Niệm Phật, vãng sanh Tịnh Độ

Có những đoạn kinh luận đọc không hiểu, hiểu mà không thấu đáo, chẳng biết hỏi ai ? Mời đem vào đây để mọi người cùng nhau thảo luận học hỏi...

Điều hành viên: binh

Hình đại diện của người dùng
kimcang
Bài viết: 1894
Ngày: 19/12/07 16:28
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Canada
Được cảm ơn: 1 time

Re: Niệm Phật, vãng sanh Tịnh Độ

Bài viết chưa xem gửi bởi kimcang »

Hỏi: Như lời Phật dạy: "Ta đã trải qua ba đại A tăng kỳ kiếp, chịu vô số khổ nhọc mới thành được Phật đạo", sao nay nói chỉ quán tâm thì chế được ba độc là giải thoát?

Ðáp: Lời Phật nói ra không hề hư dối. A tăng kỳ kiếp tức là tâm ba độc vậy. Người Hồ(1) nói: "A tăng kỳ"(2), người Hán nói "bất khả số", nghĩa là đếm không xuể.

Tự trong tâm ba độc ấy, có đủ thứ niệm ác nhiều như cát sông Hằng. Ở mỗi mỗi niệm ấy là một kiếp, vậy là có hằng ha số kiếp đếm không xuể, nên nói ba đại a tăng kỳ.

Tánh chân như bị ba độc che khuất. Nếu chẳng vượt lên tâm ba đại hằng hà sa độc ác ấy thì làm sao giải thoát được.

Nếu nay chuyển được ba độc tham sân si làm ba món giải thoát, đó gọi là vượt qua ba đại a tăng kỳ kiếp.
Như vậy các bậc A La Hán Duyên Giác đều là Phật cả vì các Ngài đều Dứt Sạch 3 Độc Tham Sân Si Chứng Không, Vô Tướng, Vô Nguyện.



Om Amitabha Hri, Om Mani Padme Hum, Om Vajrapani Hum.
Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: Niệm Phật, vãng sanh Tịnh Độ

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

Thánh_Tri đã viết:Thôi nói pháp thôi, không đả kích cá nhân.

Ai muốn trì danh phật hiệu thì trì danh. Nhưng tôi nói trước, Trì danh bằng tâm thức không đưa đến giác ngộ Tự Tánh Chân Tâm. Mà chỉ có thể thâu đa niệm về thiểu niệm thôi. Xong dù thiểu niệm nhưng niệm vẫn còn niệm, còn niệm thì tâm ý còn, tâm ý còn thì Chân Tâm Tự Tánh không thể hiển lộ được vì bị tâm ý ngăn che.

Ai muốn Minh Tâm Kiến Tánh thì phải tham thiền, hay Thật Tướng Niệm Phật hay Niệm Tự Tánh Di Đà. Mà niệm Tự Tánh Di đà tức là niệm cái vô niệm. Niệm mãi cái vô niệm ấy thì nhân duyên đến một tiếng gió nhẹ thổi qua người, thì mạng căn ý liền bị cắt đức, ngay đó hoát nhiên đại ngộ, giải thoát vĩnh viễn.

** nói Mạng căn ý liền bị cắt đức: Tức như Kinh A Di Đà nói "Niệm từ một đến bảy ngày, nhất tâm bất loạn, lâm mạng chung thời, giữ chư thánh chúng, hiện tại kỳ tiền, thị nhân chung thời tâm bất điển đảo, tức đắc vãng sanh A Di Đà Phật quốc độ"

Lâm mạng chúng thời trong kinh A Di Đà không phải là chết cái thân xác nầy. Đừng hiểu tầm bầy nhé. Mà có nghĩa là chết được cái tâm ý thức, chân tâm tự tánh A Di Đà chiếu soi. Cho nên nói khi mạng chung (chết tâm ý thức) thì không còn ngăn che tự tánh nữa, nên tự tánh A Di Đà hiển lộ, vì vậy cho nên nói thấy chư Thánh và Phật. Chư Thánh và Phật tức là Tự Tánh Hiển Lộ. Lập tức vãng sanh A Di Đà Phật Quốc Độ, tức là thoát cái thế giới tương đối của vọng tâm, vào thế giới tuyệt đối của chơn tâm. Rời vọng thức đến chân tâm thì gọi là vãng sanh Cực Lạc.

