Niệm Phật, vãng sanh Tịnh Độ

Có những đoạn kinh luận đọc không hiểu, hiểu mà không thấu đáo, chẳng biết hỏi ai ? Mời đem vào đây để mọi người cùng nhau thảo luận học hỏi...

Điều hành viên: binh

Đồng Nát
Bài viết: 2529
Ngày: 29/06/11 10:05
Giới tính: Nam
Đến từ: TP.Ho Chi Minh

Re: Niệm Phật, vãng sanh Tịnh Độ

Bài viết chưa xem gửi bởi Đồng Nát »

.


Hình đại diện của người dùng
kimcang
Bài viết: 1894
Ngày: 19/12/07 16:28
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Canada
Được cảm ơn: 1 time

Re: Niệm Phật, vãng sanh Tịnh Độ

Bài viết chưa xem gửi bởi kimcang »

Tịnh Độ không nói Trì Danh là Tột.

Kinh Luận Tịnh Độ đều nói Thật Tướng Niệm Phật mới là Cứu Cánh.

Khi nói Trì Danh Niệm Phật là tối thắng là nói việc phù hợp căn cơ cho người hành trì.

Với người sơ cơ không thể nào mà dạy Thật Tướng Niệm Phật được.

Tham Thoại Đầu của Thiền Tông vốn là việc bất đắc dĩ trước đời Nhà Tống trong Thiền Tông chẳng có Tham Thoại Đầu gì cả như vậy mà nói Tham Thoại Đầu mới Kiến Tánh thì chẳng là nói quá hay sau

Lục Tổ đâu có dạy Tham Thoại Đầu khi nào trong Pháp Bảo Đàn Kinh.

Các Tổ Thiền Tông Tham Vấn một nghe liền Ngộ chứ đâu có Tham Thoại Đầu gì.

Tổ Lâm Tế đâu có tu Tham Thoại Đầu.

Ngay như Tham Thoại Đầu cũng là không hợp Tông Chỉ của Pháp Bảo Đàn Kinh dạy.

Trì Danh Niệm Phật Thành Phật là nói lúc Vãng Sanh chứ không nói ngay lúc Trì Danh mà Thành Phật.

Đây cũng như là Tham Thoại Đầu, Kiến Tánh Thành Phật là khi Kiến Tánh chứ lúc Tham Thoại Đầu đâu Thành Phật.

Bồ Tát cũng nhiều bậc đâu phải ai ai cũng là Nhất Sanh Bổ Xứ như Ngài Di Lặc.

Tu Thiền cũng có cạn sâu Ngài Thần Tú đệ tử của Ngũ Tổ Không Thấy Như Lục Tổ như vậy đâu phải tại Ngài Thần Tú tu dở hay Ngũ Tổ dạy không hay.
Không thể đem một chút nhân hữu lậu mà được sanh về cõi Tịnh Độ Tự Tánh Chân Tâm Vô Lậu được.
Tịnh Độ Tự Tánh Chân Tâm Vô Lậu là Pháp Tánh Không Tướng Đối Đãi thì còn nói gì là sanh về cõi Tịnh Độ Tự Tánh Chân Tâm Vô Lậu.

Tịnh Độ có Hữu Lậu là Báo Độ và Vô Lậu Pháp Tánh Độ như người Trì Danh Niệm Phật Vãng Sanh còn trong Hữu Lậu thì đó là Báo Độ nhưng chứng phần Pháp Thân.
Phải tu nhân vô lậu, mới vãng sanh được đến thế giới Tịnh Độ Chân Tâm Vô Lậu được.

Tức phải niệm Thật Tướng Phật.
Tịnh Độ Chân Tâm Vô Lậu Không Tướng Sanh Diệt Đối Đãi sao lại nói là Vãng Sanh?

Như vậy là Tịnh Độ Chân Tâm Vô Lậu còn có Cảnh Giới?

Thật Tướng Niệm Phật vẫn còn cảnh giới để Sanh?

Người tu Tham Thoại Đầu chưa Kiến Tánh thì khi Tái Sanh là Sanh như thế nào là Hữu Lậu hay Vô Lậu?



Om Amitabha Hri, Om Mani Padme Hum, Om Vajrapani Hum.
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Niệm Phật, vãng sanh Tịnh Độ

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

battinh đã viết:
Thánh_Tri đã viết:Chỉ có pháp Thật Tướng Niệm Phật Niệm Tự Tánh Di Đà mới đúng là Tham Thiền.


Có ai thấy được cái ý của bác "không chê Tịnh Độ" trong câu này không? Trong Thiền có Tịnh!

Cầu muốn, ước thấy nụ cười của bác quá!
Nơi trang 12, tôi có gợi ý như trên trong đoạn trích dẫn, và câu muốn, ước thấy được nụ cười của bác, mãi đến nay mới được toại nguyện qua bài viết ở trên.

Cám ơn bác và nhấn thêm nút cám ơn! (Double sent).

Và thêm tangbong tangbong tangbong . Đừng nói là sự tướng mà không nhận nhé! (đở đòn trước!) :))


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: Niệm Phật, vãng sanh Tịnh Độ

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

"kimcang"]
Tham Thoại Đầu của Thiền Tông vốn là việc bất đắc dĩ trước đời Nhà Tống trong Thiền Tông chẳng có Tham Thoại Đầu gì cả như vậy mà nói Tham Thoại Đầu mới Kiến Tánh thì chẳng là nói quá hay sau
Thời Lục Tổ các vị ấy căn tánh cao nên chỉ cần nói một lời là ngộ.

Nhưng về sau căn tánh không còn nhại bén như xưa nên mới dạy Tham Công Án và Thoại Đầu.

Thoại Đầu cũng là phương tiện của chư Tổ để giúp người căn cơ kém hơn một chút có thể minh tâm kiến tánh.

