất loạn.

Nhà Phật nói: Tam Tâm Nhị Ý. Tam tâm là Tâm Ý Thức, tức là A Lại Da Thức, Mạc Na Thức và Ý Thức. Nhị Ý tức là Ý Thức và Thức thứ bảy.

Nào ngờ tự tánh năng sanh vạn pháp. Bởi vì ngoài tâm không có pháp, tất cả pháp đều do tâm sở hiện, do thức sở biến. Trong thế giới mười phương tuy rằng cũng có tịnh độ, tuy nhiên ngoại trừ cõi Tây Phương thì không nơi nào để đi.

Chính nhân thành Phật là Tịnh Nghiệp Tam Phước, nền tảng của tất cả pháp môn và tu tịnh độ là Tam Phước. 1.Hiếu dưởng cha mẹ, phụng thờ sư trưởng, cha mẹ cho chúng ta cái thân thể này, sư trưởng cho chúng ta huệ mạng. Chữ HIẾU phía trên là chữ LÃO, phía dưới là chữ TỬ. Nói rõ là đời trước và đời sau đều cùng một thể, quá khứ vô thuỷ, vị lai vô chung, đều là một thể. Thành Phật thì mới có thể làm được viên mãn hiếu đạo. Đẳng giác Bồ Tát hãy còn một phần Sanh Tướng Vô Minh, vì vậy nhất định phải làm Phật, mới có thể làm đến cứu cánh viên mãn hiếu đạo.

Trong Phật pháp lấy Ngài Địa Tạng làm đại biểu hiếu đạo, tu từ Tịnh Nghiệp Tam Phước hướng thẳng lên trên. Trong kinh thường thấy Thiện Nam Tử Thiện Nữ Nhân, tiêu chuẩn của chữ Thiện là Tam Phước.

Điện Tứ Thiên Vương là phần kiến trúc thứ nhất của Phật giáo, tiến vào cửa chùa là nhìn thấy Di Lặc Bồ Tát, Ngài đại biểu bao dung, Sanh Bình Đẳng Tâm, Thành Hỷ Duyệt Tướng. Phương đông là Trì Quốc Thiên Vương, tận lực phụ trách, bảo vệ an ninh quốc gia, trước tiên đem hiếu đạo phát dương rộng lớn. Phương nam là Tăng Trưởng Thiên Vương, đại biểu tăng trưởng trí huệ đức năng. Phương tây là Quảng Mục Thiên Vương, Phương bắc là Đa Văn Thiên Vương, là đại biểu Đọc Vạn Quyễn Sách, Đi vạn Lý Đường.

http://www.thondida.com/V-MotGiotBienPhap.php

Tôi tôn trọng pháp Thiền, nhưng không phỉ báng những ai tu Thiền. Chỉ muốn nói các vị đừng phỉ báng Tịnh độ, và đối với căn cơ thời nay thì muốn hoằng pháp lợi sinh chỉ còn lấy Tịnh độ làm đầu.

A Di Đà Phật!


Cổ thi Phật Tổ để một phong
Dạy khuyên tu miệng lẫn tu lòng
Người đời tu miệng, lòng không sửa
Bần Tăng lòng sửa, miệng thì không.


- Tế Điên Hòa Thượng -
Cường nam
Bài viết: 249
Ngày: 30/09/11 19:27
Giới tính: Nam

Re: Niệm Phật, vãng sanh Tịnh Độ

Bài viết chưa xem gửi bởi Cường nam »

Thưa hiền giả lamnghia cho phép Cường hổi.

Bài post bởi lamnghia.
Thanh tịnh là Tăng bảo, bình đẳng là Pháp bảo, giác là Phật bảo, tức là Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác. Pháp môn niệm Phật tức là pháp môn xưng tánh.
Cái câu như trên là nguyên văn trong kinh, hoạc là có ai diễn giải lại không? xin anh vui lòng cho biếc.

và xin anh cho biếc về hàm ý câu này là như thế nào: Pháp môn niệm Phật tức là pháp môn xưng tánh

Cường cám ơn Lamnghia trước.