Chứ không phải dạy quý vị Cực đoan chết cái thân xác nầy rồi vọng đi cõi nào đó được làm bằng vàng mà gọi là cực lạc. Không phải thế đâu.

Cho nên Kinh A Di Đà là dạy Thật Tướng Niệm Phật, niệm Tự Tánh Di Đà.

Vì vậy muốn vãng sanh, rời thế giới tương đối của vọng tâm, vào thế giới tuyệt đối của chơn tâm thì phải tu Thật Tướng Niệm Phật, Niệm Tự Tánh A Di Đà. Không thể trì danh được.
Niệm Phật Trì Danh hiệu thì cứ trì danh không ai cấm cả. Thâu nhiều niệm về ít niệm thì cũng tốt thôi. Nhưng muốn giác ngộ tự tâm, thì phải buông cái niệm ấy, có lúc cùng dừng lại mà hỏi mình rằng: "Ai Đang Niệm Phật?" và quán chiếu xem "Câu A Di Đà Phật từ đâu sanh khởi?"

Còn cứ giữ mãi thiểu niệm đó thì lúc chết cũng chỉ có thể nó là được sanh về cõi thiện lành trời người mà thôi. Bởi còn niệm thì còn trong thế giới tương đối, ắc phải sanh trong thế giới tương đối của trời người mà thôi.

Quý vị chớ cãi nhau nữa.

Căn cơ cao thấp chẳng đồng, pháp nào hợp với mình thì lấy đó mà tu.

Tôi chỉ trình bài để mong mọi người được rõ ràng trắng đen đó thôi.

Trình bài thì trình bài, chia sẽ thì chia sẽ. Nhưng quan trọng là ở nơi mỗi người thấy hay không thấy, nhận lãnh hay không nhận lãnh thôi. Đó là quyền tự do của mỗi người. Chẳng có liên quan gì nhau. Không cần phải sanh giận hờn chi cho mệt.

An vui thôi! :)


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: Niệm Phật, vãng sanh Tịnh Độ

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

kimcang đã viết:
Hỏi: Như lời Phật dạy: "Ta đã trải qua ba đại A tăng kỳ kiếp, chịu vô số khổ nhọc mới thành được Phật đạo", sao nay nói chỉ quán tâm thì chế được ba độc là giải thoát?

Ðáp: Lời Phật nói ra không hề hư dối. A tăng kỳ kiếp tức là tâm ba độc vậy. Người Hồ(1) nói: "A tăng kỳ"(2), người Hán nói "bất khả số", nghĩa là đếm không xuể.

Tự trong tâm ba độc ấy, có đủ thứ niệm ác nhiều như cát sông Hằng. Ở mỗi mỗi niệm ấy là một kiếp, vậy là có hằng ha số kiếp đếm không xuể, nên nói ba đại a tăng kỳ.

Tánh chân như bị ba độc che khuất. Nếu chẳng vượt lên tâm ba đại hằng hà sa độc ác ấy thì làm sao giải thoát được.

Nếu nay chuyển được ba độc tham sân si làm ba món giải thoát, đó gọi là vượt qua ba đại a tăng kỳ kiếp.
Như vậy các bậc A La Hán Duyên Giác đều là Phật cả vì các Ngài đều Dứt Sạch 3 Độc Tham Sân Si Chứng Không, Vô Tướng, Vô Nguyện.
Bởi còn chấp nơi Thanh Tịnh (Vô Tâm) lầm nhận là Niết Bàn Cứu Cánh, cứ ngưng trệ trong ấy chẳng tiến tới nữa mà chẳng thể Minh Tâm Kiến Tánh, Kiến Tánh Thành Phật được.