Nhưng dù phương tiện thoại đầu đã gần như nói trắng ra rồi mà thời nay còn không có mấy người lãnh hội được tin nhân tu hành.

Bởi Chư Tổ Kiến Tánh rồi mới có phương tiện dạy người để đồng kiến tánh, người sau tham thoại đầu kiến tánh là đi đúng đường.

Ngài Lai Quả, ngài Hư Vân đều tham thoại đầu mà kiến tánh.

Có nói quá đâu!

Lục Tổ đâu có dạy Tham Thoại Đầu khi nào trong Pháp Bảo Đàn Kinh.
Người căn tánh cao thì đâu cần thoại đầu.
Nhưng dù chư tổ không dạy thoại đầu nói ra lời mà thầm trong đã dạy người rồi.

Huệ Minh rượt Tổ Huệ Năng đòi y bác.

Lục Tổ hỏi: "Không nghĩ thiện, không nghĩ ác, cái gì là bản lai diện mục của thượng tọa Minh?" (đây không nói là thoại đầu mà là thoại đầu vì làm người phát khởi nghi tình)

Ngài Huệ Minh liền ngộ.

Bởi ngài Huệ Minh căn tánh cao liền ngộ.

Người không căn tánh cao thì tham câu ấy, tức lâu ngày cũng sẽ ngộ đạo.


Tổ Lâm Tế đâu có tu Tham Thoại Đầu.
Ngài Hoàng Bá tuy không nói trắng ra là dạy ngài Lâm Tế phát khởi nghi tình nhưng âm thầm làm.

Do vậy, Tổ Lâm Tế đến hỏi ngài Hoàng Bá "Thế nào là đại ý Phật Pháp?"

Đến hỏi 3 lần đều bị đánh ba lần.

Tổ Lâm tế phát sanh nghi tình (không biết tại sao ngài Hoàng Bá đánh, đó là nghi tình).

Đến ngài Đại Ngu, ngài Lâm Tế hỏi: "Con không biết vì sao khi hỏi 'thế nào là đại ý Phật Pháp' liền bị Tổ Hoàng Bá đánh. Không biết con lỗi chỗ nào"

Ngài Đại Ngu cười nói: "Hoàng Bá đã từ bi vì ông mà khai thị, vậy mà ông còn không biết lại hay sao"

Bởi Tổ Lâm Tế lúc đó nghi tình cuồn cuồn, không biết lỗi chỗ nào mà Hoàng Bá đánh.

Ngài Đại Ngu liền nói một lời, tổ Lâm Tế liền phá nghi tình đại ngộ mà nói rằng: "Pháp Hoàng Bá không có nhiều."

Xưa là dùng thủ đoạn đánh hét để khiến hành giả phát nghi tình.

Nhưng căn tánh bắc đầu từ đời Tống thì chúng sanh căn tánh kém dần, nên Tổ dạy thẳng tham thoại đầu để tự phát nghi tình, bởi không còn ai dùng thủ đoạn đánh hét để mình tự phát nghi nữa. Dù có đánh hét, thì căn tánh thời nay người ta không những không sanh nghi, mà còn oán hận.

Thật đau lòng thay!


Đây cũng như là Tham Thoại Đầu, Kiến Tánh Thành Phật là khi Kiến Tánh chứ lúc Tham Thoại Đầu đâu Thành Phật.
Dĩ nhiên, trong lúc đang tham thoại đầu, trong lúc còn nghi tình, nghi tình chưa vỡ thì chưa kiến tánh. Xong ngay lúc đang tham thoại đầu đã là đi đúng con đường đến minh tâm kiến tánh rồi.

Có nghi thì có ngộ. không nghi thì không ngộ.

Trì danh hiệu Phật có phát khởi nghi tình đâu mà ngộ đạo.

Nếu đang niệm Phật mà tự hỏi mình rằng: "Ai đang niệm Phật?" chính ngay đó mới phát nghi tình, có nghi thì mới có ngày mà ngộ đạo.

Do vậy thời xưa, do thấy người trì danh đi sai đường, nên chư tổ mới phương tiện mà dạy "Ai Đang Niệm Phật?" Để cho người ta sanh nghi mà ngộ đạo.


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: Niệm Phật, vãng sanh Tịnh Độ

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

battinh đã viết: Và thêm tangbong tangbong tangbong . Đừng nói là sự tướng mà không nhận nhé! (đở đòn trước!) :)) [/size]
Chỗ tình đồng đạo thì không cần phải khách sáo quá, chỉ cần nghe được lời thật lòng với nhau là được. Chính do chỗ đồng đạo không nở thấy nhau lầm lạc, nên mới thẳng thắng tỏ bài cùng nhau, dù lời đó tạm thời có thể trái tai. Chứ còn sợ người trái tai mà không dám nói thì đâu phải là Thiện Tri Thức của nhau nữa. Vả lại tôi thấy căn tánh diễn đàn cũng khá lên một chút nên mới dám nói thẳng ra mà từ bấy lâu không dám nói.

Xong, đã tặng bông thì xin nhận nhé. :)

Người tham thiền rồi thì tự tại, mặt áo ăn cơm dắt con bồng cháu, tặng bông nhận bông, tu bao nhiêu phước thiện mỗi mỗi đều vô ngại.

Đâu phải tham thiền thì không ăn cơm mặt áo, dắt con bồng cháu, không tặng không nhận bông, không tu phước thiện hay sao?

Xong, làm bao nhiêu việc ấy bình thường như người đời, mà tâm tâm hướng về giải thoát giác ngộ, luôn luôn tham cứu cho tận đầu nguồn, không rời khỏi hình tướng mà thường xa lìa hình tướng, người đời đâu có thấy được hiểu được!

