Thành Tựu Công Ðức, không Hý Luận

Có những đoạn kinh luận đọc không hiểu, hiểu mà không thấu đáo, chẳng biết hỏi ai ? Mời đem vào đây để mọi người cùng nhau thảo luận học hỏi...

Điều hành viên: binh

thichtambinh1985
Bài viết: 295
Ngày: 12/07/07 01:29
Giới tính: Nam
Đến từ: vnn
Nghề nghiệp: Khi niệm hồng danh Ðức Quán Thế Âm, chẳng những miệng niệm phải rõ ràng mà tâm mình cần phải nhớ giữ cho sáng tỏ. Phải dùng tất cả sáu căn : mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý - mà niệm. Ðem toàn thân toàn ý chuyên chú mà niệm Ðức Quán Thế Âm. Ðó gọi là thâu nhiếp sáu căn, chuyên tâm thâm nhập.

Thành Tựu Công Ðức, không Hý Luận

Bài viết chưa xem gửi bởi thichtambinh1985 »

Từ "Các thầy tỳ kheo nếu hý luận đủ thứ... đó là hạnh không hý luận": Kinh văn dạy: "Nếu hý luận đủ thứ thì tâm trí rối loạn". Hý luận nghĩa đen là nói chơi nhưng ý nghĩa của hý luận rộng hơn nhiều, Hoà thượng Trí Quang dạy: "Hý luận diễn biến từ sự bàn cãi chơi đùa đến sự thảo luận vô ích đến vấn đề đặt sai vấn đề, cuối cùng thì chính là sự thảo luận và đặt vấn đề, thực chất đã không như thật. Chính cái nghĩa sau này cho thấy tất cả những gì thuộc phạm vi tư duy, mô tả, nói theo từ ngữ khác thuộc "tâm hành xứ" và "ngôn ngữ đạo" đều là hý luận" (Trí Quang – dịch giải kinh Di Giáo). Kinh Bẩy Mồi Ðức Phật nói về 4 hạng sa môn, hạng thứ 3 là hạng bị vướng mắc bởi tư duy hý luận: "Thế giới là thường còn, thế giới là không thường còn, thế giới là hữu biên, thế giới là vô biên, mạng sống và thân thể là một, mạng sống và thân thể là khác, Như Lai sau khi chết có tồn tại, Như Lai sau khi chết không tồn tại, Như Lai sau khi chết có tồn tại, không tồn tại. Như Lai sau khi chết không tồn tại không không tồn tại...hạng sa môn này không thoát khỏi ý lực của ác ma" (TBK I). Bị ràng buộc bởi quan điểm, lý thuyết, tư biện triết học gọi là tà kiến và tà tư duy chi phối không thể giải thoát được, nên kinh văn nói: "Tuy đã xuất gia mà chưa được siêu thoát". Sự giải thoát là sự giải phóng tất cả mọi ràng buộc, trước hết là các đối tượng tham dục, các phiền não và cả sự trói buộc của ngôn ngữ, quan điểm của tư duy.

Chánh tư duy là tư duy về sự giải thoát và sự xã ly, tư duy về sự vượt thoát mọi trói buộc, mọi phạm trù ngã tính, ngay cả chủ thể tư duy. Chân lý tuyệt đối vượt thoát khỏi các thứ ấy. Ðức Phật dạy: "Giáo pháp mà Như Lai chứng ngộ, quả thực thậm thâm vi diệu, khó hiểu, khó lãnh hội, vắng lặng cao siêu, không nằm trong phạm vi luận lý, tế nhị, chỉ có bậc thiện trí mới thấu hiểu" (kinh Thánh cầu, TBK I).
Người có trí dễ dàng vượt qua sự ràng buộc và chấp thủ đối với ngoại cảnh, những cám dỗ của các đối tượng giác quan, nhưng đối với tư duy tư tưởng khó mà vượt thoát, tư tưởng là chỗ bám của tri thức, khả năng của nó là đối chiếu, diễn dịch qua 4 phạm trù gọi là tứ cú: có – không – cũng có – cũng không – không phải có không phải không. Tất cả cái đó đều là hý luận. Hoà thượng Trí Quang gọi là: "Trí tuệ thuộc lãnh vực hý luận này gọi là"trí tứ cú", gọi là phân biệt, là tà kiến không thể gọi là trí tuệ"(sđd). Không thoát ly các khuôn khổ của hý luận thì không thể có giải thoát, nên kinh văn dạy: "các thầy muốn thực hiện cái vui tịch diệt thì chỉ có cách cấp tốc diệt trừ cái họa hý luận".
Chánh kiến vô lậu là vô kiến, là vượt qua tất cả kiến, chánh tư duy vô lậu là vô tư duy, vượt qua tất cả tư duy. Ðó là ý nghĩa sự tu tập diệt trừ hý luận để thành tựu mục tiêu tối hậu, kinh Pháp Cú dạy:

"Hư không không dấu chân
Ngoài đây không sa môn
Chúng sinh thích hý luận
Như Lai hý luận trừ" (PC Kệ 254)


http://www.lotusmedia.net/unicode/DiGia ... dung-d.htm


Nếu tâm bạn còn tham muốn, ham thích, vương vấn chuyện gì, thì khi lâm chung việc đó sẽ hiện ra. Bấy giờ, nếu bạn thấy cảnh đó rồi nảy lòng yêu thích, sanh tâm truy đuổi nó, thì kết quả là bạn sẽ lọt thẳng vào vòng luân hồi! http://www.dharmasite.net/
thichtambinh1985
Bài viết: 295
Ngày: 12/07/07 01:29
Giới tính: Nam
Đến từ: vnn
Nghề nghiệp: Khi niệm hồng danh Ðức Quán Thế Âm, chẳng những miệng niệm phải rõ ràng mà tâm mình cần phải nhớ giữ cho sáng tỏ. Phải dùng tất cả sáu căn : mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý - mà niệm. Ðem toàn thân toàn ý chuyên chú mà niệm Ðức Quán Thế Âm. Ðó gọi là thâu nhiếp sáu căn, chuyên tâm thâm nhập.

Re: Thành Tựu Công Ðức, không Hý Luận

Bài viết chưa xem gửi bởi thichtambinh1985 »