Tổ nói: "Vô Tâm còn cách một bờ ao".

Trích Lâm Tế Ngữ Lục:
Có người không hiểu dạy rằng: "Phật là cứu cánh, trải qua ba A-tăng-kỳ kiếp tu hành viên mãn mới thành đạo quả".

Các ông nếu nói Phật là cứu cánh vì sao mà tám mươi năm sau, lại đến rừng Sa-la song-thọ nằm ngang mà chết đi ? Nay Phật ở chỗ nào ? thế thì biết rõ sanh tử của Phật so với sanh tử của ta cũng chẳng khác. Ngươi nói nếu ba mươi hai tướng tốt, tám mươi thứ vẻ đẹp là Phật, vậy Chuyển Luân Thánh Vương cũng phải là Phật, vì Chuyển Luân Thánh Vương cũng có ba mươi hai tướng tốt vậy, nên biết tất cả chỉ là huyễn hóa.

Người xưa có bài kệ rằng:

"Ðức Phật hiện thân tướng
Vì thuận tình thế gian
E người sanh đoạn kiến
Phương tiện lập giả danh
Giả nói có ba hai
Tám mươi cũng vẫn không
Có thân phi giác thể
Không tướng là hình chân".
Phật là Tánh Giác nơi mình, không gì khác.

Tánh Giác vốn tự thanh tịnh (Tịch) sáng suốt (Chiếu). Đâu nhờ tu nhiều kiếp mà thành ư?

Chẳng qua tâm trí mê mờ nên bị ngăn che mà không thể thấy. Phật dùng nhiều phương tiện giúp cho ta sạch tâm trí phàm tình, để cho Tánh Phật nơi mình tự sáng tỏ.

Chứ đâu phải lịch kiếp tu hành mới được Tánh Giác. Do vậy nói lịch kiếp tu hành mới thành Phật là không đúng. Nên chư Tổ mới làm sáng tỏ lời nói ấy.

Nếu dùng phương tiện Phật, Tổ chỉ dạy có thể sạch tâm trí phàm tình, ngay trong tức khắc, Mặt Trời Chân Tánh tự tỏa sáng.

Long Nữ Tám Tuổi Thành Phật, nhanh bằng dưng lên một hạt châu.

Đâu phải trãi qua a tằng kỳ kiếp ư?

A Tăng Kỳ kiếp là dụ cho vọng tâm muôn vàng không thể điếm được, ngăn che tự tánh.

Nếu sạch hết các vọng tâm kia, thì vượt được A Tăng Kỳ Kiếp, vén màng đen tối, Tự Tánh sáng soi, một khẩy móng tay liền siêu thập địa, một bước viên thành Vô Thượng Giác.

Đó là ý nói như vậy.


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Hình đại diện của người dùng
ThegianVothuong
Bài viết: 403
Ngày: 08/05/12 02:13
Giới tính: Nam
Đến từ: Vô minh

Re: Niệm Phật, vãng sanh Tịnh Độ

Bài viết chưa xem gửi bởi ThegianVothuong »

Thiền thì tất nhiên rèn luyện tâm rất tốt,đem lại lợi ích to lớn ngay trong đời sống hiện tại:thân tâm an lạc,tinh thần thoải mái,trí tuệ sáng suốt,niệm Phật cũng dễ dàng,ít vọng tưởng.Thiền nhưng vẫn hồi hướng nguyện vãng sanh Cực lạc.

Người tu thiền nếu mà không thể kiến tánh,hoặc đắc tứ thánh quả trong đời này thì lúc chết sẽ sanh vào đâu đây?Tiếp tục luân hồi,kiếp sau chắc gì đã gặp được đạo Phật?