Thầy tôi đã tặng tôi câu nầy, nay tặng các đạo hữu nhé:

"Thật tế lý địa bất nhiễm nhất trần
Vạn hạnh môn trung bất xã nhất pháp"


An vui. :)


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Hình đại diện của người dùng
kimcang
Bài viết: 1894
Ngày: 19/12/07 16:28
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Canada
Được cảm ơn: 1 time

Re: Niệm Phật, vãng sanh Tịnh Độ

Bài viết chưa xem gửi bởi kimcang »

Các Tổ Thiền Tông đâu phải đời đó mới tu mà được Kiến Tánh đây là do công hạnh nhiều đời Nhân Duyên chín mùi mới Kiến Tánh.

Thiền Tông nói Tiểu Nghi Tiểu Ngộ, Đại Nghi Đại Ngộ.

Như là Đại Nghi mới đạt Đại Ngộ, Đại Ngộ mới Thật Là Kiến Tánh.

Trong các Ngữ Lục của các Thiền Tông thì Ngộ rồi vẫn phải còn Bảo Nhậm chứ không phải là liền Thành Phật.

Trong ngữ lục của Ngài Hư Vân có đoạn nói Ngài Hư Vân lên cung trời Đâu Xuất thấy Đức Di Lặc.

Đọc Thiền Thất Khai Thị Lục của Ngài Lai Quả mới thấy Tham Thiền không phải chỉ nói dễ dàng như DH TT nói đâu.

Ngài Lai Quả nói:
Nhưng mà có có quyết chí rồi còn phải biết phương tiện, không hiểu phương tiện thì sẽ làm hỏng việc. Thế nào là hiểu phương tiện? Trước tiên phải biết:

Sinh tử không phải một ngày là làm xong, hôm nay muốn liễu sanh tử cũng không phải là việc gấp được.

Vậy phải thế nào?

Ba năm, năm năm công phu dụng không đến được nhà thì ta cũng dụng, ba mươi năm, năm mươi cho đến kiếp này không xong, kiếp sau làm nữa, kiếp sau làm không xong, ta cũng không sửa đổi chí hướng ban đầu; chung qui lấy việc làm cho xong làm kỳ hạn.


Lâu cũng được, mau cũng được, lâu hay mau ta không quan tâm, cái tâm rộng lớn tuyệt đối không có tí do dự; làm như vậy mới gọi là biết các phương tiện. Ngưòi không hiểu phương tiện, dụng công phu ba ngày không thấy mùi vị gì hoặc là khi tịnh thì dụng, khi động thì không thể dụng; cảm thấy không có mùi vị, thì dụng hay không dụng đâu cần gì nữa? Ấy là không hiểu phương tiện.

Đại đa số các ông có còn cái tri thức này không?
Ngài Lai Quả nói
Thiền tông thật có ba cửa ải này: thứ nhất là Sơ Quan, thứ nhì là Trùng quan, thứ ba là Lao Quan
Ngài Lai Quả lập Đả Thất chính Ngài dạy tu hành miên mật mà trong thời gian đó chẳng có ai được đến Sơ Quan đừng nói là Đại Ngộ Kiến Tánh.

Như vậy đời nay chỉ nghe lời dạy dụng công chút ít thì biết bao giờ mà được Nghi Tình Thành Khối nói chi là Phá Tam Quan Kiến Tánh Thành Phật.

DH TT nói Kiến Tánh Thành Phật phải biết đó chính là nói Phá Lao Quan của Thiền Tông không phải là nói Phá Sơ Quan.



Om Amitabha Hri, Om Mani Padme Hum, Om Vajrapani Hum.
Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: Niệm Phật, vãng sanh Tịnh Độ

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

"kimcang"]Các Tổ Thiền Tông đâu phải đời đó mới tu mà được Kiến Tánh đây là do công hạnh nhiều đời Nhân Duyên chín mùi mới Kiến Tánh.
Nhân là Tham Thiền
Quả là Minh Tâm Kiến Tánh

Dù đời nầy không liễu đạo, thì đời sau thôi, có gì mà đáng ngại. Nhân nào quả nấy.

Như đi từ Saigon đến Đà Lạt. Đời nầy đi tới Đồng Nai, thì đời sau từ Đồng Nai đi tới Đà Lạt thôi.

Nhưng kỵ nhứt là người chưa bước đi mà đã vọi lo sợ tính toán xa quá, không biết đi có tới không. Như vậy há không phải là chưa đi mà tự chướng mình hay sao?

Kimcang trích lời ngài Lai Quả ở dưới đây mà còn nói gì nữa:
Sinh tử không phải một ngày là làm xong, hôm nay muốn liễu sanh tử cũng không phải là việc gấp được.

Vậy phải thế nào?

Ba năm, năm năm công phu dụng không đến được nhà thì ta cũng dụng, ba mươi năm, năm mươi cho đến kiếp này không xong, kiếp sau làm nữa, kiếp sau làm không xong, ta cũng không sửa đổi chí hướng ban đầu; chung qui lấy việc làm cho xong làm kỳ hạn.


Lâu cũng được, mau cũng được, lâu hay mau ta không quan tâm, cái tâm rộng lớn tuyệt đối không có tí do dự; làm như vậy mới gọi là biết các phương tiện. Ngưòi không hiểu phương tiện, dụng công phu ba ngày không thấy mùi vị gì hoặc là khi tịnh thì dụng, khi động thì không thể dụng; cảm thấy không có mùi vị, thì dụng hay không dụng đâu cần gì nữa? Ấy là không hiểu phương tiện.
Sinh tử là việc lớn, đâu thể một ngày là xong? Do vậy mà tôi ví dụ với Battinh về chỗ "Dễ" và "Rẽ" ở trên. Mong cho dễ mong cho rẽ để liễu thoát sanh tử, một việc lớn lao là sai lầm. Hột Soàn (Tâm Tánh) đâu phải dễ rẽ mà có được.