Cường Nam AO SEN


Cường nam
Bài viết: 249
Ngày: 30/09/11 19:27
Giới tính: Nam

Re: Niệm Phật, vãng sanh Tịnh Độ

Bài viết chưa xem gửi bởi Cường nam »

Thưa Lâm Nghĩa.

Post bỡi Lâm Nghĩa
Trong mật tông Ngài Kim Cang Tát Đỏa tức là hóa thân của Phổ Hiền, Chuẩn Đề Bồ Tát là hóa thân của Quan Thế Âm Bồ Tát. Ngài Văn Thù làm đại biểu thiền tông, Di Lặc Bồ Tát làm đại biểu ngàn vị Phật trong hiền kiếp.
Chuẩn Đề Bồ Tát là hóa thân của Quan Thế Âm Bồ Tát. thưa hổi việc này là lấy ỡ đâu ra vậy. theo như thật tế, chỉ bao giờ chính cái người viết lên cái câu này, mà tự họ đã biết họ là hóa thân từ cái gì, sau nó mới có thế biết được việc này là thế nào.

Vậy thì hẫy tưởng đồng thữ với câu này nhé:
Tất cả pháp môn giáo hóa, đều kiến lập trong thật tướng
.

Đạo là từ trong tâm giác ngộ, chẳng phải từ bên ngoài mà được.
có nghĩa là nếu muốn giác ngộ thì cũng phải là từ trong tâm mà ngộ ra đúng không? vậy thì sao lại bảo thế này:
Pháp môn niệm Phật, chẳng sợ đi không thành, chỉ sợ không đầy đủ tín nguyện trì danh. Kinh nói: Vạn người tu vạn người đi . Không tu đương nhiên không được đi.
Vậy thì trì danh Phật thành Phật, hây là ngộ đạo thành Phật=giác, vì trí danh Phật, sau khi trì xong rồi cũng có thể nói bậy, vâng ngược lại ngộ đạo Phật rồi thì không thể nói bậy, bỡi vì trì danh trong nó chỉ là danh thôi, không liêng cang với đạo lý, vâng đạo lý là kiến tánh, lương tâm, cũng bỡi cái lương tri mới có chung đạo, vậy mới gọi là giác.
Nếu tâm hiểm ác, Phật tức là tâm chúng sanh; trong tâm thanh tịnh bình đẳng, chúng sanh tức là Phật
Nếu tâm hiểm ác, Phật tức là tâm chúng sanh, thế nào là ác? tà kiến gọi là ác niệm, mê muội cũng gọi là ác niệm, dâm dục cũng vậy, tam chướng cũng gọi là cá niệm. bố thì vọng nói cầu phước cũng gọi là ác niệm, phóng sanh cũng là ác niệm, chỉ có độ sanh mới là chung niệm thôi.

vây thì hây côi lại những gì ỡ trên đã nói, nó là khai tri kiến Phật? hây là khai tri kiến chúng sanh?

Cường Kính.

Cường Nam AO SEN.


Cường nam
Bài viết: 249
Ngày: 30/09/11 19:27
Giới tính: Nam

Re: Niệm Phật, vãng sanh Tịnh Độ

Bài viết chưa xem gửi bởi Cường nam »

Thưa Lâm Nghĩa và các hành giả Tịnh Độ.

Kính Thưa quý vị, xin quý vị hây nhìn kỹ lại sự mâu thuẩn trong bài trước mà Cường đã trích ra, nó cũng chỉ là Cường mới đọc qua một ích trong bài thôi, nếu Cường mà đọc hết bài sẽ còn có nhiều thứ hơn nữa.

Vâng Cường sẽ không có đọc nữa, bời vì nói đến hết kiếp này cũng không hết, một khi đã mê muội rồi. cho nên Cường chỉ muốn chỉ ra cho các hành giả Tịnh Độ nhìn xa hơn thôi, ngoài thương sót nhân loài, Cường không có tác ý gì hết, và Cường có thế không trích ra thêm đoạn nào hết, bỡi vì mội sự điều do nhân duyên kết thành.