Mục đích tu tập của chư Phật chính là vì chúng sanh.Nếu không các ngài đã thành các vị Bích Chi,Duyên giác hết rồi.Nếu chỉ với phương pháp duy nhất,thì thế gian có bao nhiêu người tu tập mà chứng đắc được đây?Nếu chư Phật chỉ có mỗi 1 pháp môn duy nhất,thì có thể nói công việc độ sanh của các Ngài chẳng làm lợi ích được nhiều cho chúng sinh.
Còn cứ giữ mãi thiểu niệm đó thì lúc chết cũng chỉ có thể nó là được sanh về cõi thiện lành trời người mà thôi. Bởi còn niệm thì còn trong thế giới tương đối, ắc phải sanh trong thế giới tương đối của trời người mà thôi.
Cái này không đúng,các cõi tịnh độ như Cực Lạc cũng chỉ là thế giới tương đối,không phải vô sinh vô diệt.Vì thế nên niệm Phật ắt sẽ về cõi Phật.Nhưng đó là phương tiện,môi trường để cho chúng sanh tu tập.


Om Amitabha Hrih
Om Mani Padme Hum
Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: Niệm Phật, vãng sanh Tịnh Độ

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

ThegianVothuong đã viết: Người tu thiền nếu mà không thể kiến tánh,hoặc đắc tứ thánh quả trong đời này thì lúc chết sẽ sanh vào đâu đây?Tiếp tục luân hồi,kiếp sau chắc gì đã gặp được đạo Phật?
.
1. Một niệm sanh khởi hiện tại đã bị lưu đài luân chuyển, sao không lo ngay cái niệm hiện tại nầy, còn phải chờ khi chết ư?

2. Nếu hiện tại chấp lo đạo nghiệp, chuyên tham cứu đầu mối của một niệm sanh ấy từ đâu ra, thì cả đời mấy chục năm miên mật như thế mà còn chưa kiến tánh, thì Diêm Vương còn chưa chắt thấy được ông, huống gì là bắt ông hay sao?

3. Dẫu cho có tái sanh lại đi nữa thì tu nhân nào thì gập quả nấy. Nếu tu nhân mà không có quả, thì lý nhân quả còn ở đâu? Ông không tin nhân quả hay sao?

4. Muốn tu giác ngộ giải thoát đâu phải dễ dàng, ông cho pháp Trì Danh là dễ, cho pháp tham Thiền là khó hay sao? Nhưng làm gì mà có chuyện dễ dàng như vậy! Muốn đi chùa trên núi thì cũng phải leo núi, dẫu có cáp treo thì cũng phải khổ công đi làm mới có tiền, rồi dùng tiền mua vé, chen nhau chầu chựt, rồi mới lên ngồi được mà đưa lên tới núi. Chứ đâu phải ngồi ở nhà rồi mộng tưởng nhép miệng bảo chùa núi ơi hãy tới đây đưa ta lên cho ta vào là được vậy đâu? Dẫu có cũng là trong giất mộng mơ màng để ru ngủ qua đêm cho đở tâm mong đợi. Ông chớ tự lầm lẫn.


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Hình đại diện của người dùng
kimcang
Bài viết: 1894
Ngày: 19/12/07 16:28
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Canada
Được cảm ơn: 1 time

Re: Niệm Phật, vãng sanh Tịnh Độ

Bài viết chưa xem gửi bởi kimcang »

Kinh Pháp Hoa Phẩm Thọ Ký
Lúc bấy giờ, đức Thế Tôn nói bài kệ đó rồi, bảo các đại chúng xướng lời thế nầy : "Ông Ma-Ha Ca-Diếp, đệ tử của Ta, ở đời vị lai sẽ phụng thờ ba trăm muôn ức các đức Thế Tôn, cúng dường cung kính tôn trọng ngợi khen, rộng nói vô lượng đại pháp của các đức Phật, ở nơi thân rốt sau được thành Phật hiệu là Quang-Minh Như -Lai, Ứng-Cúng, Chánh-Biến-Tri, Minh-Hạnh-Túc, Thiện-Thệ, Thế -Gian-Giải, Vô-Thượng-Sĩ, Điều-Ngự Trượng-Phu, Thiên-Nhân-Sư, Phật Thế -Tôn.
Như đã Kiến Tánh Thành Phật sau lại còn nói thọ ký đời vị lai Thành Phật?