Vả lại lâu mau đâu có thành vấn đề, vấn đề là có dụng công, có tham thiền, không quan tâm chi khác, không sợ gì cả, cứ như thế mà phát khởi nghi tình, đề lên câu thoại đầu mãi, và mãi, không nghĩ ngợi chừng nào mới kiến tánh, không mong cầu, không tính toán, không nghĩ ngợi, chỉ cần đề mãi câu thoại đầu thôi.

Rùa và Thỏ

Rùa cứ gắng sức mãi không để ý gì khác cứ tùy sức mình mà đi, đi và đi mãi theo sức mình. Thì cũng có ngày tới đích, thắng cuộc.

Còn thỏ nhấy đông nhẩy tây tính toán suy nghĩ vui đùa, nên đâu tới đích được, đâu thắng được cuộc đua.


Thiền Tông nói Tiểu Nghi Tiểu Ngộ, Đại Nghi Đại Ngộ.

Như là Đại Nghi mới đạt Đại Ngộ, Đại Ngộ mới Thật Là Kiến Tánh.

Tiểu nghi là nghi chưa đắc lực, chưa thành khối.

Đại nghi là nghi đắc lực, thành khối rồi, thành khối thì sắp kiến tánh, chỉ cần một nhân duyên như tiếng chuông ngân, lá vàng rơi liền vỡ cái nghi mà minh tâm kiến tánh.

Do vậy ta phải khởi nghi tình, công phu đắc lực, tập hoài tập mãi, thì cái nghi từ từ lớn mạnh thôi.

Trong các Ngữ Lục của các Thiền Tông thì Ngộ rồi vẫn phải còn Bảo Nhậm chứ không phải là liền Thành Phật.
Kiến Tánh là sự giác ngộ bằng Thập Địa Bồ Tát, hay ngay cả Phật. Bởi đã đồng một Tâm Tánh rồi, đồng một Tánh Chánh Biến Tri. Cái gì cũng biết như nhau. Chánh là chơn chánh, Biến là cùng khắp. Tri là biết. Cái biết cùng khắp vì là cái biết của Tự Tánh Chiếu Soi.

Xong, chỉ kém hơn Thập Địa Bồ Tát và Phật ở cái "Dụng".

Xong, đã Minh Tâm Kiến Tánh rồi thì sở ngộ bằng các ngài, từ từ rồi cái "Dụng" cũng bằng các ngài thôi. Đó là chuyện một sớm một chiều. Chỉ cần Minh Tâm Kiến Tánh, Nhận được Bản Thể thì lo gì cái Dụng không có ư?

Xong, Phật Pháp đề xướng Tự Tánh Chân Tâm. Hễ ai về được Tự Tánh Chân Tâm là người ấy thành Phật.

Chứ Phật Pháp không có đề xướng "Thần Thông Diệu Dụng". Bởi theo Phật Pháp thì Thần Thông Diệu Dụng không phải Chánh Pháp. Phật quở những đệ tử ngài khi sử dụng thần thông. Bởi đó không phải là chánh pháp mà ngài muốn truyền.

Do vậy Phật truyền "Chánh Pháp Nhãn Tạng Niết Bàn Diệu Tâm Thật Tướng Vô Tướng" Chứ không có chuyền cái gọi là "Thần Thông Diệu Dụng".



Ngài Lai Quả nói
Thiền tông thật có ba cửa ải này: thứ nhất là Sơ Quan, thứ nhì là Trùng quan, thứ ba là Lao Quan
Đó cũng chỉ là mởi phương tiện nói giai đoạn thôi. Chứ nào thật có giai đoạn gì. Kỳ thật tùy theo sự dụng công phu của từng người mà cái quả có sai khác.

Có người tham thiền dụng công không qua Sơ Quan mà thẳng vào Lao Quan.
Có người thì từng giai đoạn Sơ, Trùng, rồi mới tới Lao.
Có người thì thẳng vào Trùng rồi mới tới Lao.

Muôn ngàn sai biệt. Đâu cứ khăng khăng mà cho là phải trãi qua 3 giai đoạn đó theo thứ lớp ư?

Vả lại dù Phá được cửa ãi nào rồi thì cũng tốt thôi, từ từ rồi các ãi kia cũng được phá vỡ triệt để.

Nhưng phải tham thiền mới liễu ngộ bản thể chân tâm.

Ngài Lai Quả lập Đả Thất chính Ngài dạy tu hành miên mật mà trong thời gian đó chẳng có ai được đến Sơ Quan đừng nói là Đại Ngộ Kiến Tánh.

Như vậy đời nay chỉ nghe lời dạy dụng công chút ít thì biết bao giờ mà được Nghi Tình Thành Khối nói chi là Phá Tam Quan Kiến Tánh Thành Phật.
Thời ngài Lai Quả có hai chùa tham thoại đầu ngộ đạo cũng khá nhiều: Cao Mân và Kim Sơn.

Ngài Lai Quả tham thoại đầu "Niệm Phật là Ai?" ngộ đạo ở chùa Kim Sơn.

Sau được mời đến chùa Cao Mân làm trụ trì, thường đả thiền thất.

Ngài Lai Quả kiến tánh trước ngài Hư Vân.

Sau nầy ngài Hư Vân đến chùa Cao Mân tham thoại đầu, ly tách vỡ mới kiến tánh.

Tôi đã biết con đường nầy là con đường chân chính, thì tôi vẫn tiếp tục đi. Đi và đi mãi cho đến khi nào minh tâm kiến tánh mới thôi. Không còn muốn quanh co nhiều lối nữa.