Trước tiên nếu Cường có đát tội thì cho xin lổi trước, vì mổi người mổi thấy khác nhau, do sự mê ngộ có khác, cho nên có danh , có chậm, vâng vốn là một.

Cường Nam AO SEN.


Huệ Hiền
Bài viết: 1447
Ngày: 31/05/10 18:35
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Kiên Giang - Việt Nam

Re: Niệm Phật, vãng sanh Tịnh Độ

Bài viết chưa xem gửi bởi Huệ Hiền »

Vậy thì tôi cũng không muốn nói làm gì nữa! Đường ai nấy đi. A Di Đà Phật!


Cổ thi Phật Tổ để một phong
Dạy khuyên tu miệng lẫn tu lòng
Người đời tu miệng, lòng không sửa
Bần Tăng lòng sửa, miệng thì không.


- Tế Điên Hòa Thượng -
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Niệm Phật, vãng sanh Tịnh Độ

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Cường Nam tâm trí cạn cợt, biết gì mà phê bình Tịnh Độ.
Chư tổ sư đắc đạo nhiều người còn qui Tây nữa là hậu sinh.
Không biết Cường Nam có thông minh hơn các ngài Long Thọ, Thế Thân không mà dám phê bình Tịnh Độ.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: Niệm Phật, vãng sanh Tịnh Độ

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

Thôi nói pháp thôi, không đả kích cá nhân.

Ai muốn trì danh phật hiệu thì trì danh. Nhưng tôi nói trước, Trì danh bằng tâm thức không đưa đến giác ngộ Tự Tánh Chân Tâm. Mà chỉ có thể thâu đa niệm về thiểu niệm thôi. Xong dù thiểu niệm nhưng niệm vẫn còn niệm, còn niệm thì tâm ý còn, tâm ý còn thì Chân Tâm Tự Tánh không thể hiển lộ được vì bị tâm ý ngăn che.

Ai muốn Minh Tâm Kiến Tánh thì phải tham thiền, hay Thật Tướng Niệm Phật hay Niệm Tự Tánh Di Đà. Mà niệm Tự Tánh Di đà tức là niệm cái vô niệm. Niệm mãi cái vô niệm ấy thì nhân duyên đến một tiếng gió nhẹ thổi qua người, thì mạng căn ý liền bị cắt đức, ngay đó hoát nhiên đại ngộ, giải thoát vĩnh viễn.

** nói Mạng căn ý liền bị cắt đức: Tức như Kinh A Di Đà nói "Niệm từ một đến bảy ngày, nhất tâm bất loạn, lâm mạng chung thời, giữ chư thánh chúng, hiện tại kỳ tiền, thị nhân chung thời tâm bất điển đảo, tức đắc vãng sanh A Di Đà Phật quốc độ"

Lâm mạng chúng thời trong kinh A Di Đà không phải là chết cái thân xác nầy. Đừng hiểu tầm bầy nhé. Mà có nghĩa là chết được cái tâm ý thức, chân tâm tự tánh A Di Đà chiếu soi. Cho nên nói khi mạng chung (chết tâm ý thức) thì không còn ngăn che tự tánh nữa, nên tự tánh A Di Đà hiển lộ, vì vậy cho nên nói thấy chư Thánh và Phật. Chư Thánh và Phật tức là Tự Tánh Hiển Lộ. Lập tức vãng sanh A Di Đà Phật Quốc Độ, tức là thoát cái thế giới tương đối của vọng tâm, vào thế giới tuyệt đối của chơn tâm. Rời vọng thức đến chân tâm thì gọi là vãng sanh Cực Lạc.

Chứ không phải dạy quý vị Cực đoan chết cái thân xác nầy rồi vọng đi cõi nào đó được làm bằng vàng mà gọi là cực lạc. Không phải thế đâu.

Cho nên Kinh A Di Đà là dạy Thật Tướng Niệm Phật, niệm Tự Tánh Di Đà.

Vì vậy muốn vãng sanh, rời thế giới tương đối của vọng tâm, vào thế giới tuyệt đối của chơn tâm thì phải tu Thật Tướng Niệm Phật, Niệm Tự Tánh A Di Đà. Không thể trì danh được.


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.49 khách