Đây là nghĩa thế nào?
3. Dẫu cho có tái sanh lại đi nữa thì tu nhân nào thì gập quả nấy. Nếu tu nhân mà không có quả, thì lý nhân quả còn ở đâu? Ông không tin nhân quả hay sao?
Tánh Giác Không Sanh Diệt thì sao nói Tái Sanh?

10 phương 3 cõi chẳng ngoài Tâm thì nói Tái Sanh là Sanh thế nào?

Có Nhân Có Quả thì tức là Nhân Tịnh thì Quả Tịnh.

Tin Nhân Quả thời phải Tin Cõi Cực Lạc vì Cực Lạc Thế Giới là do Nhân Tịnh mà thành Quả Tịnh.



Om Amitabha Hri, Om Mani Padme Hum, Om Vajrapani Hum.
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Niệm Phật, vãng sanh Tịnh Độ

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

Theo chỗ tôi hiểu, chuyện này giống như "Truyền Tâm Ấn" trong Tổ Sư Thiền. Kiến Tánh rồi thì được Tổ trước ấn chứng thọ ký làm Tổ sau ngay hiện tiền, tiếp nối huyết mạch không dứt.

Còn trong kinh Pháp Hoa, thì kiến tánh thành Phật còn phải trải qua nhiều kiếp nữa, vì Phật là đấng Chuyển Luân Pháp Vương, chỉ có một duy nhất mà thôi. Ngay đời hiện tại của ngài Ma Ha Ca Diếp là đệ tử Thanh Văn của Phật, tuy kiến tánh rồi nhưng phải tu nhiều kiếp nữa mới thành Phật. Phật thọ ký là báo trước cho biết...

Trong kinh Pháp Hoa có nhiều người nghe Phật thọ ký cho các đại đệ tử, ai cũng mong ngóng mình có phần. Phật đoán được ý đó nên đã an tâm cho tất cả...


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
tinhnghia
Bài viết: 694
Ngày: 18/07/10 22:32
Giới tính: Nam
Đến từ: TP.HCM

Re: Niệm Phật, vãng sanh Tịnh Độ

Bài viết chưa xem gửi bởi tinhnghia »

Nói suông ai cũng nói được cả, bây giờ là thời buổi hiện đại phải có nhân chứng vật chứng thì mới cho người '' Tâm phục khẩu phục được''. Đh Kim Cang trích dẫn đúng lắm!
- '' Thời mạt pháp tà sư thuyết pháp như cát sông hằng'' Người hủy diệt chánh pháp cũng chính là những đứa con của Như Lai. "Chính trùng trong thân sư-tử ăn thịt sư-tử vậy".
---


Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: Niệm Phật, vãng sanh Tịnh Độ

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

"kimcang"]
Như đã Kiến Tánh Thành Phật sau lại còn nói thọ ký đời vị lai Thành Phật?

Đây là nghĩa thế nào?
Phật và Tổ đã vì kimcang diễn một màng kịch để chặt đức phàm tình của Kimcang.
Kimcang hãy tự tham đi! Sao còn hỏi tôi chi nữa!

Thử nói xem "Nghĩa ấy thế nào?" "Tại sao vậy?"

Tổ Lâm Tế ba lần tham vấn hỏi tổ Hoàng Bá "Thế nào là đại ý Phật Pháp".

Tổ Hoàng Bá đánh ba lần. Biểu sang Ngài Đại Ngu.

Đến Đại Ngu, ngài Lâm Tế hỏi "Con ba lần hỏi đại ý Phật pháp, ba lần bị đánh, chẳng biết con có lỗi hay không có lỗi?"

Ngài Đại Ngu nói: "Hoàng Bá có lòng từ bi thắm thiết như thế đối với ngươi mà ngươi còn đến đây hỏi có lỗi hay không lỗi."

Ngay câu nói ấy, Sư hoát nhiên đại ngộ, rồi thưa: "Phật pháp của Hoàng Bá vốn chẳng có nhiều".