Chỉ gắng hằng ngày đề khởi nghi tình, đi cũng nghi, ngồi cũng nghi, nằm cũng nghi, nghi được bao nhiêu thì nghi, việc sanh tử chẳng phải dễ dàng, nhưng có chí thì nên. Đâu cần phải tính toán xa vời, tự làm chướng ngại mình ư?

Phát vô thượng Bồ Đề đâu thể yếu hèn được!

Như ngài Lai Quả nói:
Ba năm, năm năm công phu dụng không đến được nhà thì ta cũng dụng, ba mươi năm, năm mươi cho đến kiếp này không xong, kiếp sau làm nữa, kiếp sau làm không xong, ta cũng không sửa đổi chí hướng ban đầu; chung qui lấy việc làm cho xong làm kỳ hạn. [/b]

Lâu cũng được, mau cũng được, lâu hay mau ta không quan tâm,


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Niệm Phật, vãng sanh Tịnh Độ

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

Mấy đoạn kinh bác kimcang trích ở trên có phải trong cuốn Tham Thiền Phổ Thuyết của thiền sư Lai Quả không? Đọc thấy quen quen mà không biết ở đâu, vì sách này tôi đọc các đây năm năm rồi nên quên, nhờ hai bác trao đổi nên mới nhớ.

Tôi nói dễ với pháp Tịnh Độ, chứ thật ra hành cả đời mình cũng chắc đã xong, chỉ mong vãng sanh hạ phẩm cũng là khó rồi. Ba cửa ải của thiền trong đó, cũng ví như chín phẩm sen trong Cực Lạc vậy...

Kiên trì, miên mật, đời này không xong, nhưng quả không mất, đời sau kiên trì, miên mật...

Kính. tangbong tangbong


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
kimcang
Bài viết: 1894
Ngày: 19/12/07 16:28
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Canada
Được cảm ơn: 1 time

Re: Niệm Phật, vãng sanh Tịnh Độ

Bài viết chưa xem gửi bởi kimcang »

Dù đời nầy không liễu đạo, thì đời sau thôi, có gì mà đáng ngại. Nhân nào quả nấy.
Như vậy Vãng Sanh Cực Lạc thấy Phật tu hành một đời thẳng đến Thành Phật không thối chuyển thì so với Tham Thiền Chưa Kiến Tánh bên nào hay hơn?

Tham Thiền mà lúc được lúc mất như vậy với công phu đó khi vào Trung Ấm làm sao mà Làm Chủ rồi bị Nghiệp Dẫn thì chắc gì đời sau ra Biết tiếp tục Tham Thiền?

Trong Thiền Thất Khai Thị Lục của Ngài Lai Quả có nói Tham Thiền phảo 24/24 mới là có thể Nghi Tình Thành Khối rồi mới có thể Khai Ngộ.

Ngài Lai Quả lập Đả Thất trong 11 tuần mà không có ai đến được Sơ Quan như vậy người thường Tham Thiền không có bậc Kiến Tánh chỉ dạy cận kề làm sau mà thực hành.
Như đi từ Saigon đến Đà Lạt. Đời nầy đi tới Đồng Nai, thì đời sau từ Đồng Nai đi tới Đà Lạt thôi.
Như vậy Vãng Sanh Cực Lạc 1 đời Thành Phật chẳng phải dễ dàng hơn ở Ta Bà nhiều chướng duyên.

Tham Thiền Nghi Tình được Thành Khối miên mật còn chưa chắc Ngộ

Dù có Ngộ cũng có Tam Quan, Đến Sơ Quan cũng còn là Ngoài Cửa.
Nhưng kỵ nhứt là người chưa bước đi mà đã vọi lo sợ tính toán xa quá, không biết đi có tới không. Như vậy há không phải là chưa đi mà tự chướng mình hay sao?
Trì Danh Niệm Phật là Phương Tiện Vãng Sanh chẳng còn đọa luân hồi rồi tiếp tục tu hành một đời Thành Phật há chẳng hơn bị trôi lăn sanh tử đạo hạnh lúc có lúc không.
Tiểu nghi là nghi chưa đắc lực, chưa thành khối.

Đại nghi là nghi đắc lực, thành khối rồi, thành khối thì sắp kiến tánh, chỉ cần một nhân duyên như tiếng chuông ngân, lá vàng rơi liền vỡ cái nghi mà minh tâm kiến tánh.

Do vậy ta phải khởi nghi tình, công phu đắc lực, tập hoài tập mãi, thì cái nghi từ từ lớn mạnh thôi.
Tam Quan 3 ải đâu phải Ngộ là Kiến Tánh.
Xong, đã Minh Tâm Kiến Tánh rồi thì sở ngộ bằng các ngài, từ từ rồi cái "Dụng" cũng bằng các ngài thôi. Đó là chuyện một sớm một chiều. Chỉ cần Minh Tâm Kiến Tánh, Nhận được Bản Thể thì lo gì cái Dụng không có ư?
Vãng Sanh cũng có thể Minh Tâm Kiến Tánh vậy

Tịnh Độ nói Hoa Nở Thấy Phật Ngộ Phật Ngộ Vô Sanh
Chứ Phật Pháp không có đề xướng "Thần Thông Diệu Dụng". Bởi theo Phật Pháp thì Thần Thông Diệu Dụng không phải Chánh Pháp. Phật quở những đệ tử ngài khi sử dụng thần thông. Bởi đó không phải là chánh pháp mà ngài muốn truyền.
Phật chẳng nói Dụng Mà Chứng Thể Thì Khởi Dụng chứ chỉ Có Thể Không Dụng là Lý Chhay saoết.