989. Ai chuyên tâm hý luận,
Như thú ưa hý luận,
Rơi khỏi, trật Niết-bàn,
Vô thượng, thoát khổ ách.

990. Ai từ bỏ hý luận,
Thích đạo phi hý luận,
Ði đến được Niết-bàn,
Vô thượng, thoát khổ ách.

- Này các thầy, khi nghe người ta công kích tôi, phỉ báng tôi, công kích và phỉ báng giáo pháp và giáo đoàn khất sĩ, các thầy đừng buồn, các thầy đừng sinh lòng công phẫn, tức tối hay phiền muộn. Điều ấy có hại cho các thầy. Khi nghe người ta khen ngợi tôi, khen ngợi giáo pháp và giáo đoàn khất sĩ, các thầy cũng không nên mừng rỡ, thích thú và mãn ý. Điều này cũng có hại cho các thầy. Thái độ đứng đắn là xét xem những điều công kích ấy đúng hay sai, đúng ở chỗ nào, sai ở chỗ nào. Có như thế quý vị mới có dịp học hỏi để đạt được nhiều tiến bộ.
Này các vị khất sĩ! Phần lớn là những người khen ngợi Bụt, Pháp và Tăng là những người chỉ thấy được những cái đẹp cái hay nhỏ bé của giáo pháp và giáo đoàn thôi. Như là nếp sống phạm hạnh, công phu trì giới, đời sống đạm bạc, thái độ thanh thản của chúng ta. Số người thấy được cái cao siêu mầu nhiệm nhất của giáo pháp mà đem lời ca ngợi thì ít lắm.
Tôi muốn nói đến trí tuệ thực chứng của đạo giác ngộ. Trí tuệ này siêu việt, mỹ diệu, mầu nhiệm, vượt khỏi tầm tư duy và ngôn ngữ của người thường. Thấy được, hiểu được và chứng được trí tuệ ấy mới có thể biết và thấy được giá trị thật của đạo giải thoát. Này các vị khất sĩ! Trong thế gian có bao nhiêu chủ thuyết và bao nhiêu luận chấp. Người ta không ngớt công kích và cãi vả nhau vì sự khác biệt của những chủ thuyết và luận chấp ấy. Các vị khất sĩ, như tôi đã thấy và đã nghe, đã có ít nhất là sáu mươi luận chấp làm căn bản cho hàng ngàn chủ thuyết hiện giờ có mặt trong các giới tư tưởng và tôn giáo. Các vị nên biết rằng trước cái thấy của đạo giác ngộ giải thoát, tất cả sáu mươi hai luận chấp ấy đều có những chỗ kẹt, đều có những chỗ sai lầm.
Hôm ấy Bụt nói kinh Phạm Võng. Người phân tích nội dung của cả sáu mươi hai luận chấp và vạch ra những sai lầm của các luận chấp này. Có mười tám luận chấp về quá khứ: bốn chủ trương thuyết thường trú, bốn chủ trương thuyết vừa thường trú vừa vô thường, bốn chủ trương thuyết hữu biên và vô biên, bốn chủ trương thuyết ngụy biện và hai chủ trương thuyết không có nhân quả. Có bốn mươi bốn luận chấp về tương lai: mười sáu chủ trương là còn tri giác sau khi chết, tám chủ trương là không còn tri giác sau khi chết, tám chủ trương là không phải còn cũng không phải không còn tri giác sau khi chết, bảy chủ trương thuyết đoạn diệt và năm chủ trương thuyết hiện tại là niết bàn.
Trình bày xong những sai lầm của sáu mươi hai luận chấp, Bụt nói:
- Một người đánh cá giỏi khi quăng lưới xuống hồ tôm được hết tất cả tôm cá hồ vào trong cái màn lưới có mắt lưới sít sao, ông ta nhìn những con tôm con cá đang cố nhảy lên cao để rồi lại rơi mình vào trong lưới, và nói: “dù các ngươi nhảy cao đến mấy các ngươi cũng vẫn còn nằm trong lưới của ta”. Ông ta nói đúng. Hàng trăm hàng ngàn học thuyết đang hiện hành và tranh chấp lăng xăng trong giới triết học và tôn giáo này đều nằm kẹt trong cái lưới của sáu mươi hai luận chấp ấy, không thể nào vượt thoát ra nổi. Các vị khất sĩ! Đừng đi vào trong cái lưới mê hồn ấy để mất hết thì giờ và cơ hội tu tập đạo giải thoát. Đừng đi vào cái lưới của sự hý luận. Này các vị khất sĩ! Tất cả những luận chấp kia đều phát sinh do sự lừa gạt của tri giác và của cảm thọ. Vì không tu tập chánh niệm, vì không quán chiếu nên người ta không biết được chân tướng của tri giác và cảm thọ, do đó đã bị tri giác và cảm thọ lừa gạt. Nếu thấy được nguồn gốc và bản chất của tri giác và cảm thọ, người ta sẽ thấy được tự tính vô thường và duyên sinh của sự vật, người ta sẽ không bị vướng vào lưới tham ái, lo âu, và sợ hãi, người ta sẽ không bị vướng vào cái lưới của sáu mươi hai luận chấp. Hôm ấy đại đức Ananda đã nỗ lực ghi nhớ hết những lời Bụt dạy. Thầy đi bách bộ và thầm lặng trùng tuyên lại những lời Bụt nói. Rồi thầy nghĩ: kinh này quan trọng lắm. Ta sẽ đặt tên kinh này là kinh Phạm Võng. Phạm Võng là cái lưới vĩ đại thu tóm tất cả những chủ thuyết sai lạc trong cuộc đời.


Nếu tâm bạn còn tham muốn, ham thích, vương vấn chuyện gì, thì khi lâm chung việc đó sẽ hiện ra. Bấy giờ, nếu bạn thấy cảnh đó rồi nảy lòng yêu thích, sanh tâm truy đuổi nó, thì kết quả là bạn sẽ lọt thẳng vào vòng luân hồi! http://www.dharmasite.net/
Chanhientam
Bài viết: 959
Ngày: 11/09/07 15:44

Re: Thành Tựu Công Ðức, không Hý Luận

Bài viết chưa xem gửi bởi Chanhientam »

vậy xin hỏi những gì viết đó có thuộc hí luận chẳng?


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.11 khách