--- Cũng cần nói, xem kinh không nên chấp văn tự ngôn ngữ mà hiểu, hiểu trên ngôn ngữ văn từ thì không đúng, bởi văn học ấn độ thường dùng ngụ ngôn ví dụ ẩn dụ.

Tánh Giác Không Sanh Diệt thì sao nói Tái Sanh mà Tái Sanh?
Tánh Giác thì không sanh không diệt.
Chứ nói Thánh Tri thì có sanh có diệt, vì sao? Vì Thánh Tri chưa Kiến Tánh.
Đâu phải nói Tánh Giác, chớ có hiểu lầm!

10 phương 3 cõi chẳng ngoài Tâm thì nói Tái Sanh là Sanh thế nào?
Một niệm tâm sanh thì thế giới sanh.
Một niệm tâm diệt thì thế giới diệt.

Xưa nay các pháp chẳng có tên gọi, do tâm niệm dấy khởi mà có 10 phương, có 3 cõi, có tâm, có sanh, có diệt.

Nếu tâm không khởi các niệm ấy, thì tuyệt chẳng có lời gì để nói.


Có Nhân Có Quả thì tức là Nhân Tịnh thì Quả Tịnh.

Tin Nhân Quả thời phải Tin Cõi Cực Lạc vì Cực Lạc Thế Giới là do Nhân Tịnh mà thành Quả Tịnh.
Thế nào là Nhân Tịnh? tức phải làm cho các tâm niệm điều dứt sạch.

Thế nào là Quả Tịnh? tức chân tâm thanh tịnh sáng suốt hiển bài.

Do vậy Kinh Duy Ma Cật nói: "Tùy theo tâm tịnh mà cõi Phật tịnh. Muốn được tịnh độ nên tịnh tâm mình."

Tịnh tâm mình là Chánh Nhơn Thanh Tịnh
Cõi Tịnh Chơn Tâm là Chánh Quả Thanh Tịnh

Đấy cũng chỉ là vì người mà tạm nói.

Kỳ thật ngay chân tâm đã vượt ngoài các pháp tương đối, nên không còn các tướng đến đi, mê ngộ sống chết nữa. Kinh Lăng Nghiêm nói: "Trong tánh chân thường, tìm các tướng đến đi, mê ngộ, sống chết trọn chẳng thể được."


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Niệm Phật, vãng sanh Tịnh Độ

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Thánh tri đã viết:
Long Nữ Tám Tuổi Thành Phật, nhanh bằng dưng lên một hạt châu.

Đâu phải trãi qua a tằng kỳ kiếp ư?


Thánh tri chỉ nghĩ rằng kiến tánh là thành Phật, nhanh như Long nữ dâng hạt châu vậy. Không chịu xem từ đoạn đầu :
"Long nữ có một viên ngọc giá trị tam thiên đại thiên thế giới, đêm dâng lên đức Thế Tôn. Phật liền nhận cho"

Câu này có ý gì ? cái quí giá nhất của mỗi người là thân mạng mình đây, là bản ngã của chính mình. Nếu hai thứ đó không có thì tam thiên thế giới cũng chẳng để làm gì.
Long nữ dâng ngọc trị giá tam thiên lên đức Thế Tôn có ngụ ý gì ? Có nghĩa là nàng đã xả thân, từ bỏ bản ngã, chẳng còn gì cả, tâm trống trơn, chẳng động, tứ tướng chẳng còn (ngã tướng, nhơn tướng, chúng sanh tướng, thọ giả tướng) làm sao mà chẳng thành Phật?
Nhưng đâu biết rằng để được như thế nàng đã phải trải qua bao nhiêu A tăng kỳ kiếp tu hành, thanh lọc bản thân ?
Đâu có phải cứ kiến tánh là thành Phật !


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
kimcang
Bài viết: 1894
Ngày: 19/12/07 16:28
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Canada
Được cảm ơn: 1 time

Re: Niệm Phật, vãng sanh Tịnh Độ

Bài viết chưa xem gửi bởi kimcang »

Đọc Kinh Không Nên Chấp Văn Tự thì đọc Ngữ Lục của Tổ cũng không nên Chấp Văn Tự.