Tịnh Độ chẳng khen ngợi Thần Thông.
Bởi theo Phật Pháp thì Thần Thông Diệu Dụng không phải Chánh Pháp.
Như vậy thời còn Chấp Lý bởi vì Xứng Tánh Khởi Dụng đâu có ngăn ngại gì sao lại nói không phải Chánh Pháp.

Thể Dụng Không Hai như gương sáng hiện hình tượng, mặt trời chiếu soi.

Kinh Đại Bát Niết Bàn nói Niết Bàn 4 Đức Thường Lạc Ngã Tịnh và 8 Tự Tại.

Đây Chính Là Dụng Của Chân Tâm.

Ngài Lai Quả nói
Có người tham thiền dụng công không qua Sơ Quan mà thẳng vào Lao Quan.
Có người thì từng giai đoạn Sơ, Trùng, rồi mới tới Lao.
Có người thì thẳng vào Trùng rồi mới tới Lao.
DH TT phải xét lại ra Người chẳng qua Sơ Quan, Trùng Quan là do nhiều đời Tham Thiền chứ đâu phải là không nhân duyên tự nhiên mà được.

Sai Biệt muôn trùng chính do nhân duyên công phu đời trước tu hành như vậy thì Trì Danh Niệm Phật Vãng Sanh tu hành đến Thành Phật cũng đâu có khác gì.
Thời ngài Lai Quả có hai chùa tham thoại đầu ngộ đạo cũng khá nhiều: Cao Mân và Kim Sơn.
Trong Thiền Thất Khai Thị Lục nói Ngài Lai Quả lập Đả Thất chính Ngài dạy tu hành miên mật mà trong thời gian đó chẳng có ai được đến Sơ Quan đừng nói là Đại Ngộ Kiến Tánh.



Om Amitabha Hri, Om Mani Padme Hum, Om Vajrapani Hum.
Hình đại diện của người dùng
kimcang
Bài viết: 1894
Ngày: 19/12/07 16:28
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Canada
Được cảm ơn: 1 time

Re: Niệm Phật, vãng sanh Tịnh Độ

Bài viết chưa xem gửi bởi kimcang »

Dù đời nầy không liễu đạo, thì đời sau thôi, có gì mà đáng ngại. Nhân nào quả nấy.
Như vậy Vãng Sanh Cực Lạc thấy Phật tu hành một đời thẳng đến Thành Phật không thối chuyển thì so với Tham Thiền Chưa Kiến Tánh bên nào hay hơn?

Tham Thiền mà lúc được lúc mất như vậy với công phu đó thì khi tái sanh bị Nghiệp Dẫn thì chắc gì đời sau ra Biết tiếp tục Tham Thiền?

Trong Thiền Thất Khai Thị Lục của Ngài Lai Quả có nói Tham Thiền phảo 24/24 mới là có thể Nghi Tình Thành Khối rồi mới có thể Khai Ngộ.

Ngài Lai Quả lập Đả Thất trong 11 tuần mà không có ai đến được Sơ Quan như vậy người thường Tham Thiền không có bậc Kiến Tánh chỉ dạy cận kề làm sau mà thực hành.
Như đi từ Saigon đến Đà Lạt. Đời nầy đi tới Đồng Nai, thì đời sau từ Đồng Nai đi tới Đà Lạt thôi.
Như vậy Vãng Sanh Cực Lạc chứng Bất Thối Chuyển một đời Thành Phật chẳng phải dễ dàng hơn ở Ta Bà nhiều chướng duyên công phu lúc được lúc mất?

Tham Thiền Nghi Tình được Thành Khối miên mật còn phải Phá 3 Quan mới là Kiến Tánh
Nhưng kỵ nhứt là người chưa bước đi mà đã vọi lo sợ tính toán xa quá, không biết đi có tới không. Như vậy há không phải là chưa đi mà tự chướng mình hay sao?
Trì Danh Niệm Phật Vãng Sanh là Nhân chẳng còn đọa luân hồi rồi tiếp tục tu hành một đời Thành Phật là Quả Chứng như vậy há chẳng hơn bị trôi lăn sanh tử đạo hạnh lúc có lúc không?
Tiểu nghi là nghi chưa đắc lực, chưa thành khối.

Đại nghi là nghi đắc lực, thành khối rồi, thành khối thì sắp kiến tánh, chỉ cần một nhân duyên như tiếng chuông ngân, lá vàng rơi liền vỡ cái nghi mà minh tâm kiến tánh.

Do vậy ta phải khởi nghi tình, công phu đắc lực, tập hoài tập mãi, thì cái nghi từ từ lớn mạnh thôi.
Tam Quan đâu phải Ngộ là Kiến Tánh chỉ khi nào Phá Lao Quan mới Kiến Tánh.
Xong, đã Minh Tâm Kiến Tánh rồi thì sở ngộ bằng các ngài, từ từ rồi cái "Dụng" cũng bằng các ngài thôi. Đó là chuyện một sớm một chiều. Chỉ cần Minh Tâm Kiến Tánh, Nhận được Bản Thể thì lo gì cái Dụng không có ư?
Vãng Sanh cũng Minh Tâm Kiến Tánh vậy.

Tịnh Độ nói Hoa Nở Thấy Phật Ngộ Phật Ngộ Vô Sanh
Chứ Phật Pháp không có đề xướng "Thần Thông Diệu Dụng". Bởi theo Phật Pháp thì Thần Thông Diệu Dụng không phải Chánh Pháp. Phật quở những đệ tử ngài khi sử dụng thần thông. Bởi đó không phải là chánh pháp mà ngài muốn truyền.
Như vậy thời còn Chấp Lý bởi vì Xứng Tánh Khởi Dụng đâu có ngăn ngại gì sao lại nói không phải Chánh Pháp.

Thể Dụng Không Hai như gương sáng hiện hình tượng, mặt trời chiếu soi.

Kinh Đại Bát Niết Bàn nói Niết Bàn 4 Đức Thường Lạc Ngã Tịnh và 8 Tự Tại.

Đây Chính Là Dụng Của Chân Tâm.
Có người tham thiền dụng công không qua Sơ Quan mà thẳng vào Lao Quan.
Có người thì từng giai đoạn Sơ, Trùng, rồi mới tới Lao.
Có người thì thẳng vào Trùng rồi mới tới Lao.
Người Tham Thiền có thể thẳng đến Lao Quan là do nhiều đời Tham Thiền chứ đâu phải là không nhân duyên tự nhiên mà được.

Đời này mấy ai Tham Thiền đến được Sơ Quan chứ nói chi là phá Lao Quan.
Thời ngài Lai Quả có hai chùa tham thoại đầu ngộ đạo cũng khá nhiều: Cao Mân và Kim Sơn.
[/quote]

Trong Thiền Thất Khai Thị Lục nói Ngài Lai Quả lập Đả Thất chính do Ngài dạy tu hành miên mật mà trong thời gian đó chẳng có ai đến được Sơ Quan đừng nói là Đại Ngộ Kiến Tánh.

Thiền Lý Tột phải chứng như các Ngài Lục Tổ, Ngài Bá Trượng, Lâm Tế..mới gọi là Kiến Tánh Thành Phật.



Om Amitabha Hri, Om Mani Padme Hum, Om Vajrapani Hum.
BATKHONG1985
Bài viết: 1620
Ngày: 03/07/11 06:10
Giới tính: Nam
Đến từ: CHỖ TẤT CẢ MỌI NGƯỜI ĐẾN

Re: Niệm Phật, vãng sanh Tịnh Độ

Bài viết chưa xem gửi bởi BATKHONG1985 »

Đồng Nát đã viết: Thiện hữu nè, nói Phật pháp thì phải trung đạo và Lý-Sự viên dung. Còn muốn tu và hành ra sao thì cái đó do căn tánh mỗi người. Đồng nát chẳng phải thiền môn, chẳng phải Tịnh độ, chẳng phải Mật Tông... Đồng Nát theo... Phật Thích Ca tông =))
Nói đến Phật Pháp là nói đến sự tu hành, nói mà chẳng đem được vào ứng dụng thì đó là mê Lý bỏ Sự, chẳng thể nói trung đạo hay Lý Sự Viên Dung. Vả lại, chủ đề này đang nói về pháp niệm Phật mà, không nói niệm Phật thì nói gì. Nói không đúng pháp thực hành, phá căn lành của người khác.

Đồng Nát theo Phật Thích Ca Tông thì tất cả pháp môn Phật dạy DH có thể tu bất kì môn nào nhưng đừng phỉ báng môn kia, vả lại đừng có tu xào bần vì rút cuộc chẳng được gì cả đâu ngoài cái hiểu biết thức nghiệp không có tác dụng đoạn lậu hoặc.
Thánh_Tri đã viết:Dù đời nầy không liễu đạo, thì đời sau thôi, có gì mà đáng ngại. Nhân nào quả nấy.
Phàm Phu tu Tịnh Độ ở Ta Bà này thì chỉ một mục đích cấp thiết trong đời này là vãng sanh đời sau được sống tại Cực Lạc tu tập và giải thoát tại đó, một cách chắc chắn.

DH đã chọn Thiền Tông đời sau trong Ta Bà này nhưng lại viết bài hướng dẫn người khác đến Cực Lạc. Như vậy có khế lý không?

Đức Phật vì những chúng sanh căn Tánh chậm lụt, tập khí nhiều đời nặng nề u ám không thể Thiền hay pháp môn khó hành, nên đã chỉ dạy pháp môn niệm Phật dễ hành trì, hễ có Tín Tâm và Tâm Nguyện tha thiết thì đều được vãng sanh Cực Lạc, tiếp tục tu hành gia nhập hàng Thánh Giải Thoát Ba Cõi, tất cả Phật mười Phương tán thán pháp môn này vô cùng.

Nói đến niệm Phật là phải nói đến ý nghĩa đó, ngoài ra không phải Chánh Tông.

Duy chỉ có duy nhất pháp môn niệm Phật này mới giúp chúng sanh tội nghiệp sâu nặng, căn Tánh chậm lụt,... giải thoát luân hồi chỉ trong một đời.


Tái sanh là do VÔ MINH=không rõ bản chất của sắc, thọ, tưởng, hành, thức
Sang - hèn, đẹp - xấu, khổ - vui, ... là do THÂN, KHẨU, Ý đã tạo
Khéo tạo hưởng niềm vui, có ác sẽ nhận ác, tất thảy do nơi mình
Người trí cầu triệt Vô Minh, thanh tịnh THÂN, KHẨU, Ý, được an lành giải thoát
Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: Niệm Phật, vãng sanh Tịnh Độ

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

"kimcang"]
Như vậy Vãng Sanh Cực Lạc thấy Phật tu hành một đời thẳng đến Thành Phật không thối chuyển thì so với Tham Thiền Chưa Kiến Tánh bên nào hay hơn?
Tham thiền vẫn hay hơn bởi tu đúng chánh nhân để được chánh quả. Một cách xuyên suốt và thẳng tắc.

Cực Lạc là cảnh giới Chân Tâm Tự Tánh, đâu thể dùng chút ít thiện căn của nghiệp thức trì danh mà được vãng sanh về cõi đó ư?

Thiện Căn là gì?

Thiện là lành.
Căn là góc rễ.

Góc rễ lành là chỉ cho thiện vô lậu. Chỉ có niệm Thật Tướng Phật hay niệm Tự Tánh Di Đà mà có được cái góc rễ thiện vô lậu đó. Nhờ tu nhân vô lậu mới được quả vô lậu là Cực Lạc Chân Tâm Tự Tánh Niết Bàn Bồ Đề.