Ngữ Lục các Tổ nói Kiến Tánh Thành Phật đâu phải là nói Thật Thành Phật.
Tánh Giác thì không sanh không diệt.
Chứ nói Thánh Tri thì có sanh có diệt, vì sao? Vì Thánh Tri chưa Kiến Tánh.
Đâu phải nói Tánh Giác, chớ có hiểu lầm!
TT cùng Tánh Giác là 2 thể khác nhau.

TT Thấy Tánh thì Tánh Giác bị TT Thấy

TT còn sanh diệt mà TT chỉ là giả tướng giả danh thì Sanh Diệt đó cũng chẳng Thật Sanh Diệt như vậy lẽ ra là Vô Sanh.
Một niệm tâm sanh thì thế giới sanh.
Một niệm tâm diệt thì thế giới diệt.
Phật Tổ Chẳng Dấy Niệm mà sao còn thế giới chúng sanh?
Thế nào là Nhân Tịnh? tức phải làm cho các tâm niệm điều dứt sạch.

Thế nào là Quả Tịnh? tức chân tâm thanh tịnh sáng suốt hiển bài.
Niệm Vốn Vô Sanh sao lại muốn Dứt Niệm.
Do vậy Kinh Duy Ma Cật nói: "Tùy theo tâm tịnh mà cõi Phật tịnh. Muốn được tịnh độ nên tịnh tâm mình."
Niệm Phật tức là Tịnh Tâm cho nên Tâm Tịnh mới Vãng Sanh Độ Tịnh.

Không gì ngoài Chân Tâm như vậy Vãng Sanh Cực Lạc cũng là Chân Tánh hiện tiền.

KC chỉ hỏi TT đến đây thôi KC biết TT tu theo Thiền Thoại Đầu của HT Duy Lực dạy.

KC đã từng gặp HT Duy Lực ở Canada lúc HT chưa viên tịch.


Mỗi Pháp Môn có sự hành trì khác TT lấy Lý Thiền nói cho người tu Tịnh Độ thì không hợp Căn Tánh không có lợi ích.



Om Amitabha Hri, Om Mani Padme Hum, Om Vajrapani Hum.
Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: Niệm Phật, vãng sanh Tịnh Độ

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

binh đã viết: Nhưng đâu biết rằng để được như thế nàng đã phải trải qua bao nhiêu A tăng kỳ kiếp tu hành, thanh lọc bản thân ?
Đâu có phải cứ kiến tánh là thành Phật !
:) Tất cả chúng ta chỉ trong một ngày thôi thì không biết là khởi niệm bao nhiêu lần. Như Tổ nói 'một niệm là một kiếp". Một ngày ta phải trãi qua bao nhiêu kiếp? Huống hồ chỉ suốt cả một đời người mấy chục năm! Quả là A Tăng Kỳ Kiếp!

Do vậy mới gọi là trải qua bao nhiêu A Tăng Kỳ Kiếp.

Xong, nếu đời nầy tham thiền Minh Tâm Kiến Tánh, tức đập nát mối đầu niệm, vượt thoát tâm ý thức phàm tình, thì thành Phật, Tức đã vượt biết bao nhiêu A Tăng Kỳ Kiếp (A Tăng Kỳ Niệm) mới đến được với Chân Tâm, mới thành Phật.

Dù trải A Tăng Kỳ Kiếp, A Tăng Kỳ Niệm, mà một niệm hồi đầu, đúng chánh hạnh thẳng bước tới đầu nguồn, tới cơ duyên đến, một cây kim nhỏ cũng đục thủng hầm sâu vô minh, bước một bước tới thì Chân Tâm tự sáng soi, thành bậc Chánh Biến Tri bởi không gì là không biết. Mà biết đúng như thật. Chứ không phải biết của tâm hư vọng hiện giờ.


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.25 khách