Vua Lương Võ Đế một đời tu thiện, bố thí cúng dường, lập chùa độ tăng. Hỏi có công đức không?

Tổ Đạt Ma bảo: "Không".

Công đức phải do mình tham thiền tu vô lậu nghiệp mới có được.

Chứ đâu phải đem thiện căn hữu lậu của trời người mà được ư? Tu nhân nào quả nấy, lấy thiện căn hữu lậu của trời người mà đỏi lấy quả vô lậu Cực Lạc Tự Tánh há không phải trái nghịch sao? Đã trái nghịch thì làm sao mà được!

Do vậy phải dụng công tham thiền niệm Tự Tánh Phật cho miên mật thì mới được nhiều nhân thiện căn vô lậu thì Cực Lạc Chân Tâm mới hiện tiền.

Bất Thối Chuyển là Bát Địa Bồ Tát trở lên, tức là người tham thiền niệm Tự Tánh Phật cho đến khi thoát được tâm thức, không còn bị tâm thức kéo lui hay lay chuyển nữa. Đến đó rồi thì "Vô Công Dụng Hạnh".

Nhưng muốn được vậy phải như tổ sư nói: "Bám sát công phu không gián đoạn, mới mong tham thấu tổ sư thiền." Kinh A Di Đà là dạy niệm Tự Tánh Di Đà, tức là tham thiền đó. Do vậy mà nói Thiền tức Tịnh, Tịnh tức Thiền là ở chỗ nầy.

Nếu hiểu bậy sai lầm, tu tập sai lầm, thì đời nào mới xong! Đời nào mới đến được Cực Lạc Chân Tâm!

Tham Thiền mà lúc được lúc mất như vậy với công phu đó thì khi tái sanh bị Nghiệp Dẫn thì chắc gì đời sau ra Biết tiếp tục Tham Thiền?
Sao kimcang tự chướng ngại mình với nhiều cái nghi ngờ không đáng. Đã nói việc Đại Sự Nhân Duyên tức Giác Ngộ Giải Thoát đâu phải dễ dàng, chỉ niệm đôi ba câu trì danh là được đâu? Sao không tự hỏi mình cái nầy?

Kimcang sợ tham thiền cả đời chưa minh tâm kiến tánh thì bị nghiệp dẫn đi vào đường sanh tử. Mà kimcang lại không suy sét trì danh dùng thức niệm ấy cũng là bị nghiệp thức dẫn đi vào sanh tử. Hễ còn sống bằng thức chưa thoát được thì phải tái sanh sống ở thế giới tương đối mà thôi. Nghiệp thức còn đó mà đòi vào thế giới Chân Tâm được sao?

Do vậy Kinh Lăng Nghiêm nói: "Trong tánh chân thường, cầu các thứ đến đi, mê ngộ, sống chết, trọn chẳng thể được."

Vì sao vậy? Bởi Chân Tánh là tuyệt đối, lìa khỏi thế giới tương đối của vọng thức nên không còn các tướng đến đi mê ngộ sống chết. Làm sao mang cái nghiệp đến đi mê ngộ sống chết mà vào được chân tánh ấy?

"Đới nghiệp vãng sanh" là chuyện sai lầm trái nhân quả. Còn sống trong nghiệp thức, tức còn bị thức chi phối lôi kéo, không làm chủ được mình, thì phải còn luân chuyển thôi, xong do nhờ tu thiện mà được làm người làm trời, chứ đâu được Chân Tâm Cực Lạc! Chân Tâm Tự Tánh là cảnh giới vượt ngoài tâm thức tình phàm, làm sao mà đem tâm ý thức (nghiệp thức) mà vào cảnh giới đó được. Nếu còn tâm thức thì chưa kiến tánh. Chưa kiến tánh thì không vào được cảnh giới Chân Tâm.

Xong, nếu xét lại, cả đời tham thiền mà chưa giác ngộ, ích ra mấy chục năm công phu tu Vô Lậu Nghiệp, tức thức bị công phu tham thiền làm gián đoạn nhiều năm, nếu chết đi mà còn đề khởi thoại đầu, lo gì không giác ngộ ngay lúc ấy ư? Vả lại dù có tái sanh thì cả đời gieo nhân lành, giữ năm giới tròn thì lo gì không được làm người trở lại, và do tu nhân vô lậu nghiệp tham thiền, lo gì không gặp pháp môn tham thiền nữa mà tiếp tục tu ư? Chỉ sợ rằng vừa lên 10 tuổi, 18 tuổi, nghe một tiếng chuông chùa, hay như ngài Huệ Năng nghe một bài kệ Kinh Kim Cang, liền minh tâm kiến tánh. Đâu cần phải chờ đợi gì nữa.

Kinh Lăng Nghiêm, Phật nói với ngài Anan: "Đa văn nhiều kiếp đâu bằng một ngày tu vô lậu nghiệp".

Hiện tại tham thiền tức là tu vô lậu nghiệp. Ngày ngày, mấy chục năm trong đời đều tham thiền đều tu vô lậu nghiệp. Há không tốt sao?

Bởi đa văn là do tâm ý thức mà đa văn. Còn sống bằng vọng thức hiểu biết. Nên luân chuyển theo vọng thức hằng giây phút từ đời nầy sang đời khác.

Còn người tu vô lậu nghiệp là người tu cái nhân ra khỏi vòng tâm thức của tình phàm, được cái quả Chân Tâm Tự Tánh, chỉ sống bằng tánh giác chiếu soi, tự làm chủ lấy mình, không còn bị vọng tâm xoay chuyển thối lui (Bất Thối Chuyển).


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.21 khách